VINH HỒ
(Sưu tầm & Chuyển tiếp)


 

HÌNH TƯỢNG CON HỔ
TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN

 

Trong văn hoá dân gian, ít có loài thú dữ nào người ta vừa sợ hãi, vừa thờ cúng, kỵ húy (kỵ huý là kiêng kỵ tên huý của vua, tên thật của ông bà, v.v...) nhiều như hổ.

Hổ có rất nhiều tên như: hổ, cọp, dần, khái, kễnh, ba cụt, ba ngoe, ông chằng, ông kẹ, ông dài, ông ba bị, hầm, hùm, gấm, mun, ông cả, ông ba mươi, ông thầy, Sơn quân chi thần, Sơn quân chúa xứ, Sơn quân mãnh hổ, Sơn lâm chúa tể, Sơn lâm chúa xứ, Sơn lâm đại tướng quân, Sơn quân chúa động, Chúa xứ sơn lâm, Mãnh hổ, Thần hổ, Ông, Ngài, Chúa sơn lâm, Chúa tể sơn lâm, Chúa tể rừng xanh, Mãnh chúa rừng xanh, Chúa tể núi rừng, Sơn quân, Sơn thần, Vua hổ, Vua cọp... 
 

 Trong 12 con giáp, hổ không khôn bằng khỉ hay chuột, không kiên trì bằng trâu, không chạy bền bằng ngựa, không bay lộn bằng rồng, không bò trườn bằng rắn, không leo trèo bằng mèo... nhưng hổ dữ tợn, dũng mãnh, can trường, hiên ngang, hiếu chiến bậc nhất, dám tấn công cả những con thú to khỏe hơn nó gấp nhiều lần. Đối thủ ngang tài trên mặt đất của hổ là rồng, gấu nâu, sư tử.

Hổ là biểu tượng của võ tướng anh dũng nơi trận địa. Hổ trắng là hình ảnh của đấng minh quân.

Trong phong thuỷ, hổ tượng trưng cho sự mạnh mẽ, oai phong, bản lĩnh.

Thần Hổ đc coi là linh vật trong tâm thức, tín ngưỡng dân gian. 

Thần Hổ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu đến nay vẫn còn.

Miếu Thờ Hổ có nhiều nơi gần rừng núi.

 

Trong tâm linh người Việt, Hổ vừa là ác thú, vừa là thần hộ mệnh (phúc thần) đc lập đền thờ nhiều nơi. 

Tranh Hổ được trưng bày ở đền, chùa, đền thờ Thánh Mẫu. 

Nhiều bức tượng, phù điêu, hội họa, thư pháp, tranh thủy mặc vẽ cảnh hổ rồng giao chiến đẹp mắt. 

Nghệ nhân dân gian chạm, khắc, vẽ hổ trên gỗ, đá, giấy, đất nung... Nổi tiếng nhất là tranh Ngũ hổ của phố Hàng Trống, Hà Nội xưa. 

Thần Hổ được chạm trổ trên các lăng mộ, các cổng đền, miếu; bệ thờ đc chạm, khắc, hoặc đắp hổ phù nhô ra, miệng há to dữ tợn.

Dân gian tin Thần Hổ oai vệ có khả năng trừ tà, hộ mệnh, trấn giữ bờ cõi, bảo vệ đền đài, lăng mộ, mang lại may mắn, tốt đẹp, bình an cho con người.

Có những thành ngữ liên hệ đến hổ như:

 -Long tranh hổ đấu, Long hổ giao đấu, Long hổ tranh hùng, Ngọa hổ tàng long (chỉ trận đấu ác liệt ngang sức ngang tài giữa 2 kỳ phùng địch thủ là long và hổ). 

-Rồng cuộn hổ ngồi, Long bàn hổ cứ, Hổ phục rồng chầu (chỉ chỗ đất hiểm yếu). 

-Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ (trái rồng xanh, phải hổ trắng)

-Long đàm hổ huyệt (ao rồng hang hổ) chỉ nơi nguy hiểm.

-Long đằng hổ dược (rồng nhảy hổ vọt)

-Vân tùng long, phong tùng hổ (mây theo rồng, gió theo hổ)

-Long sinh quyển, hổ sinh phong (Rồng sinh mây, hổ sinh gió)

Cái nhìn của dân gian giành cho hổ thật là cao trọng, thiêng liêng, huyền bí, coi hổ như thánh như thần.

Cổ nhân nói:

"Hổ xú hùng tâm tại": có nghĩa là khi Hổ về già thì trông xấu xí nhưng hùng tâm vẫn còn, nên ko có con vật nào dám coi thường, hàm ý ca ngợi các vị dũng tướng oai hùng lúc nào cũng tôn trọng khí phách danh dự, không sống hèn sống nhục, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, thà chết để bảo toàn thanh danh. Có câu:

"Thành mất, tướng tuẫn tiết theo thành".

Hay :

"Sinh vi tướng tử vi thần": nghĩa là sống làm tướng, chết làm thần, được nhân dân tôn thờ.

Hổ, Tướng gắn liền với nhau như một.

(Sưu tầm trên NET)

Dec, 24/2021

  Trở lại chuyên mục của : Vinh Hồ