CHU VƯƠNG MIỆN
(& M.Loan Hoa Sử thực hiện)
Tác Giả & Tác Phẩm
KHA TIỆM LY và XÓM CÔ HỒN
(& M.Loan Hoa Sử thực hiện)
Tác Giả & Tác Phẩm
KHA TIỆM LY và XÓM CÔ HỒN
Nhà Văn Kha Tiệm Ly tên thật là Thài Quốc Tế bào đệ của nhà thơ Thái Quốc Mưu, ông sanh năm 1947 tại Bến Tre " Trúc Giang "là hội viên hội VHNT Tỉnh Tiền Giang Mỹ Tho ngày trước ", Thành viên Wikipedia , email để liên lạc : khatiemly@gmail.com
Điện Thoại : 0987701952 .
Tuyển Tập truyện ngắn "Xóm Cô Hồn" ấn hành lần thứ nhất do nhà xuất bản Hội Nhà Văn năm 2015. Ông là nhà văn kiêm nhà thơ thuộc vào loại đương đại [ tức là những người còn sống và sáng tác ngay bây giờ] khác với nhà văn thời ngày xưa, hoăc là thời đã qua, nóí theo danh từ miền Nam thời thượng là Văn Nghệ Hôm Nay . Mỗi một loại hình Văn Nghệ Văn Chương Nghệ Thuật mỗi thời nó đều khác nhau , nhưng muốn diễn tả cái sự khác nhau này nó rất là mất nhiều công sức và thì giờ, không thể trong một bài Tác Phẩm Tác Giả mà nói cho hết được
Bút hiệu của ông là gồm tên hai nhân vật kiếm khách vào cuối thời Chiến Quốc là Kinh Kha và Cao Tiệm Ly, hai vị anh hùng lừng lẫy này ai mà đọc Đông Châu Liệt Quốc hay Sử Ký Tư Mã Thiên thì rõ ngay. Nếu vị nào chưa rõ thì chả cần phải đọc lại hai bộ sách dầy cộm này làm gì? Mất thì giờ vô ích, chỉ cần kiếm thơ văn của nhà thơ văn Kha Tiệm Ly mà đọc thì rất là biết cung cách khẩu khí của hai vị cao nhân kiếm sĩ tiền bồi thời cuối Đông Châu. Thơ của Kha Tiệm Ly gồm có : nào uống rượu với Diêm Vương, uống rượu với Ngọc Hoàng, uống rượu với Bao Công, với Từ Hải, với Lỗ Trí Thâm, Võ Tòng kẹt lắm ngồi uồng rượu với đĩ hoặc độc ẩm [tức là uống một mình] .
*
Tuyển tập truyện ngắn Xóm Cô Hồn dầy 256 trang gồm có 22 truyện ngắn, khoảng 12 truyện thuộc vào loại Truyền Kỳ và 10 truyện là bạch văn là văn chương ở dạng thông thường. Truyện truyền kỳ là truyện phổ biến trong dân gian, truyền qua truyền lại từ đời này qua đời kia tam sao thất bản tùy tiện mỗi vùng mỗi xứ, muốn kể kiểu nào cách nào cũng được [miễn là có người nghe]
Vào thế kỷ thứ 17 thì những loại truyện truyền kỳ này được một vị văn sĩ là Nguyễn Dữ thu gom vào một tập truyện nhan đề là " Truyền kỳ mạn lục" nhưng cũng chỉ thâu tóm được một ít mà thôi, còn thì tản mát ở dân gian rất nhiều. Nay là thế kỷ thứ 21, mọi thứ đều toàn cầu hóa, tại sao lại phải viết truyện "Truyền Kỳ Mạn Lục", mà không dám viết truyện Hiện Thực xã hội?
*
Toàn bộ Tuyển tập truyện ngắn "Xóm Cô Hồn" thì câu truyện chính dài khoảng 14 trang bắt đầu từ trang 127 đến hêt trang 140, viêt về cuộc sống của các nhân vật có các tên như sau đây : Chín Trọng Tài, Tư Ba Gác , Sáu Thợ Hồ, Thuỷ Bia Ôm, Dung Lỡ Thời, Nhà Văn Cao, Bà Hai Cho Vay, Thằng Khùng ....
Trong một bối cảnh xóm nghèo bình dân , cái xóm nghèo này được biệt danh là " Xóm Cô Hồn "nó được khai sinh từ lâu đời, từ thời Phong Kiến qua thời Thực Dân qua thời Cộng Hòa rồi qua thời Dân Chủ. Xã hội có đổi thay, nhưng con người sinh sống nơi xóm này từ đời nọ qua đời kia từ đời ông đời cha vẫn vậy, vẫn chỉ là những căn nhà lá gồi lúp xúp, hoặc nhà mái tôn cũ nham nhở. Hàng ngày thì những cuộc cãi vã, ẩu đả, đá gà, trộm cắp... thường xuyên xẩy ra như cơm bữa , nhưng có công an thì rất là bình thường, mà thiếu bóng công an thì đâu lại vào đó. Tuy nhiên cuộc sống cứ vậy mà diễn ra, y như chuyện thường ngày ở một Phường, Xã nào đó. Tuy nhiên cái lớp tận cùng của xã hội này không phải chỉ toàn là cái xấu, mà cái tốt như thương yêu đùm bọc lẫn nhau, lá rách dùm lá nát tương thân tương trợ nhau thường nhau vô cùng.
Ôi cái chuyện Văn Chương cũng chả khác gì câu chuyện của nhà văn Thanh Tâm Tuyền "ôi nhà văn , tác phẩm của họ viết ra chả khác nào người làm xiếc, nuốt cục than hồng vào miệng thổi ra thành một tia lửa. Chả làm cho ai sống, mà cũng chả làm cho ai chết!
Nhà Văn, Nhà Thơ viết cái gì? Viết cho ai? Viết thì được cái gì? Cái hoàn cảnh hiện tại giữa tự do và cơm áo, và đà tiến của lịch sử, thì văn chương so với các bộ môn khác chả khác gì con vịt đẹt lẽo đẽo theo sau bầy vịt "đi sau cuộc đời " , mà đa số những người theo cái nghề văn " nghiệp văn", thường là có cuộc sống khó khăn hơn những nghành nghề khác , lý lo cũng giản đơn , xã hội càng ngày càng tiến bộ , thiên hạ bây giờ có nhiều trò chơi giải trí tích cực hơn, cụ thể hơn như đi du lịch, đi tắm biển... cái thú đọc sách chỉ dành cho người già , người bệnh, mà văn thơ thì hình như chỉ ngừng lại do chế độ cũng có, mà do người cầm bút cũng có, ví dụ như phim Tàu Hồng Kông Taiwan, Hoa Lục, toàn là Phim đại loại như Bao Công kỳ án, lúc nào cũng là cảnh Tra Khảo Hỏi Cung? Lúc nào cũng nha trảo Trương Long, Triệu Hổ, Dương Triều, Mã Hán, lúc nào cũng Cẩu Đầu đao, Long Đầu, Hổ Đầu Đao, toàn là chết với chóc, xem hoài chán khóng muốn xem nữa; hoặc là những tác phẩm người này giống người kia , viết tòan là đi tù, văn chương dần dần là những vết mòn, là những thứ nhai lại, chưa đọc đã biết là tác giả viết cái gì rồi? Đọc tới đọc lui gần 260 trang sách của nhà văn đương đại Kha Tiệm Ly, người đọc không vui và cũng không buồn, khen cũng không mà chê cũng không, biết làm sao ?
Thôi cũng đành bắt chước người xưa mà thốt lên rằng :
"Gặp thời thế thế thời phải thế ? "