VĂN HÙNG ĐỐC
(Sưu tầm & Chuyển tiếp)


Lương Phủ ngâm 梁父吟 

 

 

 

 












 

Lương Phủ ngâm

Bộ xuất Tề thành môn,
Dao vọng đãng âm lý.
Lý trung hữu tam phần,
Luỹ luỹ chính tương tự.
Vấn thị thuỳ gia trủng,
Điền Cương, Cổ Dã Tử.
Lực năng bài Nam sơn,
Văn năng tuyệt địa lý.
Nhất triêu bị sàm ngôn,
Nhị đào sát tam sĩ.
Thuỳ năng vi thử mưu,
Quốc tướng Tề Án Tử.

 

Dịch nghĩa

Đi bộ ra ngoài cổng thành nước Tề,
Từ xa nhìn về một ngôi làng mơ ảo nơi xa xa.
Ở trong làng có ba ngôi mộ,
Giống nhau tựa như xếp chồng lên nhau.
Hỏi là mộ của ai vậy ?
(Trả lời) Là mộ của những người Điền Khai Cương, Cổ Dã Tử (và Công Tôn Tiếp).
Tài võ của họ có thể lật đổ núi Nam,
Tài văn của họ có thể xoay chuyển đất trời.
Nhưng một sớm bị lời sàm ngôn,
Hai trái đào đã giết chết ba dũng sĩ.
Ai là người có thể nghĩ ra mưu kế đó?
Là tướng quốc nước Tề: Án Bình Trọng.

 

Lương Phủ ngâm 梁父吟, còn viết là 梁甫吟. Lương Phủ là một ngọn núi nhỏ ở chân núi Thái Sơn. Bài thơ này thực là của Gia Cát Lượng hay là một bài ca dao đời Hán, đến nay khó còn điều kiện khảo chứng.

Thời Xuân Thu, Án Bình Trọng 晏平仲 phò Tề Cảnh Công, làm đến chức tướng quốc, là một người tài nhưng hơi hẹp lượng. Nước Tề thời đó có ba dũng sĩ là Điền Khai Cương 田開疆, Cổ Dã Tử 古冶子 và Công Tôn Tiếp 公孫接. Án Tử đưa ra hai trái đào và nói với ba người là ai có công thì hãy lấy mà ăn. Công Tôn Tiếp nói: "Ta là người chỉ một quyền đánh chết lợn rừng, hổ, xứng đáng ăn đào". Điền Khai Cương nói: "Ta đã từng dùng phục binh đuổi địch, công lao đó cũng xứng đáng ăn đào". Cổ Dã Tử nói: "Ta theo vua đến sông Hoàng Hà, có con rùa lớn xuất hiện bắt mất ngựa của vua, ta giết rùa, một tay kéo đuôi ngựa mang về cho vua, con rùa đó chính là Hà Bá thần sông Hoàng Hà". Hai người Công Tôn Tiếp, Điền Khai Cương thấy công mình không bằng Cổ Dã Tử mà lại đòi ăn đào nên tự thẹn với lòng tự vẫn mà chết. Cổ Dã Tử thấy hai người kia đã chết mà mình vẫn sống thì là bất nhân, sỉ nhục người ta đề lấy danh tiếng là bất nghĩa, nên cũng tự vẫn chết theo.

 

  Trở lại chuyên mục của : Văn Hùng Đốc