VÕ THẠNH VĂN
Các Cảm Nhận Về NGỠ MẮT MÔI XƯA
Các Cảm Nhận Về NGỠ MẮT MÔI XƯA
“NGỠ MẮT MÔI XƯA” [2/12] – Phần 2 (11- 20)
Thơ: phds/vtv, bình: Nguyễn Cẩm The
Tiếp theo, Phần 2 trong 12 phần của trường thi tứtuyệt “Ngỡ Mắt Môi Xưa,” ta sẽ dễ dàng bắt gặpgiọng thơ dịu dàng tha thiết nỗi nhớ mong hình ảnh người xưa trong lòng tác giả. Phần 2/12 nầy có tất cả10 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 dòng… Ta lần lượt đọctừng khổ thơ một, bắt đầu từ khổ thơ # 11. Sau mỗikhổ thơ (tg: phds/vtv) là phần cảm nhận của ngườiviết lời bình (NCT):
11.
;ngỡ mắt môi xưa
“về quanh đâu đó
“hình như trong gió
“hình như trong mưa
Thật không dễ dàng khi trong lòng luôn phải nhớmong về một ai đó. Hình ảnh một người ta thương cớsao cứ mãi vờn quanh trong từng cơn gió, trong từngcơn mưa? Vừa gần gũi bên ta, lại vưà mù khơi xa tít.Có ai giữ được gió trời, có ai níu lại những giọt mưa rơi? Có lẽ, khi ta thật yêu một ai rồi, mới có thể cảmnhận hết những dòng thơ đau đáu nỗi nhớ thươngcủa người thi sĩ tài hoa Võ Thạnh Văn
Và duyệt qua đoạn thơ tiếp theo:
12.
từ ta xa nhau
“biệt tăm nhánh tóc
“bao lần em khóc
“ẩm cuộc tình đau
Có lẽ cuộc tình nào cũng vậy. Hai người yêu nhau, xanhau ai mà không đau đớn. Mà những giọt nước mắtcủa người tài nữ sao không khỏi tuông rơi. Nước mắtấy, không lai láng như sông, như bể... nhưng đủ làmẩm ướt cả một cuộc tình, một cuộc tình dài. Và đủlàm cho nhà thơ day dứt mãi không thôi về mối tình tươi đẹp, trong sáng như ngọc ngà, như trăng sao...
13.
a vẫn thường mơ
tưởng mình nằm mộng
dáng em mây lộng
đi về trang thơ
Hằng đêm, trong những giấc mơ, tác giả tưởng mìnhnằm mộng. Mộng và mơ. Mơ và mộng. Đâu là thực.Đâu là hư… Để rồi, sao bao tháng năm trên bước đường đời dâu bể, người nghệ sĩ tài hoa vẫn hoàinhung nhớ, đến nỗi bóng dáng của người xưa vẫnchợt đi, chợt về, chợt biến chợt hiện. Bóng dáng củaem gái ngày xưa ùa về trên từng trang thơ của tác giả.
14.
;thơ ta chất trăng
“tình ta mời gió
“người về qua đó
“sông nước sương giăng
Nếu như lời thơ của Võ Thạnh Văn mang chất trăngđầy thơ, thì cuộc tình tươi đẹp ấy có thể là gió vàngười yêu kia phải là dòng sông. Đến đây ta có thể
hiểu một cách sâu xa hơn. Đó là, nhà thơ Võ ThạnhVăn cùng những sáng tác của ông không thể thiếuvắng những cuộc tình, những bóng hình đã một thời
in dấu trong trái tim ông. Tôi chợt nhớ đến 2 câu củaTản Đà: "Vì ai cho tớ phải lênh đênh / Nặng lắm ai ơi
một gánh tình.
Và có lẽ thi sĩ Võ Thạnh Văn củachúng ta chắc cũng không sao thoát khỏi một chữ Tình.
Và có lẽ thi sĩ Võ Thạnh Văn củachúng ta chắc cũng không sao thoát khỏi một chữ Tình.
15.
ta qua bến sông
“tìm người đập sợi
“sóng xanh gờn gợn
“trời đất mênh mông
Đến với những khổ thơ tiếp theo, thì bóng dángngười xưa của nhà thơ được gợi lên bằng những nétđẹp của các mỹ nhân thời xưa gắn liền với nhữngtrang sử tình bất hủ, như người đẹp Quỳnh Nga dệt lụa bên cầu giúp chàng Trần Minh đỗ đạt làm quan.
Người đập sợi, hay giặt chiếu, hay xả tơ của thi nhân là ai? Là giai nhân, dĩ nhiên. Là phiếu mẫu cho cơm Hàn Tín Lúc cơ bần? Hay là người trinh phụ nhường cơm cho Ngũ Tử Tư? Thưa, có lẽ là bất cứ ai, có nhiều đồng cảm, có chút tương lân…
16.
“ta đến Trữ La
“tìm người dệt lụa
“bóng em một thủơ
“sóng nước phù hoa
Rồi người đẹp của nhà thơ lại giống như Tây Thi, hương sắc khuynh thành cùng với cuộc tình đơn sơ nơi thôn Trữ La với anh hùng Phạm Lãi. Nơi bến
nước ấy, một cuộc hạnh ngộ. Nơi ấy, một cuộc tình đã chớm. Hai con tim đã rung cảm vì nhau. Trai anh
hùng, gái thuyền quyên. Nhưng, mối hận Ngô-Việt còn đó. Nợ chung phải trả. Tình riêng đành hy sinh.
Sóng nước Trữ La có phù hoa chăng, nhưng mối tình ấy thì vạn cổ.
17.
“ta qua Nam Xương
“tìm người tiết phụ
“vách loang bóng rũ
“thấp thoáng chân tường
Tác giả lại không quên ví người yêu của mình mang đức hạnh tốt đẹp, tấm lòng son sắc thủy chung chờ chồng của người thiếu phụ Nam Xương. Trong hạnh phúc lứa đôi, phải có cả 2 điều kiện, đó là điều kiện ắt có và đủ: Yêu Thương và Chung Thuỷ. Yêu thương làm cho tấm lòng người con gái sáng lung linh.
Chung thuỷ làm cho con tim người thiếu phụ đáng mặt trinh phụ, liệt phụ, mệnh phụ.
18.
“ta vượt nghìn xưa
“tìm về Cai Hạ
“thép gươm trướng lạ
“đẹp giọt rượu đưa
Đến người con gái chốn sa trường, thời Hán Sở tranh hùng xưng bá, 200 năm trước Công Nguyên. Người con gái tài sắc ấy đã đi vào lịch sử và văn học sử, với tài làm thơ múa kiếm, dâng rượu tiển anh hùng làm nên trang tình sử khó có thể phai mờ với thời gian.
Chắn chắn khi nhắc về Cai Hạ thì không ai làm sao quên cuộc tiễn đưa đầy bi hùng tráng của Sở Bá Vương Hạng Võ biệt Ngu Cơ.
19.
ta về Đồ Bàn
“ta qua Trà Kiệu
“đường cong vi diệu
“ngủ giấc miên man
Đi quanh một vòng với bao người đẹp xưa, tác giả lại không quên nói với mọi người rằng, dĩ nhiên người yêu của ông có nét đẹp mỹ miều xa vắng của người con gái Chăm trên vùng đất Đồ Bàn (Bình Định) và thắng địa Kim Sơn / Trà Kiệu (Quảng Nam), cũng như rải rác trên nhiều miền đất Quê Hương ngày nay, mà di tích và thắng tích còn sừng sững, thi gan tuế nguyệt.
20.
chắc mai em về
“trong cơn ngái ngủ
“đường mây mưa phủ
“bến mộng thê thê
Và có lẽ, nét đẹp hiền ngoan của người con gái xứ Trữ La, Cai Hạ, Đồ Bàn, Trà Kiệu… đã làm say lòng người thi sĩ tài hoa này, ru ông những giấc mông dài lê thê không hồi kết… Từ nghìn xưa cho đến nghìn sau, những trang tài nữ ấy vẫn còn hiển hiện trong lòng thi nhân, và vẫn tiếp tục đi về… trong bao cơn mộng mị… Quả là “bến mộng thê thê.” Thê thê là mênh mông, là dằng dặc, là vô tận, là không cùng.
* * * * *
Mến gửi tác giả PHDS/VTV cùng khách văn chương vài dòng cảm nhận về phần 2/12, tập thơ tình trường thi tứ tuyệt “NMMX” của ông. Phận tiểu bối (Nguyễn Cẩm The) ít chữ, không dám dùng từ "luận bàn hay về thơ của thi sĩ. Kính mong ông cùng quý tiền bối trong lĩnh vực văn thơ bỏ qua nếu phần cảm nhận trên có gì sai xót về câu từ hoặc kiến thức.