TỐNG PHƯỚC CƯỜNG
(Sưu tầm & Chuyển tiếp)
Tóc Xưa
(Sưu tầm & Chuyển tiếp)
Tóc Xưa
Hình như ở tuổi 60-70, người ta thường hay nhắc đến, hoặc dùng chữ "Xưa" như mắt xưa, áo xưa, dáng xưa, người xưa,... để kể lại một câu chuyện, để nhắc lại một ngày tháng nào? Có phải "Xưa" đó luôn là những kỷ niệm đẹp không hề phai tàn qua năm tháng, là những nỗi nhớ nhung chẳng hề quên lãng qua bao thăng trầm, đổi thay của cuộc sống?
Có lẽ trong trái tim của tất cả chúng ta, "Xưa" cũng chính là nỗi mất mát, niềm tuyệt vọng nào đó đã thoáng qua nhưng mãi ở lại vĩnh viễn trong ký ức sâu thẳm nhất của đời mình.
Trong tâm tình đó, xin chia sẻ với người nghe hai ca khúc được viết theo cung trưởng và thứ tôi đã phổ từ cùng một bài thơ của nhà thơ Dương Văn Thiệt bên trời Âu (bạn của một đồng môn Nguyễn Trãi, Lê Văn Thu).Ngô Thuỵ Miên, 10/2014Nhập:Bài thơ Tóc Xưa đã đến với Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên qua một điện thư thân tình nhưng trân trọng của tôi đề ngày 18 tháng 2 năm 2014:“Tôi có một người bạn cùng lớp y khoa, hiện ở bên Anh, mới mất vợ cách đây gần 2 năm. Anh ấy rất thương vợ và đã làm rất nhiều thơ. Khi chị ấy mất, anh đã chôn hết thơ theo vợ; nhưng mới đây, trong một lần thấy được sợi tóc của vợ sót lại bên gối, anh đã viết được một bài thơ mà chúng tôi khi đọc đều thấy xúc động. Thơ được làm theo thể lục bát.TÓC XƯANgày nào nhặt tóc quanh đâySợi nằm bên gối sợi bay ra vườnSợi dài buộc mối yêu thươngSợi ngắn cột lấy nỗi buồn xa quêMượt mà một thuở tóc thềGió lùa qua tóc mân mê vai mềmSợi nào đánh rớt bên thềmNhặt về chờ tối ru đêm giấc nồngSợi nào sáng gội chiều hongGió đưa hương tóc qua song cửa mànhLạc vào ngõ vắng nhà anhQuen người quen cảnh không đành rời xaTóc nào đen óng hôm quaGởi vào trang sách bên ta mỗi ngàySợi nào là sợi tóc maiLoà xoà bên trán làm ai phải lòngĐể mà sáng đợi chiều trôngSợi kề bên má sợi hôn môi ngườiSợi nào từ thuở đôi mươiTóc tơ se kết tiếng cười nỗi đauSợi nhìn ngày tháng qua mauTóc xanh hôm trước bạc màu hôm nayTóc xưa giờ đã xa baySợi buồn ở lại ngắn dài xót xaDVT 2013Biết anh là một nhạc sĩ có tài phổ nhạc - chính những bản nhạc phổ thơ của anh mà mọi người, nhất là giới sinh viên thuở trước, mới biết đến Nguyên Sa - tôi xin mạn phép gởi anh bài thơ đó để anh xem. Nếu như bài thơ gợi cho anh chút cảm hứng thì xin anh phổ nhạc giùm. Anh ấy không nhờ tôi, nhưng tôi vốn rất thương anh ấy qua tư cách và tình cảm của anh ấy, và đồng thời rất quí trọng anh, mặc dù mới quen - thấy anh chị rất hiền hòa, đôn hậu, khiêm nhượng - nên muốn được làm trung gian để giới thiệu bài thơ đó với anh.”Ngày 5 tháng 8 cùng năm, tôi nhận được điện thư của Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên trong khi đang lang thang thăm bạn bên Rochester, Minnesota, với nội dung sau:Dear anh Thu,Viết vội gửi anh bản chép tay Tóc Xưa tôi phổ từ bài thơ của anh Dương Văn Thiệt. Tiếc là sáng nay mới biết software Encore viết nhạc của tôi bị bịnh, nên không thể gửi bản máy computer viết đẹp hơn nhiều!Như anh đã biết vì hoàn cảnh riêng, tôi đã không còn sinh hoạt âm nhạc, văn nghệ... Nhưng mến anh chị, cũng như quí tình bạn của 2 anh, và nhất là tình nghĩa vợ chồng của anh Thiệt, tôi phổ nhạc bài thơ Tóc Xưa và mong đó là một kỷ niệm đẹp cho anh ấy.Thân,Bình (Ngô Quang Bình là tên thật của Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên)Thật ngạc nhiên và rất vui khi nhận được món quà vô giá này, tôi liền gởi ngay cho Dương Văn Thiệt, tác giả bài thơ. Thiệt cho tôi biết, anh sẽ đóng khung bản nhạc và để bên cạnh di ảnh của chị Thọ Chí với hy vọng chị sẽ được an ủi về sự kiện này.Cuối tháng Tám, Thiệt từ Bolton, Anh quốc, bay qua Sydney, Úc, thăm con và cháu ngoại, cùng lúc có diễn ra một cuộc hội học của giới y nha dược sĩ Việt Nam tại đây. Trong dịp này, Thiệt đã mang bản nhạc đến cho Nguyễn Mạnh Tiến, bạn cùng lớp Y khoa Saigon 1973, một nhạc sĩ. Chị Tiến, Cao Xuân Ái-Minh, một dương cầm thủ rất nổi tiếng về nhạc cổ điển Tây phương trước 1975 ở miền Nam Việt Nam, và hiện là giáo sư dương cầm ở Sydney, đã cùng với Tiến đàn và hát cho Thiệt nghe lần đầu. Không khí thật cảm động cho cả ba, vì với tài năng phổ thơ độc đáo của Ngô Thuỵ Miên, lời thơ và ý nhạc đã thấm vào lòng tác giả bài thơ, người hát, và người dạo đàn. Chị Ái-Minh và Tiến đã gởi cho tôi xem và nghe cả phần độc tấu lẫn phần có giọng ca của Tiến. Phần độc tấu dương cầm đã là một thích thú cho tôi vì tiếng đàn thanh thoát của chị Tiến hoà với nét nhạc dịu dàng, quí phái của anh Ngô Thuỵ Miên đã trở thành một phối hợp tuyệt vời. Giọng Tiến, tuy đã bị thay đổi với thời gian, nhưng vẫn gieo vào lòng tôi nỗi buồn man mác vì Tiến đã diễn tả được ý của bài thơ.Tuần sau, ngày 10 tháng 9, tôi lại nhận được một thích thú khác: Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên gởi cho tôi bản nhạc Tóc Xưa, được soạn với âm giai thứ, da diết hơn bản đầu viết bằng âm giai trưởng. Cái đặc biệt trong cả hai lần phổ nhạc là người nhạc sĩ tài hoa này đã không sửa một chữ nào trong bài thơ, và các dòng nhạc đó – dù trưởng hay thứ - đều đã chuyên chở hết hồn thơ.Chị Ái-Minh đã viết “vào đàn thử version 2 thêm vài lần thì càng đàn càng thấy thích, vì nó không còn giống một bài để hát nữa mà gần như một bài đàn solo.”Trong thư trao đổi giữa Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên và Nhà thơ Dương Văn Thiệt, Nhạc sĩ đã viết “Mong rằng khi anh vui hãy nghe version 2, và khi buồn thì nghe version 1. Đó là để cân bằng tâm hồn mình với một kỷ niệm sống mãi với thời gian và không gian...(Nov. 2, 2014).”Cả hai bản Tóc Xưa với hai âm giai trưởng và thứ đã được Ca sĩ Đoàn Thanh Tuyền, em vợ Nhạc sĩ Ngô Thuỵ Miên (tức con gái thứ của cố Nghệ sĩ Đoàn Châu Mậu), soạn hoà âm, đệm đàn và hát. Tưởng cũng nên biết, Ca sĩ Thanh Tuyền này là người đã cùng Đức Huy xuất hiện chung ở Saigon thập niên ‘70 trong hai vai trò, nhạc sĩ và ca sĩ chính, của ban nhạc trẻ Đức Huy. Giọng hát Thanh Tuyền vẫn mượt mà, đã diễn tả rất chuẩn cả hai bài, đưa người nghe vào môt không gian huyễn mộng của đôi nhân tình chung quanh mái tóc, và kết thúc bằng một đớn đau “tóc xưa giờ đã xa bay, sợi buồn ở lại ngắn dài xót xa”.Thiệt đã nhờ “cô em” Đinh Minh Châu, một nghệ sĩ chuyên làm power point đưa vào you tube cả hai bản. Cô Minh Châu đã đem rất nhiều hình ảnh các cô gái Việt bên các mái tóc óng ả vào làm nền cho các trình chiếu này khiến khán thính giả vừa cảm nhận được ý nhạc và lời thơ, vừa thưởng thức được nét đẹp dịu dàng khả ái của các thiếu nữ Việt Nam. Trong hai trình chiếu này, Minh Châu đã đưa phần độc tấu dương cầm, bản cung trưởng, của chị Cao Xuân Ái-Minh và lời giới thiệu của tôi (TP) vào phần cuối.Tóc Xưa - Bản cung trưởng (Đinh Minh Châu):Tóc Xưa - Bản cung thứ (Đinh Minh Châu):Song song với Minh Châu, Nghệ sĩ Ngọc Phú, phu quân của Ca sĩ Thanh Tuyền, cũng làm hai powerpoint cho hai bản này. Trong các trình chiếu của Ngọc Phú, khán thính giả cũng được chiêm ngắm các mái tóc thật đẹp của các thiếu nữ trong lúc thưởng thức giọng ca mượt mà truyền cảm của Thanh Tuyền:Tóc Xưa - Bản cung trưởng (Ngọc Phú):Tóc Xưa - Bản cung thứ (Ngọc Phú):Gần đây, Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến đã viết một đoản văn kể về tình nghĩa vợ chồng của bạn mình, DVTh, cùng với lý do xuất hiện của hai bài thơ, trong đó có bài Tóc Xưa. Đoản văn đã được đăng trên Việt Luận, số Giai Phẩm Xuân Ất Mùi 2015, ở Úc châu, ai nấy đọc đều không giấu được sự xúc động.Tóc Xưa - thơ của Dương Văn Thiệt, nhạc của Ngô Thuỵ Miên, hoà âm, tiếng đàn và giọng hát của Đoàn Thanh Tuyền, Cao Xuân Ái-Minh độc tấu dương cầm, với phần trình bày youtube trên mạng của Đinh Minh Châu và Ngọc Phú - đã tạo nên một hiện tượng trong sinh hoạt âm nhạc, thơ, văn và liên mạng của người Việt hải ngoại cuối năm 2014.Lê Văn Thu (14 tháng 12 năm 2014)