NINH GIANG THU CÚC


Nữ Lưu Miền Hương Ngự

   
VÕ NGỌC LAN

Nghệ danh: Phương Lan
Năm sinh: 1940
Nguyên quán: Kim Long - Huế
Hiện ở: 14 Xuân Thủy, Thảo Điền, Q2, TP. HCM


TIỂU SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA

Làng Kim Long uy nghi với nhiều dinh cơ phủ đệ của bao hoàng thân quốc thích của vương triều nhà Nguyễn đứng trầm lặng soi mình dọc bờ sông Hương thơ mộng, và trong không gian êm đềm với những  ngôi nhà vườn oằn sai cây trái ngọt lành mà chủ nhân là những đôi lứa làm ăn chí thú thuận vợ thuận chồng, đa số những người đàn bà ở đây đều đảm đang quán xuyến canh cửi, tần tảo hai sương một nắng, hy sinh cả tuổi thanh xuân và cả cuộc đời cho chồng con. Võ Ngọc Lan được sinh ra trong một gia đình như thế, tuổi thơ ấu của chị thật êm đềm hạnh phúc trong vòng tay thương yêu của cha mẹ, cho đến một ngày vị thân sinh khả kính của chị bằng ý thức của một thanh niên của một công dân trước sự mất còn của đất nước, của làng mạc quê hương thế là ông bỏ hết công việc làm ăn, xung phong gia nhập Vệ quốc đoàn lên đường kháng chiến chống Pháp.
Người mẹ trẻ nửa chừng xuân sắc của Võ Ngọc Lan trở thành chinh phụ một nách hai con và một mẹ già, cái cảnh cụ Đặng Trần Côn và dịch giả Đoàn Thị Điểm đã ngậm ngùi hạ bút.
"Lòng lão thân buồn khi tựa cửa
Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm
Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân
Nay một thân nuôi già dạy trẻ
Nỗi quan hoài mang mể biết bao"…
(CPN)
Nhưng người chinh phụ trong áng cổ văn cận đại bất hủ của Đặng Trần Côn sau bao tháng năm vất vả thờ mẹ dạy con đến: "Trâm cài xiêm giắt thẹn thùng/ Lệch làn tóc rối cõng vòng lưng eo"… thì vẫn lấp lánh niềm hy vọng ngày đoàn tụ để được:
… Sẻ rót vơi dần dần từng chén
Sẻ ca lần ren rén từng câu
Câu vui đối với câu sầu
Rượu khà cùng kể trước sau mọi đều
Cho bõ lúc xa sầu cách biệt
Giữ gìn nhau vui thuở thanh bình…
(CPN)
Còn người chinh phụ đương đại - người mẹ đau khổ của Võ Ngọc Lan thì sao, thì như người xưa đã khẳng định: "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi…" là: "Nhất khứ bất phục phản"? Nỗi đợi chờ, niềm hy vọng trùng phùng, đặt dấu chấm hết, khi tin dữ đưa về, thế là khăn tang trắng đời quả phụ, là nét u buồn mất mát đọng dấu trong sâu thẳm của từng đứa con côi khi nhìn xuống gót son non đã đổi màu đen sạm, đã phạt phờ ứa máu nỗi đau từ biệt chia lìa.
Để thực hiện đúng thành ngữ: "Mồ côi cha ăn cơm với cá" người quả phụ trẻ chưa qua già chưa đến ấy phải oằn tấm thân mảnh dẻ giữa chợ đời khắc nghiệt bươn chải cuối bãi đầu gành thân cò lặn lội, ngược Bắc xuôi Nam, nhưng rồi tìm không được đất lành và bầy chim cô quả lại bay về chốn cũ lập kế sinh nhai. Người cô phụ, cánh chim đầu đàn lại xòe đôi cánh mỏng manh và đôi chân run rẩy, bới đất lật cỏ để kiếm từng miếng mồi về nuôi mớm cho cặp chim non chưa đầy lông đủ cánh, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
Chỉ với vai trò làm mẹ thật đúng với chức danh và chức năng là đã vất vả lắm rồi, huống chi lại phải: "… thiếp làm phụ thân…" thì khổ nào cho thấu. Vậy mà bao nhiêu người đàn bà, bao nhiêu người chinh phụ của đất nước này đã làm được và làm thật xuất sắc cùng một lúc hai vai như thế đấy.
Võ Ngọc Lan tự hào về mẹ mình xiết bao, niềm tự hào, biết ơn, và tôn vinh mẹ, Võ Lan Ngọc đã gởi gắm trong hai bài tùy bút "Vầng trăng mẹ" và "Huế của người ta".
Lần theo năm tháng sách đèn, cô bé Ngọc Lan đã trở thành cô gái Kim Long kiều diễm và bằng trái tim đa cảm được thai thành trên vùng sông nước hữu tình cỏ hoa thơm thảo với sương lam buổi sáng, nắng lụa xế chiều đưa bước chân người thiếu nữ đến với vùng trời nghệ thuật, mười tám tuổi Ngọc Lan là ca sĩ của Đài phát thanh Huế, đã cống hiến làn hơi sung mãn ngọt ngào qua dòng nhạc tiền chiến trữ tình với từng làn điệu êm mượt như nhung lụa, và nhiều bài hát đang phổ biến lúc bấy giờ.
Theo quy trình luân chuyển của đời người, như bao người - cô ca sĩ xinh xắn của đất Thần kinh văn vật, của Kim Long lắm gái mỹ miều - Ngọc Lan khăn áo vu quy và thuyền theo lái cô phải lìa bỏ sân khấu, ánh đèn, bởi quan niệm "xướng ca vô loài" của người dưng khác họ…
Nhưng dễ gì bỏ được bởi đã mang lấy nghiệp vào thân, sau bao năm quần thảo xuôi ngược trên muôn vạn nẻo đất đời để gầy dựng sự nghiệp, để làm tròn bổn phận làm mẹ của bảy đứa con, chị đã quay về cố thổ dấn thân ơn đền nghĩa trả cho đất tổ quê cha, cho niềm đam mê thuở nào dang dở cho nghiệp cầm ca trót đã vương mang từ thời son giá măng tơ, cái tuổi học trò mộng mơ Ngọc Lan cũng đã tập tễnh làm thơ những câu thơ vụng dại e ấp chép vào vở học trò và xếp vào đáy tủ khi cất bước sang ngang.
Rồi đến tuổi xế chiều sau khi đã trải nghiệm qua bao thăng trầm vinh nhục, bao thất bại thành công với tình đời, tình người ấm lạnh, đã tích lũy cho chị quá nhiều vốn sống, quá nhiều cảm xúc mà chị nghĩ rằng chỉ có thơ mới ký thác được nỗi niềm và chị quay lại với thơ, với "Tái tiếu sầu ngâm" nàng thơ đã trở lại, đã tái tiếu với chị, cho chị tha hồ dàn trải vui buồn, khóc cười khoái hoạt trên đầu ngọn bút cho đến khi Ninh Giang Thu Cúc viết những dòng này thì chị đã giàu có lắm với 3 tập thơ và một tập tùy bút, chưa dừng lại ở mảng thơ văn, Võ Ngọc Lan còn soạn nhạc, phổ thơ của bạn bè và đã thành công.
Người phụ nữ Huế này xa Huế đã nhiều năm, nhưng chị gần Huế lắm với những chuyến đi, về liên tục trong công tác xã hội, từ thiện bởi quê hương máu chảy ruột mềm…
Năm 2000 chị là một trong số các vị thành viên sáng lập CLB ca Huế ở TP HCM. Bản thân chị đã đóng góp khá nhiều công sức trong vai trò của một phó chủ nhiệm và biên tập chương trình biểu diễn kiêm luôn diễn viên nhạc dân tộc cổ truyền. CLB ca Huế ở TP HCM đã hoạt động thành công trong bảy năm qua, đó là một hoạt động mang nhiều ý nghĩa cho quê hương Thừa Thiên Huế, xin được cảm ơn quý vị đồng hương.
Để kết thúc bài giới thiệu này soạn giả (NGTC) chia vui với những thành công của nghệ sĩ Võ Ngọc Lan bằng niềm hạnh phúc khi thấy con gái Huế mình 

  Trở lại chuyên mục của : Ban Biên Tập