MANG VIÊN LONG


Năm bài Thơ Của Năm Thiền Sư
Tiêu Biểu Trong Thời Kỳ Đầu Xây Dựng Đất Nước

Trong " Chiếu Dời Đô" viết năm 1010 Vua Lý Công Uẩn đã nhận xét đất Thăng Long có hình thể như " Hổ phục rồng chầu" nên quyết định dời đô nước Đại Việt từ Hoa Lư về Thăng Long để mong " Vận nước được lâu dài phong tục được hưng thịnh".. Kể từ tháng năm lịch sử ấy- Thăng Long đã trở thành Trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của một quốc gia độc lập-tự chủ - đến hôm nay đã tròn 1000 năm giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt. Và Phật Giáo ở kinh đô Thăng Long cũng đã trở thành trung tâm của công cuộc hoằng dương Phật pháp...
Chào mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội ( 1010-2010)-trong bài viết ngắn về sự đóng góp của Phật giáo trong tiến trình xây dựng văn hóa dân tộc chúng tôi xin được trích giới thiệu 5 sáng tác của 5 Thiền sư tiêu biểu đời Lý-như một sự tường nhớ và tri ân.

1/ ĐỖ THUẬN PHÁP SƯ

Tác giả: (915-990) không rõ tên thật và quê quán là nhà thơ thế hệ thứ 10 dòng thiền Nam Phương có kiến thức uyên bác giỏi thơ văn tích cực tham gia phò nhà Tiền Lê được vua Lê Đại Hành phong làm Pháp sư.
Trả lời nhà vua(1) hỏi về ngôi nước
Ngôi nước như rồng cuốn. 
Vua vô vi(2) anh minh.
Đất nước hết loạn lạc 
Nơi nơi hưởng thái bình.
( Bản dich Thái Bá Tân)

Pháp sư Đỗ Thuận -là vị Thiền sư đầu tiên thể hiện rõ nhất tinh thần gắn bó giữa " Phật Pháp-Dân Tộc" đã được nhiều Thiền sư tiếp nối tôn trọng thực hiện trong công cuộc giúp Vua trị nước-chống lại giăc ngoại xâm giữ gìn non sông đất Việt vẹn toàn qua bao cuộc thăng trầm. Vốn là người có kiến thúc uyên bác liễu ngộ được pháp mầu-có tầm nhìn sâu xa rộng lớn với những biến chuyễn của trời đất của thời cuộc.. Bởi vậy Thiền sư đã nhiều lần đượcVua mời đến để tham vấn việc nước. Một lần Vua hỏi :: " Ngôi vua vận nước từ nay sẽ thịnh suy thế náo?"/ Thiền sư đã đáp bằng 4 câu kệ trên: Ngôi nước rất hùng mạnh/ Vua hiểu Đạo sáng suốt/ Đất nước không còn cảnh binh đao/ Từ đây khắp chốn đều được an lành. Thiền sư vừa ngợi ca công đức Vua vói Phật pháp với đất nước-đồng thời chỉ ra rằng/ nếu " Vua vô vi anh minh" thì mọi điều sẽ tốt đẹp ( Vô vi bao hàm ý nghĩa không tham đắm lặng lẽ hiểu được Đạo màu thuận Trời đất hợp lòng người). .Đây là một lời nhắn nhủ rất thâm tình rất chính đáng-có thể là " khuôn vàng/ thước ngọc" cho việc an dân dựng nước...Sư đóng góp của Thiền sư với công cuộc xây dựng đất nước an lạc-hưng thịnh cùng với các Thiền sư thời nhà Lý sau này là rất to lớn.

2/VẠN HẠNH THIỀN SƯ

Thiền Sư Vạn Hạnh (? - 1018) họ Nguyễn (Tên thật năm sinh chưa rõ) người châu Cổ Pháp lộ Bắc Giang. Từ nhỏ học thông Tam giáo say mê đạo Phật. Năm 21 tuổi tu ở chùa Lục Tổ hương Dịch Bảng. Sư rất quan tâm tới những biến cố chánh trị góp nhiều ý kiến cho vua Lê Ðại Hành chống ngoại xâm sau lại giúp Lý Công Uẩn lên ngôi. 
Ðời Tiền Lê Ông cũng được vua Lê Ðại Hành tôn kính sang đời Lý vua Lý Thái Tổ cũng rất trọng vọng. Bài kệ này Thiền Sư đọc cho đệ tử khi sắp mất.
Dặn Bảo Các Ðồ Ðệ
Cỏ cây thu héo xuân tươi 
Cái thân bào ảnh có rồi lại không.
Ngại gì suy thịnh hưng vong 
Chẳng qua ngọn cỏ sương lồng sớm mai.
(Khuê Văn Nguyễn Tấn Hưng dịch)

Bài kệ này đã được Thiền Sư đọc trong giờ khắt cuối cùng của đời người ở cõi tạm cho đệ tử như lời dặn dò tâm huyết trước khi chia tay! Tuy chỉ là 4 câu thất ngôn tứ tuyệt nhưng hai điều cốt tủy của Đạo ( Vô Thường/ Tánh Không) đã được Thiền sư nói đến thật thâm thúy dẽ hiểu-và nhất là các hình tượng được dẫn chứng để khuyến dạy thật gần gũi về sự " vô thường" đến " tánh Không-" khiến cho người nghe bừng tỉnh mà lặng lẽ cảm nhận-khắc ghi! Từ cái thân giả tạm có rồi không trong một ánh chớp đến cỏ cây-vạn vật/ đổi thay liên tục theo bốn mùa-tất cả là một định luật bất biến/ và không chừa một ai-thì sự " thịnh/ suy" ( hay thăng trầm/ khổ đau-hạnh phúc/ có-không vvv)/ có nghĩa gì đâu để mà tham đắm ưu tư dính mắc muộn phiền? Nếu luôn hiểu rõ được " sự thật" ấy - vạn pháp là huyễn hóa vô thường-nhìn ngó " thình suy như lộ thảo đầu phô" ( Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành/ Chẳng qua ngọn cỏ sương lồng sớm mai)-thì sẽ cảm nhận được hương vị " Giair Thóat"/ cuộc đời sẽ an vui mãi mãi!

3/THIỀN SƯ NGÔ CHÂN LƯU

Tác giả: tức Khuông Việt (933-1011) người Cát Lợi huyện Thường Lạc nay là Tĩnh Gia Thanh Hóa lúc nhỏ học đạo lớn lên đi tu. Do nổi tiếng tinh thông Thiền học nên được Đinh Tiên Hoàng ban cho hiệu là Khuông Việt đại sư.
Lý do có lửa
Trong gỗ luôn có lửa 
Vẫn thế bao đời nay. 
Nếu gỗ không có lửa 
Sao cháy được thế này?
( Bản dịch Thái Bá Tân)

Thiền sư Ngô Chân Lưu ( Khuông Việt) là một danh tăng uyên thâm Phật pháp rất được Vua - quan và thần dân dân quý trọng quy ngưỡng. Với tư chất thông minh xuất chúng am hiểu sâu xa Thiền học đạo hạnh vẹn toàn-trong một lần được hỏi lẽ Đạo về tánh Không-bản chất của vạn hữu- Thiền sư đã đưa ra một " công án" về lý do có lửa. "- Trong gỗ luôn có lửa"/ trong mọi vật đều có mặt của trùng trùng nhân duyên cấu thành-và cũng do trùng trùng nhân duyên mà biến hoại-Đó là chuyện " thường tình" đã vậy bao đời rồi ( Vẫn thế bao dời nay). Nếu không phải vậy( Trong gỗ không có lửa)-thì làm sao có sự cháy ở gỗ đây? ( Phải chăng đó là một sự kết hợp mầu nhiệm bất khả tư nghì của nhân duyên trùng điệp ?). Qua 20 từ của đoạn kệ ấy Thiền sư đã lý giải sâu sắc về tính duyên khởi pháp nhân duyên-tính Không của vạn hữu-đây là những con đường sáng để dẫn dắt vào Đạo...

4/ LÂM KHU THIỀN SƯ

Tác giả: tức Huệ Sinh (?-1063) người làng Đông Phù Liệt huyện Long Đàm nay thuộc ngoại thành Hà Nội 19 tuổi đi tu. Ông từng trụ trì nhiều nơi được vua Lý Thái Tông yêu mến phong đến chức Tả nhai đô tăng thống.
Trả lời Lý Thái Tông khi được hỏi về tâm nguyện
Vạn vật không mà có 
Có mà lại như không.
Khi hiểu được điều đó 
Người và Phật tương đồng.
( Bản dịch Thái BáTân)
Lâm Khu ( Huệ Sinh) Thiền sư là một trong những Thiền sư đã có nhiều công đóng góp cho công cuộc hoằng dương Chánh phấp ở đất Thăng Long mới mẻ dưới triều nhà Lý cùng với Vạn Hạnh Thảo Đường Minh Không Mãn Giác Thông Biện...Vua Lý Thái Tông rất ngưỡng mộ ông-thường lui tới viếng thăm để học hỏi Đạo mầu. Một lần Vua Thái Tông thăm hỏi ông về tâm nguyên xuất gia cầu Phật Thiền sư đã nhân đây giàng cho Vua về cái yếu chỉ của Phật pháp:: " Tánh Không/ Thật tướng van pháp"." Có mà lại như không" ( vì trong " có" đã có mầm của " không" trong từng sát na)-" Vô tướng không phải là vô tướng-mà là vô tướng vậy" ( Kinh Kim Cang Bát Nhã).- Ấy là cái lý để đưa đến sự giác ngộ " thật tướng van hữu"-để từ nguồn gốc " chánh tư duy " ấy mà hiểu Đạo-Giải thoát. Thiền sư muốn chỉ rõ cho Vua biết:: Không có sự phân chia nào giữa " Không/ Có" ( hay ngược lại)/ đó là yếu tính của vạn pháp.-nếu hiểu được ấy rốt ráo rồi thì ì" Người và Phật tương đồng"-Sẽ không còn có Phật có ta-vì đã hòa làm một thể duy nhấtt!. Một cách gián tiếp Thiền sư đã bảy tỏ tâm nguyên/ đồng thời truyền pháp cho Vua với lời nhán nhủ " Ngoài Tâm không Phật-Phật ở trong ta- không cần phải tìm cầu đâu xa"...

5/ LÝ NGỌC KIỀU

Tác giả: sinh 1041 mất 1113 người hương Phù Đổng huyện Tiên Du là con gái đầu của Phụng Càn vương được vua Lý Thánh Tông nuôi dạy trong cung. Cuối đời di tu pháp danh là Ni sư Diệu Nhàn. Bà và Ỷ Lan phu nhân là hai nữ sĩ nổi tiếng đời Lý. Ngoài bài thơ này còn lưu được một bài kệ nói về bốn nỗi khổ của kiếp người.
Sinh lão bệnh tử(1)
Sinh lão và bệnh tử 
Vốn là điều tự nhiên.
Càng muốn thoát cho khỏi 
Càng bị trói chặt thêm.
Ngu muội mới cầu Phật 
Dại dột muốn mong Thiền.
Chẳng cần Thiền cần Phật 
Hãy tĩnh tâm ngồi yên.
( Bản dịch Thái Bá Tân)

Ni sư Diệu Nhân ( và Ỷ Lan phu nhân) là hai nữ sĩ có tài thơ văn đời Lý. Tuy rằng những gì hai bà để lại cho Văn học không nhiều-phần lớn bị thất truyền trong hoàn cảnh sơ khai về ấn loátt phổ biến-nhưng qua những gì còn lưu lại-đã cho thấy sở học tài năng -nhất là sự uyên thâm Phật pháp của Ni sư thật đáng ngưỡng mộ.Bốn nỗi khổ ( Tứ Diệu Đế) là bài pháp đầu tiên Đức Thế Tôn đã giàng cho năm anh em Kiều Trần Như-đó là con dường đầu tiên dẫn vào Đạo. Có nhận biết được hết 4 nỗi khổ ấy của kiếp người ( Sinh/ lão/ bệnh tử) mới nhận biết chứng ngộ được cac pháp vi diệu thâm sâu khác mà Đức Phật truyền dạy ( như tánh Khôing/ Vô Thường/ Vô Ngã...).. Trong bài kệ " Sinh lão bệnh tử" Ni sư đã tỏ ra không những rất am tường về 4 pháp ấy-mà còn " vượt ra ngoài" để " tự chứng"" những điều vi diệu khác của pháp Phật.: " Sinh lão và bệnh tử/ Vốn là điều tự nhiên/ Càng muốn thoát cho khỏi/ Càng bị trói chặt thêm!". SLBT là một quy luật bất biến/ tự nhiên/ ngàn đời vãn thế! Muốn " trường sanh bất tử" là đảo điên/ là vô minh! Có một pháp có thể " trường sanh/ bất tử" đó là " " Tĩnh tâm ngồi yên". Tính tâm ngồi yên tức là Thiền Định! Chỉ có dứt sạch mọi tạp niệm điên đảo .vướng mắc của tham/ sân/ si/ mạn nghi/ tà kiến (vvv) )-để " nhìn lại mình"/ soi xét tâm mình/ mà " hồi đầu bỉ ngạn"/ nhận ra chơn tâm-tự tánh ( bản lai diện mục) đã ngời sáng tự ngàn đời-lúc ấy mới đạ được sự " bất tử " đúng nghĩa- Ni sư đã khẳng định cách cầu tìm " bên ngoài " là ngu muội: " Ngu muội mới cầu Phật/ dại dột muốn mong thiền". Và: " Chẳng cầu Thiền cầu Phật/ Hãy tĩnh tâm ngồi yên"- " Tĩnh tâm ngồi yên" là cột tâm lại một chỗ/ là Chánh định...Cách nay đã gần 1000 năm-Nu sư Diệu Nhân đã làm sáng tỏ được điều cốt lõi của Phật pháp mà cho đến hôm nay-vẫn còn tiếp tục " tham cứu/ tu tập"...

Tiếp theo các Thiền sư lỗi lạc đắc Đạo thời Tièn Lê-Lý ; các vị Thiền sư Pháp sư- những vị Tổ khai sáng của các triều đại kế tiếp như Thiền sư Giới Không Viên Thông Lý Thái Tông Lý Anh Tông Lý Cao Tông ( Vừa là Vua/ vừa là Nhà sư-Thiền sư) Trúc Lâm Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Thái Tông Trần Nhân Tông ( Tổ khai sáng dòng thiền VN Trúc Lâm Yên Tử) Từ Đạo Hạnh (..)-đã không ngừng xiền dương Chánh Pháp bồi đắp nền văn hóa dân tộc ngày càng phong phú-khởi sắc; dưng xây một Thăng Long huy hoàng; một Đất nước phồn vinh-an lạc. Có thể nói-Phật Giáo Thăng Long đã đưa Phật Giáo Việt Nam lên đến dỉnh cao của thời kỳ hưng thịnh nhất....
Lập Tâm Tịnh Thất
Mùa Phật đản PL 2554
HUỆ  THÀNH
  Trở lại chuyên mục của : Ban Biên Tập