LA THỤY
(Chuyển tiếp)
(Chuyển tiếp)
BÍ MẬT HÀN MẠC TỬ (KỲ 5):
THÁNG NĂM HÀNH NGHỀ “NÓI LÁO”
Phanxipăng
Chân dung nhà thơ, nhà báo Hàn Mạc Tử.
Tranh acrylic: Nguyễn Hồng Lam
Độ ấy, làng báo nước nhà nổi lên một cây bút sung sức và sắc sảo: Lãng Tử, với loạt phóng sự điều tra Phù dung và nhan sắc, Nợ văn... Lãng Tử còn là một nhà thơ mang hiệu Thúc Tề. Mấy bài thơ Trăng mơ, Em buồn, Xuân lên đường của Thúc Tề trở nên phổ biến sau khi đăng trên Hà Nội báo và rồi càng quen thuộc với bạ đọc từ lúc Hoài Thanh - Hoài Chân tuyển bài đầu vào bộ Thi nhân Việt Nam. Lãng Tử, tức Thúc Tề, họ tên thật là Nguyễn Thúc Nhuận, sinh ngày 17 - 10 - 1916 ở Huế, từng học Collège de Quinhon và Lycée Khải Định (trường THPT Quốc Học - Huế hiện tại), giai đoạn 1938 - 1945 chủ báo Mai và Đông Dương ở Sài Gòn. Như thế, Thúc Tề sàng sàng đồng lứa, lại đồng hương và đồng môn với Hàn Mạc Tử. Qua manh mối của Thúc Tề, Hàn mạnh dạn khăn gói lên đường vào Nam làm báo. Đó là mùa thu năm 1935.
1935 là năm có hàng loạt báo chí ra mắt hoặc tục bản: nhật báo Điện tín (số 1 phát hành ngày 15-1), tạp chí Partout (23-1), bán tuần báo Tràng An (1-3), tuần báo Nghe thấy (25-4), tuần san Đàn văn (16-5), nhật báo Dân quyền (20-6), báo Mai (5-8), tuần báo Công dân (25-9), tuần báo Tân thời (17-11), nhật báo Đuốc nhà Nam bộ mới (2-12), tuần san Kiến văn (29-12)... Báo chí ra nhiều, đương nhiên cần đông người viết. Mà Sài Gòn đóng vai trò trung tâm truyền thông đại chúng hàng đầu. Rõ ràng Hàn nhập cuộc đúng thời điểm và địa điểm. Với Hàn lúc đó, “thiên thời” cùng “địa lợi” coi như tạm ổn, còn yếu tố “nhân hoà” thì sao?
Trong cuốn Hàn Mạc Tử (sđd), Trần Thanh Mại cho rằng Hàn vào Sài thành và cùng mấy anh em làm báo mướn chung một gian trên căn gác tồi tàn ở số 107 đường Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn, Q.1, TP. Hồ Chí Minh):
“Thường thường thì chúng cả thảy bốn người, nhưng có khi đông hơn. Chúng không mua nổi ghế bố, cũng không có chiếu, nên đêm đêm cứ quét sạch sàn ván, trải nhật trình cũ ra, ngay chỗ cạnh ngoài đường (...). Chúng cho rằng ở như thế mới nên thơ và lấy làm tự mãn về cuộc sống của mình. Khi nào chúng muốn viết văn hay làm thơ, chúng cứ việc nằm sấp lại và nhờ ánh sáng của một ngọn đèn đường cách đấy bacay me (...). Kể ra một bọn làm báo, nhưng kỳ thực chỉ có một mình Hàn Mạc Tử là có chỗ làm rồi, còn ra thì là những người đang đợi việc, hay cũng cứ tin thế để nuốt hột cơm của bạn cho nó trôi, chứ suốt đời họ cũng không làm cho một tờ báo nào (...). Một người đã sống với Hàn Mạc tử trong cuộc đời chia sẻ ấy đã hạ bút viết một câu như thế này: Đời của Trí có thể toát yếu lại trong hai đặc điểm: bẩn vô thiên số và không bao giờ mất lòng anh em. Thật quả như vậy, Hàn Mạc Tử có một quan niệm rất cổ quái về sự giữ phép vệ sinh. Ấy là một kẻ mà quần áo mặc chót tháng không thay và thân hình suốt năm không hề tắm gội...”
Ông Nguyễn Bá Tín, qua hồi ký Hàn Mạc Tử anh tôi (sđd, tr.17), đã trách Trần Thanh Mại viết thế có phần nặng tay. Không phải về “hai đặc điểm” của anh mình, mà về “bọn làm báo” ở 107 đường Espagne lúc bấy giờ. Riêng chúng tôi, sau khi phối kiểm những tư liệu có được, thì thấy trong đoạn trích trên ít nhất đã sai lệch một chi tiết: “kỳ thực chỉ có một mình Hàn Mạc Tử là có chỗ làm rồi”. Sự thật thì trong “4 chàng ngự lâm pháo thủ”, mỗi Hàn tập tễnh vào nghề báo, chứ ba ông bạn đều ổn định công việc ở các toà soạn từ trước. Thúc Tề thì chúng ta đã biết. Hoàng Trọng Miên - tác giả bộ Việt Nam văn học toàn thư (NXB Tiếng Phương Đông, SG 1973) và là em ruột của nhà biên soạn từ điển Thanh Nghị tức Hoàng Trọng Quy - lúc ấy đang làm phóng viên cho hai tờ Dân Quyền và Renaissance Indochinoisa. Việt Hồ, họ tên thật Hồ Viết Tự, là hoạ sĩ chuyên thiết kế bìa và trình bày cho tuần báo Tân Văn, thi thoảng cộng tác tranh hí hoạ với nhiều tờ khác. Đồng cảnh ngộ “tha phương cầu thực”, bốn anh em sống đùm bọc yêu thương nhau. Cả bốn cũng từng được Hàn dưa vào phóng sự vui Quan nghị... gật (ký bút danh Trật Sên) với cách xưng hô bỗ bã thân tình: “thằng Tự, thằng Nhuận, thằng Miên và thằng... tôi”.
107 đường Espagne niên đoạn 1935-1936, Hàn Mạc Tử từng trọ chung phòng với các nhà báo Thúc Tề / Lãng Tử, Việt Hồ / Hồ Viết Tự, Hoàng Trọng Miên.
Rue d’Espagne hiện là đường Lê Thánh Tôn.
Mình không hò hẹn bước giang hồ,Lưu lạc quê người mới khổ cho.Nước chảy thương thân bèo bọt nổi,Mây bay nhớ mẹ sớm hôm chờ.Thằng con bất hiếu đi đành đoạn,Trời đất vô tình lại đắn đo.Muôn dặm non Tần xa thăm thẳm,Ý chừng chim nhạn biếng đưa thư.
Vẫn thất ngôn bát cú Đường luật! Chính giai đoạn này, tại Sài Gòn, trực tiếp cọ sát trong trường văn trận bút, Hàn mới thực sự chuyển đổi phong cách: từ thơ cũ sang Thơ Mới. Lưu ý rằng năm 1935, sau hơn hai năm đấu tranh quyết liệt, Thơ Mới đã giành được ưu thế và bắt đầu “tính sổ” thơ cũ trên nhiều phương diện ngôn luận. Một sự kiện gây xôn xao văn giới là nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh (họ tên thật Nguyễn Thị Kiêm), từng lên diễn đàn tại Hội Khuyến học Sài Gòn cực lực tán dương Thơ Mới hồi tháng 7-1933 thì lần đầu năm 1935 lại tiếp tục đăng đàn diễn thuyết tại địa điểm cũ để quyết “hạ đo ván” thơ cũ.
Phụ Nữ Tân Văn số 218, thứ năm 10/8/1933, in ảnh nhà báo Nguyễn Thị Manh Manh nhiệt tình ủng hộ phong trào Thơ Mới. Đó là 1 trong những nguyên nhân tích cực tác động các thi sĩ thuở ấy chuyển đổi thi pháp, có Hàn Mạc Tử
Trước và sau thời điểm đó, báo chí trong Nam và ngoài Bắc ầm ầm ủng hộ “cô gái đầu tiên lên diễn đàn” nhằm khẳng định phần thắng thuộc về Thơ Mới. Còn Quách Tấn - một “đại biểu cho lối thơ xưa, từng nằm trong thế hệ Thơ Mới hồi đó” như nhận định của Nguyễn Tấn Long trong Việt Nam thi nhân tiền chiến (quyển trung - NXB Sống Mới, SG 1972, tr.666) - lại phát biểu:
“Hàn Mạc Tử vốn từ địa hạt thơ Đường luật bước sang địa hạt Thơ Mới, cho nên tuy vui duyên mới mà vẫn không quên hẳn tình xưa. Thỉnh thoảng Tử cũng có làm đôi bài thơ Đường luật. Theo chỗ nhận xét của tôi, thì thơ Đường luật Tử làm sau này có phần trội hơn trước, phần nghệ thuật cũng như phần tình tứ” (Tập san Văn, SG 7-1-1967).
Hàn gia nhập làng báo bằng lối nào? Ông Nguyễn Bá Tín viết Hàn Mạc Tử trong riêng tư (sđd, tr. 32-34), ghi nhận:
“Lang thang ở Sài Gòn ít hôm, anh được Thúc Tề, Trọng Miên giới thiệu với Hồng Tiêu, em sao đó của bà Bút Trà, tay kinh doanh nghề báo chí. Trọng Quy và Trọng Miên đang viết cho tờ Trong khuê phòng của bà Bút Trà, mời anh phụ trách trang văn chương. Anh vừa viết vừa chữa bài và các bản in, nên họ gọi anh là thầy cò (correcteur)...”
“Hàn Mạc Tử vốn từ địa hạt thơ Đường luật bước sang địa hạt Thơ Mới, cho nên tuy vui duyên mới mà vẫn không quên hẳn tình xưa. Thỉnh thoảng Tử cũng có làm đôi bài thơ Đường luật. Theo chỗ nhận xét của tôi, thì thơ Đường luật Tử làm sau này có phần trội hơn trước, phần nghệ thuật cũng như phần tình tứ” (Tập san Văn, SG 7-1-1967).
Hàn gia nhập làng báo bằng lối nào? Ông Nguyễn Bá Tín viết Hàn Mạc Tử trong riêng tư (sđd, tr. 32-34), ghi nhận:
“Lang thang ở Sài Gòn ít hôm, anh được Thúc Tề, Trọng Miên giới thiệu với Hồng Tiêu, em sao đó của bà Bút Trà, tay kinh doanh nghề báo chí. Trọng Quy và Trọng Miên đang viết cho tờ Trong khuê phòng của bà Bút Trà, mời anh phụ trách trang văn chương. Anh vừa viết vừa chữa bài và các bản in, nên họ gọi anh là thầy cò (correcteur)...”
Di ảnh bà Bút Trà - chủ báo của Hàn Mạc Tử
- Nói cho đúng, Thanh Nghị làm secrrestaire de la rédaction [thư ký toà soạn] của tờ Trong khuê phòng. Thoạt đầu, tôi ở Huế gửi bài cộng tác. Sau liên tục vào ra, vừa giúp Thanh Nghị công việc toà báo, vừa tranh thủ ghé thư viện Lagrandière [Thư viện Quốc gia II bây giờ] để đọc sách. Anh em vẫn bảo rằng Hàn hồi vào Sài Gòn làm ở tờ Sài Gòn, trước thì chấm morasse, sau được giao phụ trách trang văn chương.
Nguyên nhật báo Sài Thành xuất hiện từ ngày 2-3-1932, đến ngày 3-5-1933 đổi tên là Sài Gòn và mãi sau còn ra bộ mới vào ngày 18-11-1963. Báo này, ông bà Nguyễn Đức Nhuận, tự Bút Trà, làm chủ nhiệm; toà soạn đặt tại 39 đường Colonel Grimaud (nay là đường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP. Hồ Chí Minh). Làm ở đây, theo Trần Thanh Mại thì mỗi nửa tháng Hàn được nhận nhận lương 20 đồng, còn theo Hoàng Diệp thì lương cả tháng của Hàn là 35 đồng - nghĩa là gấp nhiều lần lương thư ký đạc điền ở Quy Nhơn. Vậy nhưng, lọt thỏm vào “cái cối xay..tiền” là thành phố Sài Gòn, mức lương ấy vẫn khiến Hàn chật vật.
Theo phóng sự Nợ văn của Thúc Tề (NXB Tân Việt, HN 1941), cánh nhà báo thuở đó có tiếng lóng rất buồn cười: chó rượt. Vắn gọn, chó rượt là túng đói. Mà Hàn với bạn hữu bị chó rượt dài dài - mặc dù ngài công việc chính ở toà soạn, họ còn đều đặn có bài cộng tác với các báo khác. Ông Nguyễn Bá Tín viết Hàn Mạc Tử riêng tư (sđd, tr. 38) nguyên văn thế này:
“Ở Sài Gòn, nhờ anh viết cho nhiều tờ báo, nhuận bút rộng rãi. Có tháng anh kiếm được gần trăm đồng, nhưng sắm sửa cho nhu cầu riêng anh, ngoại trừ bộ đồ “tuuytsxo” tơ Delignon, cái mũ Panama cố hữu và đôi giày “veecni” đen, anh không sắm sửa gì hơn nữa, năm ba cái sơ mi, áo lót quần đùi là đủ. Chỉ thỉnh thoảng mới mua bộ đồ ngủ, bị tiệm giặt xiết khi phải trả thiếu tiền, mà không tháng nào anh trả đủ được”.
Bị có rượt te tua, nhưng lỡ “phải lòng” một hồng nhan nào đấy thì Hàn vẫn cứ... “vung tay quá trán”. Giai đoạn này, qua báo chí, Hàn “kết” Mộng Cầm ở tít tận Phan Thiết. Từ 1936, mỗi cuối tuần, chàng vượt xấp xỉ 200km, để thủ thỉ tâm tình với ý trung nhân. Thường thì đi về bằng tàu hoả. Nhưng nghe đâu có lần nổi máu “xài sang”, Hàn sẵn sàng thuê bao ôtô khứ hồi lang thang tìm tới chốn lầu trang.
Bài thơ Uống trăng của Hàn Mạc Tử, kí bút danh Mlle Mộng Cầm,
đăng trên nhật báo Saigon thứ bảy 16/11/1935
Ông Nguyễn Bá Tín thuật lại:
- Biết chuyện, tôi lấy làm thắc mắc, không rõ anh Trí đã sống khó khăn vậy thì lấy đâu mà “chơi bảnh”? Vỗ vai tôi, Thúc Tề cười: “Mi nghĩ có cuộc chi tiêu nào chính đáng hơn? Tài tử giai nhân tế ngộ nan mà! Không tốn sao được?”.
Có một chi tiết lý thú mà Hoàng Diệp từng chép trong chuyên luận Hàn Mạc Tử (sđd, tr. 78): rời Quy Nhơn vào Sài Gòn làm báo, Hàn xách một va li gồm áo, quần, giày, mũ và mền len. Cái mền (chăn) đó của bà chị (chị Lễ?), Hàn năn nỉ mãi mới mượn được, Chị bảo: “Tôi biết tính cậu rồi; cậu hứa trước đến Tết này, cậu nhớ mang mền về trả lại cho tôi”. Hàn trịnh trọng hứa. Nửa năm sau, đúng đêm trừ tịch (Tết Mậu Tý 1936), chàng mới trở về với...hai bàn tay không! Hỏi cái va li và chiếc mền đâu, Hàn cười: “Dạ có, đồ “ba-ga [[bagage: hành lý] sẽ đến sau”. Ngày lại ngày, đồ ba-ga chẳng bao giờ thấy! Trần Thanh Mại soạn sách Hàn Mạc Tử (sđd) còn đẩy chi tiết ấy tới ngưỡng...hài kịch. Ông ghi lời đáp của Hàn về hành lý: “con gửi lại Sài Gòn. Con về ít hôm thăm mẹ và ăn Tết, rồi đi ngay”. Bồi “hạ màn” bằng ảnh gây ấn tượng: “Chàng ở lại ăn Tết suốt một năm; và hành lý gửi đâu, vẫn không thấy đòi về”. Thực tế, sau Tết đó, Hàn quay lại Sài Gòn làm báo và... ngược xuôi Phan Thiết như chúng ta đã biết. Giữa năm 1936, Hàn mới “trở về mái nhà xưa”. Vì sao?
Nhiều thư tịch cho rằng thời điểm ấy, Hàn tự cảm thấy sức khoẻ sa sút (tuy chưa xác định bệnh gì), bèn bỏ về Quy Nhơn. Lý do chưa thoả đáng lắm. Vì nhà thơ Hoàng Diệp lúc đó cũng có mặt ở Quy Nhơn, nhớ rằng:
“Cuối năm 1936, chàng lại lên đường đi làm báo ở Huế. Chàng viết giúp cho báo Tràng An (trụ sở đặt tại nhà in Đắc Lập ngó qua cầu Trường Tiền)...Nhưng chuyến đi này chẳng khác chuyến đi trước, chỉ đem lại một kết quả rất mong manh cho đời người nghệ sĩ. Trong thời gian ấy thỉnh thoảng chúng tôi mới nhận được một bức thư của chàng ca ngợi vẻ đẹp của trăng Huế, nước Huế, của các cô gái Huế...” (sđd, tr.79-80).
Chính trong năm 1936, trên báo Tràng An, Hàn giới thiệu thơ Chế Lan Viên. Đây cũng là thời điểm đáng nhớ của Hàn: chàng xuất bản: Gái quê - thi tập đầu tay hoàn toàn theo bút pháp Thơ Mới - nhờ ông anh cả Mộng Châu (bấy giờ làm thầu khoán tại Phú Yên) tài trợ.
Sáu thập niên sau, năm 1996, chúng tôi hỏi nhà văn Trần Thanh Địch chuyện xưa. Tác giả tập truyện Thay màu cho xác chết ôn tồn đáp:
- Năm 1936, tôi đang ở Huế và phụ trách mục “Trò đời” của báo Tràng An. Tôi quen rồi thân Hàn vào cuối năm đó, từ khi Hàn tặng tôi tập thơ Gái quê mới in xong. Có thể nói rằng tôi là người đầu tiên viết bài khen ấn phẩm đầu tay của Hàn. Bài này in báo Tràng An của Huế, chứ không phải đăng trên tờ Sao Mai ở Vinh như Phạm Xuân Tuyển ghi sai trong bài “Ba người tuổi Tí bên nhà thơ tuổi Tí” [đăng nguyệt san [i]Công giáo và dân tộc[/i] số 20, tháng 8-1996; sau in vào sách Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử NXB Văn học, HN 1997, tr.119]. Nếu tôi nhớ không nhầm thì cuối năm đó, Hàn ra Huế chỉ một thời gian ngắn rồi trở lại Quy Nhơn liền à!
Xâu chuỗi loạt sự kiện theo thứ tự biên niên, có thể tin nhà văn Trần Thanh Địch không nhầm, ít nhất là đối với chi tiết vừa nêu. Bởi lẽ, như chúng tôi dẫn ở kỳ 2, đầu năm 1937 tại Quy Nhơn Hàn Mặc Tử đã cùng Nguyễn Minh Vỹ, Hoàng Điệp, Chế Lan Viên, Nguyễn Viết Lãm, Yến Lan... tham gia thực hiện giai phẩm Nắng xuân. Giai phẩm có chạy dòng chữ: Sách chơi xuân năm Đinh Sửu 1937 do Nguyễn Trọng Trí, 20 Avenue Khải Định, Quy Nhơn xuất bản.
“Làm báo phải học nghề đấy!” Ấy là lời Hàn khẳng định trong giai phẩm Nắng xuân. Như vậy, cái nghiệp dĩ “nói láo mà chơi, nghe láo chơi” của Hàn đâu chỉ dừng ở mốc 1936 như nhiều tài liệu trước nay đã viết?
Phanxipăng
- Biết chuyện, tôi lấy làm thắc mắc, không rõ anh Trí đã sống khó khăn vậy thì lấy đâu mà “chơi bảnh”? Vỗ vai tôi, Thúc Tề cười: “Mi nghĩ có cuộc chi tiêu nào chính đáng hơn? Tài tử giai nhân tế ngộ nan mà! Không tốn sao được?”.
Có một chi tiết lý thú mà Hoàng Diệp từng chép trong chuyên luận Hàn Mạc Tử (sđd, tr. 78): rời Quy Nhơn vào Sài Gòn làm báo, Hàn xách một va li gồm áo, quần, giày, mũ và mền len. Cái mền (chăn) đó của bà chị (chị Lễ?), Hàn năn nỉ mãi mới mượn được, Chị bảo: “Tôi biết tính cậu rồi; cậu hứa trước đến Tết này, cậu nhớ mang mền về trả lại cho tôi”. Hàn trịnh trọng hứa. Nửa năm sau, đúng đêm trừ tịch (Tết Mậu Tý 1936), chàng mới trở về với...hai bàn tay không! Hỏi cái va li và chiếc mền đâu, Hàn cười: “Dạ có, đồ “ba-ga [[bagage: hành lý] sẽ đến sau”. Ngày lại ngày, đồ ba-ga chẳng bao giờ thấy! Trần Thanh Mại soạn sách Hàn Mạc Tử (sđd) còn đẩy chi tiết ấy tới ngưỡng...hài kịch. Ông ghi lời đáp của Hàn về hành lý: “con gửi lại Sài Gòn. Con về ít hôm thăm mẹ và ăn Tết, rồi đi ngay”. Bồi “hạ màn” bằng ảnh gây ấn tượng: “Chàng ở lại ăn Tết suốt một năm; và hành lý gửi đâu, vẫn không thấy đòi về”. Thực tế, sau Tết đó, Hàn quay lại Sài Gòn làm báo và... ngược xuôi Phan Thiết như chúng ta đã biết. Giữa năm 1936, Hàn mới “trở về mái nhà xưa”. Vì sao?
Nhiều thư tịch cho rằng thời điểm ấy, Hàn tự cảm thấy sức khoẻ sa sút (tuy chưa xác định bệnh gì), bèn bỏ về Quy Nhơn. Lý do chưa thoả đáng lắm. Vì nhà thơ Hoàng Diệp lúc đó cũng có mặt ở Quy Nhơn, nhớ rằng:
“Cuối năm 1936, chàng lại lên đường đi làm báo ở Huế. Chàng viết giúp cho báo Tràng An (trụ sở đặt tại nhà in Đắc Lập ngó qua cầu Trường Tiền)...Nhưng chuyến đi này chẳng khác chuyến đi trước, chỉ đem lại một kết quả rất mong manh cho đời người nghệ sĩ. Trong thời gian ấy thỉnh thoảng chúng tôi mới nhận được một bức thư của chàng ca ngợi vẻ đẹp của trăng Huế, nước Huế, của các cô gái Huế...” (sđd, tr.79-80).
Chính trong năm 1936, trên báo Tràng An, Hàn giới thiệu thơ Chế Lan Viên. Đây cũng là thời điểm đáng nhớ của Hàn: chàng xuất bản: Gái quê - thi tập đầu tay hoàn toàn theo bút pháp Thơ Mới - nhờ ông anh cả Mộng Châu (bấy giờ làm thầu khoán tại Phú Yên) tài trợ.
Sáu thập niên sau, năm 1996, chúng tôi hỏi nhà văn Trần Thanh Địch chuyện xưa. Tác giả tập truyện Thay màu cho xác chết ôn tồn đáp:
- Năm 1936, tôi đang ở Huế và phụ trách mục “Trò đời” của báo Tràng An. Tôi quen rồi thân Hàn vào cuối năm đó, từ khi Hàn tặng tôi tập thơ Gái quê mới in xong. Có thể nói rằng tôi là người đầu tiên viết bài khen ấn phẩm đầu tay của Hàn. Bài này in báo Tràng An của Huế, chứ không phải đăng trên tờ Sao Mai ở Vinh như Phạm Xuân Tuyển ghi sai trong bài “Ba người tuổi Tí bên nhà thơ tuổi Tí” [đăng nguyệt san [i]Công giáo và dân tộc[/i] số 20, tháng 8-1996; sau in vào sách Đi tìm chân dung Hàn Mặc Tử NXB Văn học, HN 1997, tr.119]. Nếu tôi nhớ không nhầm thì cuối năm đó, Hàn ra Huế chỉ một thời gian ngắn rồi trở lại Quy Nhơn liền à!
Xâu chuỗi loạt sự kiện theo thứ tự biên niên, có thể tin nhà văn Trần Thanh Địch không nhầm, ít nhất là đối với chi tiết vừa nêu. Bởi lẽ, như chúng tôi dẫn ở kỳ 2, đầu năm 1937 tại Quy Nhơn Hàn Mặc Tử đã cùng Nguyễn Minh Vỹ, Hoàng Điệp, Chế Lan Viên, Nguyễn Viết Lãm, Yến Lan... tham gia thực hiện giai phẩm Nắng xuân. Giai phẩm có chạy dòng chữ: Sách chơi xuân năm Đinh Sửu 1937 do Nguyễn Trọng Trí, 20 Avenue Khải Định, Quy Nhơn xuất bản.
“Làm báo phải học nghề đấy!” Ấy là lời Hàn khẳng định trong giai phẩm Nắng xuân. Như vậy, cái nghiệp dĩ “nói láo mà chơi, nghe láo chơi” của Hàn đâu chỉ dừng ở mốc 1936 như nhiều tài liệu trước nay đã viết?
Phanxipăng