TỐNG PHƯỚC CƯỜNG
(Sưu tầm & Chuyển tiếp)

Françoise Hardy
Ca Sĩ Thân Thương Một Thời Xa Xưa

 
"Dream as if you'll live forever, live as if you'll die today"
 
   Một Thời Để Nhớ.....
Françoise Hardy.
 
Françoise Hardy là giọng ca vang bóng một thời, nay bà đang ở trong tình trạng hôn mê, và sẵn sàng chấp nhận cái chết đến với mình.
 
Best songs of Francois Hardy Greatest:
https://www.youtube.com/watch?v=yiSw5AgkF0Y
Francoise Hardy - Ton Meilleur Ami Playlist:
https://www.youtube.com/watch?v=p9XMP4vfFUM&list=RDp9XMP4vfFUM



 
Người nữ ca sĩ 71 tuổi đã cho một cuộc phỏng vấn với đài RTL. Françoise Hardy bị chứng ung thư hoành hành, vừa trải qua tám ngày trong tình trạng hôn mê. Bà bị ung thư loại Lymphoma, tức là một ung thư dạng bạch cầu, các bác sĩ nghĩ rằng bà bị ung thư hạch thời kỳ cuối, họ chuẩn bị sao cho bà ra đi nhẹ nhàng, bình an. 
Françoise Hardy chống chọi với căn bệnh ung thư kéo dài đã hơn 10 năm, vào kể từ 2004, mỗi lúc càng tệ hơn, đế nay bà chịu sự đau đớn cơn bệnh hành.
Trước tin này, mong sao một phép nhiệm màu đến với Françoise Hardy: Nous souhaitons qu'un miracle vienne aider Françoise Hardy à surmonter son problème de cancer. Que Dieu la bénisse !
VHLA
 
Françoise Hardy : dans le coma, elle avait accepté la mort
 
Françoise Hardy, atteinte d’un cancer, vient de passer 8 jours dans le coma. La chanteuse de 71 ans a accordé une interview à RTL.

[Mis à jour le 25 juin 2015 à 17h28] La révélation a attristé ses fans et le monde de la culture. Françoise Hardy, très affaiblie, a pris la parole sur la station RTL, dans l’émission de Marc-Olivier Fogiel, pour évoquer les dernières évolutions de sa maladie. Un lymphome, autrement dit un cancer du système lymphatique, contre lequel elle se bat depuis déjà des mois. Dans cette interview, on apprend de la bouche de la chanteuse qu’elle sort de huit jours de coma et qu’elle a été inconsciente pendant trois semaines. Un choc alors que François Hardy s’exprimait encore il y a peu pour promouvoir son livre.
François Hardy affirme au micro de RTL avoir fait vivre à son fils, Thomas Dutronc, "des choses épouvantables". Selon la patiente, les médecins ont été jusqu’à envisager le pire et dire à son fils que "c'était la fin". Puis elle conclut : "je suis revenue à la vie". Depuis mars et ses dernières apparitions, la santé de Françoise Hardy s’est fortement dégradée. Elle avoue désormais ne plus être "dans un état physique " qui lui permettrait de prolonger sa carrière, entamée avec le tube "Tous les garçons et les filles". Mais, jugeant avoir mené une carrière accomplie, elle envisage désormais la mort avec sérénité.
"Une cohérence à ce que je meure à ce moment-là"
"C'est très étrange parce qu'en même temps, je trouve qu'il y aurait eu une cohérence à ce que je meure à ce moment-là", reconnait François Hardy. "J'ai l'impression d'avoir professionnellement fait tout ce que je pouvais faire puis aussi, je ne suis pas dans un état physique qui me permet de faire quelque chose qui demande beaucoup, beaucoup d'énergie".
"Une partie des médecins pensait que, avec le lymphome, tout ça, j'étais fichue et qu'il fallait me laisser partir en paix ", indique aujourd’hui l’artiste idole des yéyés. D’autres médecins étant persuadés qu’il était possible de la tirer d’affaire. Désormais, la chanteuse suit un nouveau traitement et laisse le destin tranche : "Au point où j'en suis, je sais qu'il y a une chance pour que la chimio fonctionne mais il y a aussi une chance équivalente pour qu'elle ne fonctionne pas".
Françoise Hardy frappée par le cancer en 2004
Cela fait maintenant une dizaine d'années que Françoise Hardy mène ce combat contre le cancer. Si son état s'est déterioré progressivement dans les derniers mois, ce n'est qu'il y a quelques jours qu'elle a été hospitalisée d'urgence. Ses propos envisageant froidement "la fin" suivent une série d'événements douloureux pour la chanteuse. Le succès mitigé de son 27e et dernier disque, "L'amour fou", sorti fin 2012 (75 000 exemplaires écoulés), l'a détournée des studios avec le sentiment qu'il n'y avait "plus de désir" du public. En mars, son livre "Avis non autorisés" sur sa maladie avait connu un grand succès. Mais elle devra interrompre sa promotion après une mauvaise chute sous la douche.
 
-----------------------------------------
  
Françoise Hardy : Một thời để yêu những nụ tình xanh

Tuấn Thảo

Những nụ tình xanh là tựa đề tiếng Việt của ca khúc tiếng Pháp rất ăn khách của Françoise Hardy. Trong nguyên tác, nhạc phẩm Tous les garçons et les filles đã được phát hành cách đây nửa thế kỷ, vào đầu tháng 6 năm 1962. Bài hát đã làm nên tên tuổi của Françoise Hardy và đằng sau ca khúc là nguyên cả một giai thoại của thời kỳ nhạc trẻ.
Tại Pháp, phong trào nhạc trẻ những năm 1960 khởi đầu vào tháng 5 năm 1961, vào lúc mà đài truyền hình quốc gia (chỉ có một kênh duy nhất) cho phát sóng chương trình ca nhạc đầu tiên dành cho đối tượng thanh thiếu niên (chương trình mang tên Âge tendre et tête de bois, hàm ý Tuổi non mà lại ngỗ nghịch cứng đầu). Song song chương trình truyền hình này còn có một tờ báo chuyên thông tin về giới thần tượng nhạc trẻ và một chuyên mục phát thanh hàng ngày (Salut les copains - Thân chào các bạn)
Giới trẻ Pháp thời bấy giờ là thế hệ đầu tiên trưởng thành trong thời bình, sau cuộc chiến (1939-1945). Kinh tế Pháp đang ở trong giai đoạn phồn thịnh, hầu như không có vấn đề thất nghiệp. Các hộ gia đình tậu nhà mua xe, người dân mua sắm tiêu xài, giải trí thoải mái. Trong cái xã hội tiêu thụ ấy, giới trẻ có đủ tiền túi để mua những sản phẩm mà họ yêu thích. Thời nay, thanh niên muốn mua iPhone 4S và Playstation 3, thời xưa giới trẻ chỉ muốn tổ chức các buổi nhảy đầm, đi xem xinê, sắm quần jean và mua đĩa nhựa
 
Best songs of Francois Hardy Greatest:
https://www.youtube.com/watch?v=yiSw5AgkF0Y
Không có cái bối cảnh này thì phong trào nhạc trẻ Pháp những năm 60 sẽ chẳng bao giờ trở nên cực thịnh. Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của lứa tuổi mới lớn, các nhà sản xuất mới du nhập nhạc rock đến từ Hoa Kỳ cuối thập niên 50. Không phải ngẫu nhiên mà phong trào nhạc trẻ của Pháp còn được gọi là phong trào yé-yé, phiên âm từ hai chữ yeah yeah của Mỹ. Hầu hết các ca khúc nhạc trẻ của Pháp đầu tiên được chuyển dịch từ các bài hát Anh Mỹ. Richard Anthony là người đi tiên phong trong việc đặt thêm lời Pháp, Johnny Hallyday đi theo sau và truyền thống này được duy trì cho đến cuối những năm 1970 với danh ca Claude François.
Về phần mình, Françoise Hardy là một nữ sinh mới lớn, cô theo học khoa ngọai ngữ (tiếng Đức) tại trường đại học Sorbonne. Cô bắt đầu viết văn, viết nhật ký từ năm 13 tuổi trong suốt thời gian học nội trú bậc trung học. Đậu tú tài vào năm 16 tuổi, cô được gia đình tặng cho một món quà, giữa một chiếc máy nghe nhạc và một cây đàn ghita, cô chọn món thứ nhì. Françoise Hardy băt đầu mò mẫm sáng tác cho dù không hề tinh thông nhạc lý.
Sông có khúc, người có lúc. Ngoài hai chữ thanh và sắc, một ca sĩ còn cần có duyên với nghề nghiệp. Làng nhạc Pháp thời bấy giờ vừa mới lăng xê tên tuổi của nam ca sĩ Johnny Hallyday, điều mà họ đang cần là tuyển lựa một giọng ca nữ, có ngoại hình hơn cỡ trung bình và biết hát. Điều đó có thể giải thích vì sao các nhà sản xuất chịu ký hợp đồng ghi âm một năm với cô với điều kiện là 6 tháng trước đó, Françoise Hardy phải học thêm thanh nhạc và khoa diễn xuất vì cô quá rụt rè nhút nhát mỗi lần xuất hiện trước công chúng.
 
Tous les garcons et les filles - Francoise Hardy
htps://www.youtube.com/watch?v=0aLoezucIzk
Françoise Hardy ghi âm album đầu tay vào cuối tháng tư năm 1962, trong đó hầu hết các ca khúc đều do cô sáng tác, ngọai trừ một bài là của Jacques Dutronc, người chồng tương lai của cô. Tập nhạc này ban đầu không có tựa, nhưng sau đó lại mang tên của ca khúc trích đoạn đầu tiên là nhạc phẩm Tous les garçons et les filles. Thật ra, đây không phải là sáng tác ưng ý nhất của Françoise Hardy nhưng lại được hãng đĩa chọn phát hành vào mùa hè năm 1962 như ca khúc đầu tay bởi vì nội dung bài hát hợp với khung cảnh và tâm trạng của lứa tuổi mới biết yêu.
Bực mình do không được quyền chọn lựa và quyết định, Françoise Hardy cùng với gia đình đi nghỉ hè tại Innsbruck, bên Áo để trao dồi thêm tiếng Đức. Mãi đến khi cô trở về Paris, cô mới bất ngờ khám phá là bài hát Tous les garçons et les filles trở thành tình khúc của mùa hè năm 62. Với hơn 2 triệu bản được bán chạy chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, nhạc phẩm này giúp cho cô nữ sinh tóc nâu huyền trở thành một trong những thần tượng nhạc trẻ đầu tiên trong phái nữ. Với thành công của nhạc phẩm kế tiếp là bài Le temps de l’Amour - (Một thời để yêu), ghi âm trên cùng một album, tên tuổi của Françoise Hardy vượt trội hơn cả hai cô búp bê tóc vàng là Sylvie Vartan và France Gall.
Cả hai bài hát sau đó được đặt thêm lời tiếng Anh (Find Me A Boy & While We’re Young), tiếng Đức, tiếng Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và tiếng Nhật. Còn trong tiếng Việt, bài Tous les garçons et les filles có ít nhất là hai lời khác nhau, so với lời trong phiên bản của Trung Hành, thì cách đặt ca từ bài Những nụ tình xanh của tác giả Phạm Duy trong ý cũng như tứ, gần sát hơn với nguyên tác tiếng Pháp.
 
Francoise Hardy - Ton Meilleur Ami Playlist:
https://www.youtube.com/watch?v=p9XMP4vfFUM&list=RDp9XMP4vfFUM
Từ mùa hè năm 1962 trở đi, sự nghiệp của Françoise Hardy chấp cánh bay cao để rồi kéo dài trong suốt nửa thế kỷ, cho dù trong giai đọan sau này cô không còn ghi âm nhiều như vào những thập niên trước. Nhưng có hai điều mà ít ai được biết mà ta có thể xem như là đóng góp khá lớn cho làng nhạc Pháp. Thứ nhất mãi đến tháng 6 năm 1962, hiệp hội các tác giả Pháp gọi là SACEM không chấp nhận để cho một thành viên đăng ký tác quyền mà lại không tinh thông nhạc lý.
Trường hợp của Françoise Hardy là một ngoại lệ, cô sáng tác hầu hết các ca khúc của mình kể cả nhạc và lời, nhưng lại không biết đọc và ghi chép nốt nhạc trên các bản dàn bè. Sau nhiều tháng thương lượng, hiệp hội SACEM buộc phải thay đổi nội quy và chấp nhận các nhà soạn nhạc cho dù họ có tinh thông nhạc lý hay không.
Thứ nhì, Françoise Hardy nhờ vào sáng tác đều đặn mà nâng phong trào nhạc trẻ những năm 60 lên một tầm cao hơn. Sinh thời tác giả Michel Berger rất ngưỡng mộ cô ở điểm này, bởi vì anh cũng xuất thân từ cùng một trào lưu. Chính Michel Berger đã viết ca khúc Adieu Jolie Candy vào năm 1967 với một nghệ danh khác (bài từng được dịch sang tiếng Việt thành Tiễn em nơi phi trường). Góc vườn âm nhạc đài RFI sẽ giới thiệu bài này trong một kỳ tới.
Vào lúc mà đa số các thần tượng nhạc trẻ hát đi nhái lại các ca khúc Anh Mỹ, thì Françoise Hardy lại là người đi tiên phong trong việc sáng tác tiếng Pháp, để bộc lộ những suy tư nỗi niềm của lứa tuổi mới vào đời. Nhìn lại 50 năm sau, Tous les garçons et les filles xứng đáng được chọn làm một trong những ca khúc tiêu biểu nhất của những năm 1960, còn Françoise Hardy vẫn là hiện thân của Những nụ tình xanh muôn thuở, của Một thời để yêu rồi để nhớ.
 

 
Françoise Hardy, điệu thời gian trong tiếng ca kỷ niệm
Tuấn Thảo
 
Năm 2011, tên tuổi Francoise Hardy được đưa vào tự điển Pháp (DR)
Năm 2011, Françoise Hardy nằm trong số 50 gương mặt tên tuổi được đưa vào tự điển Larousse của Pháp. Đối với một nghệ sĩ còn sống, sự kiện này tương đương với giải thưởng về thành tựu sự nghiệp. Françoise Hardy được ghi nhận như là một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào nhạc trẻ những năm 1960.
Hơn thế nữa, theo đánh giá của những người biên tập quyển Larousse, Françoise Hardy là một tác giả thực thụ và hiếm thấy xuất thân từ phong trào ca nhạc này. Trong thời gian gần đây, Françoise Hardy vừa cho tái bản tuyển tập Le temps des souvenirs có nghĩa là Thời gian của kỷ niệm. Một tựa đề quá thích hợp vì hơn ai hết, tiếng hát này là hiện thân của ‘‘một thời để yêu, một đời để nhớ’’. Bộ sưu tập này gồm 40 ca khúc xưa và nay, tiêu biểu cho hơn 40 năm sự nghiệp của thần tượng nhạc trẻ thập niên 1960.
Sinh năm 1944 tại thủ đô Paris, Françoise Hardy từ nhỏ có một cuộc sống khá buồn tẻ. Cha mẹ cô ly thân từ thời Françoise còn nhỏ, cho nên cô lớn lên với mẹ và em gái. Thời niên thiếu, cô học trường nội trú, nên ba mẹ con lại càng ít sống gần gũi với nhau. Trong bầu không khí trống trải tẻ nhạt ấy, cô bé sống nhiều với nội tâm, thích mơ mộng, viết nhật ký, nghe nhạc, chơi đàn. Françoise Hardy ngẫu nhiên bước vào thế giới sáng tác mà không hề ý thức.
Sáng tác để giải tỏa nội tâm
Sau khi đậu bằng tú tài, Françoise Hardy theo học khoa ngoại ngữ ở trường đại học Sorbonne. Ngoài giờ học, cô còn ghi tên theo học lớp dạy thanh nhạc của bà Mireille, nơi đào tạo nhiều ca sĩ mầm non của làng nhạc Pháp thời bấy giờ. Một ngày kia cô đọc được một tin ngắn trên báo, theo đó một hãng đĩa đang tuyển lựa ca sĩ mới. Françoise Hardy xin hẹn gặp rồi đến hát thử, nhưng rốt cuộc không được giữ lại. Mãi đến lần thứ tư cô mới ký được một hợp đồng ghi âm (với hãng đĩa Vogue) vào tháng 11 năm 1961.
Đĩa hát đầu tay của Françoise Hardy được phát hành vào tháng tư năm 1962. Trong số các sáng tác đầu đời kể cả nhạc và lời, cô rất ưng ý với nhạc phẩm Tous les garçons et les filles mà nhạc sĩ Phạm Duy sau đó chuyển dịch thành nhạc phẩm Những nụ tình xanh. Nhưng vào lúc bấy giờ, hãng đĩa nhà chỉ muốn cô ghi âm những bài hát của tác giả có tên tuổi, đã từng soạn nhạc cho Johnny Hallyday, vì họ quan niệm rằng : Françoise Hardy còn non tay nghề, cô có lẽ sẽ thành công dễ dàng hơn khi hát nhạc của người khác, thay vì trình bày sáng tác của chính cô.
Phải chăng do lòng tự ái của tuổi trẻ bồng bột, hay là do linh cảm nhất thời, dù gì đi nữa, cô ca sĩ trẻ tuổi nhất quyết đòi hãng đĩa phải cho ra mắt bài hát Tous les garçons et les filles. Bằng không thì cô sẽ không đi lưu diễn hay tham gia một chương trình truyền hình nào cả. Ngay cả Françoise Hardy cũng không ngờ rằng quyết định táo bạo này lại giúp cho cô thành công. Với hơn hai triệu bản bán chạy chỉ trong vòng 6 tháng, nhạc phẩm này nói về nỗi khát khao tình yêu, mộng ban đầu cuả lứa tuổi mới lớn, là viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp lâu dài.
Nghề ca hát, nghiệp người mẫu
Từ năm 1963 trở đi, Françoise Hardy liên tục thành công trong vòng 10 năm liền. Đây cũng là giai đoạn cô đi trình diễn nhiều nhất ở Pháp cũng như ở nước ngoài. Sau các nước châu Âu, cô đi lưu diễn ở Canada, Đan Mạch, Nhật Bản và là nghệ sĩ Pháp đầu tiên đi hát tại Nam Phi. Ngoài ca hát, Françoise Hardy còn được mời làm người mẫu và đóng phim, trong đó có một bộ phim khá ăn khách vào thời ấy là Château en Suède (Lâu đài ở Thụy Điển) do đạo điễn Roger Vadim thực hiện dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn lừng danh là Francoise Sagan. Về thời trang, Francoise Hardy làm người mẫu cho các hiệu nổi tiếng như Yves Saint Laurent, Paco Rabanne và Courrèges.
Thành công đến một cách chớp nhoáng, khi hồi tưởng lại giai đoạn này, Françoise Hardy cho biết cô không làm chủ được tình hình. Bởi vì lúc đó, cô còn quá trẻ, non tuổi đời nên chưa đủ bề dày kinh nghiệm trước cuộc sống. Thời niên thiếu cô sống với mẹ, ít có tiếp xúc với bên ngoài, đến khi thành danh, thì cô lại bị lôi cuốn vào một thế giới hào nhoáng.
Tất cả đều diễn ra thật nhanh khiến cho cô cảm thấy choáng ngợp, chóng mặt. Vết rạn nứt cũng bắt đầu từ đó, vì Françoise Hardy đến với sáng tác là do đam mê, để nói lên những điều trăn trở, suy tư thầm kín. Trong khi đó, từ phía bên ngoài, người ta chỉ nhìn thấy nơi cô sự lộng lẫy hào nhoáng cuả danh vọng. Càng lớn lên, Françoise Hardy càng thích sống ẩn dật, kín đáo chứ không thích phô trương, phơi bày đời tư trên mặt báo.
Ôi một thời để yêu
Một thuở với bạn bè
Thoáng phiêu lưu đầu đời
Chút niềm vui nhè nhẹ
Dù tháng năm qua vội
Vẫn chưa quên thuở nào
Hương nồng đọng trên môi
Say nụ hôn ngọt ngào
Nhớ một thời để yêu
Dù ngắn ngủi hạnh phúc
Cứ tưởng chừng giây phút
Bất tận ánh thiên thu
Nên thì thầm tự nhủ
Khát vọng tuổi hai mươi
Làm vua một cõi đời
Lửa tình sáng đôi ngươi
Mênh mông trong biển mắt
Thắp muôn ánh sao trời
Vì một thời để yêu
Mà nhung nhớ cả đời
(Bản phóng tác của nhạc phẩm Le Temps de l’amour - Một thời để yêu)
Ca khúc này là sáng tác cuả Jacques Dutronc do Francoise Hardy trình bày. Cả hai đều là ca sĩ và họ gặp nhau nhờ làm việc chung khi ghi âm bài hát này. Nhiều thập niên sau ngày lập gia đình rồi có con (Thomas Dutronc), hai người hiện vẫn còn chung sống với nhau. Thời kỳ lập gia đình cũng là lúc mà Francosie Hardy quyết định ngưng biểu diễn trên sân khấu.
Đánh đổi danh vọng, bình an tâm hồn
Để giải thích cho điều này, cô cho biết là cô bắt đầu đi hát vào năm 18 tuổi. Lúc đó thì cô đã có người yêu. Thế nhưng, mối tình đầu này lại không thành vì sự nghiệp của cô lúc đó đòi hỏi quá nhiều thời gian. Trong vòng 8 năm liền, Francoise Hardy làm việc không ngơi nghỉ. Do vậy khi lập gia đình và sinh con, cô muốn bảo vệ hạnh phúc đời tư và không muốn cho gia đình gặp đổ vỡ một lần nữa.
Giữa thành công sự nghiệp và cuộc sống gia đình, Françoise Hardy đã chọn cái thứ nhì. Từ hai thập niên nay, cô thỉnh thoảng mới cho ra mắt một đĩa hát, bất kể là album có ăn khách hay không. Vô tình hay cố ý, Françoise Hardy đã tạo ra cho mình một phong cách khá bí ẩn do khoảng cách rất lớn giữa đời sống riêng tư và ánh đèn sân khấu. Tuy thích mơ mộng nhưng cô không kém phần thực tế : đi tìm hạnh phúc trong tâm hồn nhiều hơn là đeo đuổi ảo ảnh danh vọng.
So với các giọng ca nữ nổi danh cùng thời, Francoise Hardy có chiều sâu trong cách thể hiện và sáng tác. Hiện giờ, nhiều gương mặt thành danh từ những năm 60 đã chìm hẳn, chỉ có một số ít tiếp tục hoạt động nhờ vào tầng lớp khán giả trung thành mà họ đã chinh phục được trong suốt những thập niên qua. Thời gian có thể làm cho làm cho tướng mạo, vóc dáng già đi, nhưng những ca khúc đầy kỷ niệm của Francoise Hardy vẫn tồn đọng trong ký ức người mến mộ : nhẹ thôi mà lại thoáng buồn, trầm thôi mà lắm tơ vương.
 
---------------------------------
 
Francoise Hardy: Những điệu ru kỷ niệm

Những nhà biên soạn bộ từ điển nổi tiếng nhất về ngôn ngữ Pháp Larousse, trong lần phát hành năm 2011 đã bổ sung Françoise Hardy vào danh sách 50 gương mặt tên tuổi. Đối với một nghệ sĩ còn sống, sự kiện này tương đương với giải thưởng về thành tựu sự nghiệp.
Françoise Hardy được ghi nhận như là một trong những tên tuổi hàng đầu của phong trào nhạc trẻ những năm 1960. Hơn thế nữa, theo đánh giá của những người biên tập quyển Larousse, Françoise Hardy là một tác giả thực thụ và hiếm thấy xuất thân từ phong trào ca nhạc này.
Thời để yêu và để nhớ
Trong thời gian gần đây, Françoise Hardy vừa cho tái bản tuyển tập Le temps des souvenirs có nghĩa là Thời gian của kỷ niệm. Một tựa đề quá thích hợp, vì hơn ai hết, tiếng hát này là hiện thân của “một thời để yêu, một đời để nhớ”. Bộ sưu tập gồm 40 ca khúc xưa và nay, tiêu biểu cho hơn 40 năm sự nghiệp của thần tượng nhạc trẻ thập niên 1960. Điều này, với những ai từng sống ở miền Nam những năm 60 của thế kỷ trước, Le temps des souvenirs đúng là những điệu ru kỷ niệm. Khi ấy, thời gian 1963-1965, phong trào nghe các ca khúc phương Tây “bùng nổ” qua các buổi tổ chức khiêu vũ tại gia. Các danh ca của Mỹ như Paul Anka, Elvis Presley, The Platters... của Anh như Cliff Richard, The Shadows, The Beatles, The Rolling Stones... của Pháp như Johnny Halliday, Sylvie Vartan, Françoise Hardy, Christophe, Dalida... trở thành thần tượng của giới trẻ Sài Gòn.
Đầu những năm 1960 thì nhạc trẻ trở thành một hiện tượng của âm nhạc Việt Nam. Những ban nhạc trẻ kích động như C.B.C., The Dreamers, The Uptight, The Blue Jets, The Spotlights (sau đổi thành Strawberry Four với Tùng Giang, Đức Huy, Tuấn Ngọc và Billy Shane) và một số ca sĩ Việt thích kèm theo tên ngoại quốc bên cạnh tên Việt như Elvis Phương, Pauline Ngọc, Prosper Thắng, Julie Quang, Carol Kim... nổi danh với các bạn nhạc ngoại quốc hát bằng lời Anh hoặc Pháp. Nhiều bản nhạc ngoại quốc nổi tiếng được các nhạc sĩ Phạm Duy, Quốc Dũng, Nam Lộc, Tùng Giang, Trường Hải... đặt lời Việt. và trong đó, có nhiều nhạc phẩm tái bản lần này ở Le temps des souvenirs của Françoise Hardy
Nụ tình xanh
Sinh năm 1944 tại thủ đô Paris, Françoise Hardy từ nhỏ có một cuộc sống khá buồn tẻ. Cha mẹ cô ly thân từ thời Françoise còn nhỏ, cho nên cô lớn lên với mẹ và em gái. Thời niên thiếu, cô học trường nội trú, nên ba mẹ con lại càng ít sống gần gũi với nhau. Trong bầu không khí trống trải tẻ nhạt ấy, cô bé sống nhiều với nội tâm, thích mơ mộng, viết nhật ký, nghe nhạc, chơi đàn. Françoise Hardy ngẫu nhiên bước vào thế giới sáng tác mà không hề ý thức.
Sau khi đậu bằng tú tài, Françoise Hardy theo học khoa ngoại ngữ ở trường đại học Sorbonne. Ngoài giờ học, cô còn ghi tên theo học lớp dạy thanh nhạc của bà Mireille, nơi đào tạo nhiều ca sĩ mầm non của làng nhạc Pháp thời bấy giờ. Một ngày kia cô đọc được một tin ngắn trên báo, theo đó một hãng đĩa đang tuyển lựa ca sĩ mới. Françoise Hardy xin hẹn gặp rồiđến hát thử, nhưng rốt cuộc không được giữ lại. Mãi đến lần thứ tư cô mới ký được một hợp đồng ghi âm (với hãng đĩa Vogue) vào tháng 11 năm 1961.
Đĩa hát đầu tay của Françoise Hardy được phát hành vào tháng 4-1962. Trong số các sáng tác đầu đời kể cả nhạc và lời, cô rất ưng ý với nhạc phẩm Tous les garçons et les filles mà nhạc sĩ Phạm Duy sau đó chuyển dịch thành Những nụ tình xanh. Nhưng vào lúc bấy giờ, hãng đĩa nhà chỉ muốn cô ghi âm những bài hát của tác giả có tên tuổi, đã từng soạn nhạc cho Johnny Hallyday, vì họ quan niệm rằng: Françoise Hardy còn non tay nghề, cô có lẽ sẽ thành công dễ dàng hơn khi hát nhạc của người khác, thay vì trình bày sáng tác của chính cô.
Phải chăng do lòng tự ái của tuổi trẻ bồng bột, hay là do linh cảm nhất thời, dù gì đi nữa, cô ca sĩ trẻ tuổi nhất quyết đòi hãng đĩa phải cho ra mắt bài hát Tous les garçons et les filles. Bằng không thì cô sẽ không đi  lưu diễn hay tham gia một chương trình truyền hình nào cả. Ngay cả Françoise Hardy cũng không ngờ rằng quyết định táo bạo này lại giúp cho cô thành công. Với hơn hai triệu bản bán chạy chỉ trong vòng 6 tháng, nhạc phẩm này nói về nỗi khát khao tình yêu, mộng ban đầu cuả lứa tuổi mới lớn, là viên gạch đầu tiên đặt nền tảng cho một sự nghiệp lâu dài.
Hào nhoáng danh vọng…
Từ năm 1963 trở đi, Françoise Hardy liên tục thành công trong vòng 10 năm liền. Đây cũng là giai đoạn cô đi trình diễn nhiều nhất ở Pháp cũng như ở nước ngoài. Sau các nước châu Âu, cô đi lưu diễn ở Canada, Đan Mạch, Nhật Bản và là nghệ sĩ Pháp đầu tiên đi hát tại Nam Phi. Ngoài ca hát, Françoise Hardy còn được mời làm người mẫu và đóng phim, trong đó có một bộ phim khá ăn khách vào thời ấy là Château en Suède (Lâu đài ở Thụy Điển) do đạo diễn Roger Vadim thực hiện dựa theo tác phẩm cùng tên của nhà văn lừng danh là Francoise Sagan. Về thời trang, Francoise Hardy làm người mẫu cho các hiệu nổi tiếng như Yves Saint Laurent, Paco Rabanne và Courrèges.
Thành công đến một cách chớp nhoáng, khi hồi tưởng lại giai đoạn này, Françoise Hardy cho biết cô không làm chủ được tình hình. Bởi vì lúc đó, cô còn quá trẻ, non tuổi đời nên chưa đủ bề dày kinh nghiệm trước cuộc sống. Thời niên thiếu cô sống với mẹ, ít có tiếp xúc với bên ngoài, đến khi thành danh, thì cô lại bị lôi cuốn vào một thế giới hào nhoáng. Tất cả đều diễn ra thật nhanh khiến cho cô cảm thấy choáng ngợp, chóng mặt.
Vết rạn nứt cũng bắt đầu từ đó, vì Françoise Hardy đến với sáng tác là do đam mê, để nói lên những điều trăn trở, suy tư thầm kín. Trong khi đó, từ phía bên ngoài, người ta chỉ nhìn thấy nơi cô sự lộng lẫy hào nhoáng cuả danh vọng. Càng lớn lên, Françoise Hardy càng thích sống ẩn dật, kín đáo chứ không thích phô trương, phơi bày đời tư trên mặt báo.
Mùa tình yêu
On se dit qu'à vingt ans - On est le roi du monde - Et qu'éternellement - Il y aura dans nos yeux - Tout le ciel bleu (Đời đẹp nhất tuổi đôi mươi - Thơm ngát muôn hoa hồng tươi - Tình đầu đến giữa hồn nhiên - Trong sáng giấc mơ thần tiên - Sức sống vô biên… Phạm Duy phổ lời Việt, ca khúc Mùa tình yêu)
Le Temps de l'amour (Mùa tình yêu), ca khúc này là sáng tác cuả Jacques Dutronc do Francoise Hardy trình bày. Cả hai đều là ca sĩ và họ gặp nhau nhờ làm việc chung khi ghi âm bài hát này. Nhiều thập niên sau ngày lập gia đình rồi có con (Thomas Dutronc), hai người hiện vẫn còn chung sống với nhau. Thời kỳ lập gia đình cũng là lúc mà Francosie Hardy quyết định ngưng biểu diễn trên sân khấu.
Để giải thích cho điều này, cô cho biết là cô bắt đầu đi hát vào năm 18 tuổi. Lúc đó thì cô đã có người yêu. Thế nhưng, mối tình đầu này lại không thành vì sự nghiệp của cô lúc đó đòi hỏi quá nhiều thời gian. Trong vòng 8 năm liền, Francoise Hardy làm việc không ngơi nghỉ. Do vậy khi lập gia đình và sinh con, cô muốn bảo vệ hạnh phúc đời tư và không muốn gia đình gặp đổ vỡ một lần nữa. Giữa thành công sự nghiệp và cuộc sống gia đình, Françoise Hardy đã chọn cái thứ nhì.
Từ hai thập niên nay, cô thỉnh thoảng mới cho ra mắt một đĩa hát, bất kể là album có ăn khách hay không. Vô tình hay cố ý, Françoise Hardy đã tạo ra cho mình một phong cách khá bí ẩn do khoảng cách rất lớn giữa đời sống riêng tư và ánh đèn sân khấu. Tuy thích mơ mộng nhưng cô không kém phần thực tế : đi tìm hạnh phúc trong tâm hồn nhiều hơn là đeo đuổi ảo ảnh danh vọng.
Thời gian có thể làm cho làm cho tướng mạo, vóc dáng già đi, nhưng những ca khúc đầy kỷ niệm của Françoise Hardy vẫn tồn đọng trong ký ức người mến mộ: nhẹ thôi mà lại thoáng buồn, trầm thôi mà lắm tơ vương…
Nguyên Thành – Tuấn Thảo.


  Trở lại chuyên mục của : Tống Phước Cường