BAN BIÊN TẬP
Trân trọng giới thiệu
Tác Phẩm
SÔNG TẠNH
Tác giả: Điềm Ca
Trân trọng giới thiệu
Tác Phẩm
SÔNG TẠNH
Tác giả: Điềm Ca
Bài viết của thi hữu Vinh Hồ về tác phẩm
BẤT NGỜ HƯƠNG ĐƯA
(Đọc "SÔNG TẠNH" tập thơ Đường luật của Điềm Ca).
Bàn về thơ thật là vô cùng.
Nhiều người cho thơ là nghệ thuật siêu đẳng của nghệ thuật, hay thơ là bày tỏ, là giải thoát, là đạo…
Người ta cũng chia thơ ra làm nhiều dòng/ khuynh hướng/ trường phái, như: hiện thực, lãng mạn, siêu thực, tượng trưng, thuần túy...
Thi sĩ Bích Khuê cho rằng:
“Thơ không có thơ mới, thơ cũ mà chỉ có thơ hay, thơ dở”.
Nhà thơ Thái Doãn Hiểu quan niệm:
“Yếu tố kiên quyết tạo nên sự sâu sắc, sức sống trường cửu của thơ nhất thiết phải mang tính tự truyện chân chính, chân tâm.”
Thi sĩ Hoàng Trung Thông viết:
“Gốc của thơ là cuộc sống, hồn của thơ là xúc cảm cuộc sống”.
Tôi đồng ý với ba thi sĩ trên, một bài thơ hay không căn cứ vào trường phái này nọ, không căn cứ vào thể thơ này nọ.
Thơ bắt nguồn từ thực tại, muốn chấp cánh cho thực tại bay lên đòi hỏi nhà thơ phải có chân tâm, lòng thành.
Thiết nghĩ một bài thơ HAY phải có cái gì đó mới lạ, gây cảm xúc/ soi sáng trong lòng người đọc.
Sau khi đọc thơ Điềm Ca trong thi tập Sông Tạnh, cảm giác đầu tiên của tôi là bất ngờ. Bài viết này chỉ nói lên những sự bất ngờ đó, mà không có ý phê bình vì ngoài khả năng của tôi.
Bất ngờ đầu tiên trong thơ Điềm Ca là CHÂN TÂM LÒNG THÀNH. Đó là sự thiệt thà, mộc mạc, chất phác thường thấy ở người dân quê:
Ruộng cắt khô khan vài thúng thóc,
Soi gieo mót máy mấy cân mè.
(Trang 32, bài Cành nắng)
Tóc cài thả lửng thơm hương nhãn,
Trăng sáng tràn lên ánh đọt trầu.
(Tr 113, Tiếng lòng)
Từ lòng thành đó, ĐIỀM CA không ngần ngại đưa vào thơ những hình ảnh thân thiết gần gũi của quê hương mình. Từ tên sông, tên suối, hoa ngàn, cỏ nội, đến những con vật nhỏ bé, tầm thường, và khi được nói ra đều đầy lòng yêu thương, trân trọng:
Suối Ré rách dòng voi lạc mẹ,
Đồng Thân dan ruộng khỉ dời non.
(Tr 41, Bốn bề non nước)
Mùa màng chuột phá còn tay trắng,
Hang hóc đêm sang hết rắn bò.
(Tr 26, Nỗi đắn đo)
Từ chỗ bắt nguồn từ thực tại CUỘC SỐNG rất thực nên thơ Điềm Ca tự nhiên, dễ thương, không rơi vào tình trạng làm duyên trí thức, rối rắm, hay khô cứng:
Cò rủ nhau về ngủ trắng cây,
Phiêu phiêu thuyền chở ánh trăng đầy.
(Tr 72, Nắng rây)
Có lẽ người ta dễ cảm thông với Điềm Ca qua mối tình yêu quê thắm thiết được dàn trải suốt tác phẩm lúc sôi nổi, khi thầm kín. Tình quê hương như tình lứa đôi, là tình muôn thuở tốn nhiều giấy mực của thi nhân kim cổ. Thôi Hiệu đời Đường nhìn khói sóng trên sông mà thốt lên:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Thôi Hiệu)
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
(Ngô Tất Tố dịch)
Tình hoài hương len vào giấc ngủ của Thi hào Nguyễn Trãi:
Non quê ngày nọ chiêm bao thấy
Vượn, hạc chăng hờn lại những thương.
Tình hoài hương của Điềm Ca ở đây thật bình dị. Chiều buồn nhìn bóng ngọn cau thấy cả vùng trời quê Mẹ:
Lớp lớp mây đùn đỉnh núi xa,
Ngọn cau thấp thoáng bóng quê nhà.
Rau xanh mẹ hái canh ngon ngọt,
Ngõ vắng em về nắng thướt tha.
(Tr 48, Nắng qua ngõ vắng)
Bờ tre, dòng sông, con đường, cô thôn nữ… đã trở thành biểu tượng trong lòng tác giả. Tình quê trở thành ý niệm tiên khởi cho Điềm Ca tưởng nhớ. Chỉ có cuộc sống gắn chặt làm một với quê hương mới khiến người ta yêu mến quê hương sâu đậm, thiêng liêng đến như thế. Tình cảm ấy cứ lớn dần lên khi mà:
Ra ngõ ngóng con mòn lối cỏ,
Vườn thu hiu hắt lá xoài rơi.
(Tr 17, Khói hoàng hôn)
Và da diết nhớ thương khi:
Thềm nay vắng bóng mẹ têm trầu,
Ngơ ngẩn sau nhà mấy ngọn cau.
(Tr 61, Bóng mẹ)
Tình quê hương đã nuôi lớn những con người kỳ diệu trong lịch sử, nay được ông ôm ấp qua những bài thơ đầy xúc cảm. Tình quê hương thắm thiết trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác ra những bức tranh quê đẹp đẽ, trữ tình. Tranh quê của ông thường phong phú về hình ảnh, đầy tình tiết sống động. Cái nhìn của ông thường nghiêng về chi tiết hơn tổng thể (như bài Mộng văn chương, tr 49) và thường nghiêng về phản diện hơn chánh diện:
Trăng đội sông Dinh phố ngẩn ngơ,
Buồng tim nước tưới ruộng đôi bờ.
(Tr 64, Đây sông Dinh)
Tranh quê của ông đẹp cách bất ngờ và tinh tế:
Những lá me vàng rơi lả tả,
Vài con cò trắng bước lang thang.
(Tr 20, Bước lang thang)
Hoặc:
Líu ríu cành cây chim trốn nắng,
Rung rinh chùm nhụy bướm say hương.
(Tr 100, Khoảng trời kỷ niệm)
Qua tranh quê, nhận thấy tâm hồn ông đầy phóng khoáng, yêu quý tự do, thích tiêu dao ngâm vịnh, say mê các thú vui tao nhã của tiền nhân, của bạn bè vãng lai thăm viếng chuyện trò:
Mời trà nhấp nháp bên hiên cỏ,
Nâng rượu nhâm nhi dưới gốc đào.
(Tr 39, Vùng sương khói)
Dù vậy, tâm hồn ông cũng không tránh khỏi cô đơn trống trải:
Bạn bè vắng bặt thềm xâm cỏ,
Hương khói lạnh tanh tháp trổ rêu.
(Tr 47, Mùa dĩ vãng)
Bằng tình cảm sâu đậm, gắn chặt với đời sống của người dân nông thôn, Điềm Ca dễ dàng khắc họa hình tượng người nông dân ở quê mình, quê hương miền Trung một cách rõ nét:
Cày xong, vỡ đất phá gò chang,
Tròn bóng đứng phơi cuốc khản khan.
(Tr 99, Vỡ đất)
Hay:
Phơi cái lưng trần bóng tựa mun,
Vụ mùa công việc cứ xô đùn.
(Tr 105, Bắt tay với thiên nhiên)
Nhưng lại có một tấm lòng chân thật trong sáng:
Ruộng đồng gắn bó lòng chân chất,
“Nghèo sạch” ai đâu thử sánh bằng.
(Tr 37, Một tấm lòng)
Không những yêu quý người nông dân, ông còn đem lòng thương mến đến những người bất hạnh, như em bé bán tăm, em bé bán bánh mì và những mảnh đời long đong, lận đận:
- Gánh một gánh đời đem bán rong
- Mía héo chị ngồi bưng mặt khóc
- Ngày về xơ xác bờ tre cũ
Gánh nặng còn em gái, mẹ già.
Càng yêu người, ông càng gần gũi với thiên nhiên. Thơ ông đầy dẫy thiên nhiên. Thiên nhiên bát ngát trong thơ ông, thiên nhiên được ông yêu thương chia sẻ vui buồn. Thiên nhiên làm cho tâm hồn ông say mê đắm đuối:
Ngày nhàn thả cuốc đi tìm hứng,
Thuyền khẳm trăng thơ ché rượu đầy.
(Tr 80, Tình non nước)
Chiều dạo rong rong hứng chửa tàn,
Thảnh thơi trời đất cũng thênh thang.
(Tr 84, Một chút bồng bềnh)
Và hăng say lao động:
Cầm cày ngửa mặt chào sương sớm,
Chống cuốc phơi lưng hứng nắng vàng.
Uống giọt trăng tàn trong cốc rượu,
Lòng nhàn đâu đổi được giàu sang.
(Tr 88, Hồn quê)
Có thể nói thiên nhiên trong thơ Điềm Ca không phải chỉ để chiêm ngưỡng phong hoa tuyết nguyệt, mà còn là thiên nhiên đầy sống động với những sinh hoạt hoạt động vất vả của con người. Nói một cách khác giữa thiên nhiên, con người là tiểu vũ trụ hòa nhập vào đại vũ trụ. Vũ trụ là sự kết dính giữa hai yếu tố thời gian và không gian:
Vũ vi không gian chi nghĩa
Trụ vi thời gian chi nghĩa.
(Nam Hoa Kinh XXIII Trang Tử)
Điều đó cho thấy không có một cái gì thuộc không gian mà không phụ thuộc bởi thời gian và ngược lại. Nhận rõ điều đó nên trong thơ Điềm Ca lúc nào cũng đề cập đến:
Làng quê yêu dấu có còn không?
Cây gại đình xưa ráng tụ hồng.
Nắng hạ đất màu lùng bắt dế,
Buổi trưa trời nực rủ bơi sông.
(Tr 87, Ký ức xanh)
Thu nay dồn nữa ba thu đã,
Hạ trước tính thêm bốn hạ rồi.
(Tr 115, Giậu mồng tơi)
Từ chỗ yêu thiên nhiên, ông muốn bảo vệ thiên nhiên, lo lắng thiên nhiên bị phá vỡ, bị ô nhiễm.
Mía héo chị ngồi bưng mặt khóc,
Non gầy em cảm động lòng thương.
Trời xuân vẫn đục trăng xuân tái,
Ô nhiễm sông Dinh nước trổ hường.
(Tr 42, Khói mù sương)
Kêu gọi mọi người cùng nhau gìn giữ:
Sản vật dồi dào chung sức giữ,
Môi trường cạn kiệt quặn lòng đau.
Bao giờ kiểu ấy không còn nữa,
Non nước ta xanh ngát một màu.
(Tr 62, Sông tạnh)
Thơ Điềm Ca đa phần ca ngợi sự năng động. Tính năng động khiến thơ ông có sức sống mãnh liệt, chan chứa, đầy góc cạnh và sinh động. Những lúc trầm tư, lắng đọng, thơ ông trở về với tịch tịnh, mang sắc thái Thiền, hoặc có không khí Lão Trang. Một tiếng động có tác dụng làm cho cái tĩnh càng thêm tĩnh mịch và ngược lại. Một tiếng tắc kè, một tiếng xảy rụng của tàu cau làm cho đêm thêm sâu thẳm:
- Tắc kè trỗi tiếng động canh thâu,
- Xảy rụng tàu cau khua ngọn chuối.
Hay trong cái động có cái tĩnh, trong cái tĩnh có cái động:
Cõi lòng văng vẵng tiếng à… ơi!
Khói lẫn hoàng hôn nhuộm tím trời.
(Tr 17, Khói hoàng hôn)
Xứ Mẹ là cõi về của thơ, tồn tại bất biến trong khi làn khói mỏng manh chỉ tồn tại trong từng sat-na của sự biến dịch. Ông thường có những nỗi u uất, mong manh vô định trong những phút giây đột biến:
Sang chiều tựa bóng chiều hiu quạnh,
Dừng bước quên mình bước lãng du.
(Tr 107, Bóng quê)
Hay trong niềm vui nào đó, ông thoáng thấy len lén nỗi buồn. Nỗi buồn của vị ẩn sĩ ngày xưa đã từng nếm qua cái ngọt bùi của trần gian, khi bất thần chiêm nghiệm rằng mình đang đi ngoài cõi vô thường:
Thơ bầu, rượu bạn đeo ngang nách,
Gió núi, trăng rừng giắt ngọn cây.
(Tr 24, Nắng hạ)
Hoặc:
Neo trăng tìm lại hồn thơ cũ
Góp gió vây quanh giấc ngủ dài.
(Tr 25, Tiếng chuông đêm)
Và vui với cái vui của kẻ “an bần lạc đạo”:
Nhấp chén trà thơm sương lấp lánh,
Bên song chúm chím nụ hoa cười.
(Tr 34, Tóc bông)
Dù thế nào đi chăng nữa thì tận cùng trong niềm cô đơn khắc khoải, ông vẫn còn một lẽ sống để bám víu để hy vọng. Đó là thiên nhiên, tình người, quê hương, dân tộc, đất nước. Từ tình tự dân tộc, ông lạc quan tin tưởng vào cuộc sống:
Đã bấy lâu nay chỉ ước ao,
Đồng quê thơ thẩn với trăng sao.
(Tr 39, Vùng sương khói)
Hay:
Giấc trưa yên ả say sưa ngủ,
Lòng chạm thấu trời một tiếng kêu.
(Tr 87, Sóng lặng)
Hay được trầm mình trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp:
Đá chồng, suối uốn quanh non dội,
Rừng rợp chim về đụt nắng ca.
Lá lót đường đi thay nệm gấm,
Nhẹ mình bước thả chạm mây sa.
(Tr 45, Ba Hồ)
Bốn câu trên làm tôi nhớ đến thơ thiên nhiên của Ức Trai tiên sinh:
“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá
Rừng tiếc chim về ngại phát cây”
(Trích Mạn thuật bài 6, Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi)
Điềm Ca mong muốn:
Khép lại hoàng hôn mùa dĩ vãng,
Cầm tay thắp sáng đuốc tình yêu.
(Tr 47, Mùa dĩ vãng)
Để vươn lên từ trong cảnh nghèo:
Áo nâu bạc thếch màu năm tháng,
Nghèo khó bây giờ mới thoát ra.
(Tr 48, Nắng qua ngõ vắng)
Tóm lại, thơ ông là người ông. Trong thời đại vật chất, Điềm Ca vẫn giữ lại cho mình bao điều cao quý. Thơ ông nói lên tiếng nói trung thực, trân trọng, đẹp một cách hồn nhiên dung dị.
Điều bất ngờ tiếp theo trong thơ Điềm Ca không phải ở đề tài, mà trong cách thể hiện.
120 trang thơ Sông Tạnh được viết dưới 1 thể Đường luật. Hình thức thơ Đường luật của Điềm Ca có khá nhiều nét mới lạ, sử dụng nhiều hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ bình dị tự nhiên gần gũi với dân gian, nên khi đọc lên ta có cảm giác như là ca dao - "Ca dao Đường luật".
Ngoài ra nghệ thuật ghép từ để tạo từ mới (như: Cành trăng, cành đêm, thềm rêu...) và việc sử dụng từ láy, từ ghép cũng làm cho câu thơ trở nên linh hoạt mượt mà.
Lúc nào Điềm Ca cũng nghiêm khắc về đối, tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có một số câu đối rất thoáng, rất mới:
Phơi lòng héo hắt lên hè đá,
Nhỏ giọt tương tư xuống mặt ghềnh.
(Tr 35, Lá cỏ)
Câu này làm tôi nhớ đến thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền:
"Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá "
(Trích bài thơ Bao giờ, thơ Thanh Tâm Tuyền).
Đềm Ca sử dụng tiểu đối trong câu thơ:
Bàn xiêu, ghế vẹo, hàng xơ xác,
Mái dột, nền hư, vách tả tơi.
(Tr 46, Quán rượu người câm)
Sử dụng vần liền trong câu:
Làng quê yên ắng, nắng chiều hanh
(Tr 93, Sợi khói)
Một vũng trâu nằm bầm tay vẫn
Vài hàng dưa trỉa tía da càng.
(Tr 99, Vỡ đất)
Đưa câu nói dân gian vào thơ:
-Lưng trần phơi “một nắng hai sương”
-“Xanh vỏ, đỏ cơm” ngọt lịm đường.
(Tr 44, Về vườn)
Nói chung về nghệ thuật thể hiện, thiển nghĩ Điềm Ca đã tạo được bút pháp riêng làm cho thơ Đường luật của mình có biểu hiện trẻ trung đầy sức sống, bình dị, tự nhiên hơi khác thơ Đường luật trong những thế kỷ trước. Có nhiều bài khi đọc lên nghe tự nhiên, mộc mạc, bình dị như một bài “Ca dao Đường luật”.
Trong tập thơ ĐL Sông Tạnh của Điềm Ca có nhiều bài đạt tới độ hoàn hảo, có tác dụng bùa chú trong lòng người đọc.
Thơ Điềm Ca hàm xúc, có âm vang, cái âm vang phát ra từ các quãng im, từ phía sau những câu chữ “ý tại ngôn ngoại”, có lực cảm nhận/ soi sáng gây hứng thú và bất ngờ.
Những điều đã nói ở trên, tôi tạm cho là SỰ BẤT NGỜ trong thơ Điềm Ca.
BẤT NGỜ HƯƠNG ĐƯA
(Đọc "SÔNG TẠNH" tập thơ Đường luật của Điềm Ca).
Bàn về thơ thật là vô cùng.
Nhiều người cho thơ là nghệ thuật siêu đẳng của nghệ thuật, hay thơ là bày tỏ, là giải thoát, là đạo…
Người ta cũng chia thơ ra làm nhiều dòng/ khuynh hướng/ trường phái, như: hiện thực, lãng mạn, siêu thực, tượng trưng, thuần túy...
Thi sĩ Bích Khuê cho rằng:
“Thơ không có thơ mới, thơ cũ mà chỉ có thơ hay, thơ dở”.
Nhà thơ Thái Doãn Hiểu quan niệm:
“Yếu tố kiên quyết tạo nên sự sâu sắc, sức sống trường cửu của thơ nhất thiết phải mang tính tự truyện chân chính, chân tâm.”
Thi sĩ Hoàng Trung Thông viết:
“Gốc của thơ là cuộc sống, hồn của thơ là xúc cảm cuộc sống”.
Tôi đồng ý với ba thi sĩ trên, một bài thơ hay không căn cứ vào trường phái này nọ, không căn cứ vào thể thơ này nọ.
Thơ bắt nguồn từ thực tại, muốn chấp cánh cho thực tại bay lên đòi hỏi nhà thơ phải có chân tâm, lòng thành.
Thiết nghĩ một bài thơ HAY phải có cái gì đó mới lạ, gây cảm xúc/ soi sáng trong lòng người đọc.
Sau khi đọc thơ Điềm Ca trong thi tập Sông Tạnh, cảm giác đầu tiên của tôi là bất ngờ. Bài viết này chỉ nói lên những sự bất ngờ đó, mà không có ý phê bình vì ngoài khả năng của tôi.
Bất ngờ đầu tiên trong thơ Điềm Ca là CHÂN TÂM LÒNG THÀNH. Đó là sự thiệt thà, mộc mạc, chất phác thường thấy ở người dân quê:
Ruộng cắt khô khan vài thúng thóc,
Soi gieo mót máy mấy cân mè.
(Trang 32, bài Cành nắng)
Tóc cài thả lửng thơm hương nhãn,
Trăng sáng tràn lên ánh đọt trầu.
(Tr 113, Tiếng lòng)
Từ lòng thành đó, ĐIỀM CA không ngần ngại đưa vào thơ những hình ảnh thân thiết gần gũi của quê hương mình. Từ tên sông, tên suối, hoa ngàn, cỏ nội, đến những con vật nhỏ bé, tầm thường, và khi được nói ra đều đầy lòng yêu thương, trân trọng:
Suối Ré rách dòng voi lạc mẹ,
Đồng Thân dan ruộng khỉ dời non.
(Tr 41, Bốn bề non nước)
Mùa màng chuột phá còn tay trắng,
Hang hóc đêm sang hết rắn bò.
(Tr 26, Nỗi đắn đo)
Từ chỗ bắt nguồn từ thực tại CUỘC SỐNG rất thực nên thơ Điềm Ca tự nhiên, dễ thương, không rơi vào tình trạng làm duyên trí thức, rối rắm, hay khô cứng:
Cò rủ nhau về ngủ trắng cây,
Phiêu phiêu thuyền chở ánh trăng đầy.
(Tr 72, Nắng rây)
Có lẽ người ta dễ cảm thông với Điềm Ca qua mối tình yêu quê thắm thiết được dàn trải suốt tác phẩm lúc sôi nổi, khi thầm kín. Tình quê hương như tình lứa đôi, là tình muôn thuở tốn nhiều giấy mực của thi nhân kim cổ. Thôi Hiệu đời Đường nhìn khói sóng trên sông mà thốt lên:
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
(Thôi Hiệu)
Trời tối quê nhà đâu tá nhỉ?
Đầy sông khói sóng gợi niềm tây.
(Ngô Tất Tố dịch)
Tình hoài hương len vào giấc ngủ của Thi hào Nguyễn Trãi:
Non quê ngày nọ chiêm bao thấy
Vượn, hạc chăng hờn lại những thương.
Tình hoài hương của Điềm Ca ở đây thật bình dị. Chiều buồn nhìn bóng ngọn cau thấy cả vùng trời quê Mẹ:
Lớp lớp mây đùn đỉnh núi xa,
Ngọn cau thấp thoáng bóng quê nhà.
Rau xanh mẹ hái canh ngon ngọt,
Ngõ vắng em về nắng thướt tha.
(Tr 48, Nắng qua ngõ vắng)
Bờ tre, dòng sông, con đường, cô thôn nữ… đã trở thành biểu tượng trong lòng tác giả. Tình quê trở thành ý niệm tiên khởi cho Điềm Ca tưởng nhớ. Chỉ có cuộc sống gắn chặt làm một với quê hương mới khiến người ta yêu mến quê hương sâu đậm, thiêng liêng đến như thế. Tình cảm ấy cứ lớn dần lên khi mà:
Ra ngõ ngóng con mòn lối cỏ,
Vườn thu hiu hắt lá xoài rơi.
(Tr 17, Khói hoàng hôn)
Và da diết nhớ thương khi:
Thềm nay vắng bóng mẹ têm trầu,
Ngơ ngẩn sau nhà mấy ngọn cau.
(Tr 61, Bóng mẹ)
Tình quê hương đã nuôi lớn những con người kỳ diệu trong lịch sử, nay được ông ôm ấp qua những bài thơ đầy xúc cảm. Tình quê hương thắm thiết trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác ra những bức tranh quê đẹp đẽ, trữ tình. Tranh quê của ông thường phong phú về hình ảnh, đầy tình tiết sống động. Cái nhìn của ông thường nghiêng về chi tiết hơn tổng thể (như bài Mộng văn chương, tr 49) và thường nghiêng về phản diện hơn chánh diện:
Trăng đội sông Dinh phố ngẩn ngơ,
Buồng tim nước tưới ruộng đôi bờ.
(Tr 64, Đây sông Dinh)
Tranh quê của ông đẹp cách bất ngờ và tinh tế:
Những lá me vàng rơi lả tả,
Vài con cò trắng bước lang thang.
(Tr 20, Bước lang thang)
Hoặc:
Líu ríu cành cây chim trốn nắng,
Rung rinh chùm nhụy bướm say hương.
(Tr 100, Khoảng trời kỷ niệm)
Qua tranh quê, nhận thấy tâm hồn ông đầy phóng khoáng, yêu quý tự do, thích tiêu dao ngâm vịnh, say mê các thú vui tao nhã của tiền nhân, của bạn bè vãng lai thăm viếng chuyện trò:
Mời trà nhấp nháp bên hiên cỏ,
Nâng rượu nhâm nhi dưới gốc đào.
(Tr 39, Vùng sương khói)
Dù vậy, tâm hồn ông cũng không tránh khỏi cô đơn trống trải:
Bạn bè vắng bặt thềm xâm cỏ,
Hương khói lạnh tanh tháp trổ rêu.
(Tr 47, Mùa dĩ vãng)
Bằng tình cảm sâu đậm, gắn chặt với đời sống của người dân nông thôn, Điềm Ca dễ dàng khắc họa hình tượng người nông dân ở quê mình, quê hương miền Trung một cách rõ nét:
Cày xong, vỡ đất phá gò chang,
Tròn bóng đứng phơi cuốc khản khan.
(Tr 99, Vỡ đất)
Hay:
Phơi cái lưng trần bóng tựa mun,
Vụ mùa công việc cứ xô đùn.
(Tr 105, Bắt tay với thiên nhiên)
Nhưng lại có một tấm lòng chân thật trong sáng:
Ruộng đồng gắn bó lòng chân chất,
“Nghèo sạch” ai đâu thử sánh bằng.
(Tr 37, Một tấm lòng)
Không những yêu quý người nông dân, ông còn đem lòng thương mến đến những người bất hạnh, như em bé bán tăm, em bé bán bánh mì và những mảnh đời long đong, lận đận:
- Gánh một gánh đời đem bán rong
- Mía héo chị ngồi bưng mặt khóc
- Ngày về xơ xác bờ tre cũ
Gánh nặng còn em gái, mẹ già.
Càng yêu người, ông càng gần gũi với thiên nhiên. Thơ ông đầy dẫy thiên nhiên. Thiên nhiên bát ngát trong thơ ông, thiên nhiên được ông yêu thương chia sẻ vui buồn. Thiên nhiên làm cho tâm hồn ông say mê đắm đuối:
Ngày nhàn thả cuốc đi tìm hứng,
Thuyền khẳm trăng thơ ché rượu đầy.
(Tr 80, Tình non nước)
Chiều dạo rong rong hứng chửa tàn,
Thảnh thơi trời đất cũng thênh thang.
(Tr 84, Một chút bồng bềnh)
Và hăng say lao động:
Cầm cày ngửa mặt chào sương sớm,
Chống cuốc phơi lưng hứng nắng vàng.
Uống giọt trăng tàn trong cốc rượu,
Lòng nhàn đâu đổi được giàu sang.
(Tr 88, Hồn quê)
Có thể nói thiên nhiên trong thơ Điềm Ca không phải chỉ để chiêm ngưỡng phong hoa tuyết nguyệt, mà còn là thiên nhiên đầy sống động với những sinh hoạt hoạt động vất vả của con người. Nói một cách khác giữa thiên nhiên, con người là tiểu vũ trụ hòa nhập vào đại vũ trụ. Vũ trụ là sự kết dính giữa hai yếu tố thời gian và không gian:
Vũ vi không gian chi nghĩa
Trụ vi thời gian chi nghĩa.
(Nam Hoa Kinh XXIII Trang Tử)
Điều đó cho thấy không có một cái gì thuộc không gian mà không phụ thuộc bởi thời gian và ngược lại. Nhận rõ điều đó nên trong thơ Điềm Ca lúc nào cũng đề cập đến:
Làng quê yêu dấu có còn không?
Cây gại đình xưa ráng tụ hồng.
Nắng hạ đất màu lùng bắt dế,
Buổi trưa trời nực rủ bơi sông.
(Tr 87, Ký ức xanh)
Thu nay dồn nữa ba thu đã,
Hạ trước tính thêm bốn hạ rồi.
(Tr 115, Giậu mồng tơi)
Từ chỗ yêu thiên nhiên, ông muốn bảo vệ thiên nhiên, lo lắng thiên nhiên bị phá vỡ, bị ô nhiễm.
Mía héo chị ngồi bưng mặt khóc,
Non gầy em cảm động lòng thương.
Trời xuân vẫn đục trăng xuân tái,
Ô nhiễm sông Dinh nước trổ hường.
(Tr 42, Khói mù sương)
Kêu gọi mọi người cùng nhau gìn giữ:
Sản vật dồi dào chung sức giữ,
Môi trường cạn kiệt quặn lòng đau.
Bao giờ kiểu ấy không còn nữa,
Non nước ta xanh ngát một màu.
(Tr 62, Sông tạnh)
Thơ Điềm Ca đa phần ca ngợi sự năng động. Tính năng động khiến thơ ông có sức sống mãnh liệt, chan chứa, đầy góc cạnh và sinh động. Những lúc trầm tư, lắng đọng, thơ ông trở về với tịch tịnh, mang sắc thái Thiền, hoặc có không khí Lão Trang. Một tiếng động có tác dụng làm cho cái tĩnh càng thêm tĩnh mịch và ngược lại. Một tiếng tắc kè, một tiếng xảy rụng của tàu cau làm cho đêm thêm sâu thẳm:
- Tắc kè trỗi tiếng động canh thâu,
- Xảy rụng tàu cau khua ngọn chuối.
Hay trong cái động có cái tĩnh, trong cái tĩnh có cái động:
Cõi lòng văng vẵng tiếng à… ơi!
Khói lẫn hoàng hôn nhuộm tím trời.
(Tr 17, Khói hoàng hôn)
Xứ Mẹ là cõi về của thơ, tồn tại bất biến trong khi làn khói mỏng manh chỉ tồn tại trong từng sat-na của sự biến dịch. Ông thường có những nỗi u uất, mong manh vô định trong những phút giây đột biến:
Sang chiều tựa bóng chiều hiu quạnh,
Dừng bước quên mình bước lãng du.
(Tr 107, Bóng quê)
Hay trong niềm vui nào đó, ông thoáng thấy len lén nỗi buồn. Nỗi buồn của vị ẩn sĩ ngày xưa đã từng nếm qua cái ngọt bùi của trần gian, khi bất thần chiêm nghiệm rằng mình đang đi ngoài cõi vô thường:
Thơ bầu, rượu bạn đeo ngang nách,
Gió núi, trăng rừng giắt ngọn cây.
(Tr 24, Nắng hạ)
Hoặc:
Neo trăng tìm lại hồn thơ cũ
Góp gió vây quanh giấc ngủ dài.
(Tr 25, Tiếng chuông đêm)
Và vui với cái vui của kẻ “an bần lạc đạo”:
Nhấp chén trà thơm sương lấp lánh,
Bên song chúm chím nụ hoa cười.
(Tr 34, Tóc bông)
Dù thế nào đi chăng nữa thì tận cùng trong niềm cô đơn khắc khoải, ông vẫn còn một lẽ sống để bám víu để hy vọng. Đó là thiên nhiên, tình người, quê hương, dân tộc, đất nước. Từ tình tự dân tộc, ông lạc quan tin tưởng vào cuộc sống:
Đã bấy lâu nay chỉ ước ao,
Đồng quê thơ thẩn với trăng sao.
(Tr 39, Vùng sương khói)
Hay:
Giấc trưa yên ả say sưa ngủ,
Lòng chạm thấu trời một tiếng kêu.
(Tr 87, Sóng lặng)
Hay được trầm mình trong cảnh thiên nhiên tươi đẹp:
Đá chồng, suối uốn quanh non dội,
Rừng rợp chim về đụt nắng ca.
Lá lót đường đi thay nệm gấm,
Nhẹ mình bước thả chạm mây sa.
(Tr 45, Ba Hồ)
Bốn câu trên làm tôi nhớ đến thơ thiên nhiên của Ức Trai tiên sinh:
“Trì tham nguyệt hiện chăng buông cá
Rừng tiếc chim về ngại phát cây”
(Trích Mạn thuật bài 6, Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi)
Điềm Ca mong muốn:
Khép lại hoàng hôn mùa dĩ vãng,
Cầm tay thắp sáng đuốc tình yêu.
(Tr 47, Mùa dĩ vãng)
Để vươn lên từ trong cảnh nghèo:
Áo nâu bạc thếch màu năm tháng,
Nghèo khó bây giờ mới thoát ra.
(Tr 48, Nắng qua ngõ vắng)
Tóm lại, thơ ông là người ông. Trong thời đại vật chất, Điềm Ca vẫn giữ lại cho mình bao điều cao quý. Thơ ông nói lên tiếng nói trung thực, trân trọng, đẹp một cách hồn nhiên dung dị.
Điều bất ngờ tiếp theo trong thơ Điềm Ca không phải ở đề tài, mà trong cách thể hiện.
120 trang thơ Sông Tạnh được viết dưới 1 thể Đường luật. Hình thức thơ Đường luật của Điềm Ca có khá nhiều nét mới lạ, sử dụng nhiều hình ảnh, màu sắc, ngôn ngữ bình dị tự nhiên gần gũi với dân gian, nên khi đọc lên ta có cảm giác như là ca dao - "Ca dao Đường luật".
Ngoài ra nghệ thuật ghép từ để tạo từ mới (như: Cành trăng, cành đêm, thềm rêu...) và việc sử dụng từ láy, từ ghép cũng làm cho câu thơ trở nên linh hoạt mượt mà.
Lúc nào Điềm Ca cũng nghiêm khắc về đối, tuy nhiên bên cạnh đó, cũng có một số câu đối rất thoáng, rất mới:
Phơi lòng héo hắt lên hè đá,
Nhỏ giọt tương tư xuống mặt ghềnh.
(Tr 35, Lá cỏ)
Câu này làm tôi nhớ đến thơ tự do của Thanh Tâm Tuyền:
"Vứt mẩu thuốc cuối cùng xuống dòng sông
Mà lòng mình phơi trên kè đá "
(Trích bài thơ Bao giờ, thơ Thanh Tâm Tuyền).
Đềm Ca sử dụng tiểu đối trong câu thơ:
Bàn xiêu, ghế vẹo, hàng xơ xác,
Mái dột, nền hư, vách tả tơi.
(Tr 46, Quán rượu người câm)
Sử dụng vần liền trong câu:
Làng quê yên ắng, nắng chiều hanh
(Tr 93, Sợi khói)
Một vũng trâu nằm bầm tay vẫn
Vài hàng dưa trỉa tía da càng.
(Tr 99, Vỡ đất)
Đưa câu nói dân gian vào thơ:
-Lưng trần phơi “một nắng hai sương”
-“Xanh vỏ, đỏ cơm” ngọt lịm đường.
(Tr 44, Về vườn)
Nói chung về nghệ thuật thể hiện, thiển nghĩ Điềm Ca đã tạo được bút pháp riêng làm cho thơ Đường luật của mình có biểu hiện trẻ trung đầy sức sống, bình dị, tự nhiên hơi khác thơ Đường luật trong những thế kỷ trước. Có nhiều bài khi đọc lên nghe tự nhiên, mộc mạc, bình dị như một bài “Ca dao Đường luật”.
Trong tập thơ ĐL Sông Tạnh của Điềm Ca có nhiều bài đạt tới độ hoàn hảo, có tác dụng bùa chú trong lòng người đọc.
Thơ Điềm Ca hàm xúc, có âm vang, cái âm vang phát ra từ các quãng im, từ phía sau những câu chữ “ý tại ngôn ngoại”, có lực cảm nhận/ soi sáng gây hứng thú và bất ngờ.
Những điều đã nói ở trên, tôi tạm cho là SỰ BẤT NGỜ trong thơ Điềm Ca.