LA THỤY
(Chuyển tiếp)
(Chuyển tiếp)
BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 10):
TIÊN NỮ VU SƠN
Phanxipăng
Ấy là điển cố mà Hàn Mạc Tử dùng trong bài thư Thắm thiết viết về Mai Đình:
... Đây Mai Đình, tiên nữ ở Vu SơnĐem mộng xuống gieo vào muôn sóng mắtNàng! Ôm nàng! Hai tay tra ghì chặtCả bài thơ êm mát lạ lùng thay!Ta là người uống muôn hận sầu cayNàng là mật của muôn tuần trăng mậtÔi khoái chá thấm dần vô the chấtHồn trong xương, ảnh hưởng đến mê tơi!Quý như vàng, trọng như ngọc trên đờiMai! Mai! Mai! Là Nguyệt Nga tái thế...
Mai Đình tức Lê Thị Mai (1917 – 1999)
Mai Đình có họ tên thật là Lê Thị Mai, sinh năm Đinh Tỵ 1917 (cùng tuổi với Mộng Cầm) tại quê nhà - xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá - trong một gia đình quan lại. Nàng còn có một bút danh khác là Ngọc Mai. Trần Thanh Mại qua chuyên luận Hàn Mạc Tử (sđd), đã ghi nhận: “Mai có học, viết quốc ngữ thông, nói tiếng Pháp được, làm thơ hay, có nhiều bài đăng báo”.
Còn trong hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd), Nguyễn Bá Tín viết: “Khác với những mối tình âm thầm kín đáo hoặc dè dặt của Hoàng Hoa, của Mộng Cầm, chị Mai Đình là nhiều yêu thơ cũng như yêu con người phung cùi đó [Hàn] một cách ồn ào và sôi nổi nhất. Thơ của chị cảm ứng với Hàn Mạc Tử rất nhiều.”
Tháng 11-1992, tại buổi tưởng niệm nhân 80 năm ngày mất Hàn thi sĩ được tổ chức ở Nhà văn hoá Lao động TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi mới gặp nữ sĩ Mai Đình. Lúc này, tuy tóc bạc như cước, da đã đồi mồi, song bà vẫn còn nhanh nhảu, quắc thước. Điểm nổi bật nơi bà mà nhiều người nhận ra khi tiếp xúc là Mai Đình luôn... say mê thi ca và luôn hoài cảm đến Hàn.
Ghé thăm nhà riêng của bà ở quận Bình Thạnh, chúng tôi thực sự ngạc nhiên bởi phát hiện thêm đôi điều đặc biệt. Chẳng hạn chuyện gia thất, Mai Đình với Mộng Cầm lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên: cả hai, ai cũng trải qua hai đời chồng.
Vì hoàn cảnh run rủi, sau khi Hàn mất, Mai kết hôn với Lưu Quốc Hùng (tức Trần Hùng) - một người Việt gốc Hoa và là tay vợt từng đoạt giải vô địch bóng bàn Đông Dương. Ông chồng họ Lưu mất năm 1977. Sau đó, bà sống chung với ông Phan Liên (sinh năm 1913) - người gốc Huế và tập kết ra Bắc, cùng làm cán bộ Ngân hàng Nhà nước TP. Hà Nội với bà. Mặc dù chồng con đề huề, song trong phòng riêng của mình, Mai Đình vẫn lập... án thờ Hàn Mạc Tử một cách trang trọng!
Bà tâm sự:
- Hàn mất, thấm thoắt đã hơn nửa thế kỷ. Vậy mà lúc nào tôi cũng tưởng anh còn sống. Dù ở đâu, miền Bắc hay miền Nam, tôi hằng nghĩ tới anh, làm thơ về anh.
Đây là bài Nụ hôn không thành do Mai Đình sáng tác năm 1992 ấy. Ví chưa biết trước tác giả, hẳn bạn đọc khó ngờ những dòng lục bát “ngùn ngụt lửa tình” này là của một... bà lão 75 tuổi:
Còn trong hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd), Nguyễn Bá Tín viết: “Khác với những mối tình âm thầm kín đáo hoặc dè dặt của Hoàng Hoa, của Mộng Cầm, chị Mai Đình là nhiều yêu thơ cũng như yêu con người phung cùi đó [Hàn] một cách ồn ào và sôi nổi nhất. Thơ của chị cảm ứng với Hàn Mạc Tử rất nhiều.”
Tháng 11-1992, tại buổi tưởng niệm nhân 80 năm ngày mất Hàn thi sĩ được tổ chức ở Nhà văn hoá Lao động TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi mới gặp nữ sĩ Mai Đình. Lúc này, tuy tóc bạc như cước, da đã đồi mồi, song bà vẫn còn nhanh nhảu, quắc thước. Điểm nổi bật nơi bà mà nhiều người nhận ra khi tiếp xúc là Mai Đình luôn... say mê thi ca và luôn hoài cảm đến Hàn.
Ghé thăm nhà riêng của bà ở quận Bình Thạnh, chúng tôi thực sự ngạc nhiên bởi phát hiện thêm đôi điều đặc biệt. Chẳng hạn chuyện gia thất, Mai Đình với Mộng Cầm lại có sự trùng hợp ngẫu nhiên: cả hai, ai cũng trải qua hai đời chồng.
Vì hoàn cảnh run rủi, sau khi Hàn mất, Mai kết hôn với Lưu Quốc Hùng (tức Trần Hùng) - một người Việt gốc Hoa và là tay vợt từng đoạt giải vô địch bóng bàn Đông Dương. Ông chồng họ Lưu mất năm 1977. Sau đó, bà sống chung với ông Phan Liên (sinh năm 1913) - người gốc Huế và tập kết ra Bắc, cùng làm cán bộ Ngân hàng Nhà nước TP. Hà Nội với bà. Mặc dù chồng con đề huề, song trong phòng riêng của mình, Mai Đình vẫn lập... án thờ Hàn Mạc Tử một cách trang trọng!
Bà tâm sự:
- Hàn mất, thấm thoắt đã hơn nửa thế kỷ. Vậy mà lúc nào tôi cũng tưởng anh còn sống. Dù ở đâu, miền Bắc hay miền Nam, tôi hằng nghĩ tới anh, làm thơ về anh.
Đây là bài Nụ hôn không thành do Mai Đình sáng tác năm 1992 ấy. Ví chưa biết trước tác giả, hẳn bạn đọc khó ngờ những dòng lục bát “ngùn ngụt lửa tình” này là của một... bà lão 75 tuổi:
Nụ hôn em đã sẵn sàngHôn anh cho thật nồng nàn say sưaBao nhiêu tháng đợi năm chờNụ hôn hẹn đến bao giờ anh ơi?Bệnh anh ngày một thêm bồiYêu em không nỡ để đời em lâyNgày qua ngày lại qua ngàyHôn anh, em gửi gió mây hôn giùm.
Tìm hiểu cuộc đời “nhiều nỗi truân chuyên” của Mai Đình, chúng tôi càng ngạc nhiên trước một số phận lạ kỳ của một phụ nữ đầy cá tính. Riêng mối quan hệ Hàn - Mai, vì nhiều lý do, không ít sách báo lâu nay đã dựng lên lắm chi tiết mâu thuẫn, sai thực tế. Và cũng có hàng loạt chi tiết mà đến giờ hầu như rất kẻ am tường, ngay cả bản thân của bà.
Bước vào tuổi thiếu nữ, Lê Thị Mai mê đọc sách, ngâm thơ. Nàng thường theo bố dự các buổi xướng hoạ thất ngôn, ngũ ngôn. Ngờ đâu, sự cố oái ăm ập tới. Một ông bạn đồng liêu của bố, từ lâu để ý nàng, ngỏ lời cầu hôn. Song thân ưng thuận, nhưng nàng phản đối: “Không yêu, lấy nhau sao được?”. Làm thân con gái thời đó mà dám phát biểu thế, bị xem là quá quắt. Mặc, cha mẹ cứ ép gả. Ngày gia đình tưng bừng sửa soạn lễ vu quy, Mai lẳng lặng xách valy (1), trốn nhà ra đi. Rời Thanh Hoá, nàng trôi dạt vào Nam, mặc gió đời xô đẩy: Huế, Đà Nẵng, Kontum, Gia Lai, Nha Trang, Phan Thiết... Rồi nàng dừng chân ở Sài Gòn, mưu sinh bằng cách dạy nữ công gia chánh cho một vài trường trung học. Ít người biết rằng ngoài việc dạy học Mai còn tranh thủ “cải thiện kinh tế” bằng con đường buôn bán vàng bạc, đá quý. Cũng nhờ con đường đó mà nàng có dịp đặt chân tới Phnom Penh, thủ đô Campuchia.
Lê Thị Mai kinh doanh khéo. Song, đam mê lớn nhất của nàng vẫn là văn chương. Lần nọ, tình cờ đọc bài thơ Thức khuya (còn có tiêu đề khác là Đêm không ngủ) của Phong Trần tức Hàn Mạc Tử đăng trên tờ báo nọ, nà bắt đầu chú ý đến ngòi bút “đồng điệu” kia. Dò hỏi, biết Hàn đang phụ trách trang văn chương cho nhật báo Sài Gòn, nàng bèn quyết định gửi ít bản thảo thơ mình tới toà soạn, hy vọng sẽ lọt vào “mắt xanh” của thi nhân.
Chẳng rõ đôi mắt Hàn... màu gì: chàng chọn đăng thơ Mai Đình và đinh ninh rằng đấy là tác phẩm của một đấng... mày râu! Đến khi Lê Thị Mai ghi rõ “cô Mai Đình” trong bản thảo tiếp theo, Hàn mới ngẩn người: “Chà chà! Té ra con gái!” Giai đoạn này, thân phụ nàng thuyên chuyển vào làm Toà sứ Phan Thiết. Nàng vẫn trú tại Sài Gòn, thỉnh thoảng mới ra Bình Thuận thăm bố. Còn Hàn, như chúng ta đã rõ, sau một thời gian làm báo ở Sài Gòn thì quay về Quy Nhơn, xuất bản tập thơ Gái quê (1936), thực hiện giai phẩm Nắng xuân (1937), kế đó là phát bệnh nan y. Hãy nghe Mai Đình hồi tưởng:
- Năm 1937, tôi ra Thanh Hoá thăm quê rồi đáp ôtô vào Phan Thiết vấn an thân phụ. Trên xe, nghe khách đồng hành trò chuyện văn chương. Họ nhắc nhiều về Hàn Mạc Tử. Lúc ấy, tôi mới hay thi sĩ đang ở Quy Nhơn. Tôi bỗng quyết định ghé thị xã để thăm anh. Nhưng, một cô gái xa xôi mà đùng đùng tự tìm tới một người con trai chưa hề gặp mặt, quả chẳng tiện chút nào. Chợt nhớ rằng ở Quy Nhơn, tôi có một bạn thơ. Đó là Trần Thống, tức Trần Kiên Mỹ, Vợ chồng anh Thống rất mê tôi, đón tiếp ân cần. Nhưng khi nghe tôi hỏi địa chỉ Hàn và nhờ đưa đến thăm, thì vợ chồng anh Thống cho biết số nhà 20 Khải Định và thành thật khuyên tôi... chớ lai vãng vì thi sĩ bị bệnh cùi! Đắn đo mãi, tôi tới một mình. Tiếp tôi là Nguyễn Bá Hiếu, em ruột Hàn. Còn Hàn đang nằm trong buồng kín. Qua Hiếu, Hàn nhắn rằng anh rất cảm kích đối với việc tôi ghé thăm, nhưng rất tiếc, anh bệnh, không tiếp được. Tôi ra về, lòng ngùi thương cảm. Chiều tối, tôi chuẩn bị ra ga đón tàu vào Nam thì anh Nguyễn Minh Vỹ tìm trao cho tôi tập Gái quê có dòng chữ đề tặng của Hàn. Tôi xúc động quá! Lên tàu, tôi đọc một mạch hết tập thơ, càng cảm mến anh. Sẵn giấy bút, tôi làm ngày bài Biết anh, bài thơ đầu tiên tôi viết về Hàn...
Tại Quy Nhơn, ngôi nhà số 20 đường Khải Định thuở trước, nay mang số 67 đường Lê Lợi. Ảnh: Phanxipăng
Nhiều tác giả, trong đó có nhà thơ Quách Tấn, vẫn cho rằng Mai Đình đọc xong Gái quê liền chuyển từ tình cảm quý mến thành tình yêu đối với Hàn. Điều này, theo người trong cuộc thì chưa chính xác. Mai Đình kể tiếp:
- Tàu đến Nha Trang, tôi xuống tìm nhà Quách Tấn. Tôi với anh Tấn biết nhau từ trước. Gặp lại, cả hai đều mừng. Tôi kể chuyện tôi ghé Quy Nhơn thăm Hàn và khoe tập thơ mà Hàn mới tặng tôi. Anh Tấn bảo rằng Hàn cũng đã tặng anh một tập, nhưng một người bạn đang mượn, mà anh cần viết bài về thi phẩm này nên đề nghị tôi cho anh tạm dùng ít hôm. Tôi bằng lòng, đưa sách cho anh, quên bẵng có bản thảo. Biết anh kẹp trong sách. Quách Tấn chép bài thơ tôi, gửi cho Hàn. Không lâu sau đó, Hàn đáp lại bằng bài thơ Lưu luyến rất tuyệt:
Chửa gặp nhau mà đã biệt lyHồn anh theo dõi bóng em điHồn anh sẽ nhập trong luồng gióLưu luyến bên em chẳng nói gì...
Mai Đình khẳng định:
- Đấy, tôi “chết” vì bài thơ này đấy! Kể từ đó, tôi với anh thường xuyên liên lạc thư từ gắn bó như một cặp tình nhân.
Nội dung câu chuyện Mai Đình thuật lại cho chúng tôi nghe, sau đó được bà lặp lại y hệt trên báo Phụ nữ Việt Nam số 28 ra ngày 11-1-1994. Tuy nhiên phối kiểm các nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy trong lời kể của Mai Đình cũng tồn tại một số chi tiết hoặc cần chỉnh lý, hoặc nên hồ nghi. Xin dẫn vài đoạn trong bào báo vừa nêu: “Đầu năm 1939 tôi mới có dịp ra thăm anh. Lại tìm đến nhà anh ở 20 đường Khải Định (...). Anh không còn ở đấy nữa. Bệnh cùi tàn phá cơ thể anh, vi trùng đã ăn lên đến mặt [?](2) (...). Chính quyền thành phố ra lệnh bắt đưa anh vào bệnh viện cùi Quy Hoà [sự thật không đúng thế!] (...). Thương anh, gia đình giấu anh ở một nơi kín đáo dưỡng bệnh, đó là Gò Bồi. Gò Bồi nằm phía tây thành phố Quy Nhơn, một khu cát rộng, trên đó là những túp lều cỏ sơ sài của những người nghèo khổ bần cùng đói rách (3)[theo mô tả thì địa điểm này là xóm Động chứ chẳng phải Gò Bồi] (...). Tôi xin phép bà cụ (4)[bà Duy - mẹ của Hàn] ra thăm Hàn Mạc Tử, cụ bằng lòng và một chú bé (5) [tiểu đồng Phạm Hành] dẫn tôi ra Gò Bồi. Đến trước túp lều tranh xơ xác xiêu vẹo, chú bé bảo tôi dừng lại. Vén tấm mành che cửa, chú bé bảo tôi chui vào. Một người đàn ông nhỏ bé, gầy yếu, ngồi trên chiếc giường chõng, cạnh bàn viết. Bàn là một tấm gỗ thùng đặt trên khung chân cũ. Người đàn ông ngước đôi mắt đen sáng long lanh nhìn tôi dò hỏi. Tôi đứng lặng đi. Hàn Mạc Tử đây ư? Thật xa lạ với một thi sĩ mà tôi hằng mộng tưởng. Anh ốm yếu, tàn tạ, da mặt sần sùi, chỉ còn đôi mắt làm tôi sửng sốt: sáng như hai ngôi sao, đằm thắm, thông minh và có sức cám dỗ kỳ lạ. Từ đôi mắt ấy như toát ra thứ ánh sáng huyền diệu khiến tôi bỗng thấy thương yêu anh vô cùng. Tôi nhìn xoáy vào mắt anh, nói nhỏ chỉ đủ anh nghe: Em là Mai Đình đến thăm anh đây... Vâng, Mai Đình đây! (...). Phút xúc động lắng xuống, chúng tôi bình tĩnh ngồi xuống tâm sự với nhau. Càng trò chuyện càng tâm đầu ý hợp (...). Từ đấy, cứ mỗi lần thu xếp được công việc, tôi lại từ Sài Gòn ra thăm anh, cố gắng được gần anh nhiều hơn. Vốn liếng tư trang chẳng đáng bao nhiêu, tôi cũng bán đi để có chút tiền đem ra chăm sóc anh. Chúng tôi ngồi suốt ngày đàm đạo, làm thơ xướng hoạ (...), những bài thơ chúng tôi cùng làm, bài nào cũng dạt dào xúc cảm. Tôi chép vào một tập. Hàn Mạc Tử bảo tôi đặt tên. Tôi đặt là Đôi hồn. Hàn Mạc Tử gật đầu bằng lòng. Có thể nói chúng tôi yêu nhau say đắm. Nhưng đó là mối tình hoàn toàn trong sạch. Trọng nhau về tài, cảm phục nhau về thơ mà yêu chứ thậm chí cầm tay nhau cũng không. Lần đó ra thăm, bệnh tình anh càng nặng hơn, sức khoẻ suy sụp, nhìn anh tôi không cầm nổi nước mắt. Tôi bảo với anh hay là anh cứ đi bệnh viện Quy Hoà, tôi sẽ nghỉ việc, theo anh ra đó săn sóc chăm nom. Anh lắc đầu nói rằng anh không muốn tôi phải khổ vì anh (...). Hôm sau, tôi chia tay anh, trở về Sài Gòn. Và tôi đâu có ngờ rằng đó là lần cuối cùng giữa hai chúng tôi (...). Ngày 11-11-1940, anh qua đời. Được tin ấy tôi vô cùng đau đớn, xót xa ân hận vì đã không săn sóc được anh, phút anh lâm chung không có tôi bên cạnh. Tôi chỉ còn biết thu xếp hành lý ra Quy Hoà viếng mộ anh (6)[vào năm 1941]. Ngồi bên nấm mồ khói hương nghi ngút mà lòng tôi tan nát vì thương nhớ!”
- Đấy, tôi “chết” vì bài thơ này đấy! Kể từ đó, tôi với anh thường xuyên liên lạc thư từ gắn bó như một cặp tình nhân.
Nội dung câu chuyện Mai Đình thuật lại cho chúng tôi nghe, sau đó được bà lặp lại y hệt trên báo Phụ nữ Việt Nam số 28 ra ngày 11-1-1994. Tuy nhiên phối kiểm các nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy trong lời kể của Mai Đình cũng tồn tại một số chi tiết hoặc cần chỉnh lý, hoặc nên hồ nghi. Xin dẫn vài đoạn trong bào báo vừa nêu: “Đầu năm 1939 tôi mới có dịp ra thăm anh. Lại tìm đến nhà anh ở 20 đường Khải Định (...). Anh không còn ở đấy nữa. Bệnh cùi tàn phá cơ thể anh, vi trùng đã ăn lên đến mặt [?](2) (...). Chính quyền thành phố ra lệnh bắt đưa anh vào bệnh viện cùi Quy Hoà [sự thật không đúng thế!] (...). Thương anh, gia đình giấu anh ở một nơi kín đáo dưỡng bệnh, đó là Gò Bồi. Gò Bồi nằm phía tây thành phố Quy Nhơn, một khu cát rộng, trên đó là những túp lều cỏ sơ sài của những người nghèo khổ bần cùng đói rách (3)[theo mô tả thì địa điểm này là xóm Động chứ chẳng phải Gò Bồi] (...). Tôi xin phép bà cụ (4)[bà Duy - mẹ của Hàn] ra thăm Hàn Mạc Tử, cụ bằng lòng và một chú bé (5) [tiểu đồng Phạm Hành] dẫn tôi ra Gò Bồi. Đến trước túp lều tranh xơ xác xiêu vẹo, chú bé bảo tôi dừng lại. Vén tấm mành che cửa, chú bé bảo tôi chui vào. Một người đàn ông nhỏ bé, gầy yếu, ngồi trên chiếc giường chõng, cạnh bàn viết. Bàn là một tấm gỗ thùng đặt trên khung chân cũ. Người đàn ông ngước đôi mắt đen sáng long lanh nhìn tôi dò hỏi. Tôi đứng lặng đi. Hàn Mạc Tử đây ư? Thật xa lạ với một thi sĩ mà tôi hằng mộng tưởng. Anh ốm yếu, tàn tạ, da mặt sần sùi, chỉ còn đôi mắt làm tôi sửng sốt: sáng như hai ngôi sao, đằm thắm, thông minh và có sức cám dỗ kỳ lạ. Từ đôi mắt ấy như toát ra thứ ánh sáng huyền diệu khiến tôi bỗng thấy thương yêu anh vô cùng. Tôi nhìn xoáy vào mắt anh, nói nhỏ chỉ đủ anh nghe: Em là Mai Đình đến thăm anh đây... Vâng, Mai Đình đây! (...). Phút xúc động lắng xuống, chúng tôi bình tĩnh ngồi xuống tâm sự với nhau. Càng trò chuyện càng tâm đầu ý hợp (...). Từ đấy, cứ mỗi lần thu xếp được công việc, tôi lại từ Sài Gòn ra thăm anh, cố gắng được gần anh nhiều hơn. Vốn liếng tư trang chẳng đáng bao nhiêu, tôi cũng bán đi để có chút tiền đem ra chăm sóc anh. Chúng tôi ngồi suốt ngày đàm đạo, làm thơ xướng hoạ (...), những bài thơ chúng tôi cùng làm, bài nào cũng dạt dào xúc cảm. Tôi chép vào một tập. Hàn Mạc Tử bảo tôi đặt tên. Tôi đặt là Đôi hồn. Hàn Mạc Tử gật đầu bằng lòng. Có thể nói chúng tôi yêu nhau say đắm. Nhưng đó là mối tình hoàn toàn trong sạch. Trọng nhau về tài, cảm phục nhau về thơ mà yêu chứ thậm chí cầm tay nhau cũng không. Lần đó ra thăm, bệnh tình anh càng nặng hơn, sức khoẻ suy sụp, nhìn anh tôi không cầm nổi nước mắt. Tôi bảo với anh hay là anh cứ đi bệnh viện Quy Hoà, tôi sẽ nghỉ việc, theo anh ra đó săn sóc chăm nom. Anh lắc đầu nói rằng anh không muốn tôi phải khổ vì anh (...). Hôm sau, tôi chia tay anh, trở về Sài Gòn. Và tôi đâu có ngờ rằng đó là lần cuối cùng giữa hai chúng tôi (...). Ngày 11-11-1940, anh qua đời. Được tin ấy tôi vô cùng đau đớn, xót xa ân hận vì đã không săn sóc được anh, phút anh lâm chung không có tôi bên cạnh. Tôi chỉ còn biết thu xếp hành lý ra Quy Hoà viếng mộ anh (6)[vào năm 1941]. Ngồi bên nấm mồ khói hương nghi ngút mà lòng tôi tan nát vì thương nhớ!”
Như vậy, sau khi Hàn nằm chết như trăng (7) thì Mai Đình chính là nàng tiên đầu tiên đến khóc bên phần mộ. Theo ông Nguyễn Bá Tín thì cả gia đình Hàn, ai cũng quý mến Mai Đình. Bức xúc trước những lời đơm đặt quanh mối tình Hàn - Mai, chị ruột của Hàn là Nguyễn Thị Như Lễ phải lên tiếng trên tạp chí Lành Mạnh số ra ngày 1-11-1959:
“Cô Mai có đến thăm Tử mấy bận nhưng Tử không tiếp. Sau, anh Tấn [nhà thơ Quách Tấn] và chị em chúng tôi khuyên Tử, Tử mới chịu ra ngồi nói chuyện với cô Mai mấy lần. Những lần nói chuyện, đều có chị em chúng tôi. Nói chuyện đường hoàng. Chúng tôi không hề thấy chuyện bịt mắt bịt mũi chi cả. Nhưng tại sao Tử bảo cô Mai bịt mắt mới được chứ? Tử tuy mắc bệnh nguy nghèo, song mặt mũi không đến nỗi hèn nỗi cực, cũng không lở lói. Nơi má trái của Tử chỉ nám một vạt lớn mà thôi. Vậy Tử có ghê tởm gì mà tự hạ mình quá thế?! Còn việc cô Mai ở nhà chúng tôi hai tháng để nuôi Tử là một điều láo toét. Cô Mai có một lần đến thăm Tử và xin phép bà thân chúng tôi ở chơi với chúng tôi hai ngày. Chỉ có một lần ấy mà thôi, còn các lần khác thì chỉ ngồi nói chuyện một vài giờ rồi đi. Hàn Mạc Tử mất được hai tháng thì cô Mai đến Quy Nhơn có ghé thăm bà thân chúng tôi. Cô ta đi với một em bé gái. Từ ấy chúng tôi không gặp lại. Lúc nào gia đình chúng tôi cũng đối đãi như một người khách và cô đối với chúng tôi cũng không có gì ngoài khuôn phép”.
Trên tuần báo Rạng đông số kỷ niệm thi sĩ Hàn Mạc Tử (xuất bản tại Huế ngày 15-11-1958, tr.16 - 17), tác giả Nguyễn Thị Hiền viết bài “Những người đàn bà đã kinh qua đời sống của Hàn Mạc Tử” với cả đoạn cứ như... phim truyện: “Năm 1937, Hàn Mạc Tử gặp nàng Lê Mai [?!] (8), tức Mai Đình nữ sĩ (...) Bệnh của chàng đã đến thời kỳ trầm trọng, gia đình lại nghèo nàn, nhưng cái đó có hề chi, khi một tình yêu đã đến. Thế là hai người lấy nhau [!?](8). Tuần trăng mật không kéo dài. Lần này không phải lỗi ở người con gái như lần trước; lần này lỗi tại Hàn (...). Thật là mỉa mai! Người yêu thi sĩ tha thiết là Mai Đình nữ sĩ lại không gây cho chàng một cảm hứng nào để làm thơ [?!](8), trái lại, người phụ bạc thi sĩ là Mộng Cầm thì lại là một thi đề phong phú của thi sĩ. Thế mới biết yêu nhà thơ chưa chắc đã lợi cho thơ, mà làm cho thi sĩ đau khổ chắc chắn không phải là tội lỗi [!?]”.
Nguyễn Thị Như Lễ rất bực dọc, phê phán Nguyễn Thị Hiền đã “đi quá trớn” đến độ “xuyên tạc” (tlđd). Vậy nhưng, chẳng hiểu sao có sách in gần đây vẫn lặp lại “vết xe đổ” ngày trước. Như cuốn Hàn Mạc Tử nhà thơ siêu thoát của Thế Phong (NXB Đồng Nai 1998) (9) gồm 6 chương thì dành hẳn một chương Nữ sĩ Mai Đình với những dòng: “Và nàng [Mai Đình] tuyên bố, Hàn như là chồng chính thức; nàng bước vào đời Hàn như một người vợ [?!] (...). Nếu để Mai Đình gặp, nàng sẽ nhận ra được khuôn mặt ghê tởm bệnh hoạn (...). Vì thế, Hàn Mạc Tử đành bịt mặt, cấm không cho Mai Đình được tìm cách trông thấy [!]...” (tr.19 - 20).
Một điểm khác đáng được lưu ý: sau khi Hàn mới từ trần, chính Mai Đình là một trong những người đầu tiên nuôi ý định tập hợp tác phẩm của Hàn để ấn hành. Qua hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd), Thiện Nam Nguyễn Bá Tín xác nhận: “Mùa thu năm 1942, chị Mai Đình lên Đà Lạt, nhắn tôi xuống nhà ga xe lửa gặp chị. Tối hôm đó, ngồi ở bàn cà phê, chi nói với tôi rất nhiều về chuyện in thơ Hàn Mạc Tử...”
Nhà thơ Hoàng Diệp thuở sinh tiền có lần phát biểu:
- Cuối năm 1946, tôi gặp lại Mai Đình ở thành Vinh (Nghệ An). Nàng vẫn nhắc Hàn với tấm lòng tha thiết. Trong tất cả phụ nữ đã đi qua đời Hàn, duy chỉ Mai Đình là người yêu Hàn sâu đậm nhất, mãnh liệt nhất, bền chặt nhất.
Trên tuần báo Rạng đông số kỷ niệm thi sĩ Hàn Mạc Tử (xuất bản tại Huế ngày 15-11-1958, tr.16 - 17), tác giả Nguyễn Thị Hiền viết bài “Những người đàn bà đã kinh qua đời sống của Hàn Mạc Tử” với cả đoạn cứ như... phim truyện: “Năm 1937, Hàn Mạc Tử gặp nàng Lê Mai [?!] (8), tức Mai Đình nữ sĩ (...) Bệnh của chàng đã đến thời kỳ trầm trọng, gia đình lại nghèo nàn, nhưng cái đó có hề chi, khi một tình yêu đã đến. Thế là hai người lấy nhau [!?](8). Tuần trăng mật không kéo dài. Lần này không phải lỗi ở người con gái như lần trước; lần này lỗi tại Hàn (...). Thật là mỉa mai! Người yêu thi sĩ tha thiết là Mai Đình nữ sĩ lại không gây cho chàng một cảm hứng nào để làm thơ [?!](8), trái lại, người phụ bạc thi sĩ là Mộng Cầm thì lại là một thi đề phong phú của thi sĩ. Thế mới biết yêu nhà thơ chưa chắc đã lợi cho thơ, mà làm cho thi sĩ đau khổ chắc chắn không phải là tội lỗi [!?]”.
Nguyễn Thị Như Lễ rất bực dọc, phê phán Nguyễn Thị Hiền đã “đi quá trớn” đến độ “xuyên tạc” (tlđd). Vậy nhưng, chẳng hiểu sao có sách in gần đây vẫn lặp lại “vết xe đổ” ngày trước. Như cuốn Hàn Mạc Tử nhà thơ siêu thoát của Thế Phong (NXB Đồng Nai 1998) (9) gồm 6 chương thì dành hẳn một chương Nữ sĩ Mai Đình với những dòng: “Và nàng [Mai Đình] tuyên bố, Hàn như là chồng chính thức; nàng bước vào đời Hàn như một người vợ [?!] (...). Nếu để Mai Đình gặp, nàng sẽ nhận ra được khuôn mặt ghê tởm bệnh hoạn (...). Vì thế, Hàn Mạc Tử đành bịt mặt, cấm không cho Mai Đình được tìm cách trông thấy [!]...” (tr.19 - 20).
Nhà thơ Hoàng Diệp thuở sinh tiền có lần phát biểu:
- Cuối năm 1946, tôi gặp lại Mai Đình ở thành Vinh (Nghệ An). Nàng vẫn nhắc Hàn với tấm lòng tha thiết. Trong tất cả phụ nữ đã đi qua đời Hàn, duy chỉ Mai Đình là người yêu Hàn sâu đậm nhất, mãnh liệt nhất, bền chặt nhất.
Tháng 10-1995, NXB Đồng Nai tung ra thị trường cuốn Đôi hồn, tập thơ chung của Hàn Mạc Tử và Mai Đình, do Kiều Văn “biên soạn và giới thiệu”. Đó là ấn phẩm mắc những sai lầm trầm trọng về nguyên tác, cước chú, v.v. Đáng tiếc xiết bao! (10)
Nữ sĩ Mai Đình từ trần tại TP. Hồ Chí Minh lúc 4 giờ sáng ngày 16-10-1999, nhằm ngày mồng 8 tháng 9 năm Kỷ Mão, hưởng thọ 82 tuổi. Những ngày tháng cuối đời, bà luôn nhắc đến Hàn với nỗi niềm tóc trắng tình xanh mộng chửa tàn... (11)
Phanxipăng
Phanxipăng
Chú thích:
1) Danh từ tiếng Pháp: valise.
(2) So thực tế, hoàn toàn không đúng.
(3) Theo mô tả thì địa điểm này là Xóm Động ở Quy Nhơn chứ chẳng phải Gò Bồi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
(4) Bà cụ là Nguyễn Thị Duy, thân mẫu của Hàn.
(5) Tiểu đồng Phạm Hành.
(6) Vào năm 1941.
(7) Trích kịch thơ Duyên kỳ ngộ của Hàn:
1) Danh từ tiếng Pháp: valise.
(2) So thực tế, hoàn toàn không đúng.
(3) Theo mô tả thì địa điểm này là Xóm Động ở Quy Nhơn chứ chẳng phải Gò Bồi ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
(4) Bà cụ là Nguyễn Thị Duy, thân mẫu của Hàn.
(5) Tiểu đồng Phạm Hành.
(6) Vào năm 1941.
(7) Trích kịch thơ Duyên kỳ ngộ của Hàn:
Một mai kia ở bên khe nước ngọcVới sao sương, anh nằm chết như trăngKhông tìm thấy nàng tiên mô đến khócĐến hôn anh và rửa vết thương tâm.
(8) ?!
(9) Sách Hàn Mạc Tử – Quách Tấn: nhà thơ siêu thoát của Thế Phong do Đại Nam Văn Hiến tại Sài Gòn xuất bản lần đầu năm 1960 bằng bản ronéo, lần nhì năm 1965 bằng bản typo. Sau này, sách ấy do NXB Đồng Nai tái bản một phần với nhan đề Hàn Mạc Tử: nhà thơ siêu thoát vào các niên điểm 1998, 2002, 2004.
(10) Bạn đọc ắt khó tưởng tượng nổi trước con số tạm gọi thống kê chưa đầy đủ: chỉ riêng bài Trường tương tư của Hàn có 46 câu thì trong tập Đôi hồn đã bị thay đổi những 70 chỗ so với nguyên tác. Phê bình ấn phẩm này, Phanxipăng viết Lệ Kiều với tập “Đôi hồn” đăng tạp chí Kiến Thức Ngày Nay 442 (20-11-2002).
(11) Trích bài thơ Mộng chửa tàn của Mai Đình.