(Sưu Tầm & Chuyển Tiếp)
Ảnh Về Gánh Hát Rong Ngày Xưa
- Hát rong là một nghề mưu sinh độc đáo ở Việt Nam thời xưa. Để làm nghề này các "nghệ sĩ" sẽ tập hợp thành "ban nhạc" và rong ruổi khắp các phố phường để thể hiện tài năng.
Một gánh hát rong trên đường phố Hà Nội cuối thế kỷ 19. Một ban nhạc đường phố ở Việt Nam thời xưa có hàng trang khá đơn giản với một số nhạc cụ dân gian, "sân khấu" chỉ là manh chiếu. "Nghệ sĩ" có khi là trẻ em.
Ký họa màu về một gánh hát rong ở Nam Bộ đầu thế kỷ 20. Thu nhập của các nghệ sĩ đường phố đến từ sự hào phóng của công chúng. Một lon đựng tiền được đặt trên chiếu để nhận những đồng xu của khán giả.
Một gánh hát hành nghề giữa chợ. Nơi hành nghề hát rong thường là những chốn đông người như chợ búa, phố lớn, sân đình, chùa vào ngày lễ.
Một "ban nhạc" ở Hà Nội tại "sân khấu" là mảnh sân một ngôi nhà ở nông thôn. Các gánh hát có thể được thuê biểu diễn tại các gia đình khá giả hoặc các sự kiện địa phương.
Người dân tụ tập xem một gánh hát biểu diễn ở Lào Cai.
Dân chúng xem các nghệ sĩ hát rong biểu diễn tại một lễ hội ở miền Bắc.
Ban nhạc tài tử của ông Nguyễn Tống Triều dự Hội chợ thuộc địa Marseille 1906 tại Pháp. Bên cạnh các gánh hát đường phố, có những đoàn nghệ thuật được tổ chức quy củ, có danh tiếng và nhà hát riêng. Đôi khi họ được mời sang Pháp biểu diễn.
Đoàn nghệ sĩ xứ thuộc địa Nam Kỳ đi dự Hội chợ Marseille 1906 tại Pháp