VĂN HÙNG ĐỐC
(Sưu tầm & Chuyển tiếp)


Thế Giới KỳDiệu Dưới Lòng Đại Dương
Qua Những Bức Ảnh 'Biết Nói'


Mỗi một bức ảnh đẹp về đại dương và các sinh vật sống trong đó cũng chính là lời nhắn gửi mang thông điệp kêu gọi mọi người phải bảo vệ môi trường biển, bảo vệ 'món quà của thiên nhiên'.

Các đại dương là "ngôi nhà" của hàng triệu sinh vật biển, là "nhà máy sản xuất" khoảng 70% oxy tự do trên Trái đất và cũng là nguồn cung cấp thức ăn vô tận cho con người. Theo Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính, 80% đại dương trên Trái đất cùng một số loài sinh vật sống tại đây chưa được khám phá hết.

Tuy nhiên, các đại dương cũng có thể bị hủy hoại, các loài sinh vật biển có thể bị tuyệt chủng trước khi chúng ta khám phá, bởi biến đổi khí hậu và rác thải nhựa. Theo một nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2016, 8 triệu tấn nhựa đã đổ vào các đại dương mỗi năm, con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng vào các năm tiếp theo nếu không có biện pháp ngăn chặn.

Dưới đây là một số bức ảnh đẹp về đại dương, cũng là những thông điệp kêu gọi bảo vệ môi trường biển, món quà vô giá của thiên nhiên trước khi quá muộn.
 

Bãi biển Little Corona, California cũng như các bãi biển khác đang có nguy cơ bị ô nhiễm do rác thải.
 
Bãi biển Little Corona, California cũng như các bãi biển khác đang có nguy cơ bị ô nhiễm do rác thải. Tuy nhiên, nguy cơ này có thể bị loại bỏ bởi nỗ lực bảo vệ môi trường của từng cá nhân. (Nguồn: Shutterstock)
 
Đại dương là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ, nhà văn,... những người yêu thiên thiên, là nơi có những bãi biển tuyệt đẹp với làn nước trong vắt, như một bãi biển ở New Zealand.
 
Đại dương là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ, nhà văn,... những người yêu thiên thiên, là nơi có những bãi biển tuyệt đẹp với làn nước trong vắt, như một bãi biển ở New Zealand. Ảnh: Shutterstock
 
Đây cũng là 'ngôi nhà' của một số loài động vật lớn nhất thế giới, như cá voi lưng gù, có chiều dài từ 12-16 mét, nặng khoảng 30-36 tấn.
 
Đây cũng là "ngôi nhà" của một số loài động vật lớn nhất thế giới, như cá voi lưng gù, có chiều dài từ 12-16 mét, nặng khoảng 30-36 tấn. Theo National Geographic, cá voi lưng gù được tìm thấy ở mọi đại dương trên thế giới. Tuy có kích thước khổng lồ, loài vật này chỉ ăn động vật nhuyễn thể, sinh vật phù du, cá nhỏ. Chúng giao tiếp với nhau bằng những "bài hát của cá voi" (whale song). Ảnh: Getty Images
 
Đại dương cũng là nơi sinh sống của những loài động vật kỳ quái, chẳng hạn như sứa, sinh vật sống không có não, mắt, bộ xương và trái tim. 95% cơ thể của loài vật này là nước, chúng đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên Trái đất.
 
Đại dương cũng là nơi sinh sống của những loài động vật kỳ quái, chẳng hạn như sứa, sinh vật sống không có não, mắt, bộ xương và trái tim. 95% cơ thể của loài vật này là nước, chúng đã xuất hiện trong lòng đại dương từ hơn 650 triệu năm trước, trước cả khi loài khủng long xuất hiện trên Trái đất. Ảnh: Getty Images
 
Đại dương cũng sở hữu những khu vườn rực rỡ, như 'vườn hoa' hải quỳ, nhóm động vật săn mồi sống dưới nước, có họ hàng với loài sứa, san hô hay thủy tức. Theo Tổ chức Động vật hoang dã, mỗi con hải quỳ có khoảng 100 xúc tu nhỏ và có nhiều màu sắc khác nhau như xanh lá cây, tím, hồng và cam. Chúng là loài sinh sản vô tính.
 
Đại dương cũng sở hữu những khu vườn rực rỡ, như "vườn hoa" hải quỳ, nhóm động vật săn mồi sống dưới nước, có họ hàng với loài sứa, san hô hay thủy tức. Theo Tổ chức Động vật hoang dã, mỗi con hải quỳ có khoảng 100 xúc tu nhỏ và có nhiều màu sắc khác nhau như xanh lá cây, tím, hồng và cam. Chúng là loài sinh sản vô tính. Ảnh: UPY2020
 
Nổi tiếng bởi bộ phim Truy tìm Nemo, cá hề (hay còn được gọi là cá hải quỳ) là loài cá biển sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô.
 
Nổi tiếng bởi bộ phim Truy tìm Nemo, cá hề (hay còn được gọi là cá hải quỳ) là loài cá biển sống ở các dải đá ngầm và rạn san hô. Theo National Geographic, tất cả các loài cá hề được sinh ra là con đực, chúng có khả năng chuyển đổi giới tính, nhưng chỉ làm vậy để trở thành con cái đầu đàn của cả một đàn mà thôi. Ví dụ như khi con cái đầu đàn chết đi, con đực kết đôi với chúng sẽ tự chuyển đổi thành con cái và đảm nhiệm việc sinh nở cho cả đàn. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại không thể đảo ngược. Ảnh: Getty Images
 
Bức ảnh 'Ngôi nhà đông lạnh di động' của nhiếp ảnh gia người Pháp Greg Lecoeur đã đoạt giải thuởng cao nhất tại cuộc thi Nhiếp ảnh gia dưới nước năm 2020.
 
Bức ảnh "Ngôi nhà đông lạnh di động" của nhiếp ảnh gia người Pháp Greg Lecoeur đã đoạt giải thuởng cao nhất tại cuộc thi Nhiếp ảnh gia dưới nước năm 2020. Bức ảnh chụp đàn hải cẩu, những "thợ lặn" cừ khôi đang vui đùa quanh một tảng băng chìm dưới nước. Ảnh: UPY2020
 
Theo thống kê, có hơn 2.000 loài tôm (loài động vật giáp xác, ăn tạp) trong các đại dương trên thế giới.
 
Theo thống kê, có hơn 2.000 loài tôm (loài động vật giáp xác, ăn tạp) trong các đại dương trên thế giới. Chúng di chuyển trong nước, có thể bò bằng chân, bơi bằng khua chân, hoặc trong một số trường hợp, bơi ngược bằng cách gập người để thoát hiểm - một kiểu bơi rất đặc trưng của nhiều loài tôm. Hầu hết các loài tôm đều có thể là nguồn thức ăn giàu protein cho con người, trong đó có nhiều loại là thủy hải sản có giá trị thương mại rất cao. Ảnh: Getty Images
 
Trong ảnh: Loài cua mũi tên (The yellowline arrow crab) sống giữa các rạn san hô ở cả vùng biển Caribbean và Đại Tây Dương.
 
Trong ảnh: Loài cua mũi tên (The yellowline arrow crab) sống giữa các rạn san hô ở cả vùng biển Caribbean và Đại Tây Dương. Những nhà khoa học đầu tiên phát hiện loài cua này đã gọi chúng là cua mũi tên bởi vì đầu của chúng có hình nhọn và mắt lồi ra ngoài trông rất giống đầu của một mũi tên. Loài cua này gây chú ý với những chiếc chân thường có màu đỏ hoặc vàng, trong khi càng có màu xanh dương hay tím, dài tới 20cm - gấp 5 lần chiều dài cơ thể của chúng. Ảnh: Getty Images
 
Các rạn san hô trong đại dương cũng là nhà của một số sinh vật dễ thương, như chú cá bống đang 'tò mò' này. Theo Britannica, cá bống là loài cá ăn thịt nhỏ với hơn 2.200 loài trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy gần bờ biển và sống giữa các rạn san hô, chịu được sự thay đổi của nồng độ muối trong nước, có khả năng thay đổi màu sắc phù hợp với môi trường xung quanh. Cá bống cũng thuộc loại cá ăn thịt chuyên bắt ấu trùng của động vật ở tầng đáy làm thức ăn.
 
Các rạn san hô trong đại dương cũng là nhà của một số sinh vật dễ thương, như chú cá bống đang "tò mò" này. Theo Britannica, cá bống là loài cá ăn thịt nhỏ với hơn 2.200 loài trên toàn thế giới. Chúng thường được tìm thấy gần bờ biển và sống giữa các rạn san hô, chịu được sự thay đổi của nồng độ muối trong nước, có khả năng thay đổi màu sắc phù hợp với môi trường xung quanh. Cá bống cũng thuộc loại cá ăn thịt chuyên bắt ấu trùng của động vật ở tầng đáy làm thức ăn. Ảnh: UPY2020
 
Cá ngựa hay hải mã là tên gọi chung của một chi động vật sống trong rừng ngập mặn và thảm cỏ biển gần đáy đại dương ở các vùng biển nhiệt đới, cận ôn đới
 
Cá ngựa hay hải mã là tên gọi chung của một chi động vật sống trong rừng ngập mặn và thảm cỏ biển gần đáy đại dương ở các vùng biển nhiệt đới, cận ôn đới. Cá ngựa có hình dạng và màu sắc độc đáo, đặc biệt, chỉ có con đực "mang thai" và sinh con. Những năm gần đây, số lượng cá ngựa đã bị giảm sút đến mức nghiêm trọng do đánh bắt gia tăng. Cá ngựa được dùng trong những vị thuốc truyền thống ở khu vực Đông Á, hằng năm có khoảng 20 triệu con cá ngựa bị đánh bắt để phục vụ cho mục đích này. Ảnh: Getty Images
 
Cá heo là một trong những loài động vật có tập tính xã hội phức tạp, chúng rất thông minh và được con người biết đến nhiều nhờ vẻ thân thiện và thái độ tinh nghịch
 
Cá heo là một trong những loài động vật có tập tính xã hội phức tạp, chúng rất thông minh và được con người biết đến nhiều nhờ vẻ thân thiện và thái độ tinh nghịch. Cá heo có khả năng hiểu được ngôn ngữ hành vi đơn giản của con người. Với khả năng kì diệu vốn có của mình, cá heo có thể hiểu và sắp xếp các đồ vật thông dụng vào cùng một nhóm với nhau, do đó, chúng được xếp là một trong những loài động vật thông minh nhất hành tinh. Ảnh: Getty Images
 
Các sinh vật biển phát quang cũng thích nghi với cuộc sống ở độ sâu tối của đại dương, giống như loài mực rạn san hô này.
 
Các sinh vật biển phát quang cũng thích nghi với cuộc sống ở độ sâu tối của đại dương, giống như loài mực rạn san hô này. Theo Britannica, hiện tượng phát quang ở con mực có thể hữu ích cho việc thu hút con mồi. Mực cũng có đôi mắt phức tạp, tương tự như mắt của con người. Ảnh: UPY2020
 
Cá voi sát thủ, còn gọi là cá heo đen lớn hay cá hổ, là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, họ mà nó là phân loài cá heo lớn nhất.
 
Cá voi sát thủ, còn gọi là cá heo đen lớn hay cá hổ, là một loài cá voi có răng thuộc họ cá heo đại dương, họ mà nó là phân loài cá heo lớn nhất. Cá voi sát thủ sống tại tất cả các đại dương trên thế giới, từ Bắc Băng Dương và vùng biển Nam Cực cho đến các vùng biển nhiệt đới ấm áp, nó là loài săn mồi đỉnh cao ở đại dương. Hiện nay, một số quần thể cá voi sát thủ đang được coi là bị đe dọa hoặc ở tình trạng nguy cấp do ô nhiễm, sự suy giảm của con mồi, xung đột với các hoạt động đánh cá và tàu bè, mất môi trường sống. Ảnh: Getty Images
 
Không giống như cá đuối gai độc nằm bất động dưới đáy biển, cá ó sao (cá đuối đốm, cá ó đốm) được cho là những 'vận động viên' bơi lội tích cực trong các đại dương trên thế giới.
 
Không giống như cá đuối gai độc nằm bất động dưới đáy biển, cá ó sao (cá đuối đốm, cá ó đốm) được cho là những "vận động viên" bơi lội tích cực trong các đại dương trên thế giới. Theo Oceana, cá ó sao thường được tìm thấy ở vùng nước ấm gần bờ biển và các rạn san hô. Chúng ăn ngao, sò, nhím biển, tôm và thường được thấy đi một mình, nhưng đôi khi bơi theo nhóm. Ảnh: Getty Images
 
heo PBS , cá mập trắng lớn là loài cá săn mồi lớn nhất thế giới, thuộc bộ cá nhám thu được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương
 
Theo PBS , cá mập trắng lớn là loài cá săn mồi lớn nhất thế giới, thuộc bộ cá nhám thu được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương. Cá mập trắng lớn được biết đến vì kích thước khổng lồ, có thể dài tới 6,4-8 m và cân nặng 3.324 kg. Với tuổi thọ trong tự nhiên khoảng 70 năm hoặc hơn, cá mập trắng trở thành một trong các loài cá sụn sống lâu nhất thế giới. Ảnh: Getty Images
 
650
 
Rùa biển (Chelonioidea) là một liên họ bò sát biển trong bộ Rùa, sinh sống ở tất cả các đại dương trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc Cực. Riêng loài rùa lưng phẳng thì chỉ được tìm thấy ở vùng biển phía Bắc Australia. Trong số các loài bò sát, rùa biển có tuổi thọ lâu nhất khi không bị đe dọa bởi loài săn mồi. Chúng dành gần như toàn bộ cuộc sống ở trên biển, chỉ trở về bờ khi đến lúc làm tổ và đẻ trứng. Thới gian gần đây, tất cả loài rùa biển đều được liệt kê trong Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa hoặc là nguy cấp hay cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu, rác thải nhựa hay do săn bắt cá không đúng phương pháp. Ảnh: Getty Images
 
Hiện nay, cuộc sống của các loài sinh vật trong đại dương đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người.
 
Hiện nay, cuộc sống của các loài sinh vật trong đại dương đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người. Các loài sinh vật đang chịu tác động nặng nề bởi biến đổi khí hậu, khai thác quá mức, ô nhiễm tiếng ồn bởi hoạt động giao thông trên biển, ô nhiễm nước bởi các hoạt động xả thải, rác thải nhựa... Nếu tình trạng này kéo dài, con người sẽ phải đối mặt với việc thiếu nguồn cung thực phẩm, oxy..., đây là lúc con người cần hành động, bảo vệ môi trường biển cũng như hành tinh này. Trong ảnh: Con tôm hùm đang cố thích nghi khi sống trong một chiếc cọc tiêu chóp nón dùng để phân làn giao thông.Ảnh: Getty Images
Theo Báo Thể Thao Việt Nam
  Trở lại chuyên mục của : Văn Hùng Đốc