TRẦN THÙY LINH


Những Nàng Hoa Cúc

..Ngày ấy, người ta không trồng cúc dại, chúng mọc như cỏ và lặng lẽ nở hoa. Có nhiều loại cúc dại lắm, từ thứ cúc cánh nhỏ dài màu trắng trong veo, bây giờ được gọi là cúc hoạ mi, những bông xuyến chi trắng cũng họ cúc có nhụy vàng lớn bật lên trên vài cánh mọc vẹo vọ, tới những bông cúc mười cánh ngắn hình bầu tròn trắng đục, nhuỵ cũng tròn, mà nay người ta gọi là cúc Tana. Đó là chưa kể tới loại cúc vàng có thân thô ráp mọc sát đất, mang cái tên xấu xí “cúc hôi”. Rồi những bông hoa vàng khi tàn bỗng biến thành loài hoa khác như bồ công anh.

Mùi hương của loài hoa dại ấy không chỉ tới từ hoa mà còn từ lá. Vò những thân cúc mềm mại trong tay, ngón tay người cũng trở nên hăng hăng, hanh hao và đượm mùi hoang dã khó gọi tên. Mùi hương ấy làm nên hơi thở của cúc, làm nên cảm nhận về một loài hoa đồng nội, bền bỉ, can trường, dù hoa khô, lá úa cũng không chịu lìa cành. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người xưa yêu hoa cúc – “Diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất).
Trong những bức tranh chì than ở thời thơ bé của tôi luôn có những chiếc thuyền nan, dòng sông, những bông lau và bông cúc dại đung đưa trong gió....

...”Daisy” hay “Marguerite” – cái tên gần như đã thành chung trong mọi ngôn ngữ. Daisy – Day’s eye – nghĩa là “con mắt của ngày”, cái tên quá đúng với loài hoa bừng nở khi ngày tới và khép cánh khi ngày tàn. Phong tục kỷ niệm Ngày Hoa cúc (Daisy’s Day) vào ngày 4/4 bắt nguồn từ Nam Mỹ, khi những bông Daisy là một trong những loài hoa đầu tiên bừng nở báo hiệu xuân về. Nhà cửa, phố xá sẽ tràn ngập hoa cúc trong một không khí của mùa....










 
  Trở lại chuyên mục của : Trần Thùy Linh