TRƯƠNG ĐÌNH UYÊN
Chân Dung Nhà Thơ
Trần Dạ Từ
Thơ Cũ Của Nàng
Trần Dạ Từ
Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên
Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng
Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen
Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em
Nhã Ca
Tiếng Chuông Thiên Mụ
Nhã Ca
Tôi lớn lên bên này sông Hương
Con sông chẻ đời ra những vùng thương nhớ
Cây trái Kim Long, sắt thép cầu Bạch Hổ
Cửa từ bi vồn vã bước chân sông
Mặt nước xanh trong suốt tuổi thơ hồng
Tháp cổ chuông xưa sông hiền sóng mọn
Những đêm tối bao la những ngày tháng lớn
Những sáng chim chiều dế canh gà
Tiếng chuông buồn vui dợn thấu xương da
Người với chuông như chiều với tối
Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy
Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi
Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm báo
Cơm áo dậy mồm ăn lơ nói láo
Cửa từ bi xưa mất dấu đứa con hư
Tháp cổ chuông xưa, sông nhỏ sương mù
Dòng nước cũ trong mắt nhìn ẩm đục
Con đường cũ trong hồn nghe cỏ mọc
Chuông cũ giờ đây bằn bặt trong da
Tuổi hồng sa chân chết đuối bao giờ
Ngày tháng cũ cầm bằng như thác lũ
Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ
Tiếng chuông xưa bừng sống lại trongtôi
Tiếng chuông xưa kìa tuổi dại ta ơi
Chuông oà vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
Những mảnh đồng đen như da đêm tối
Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
Những mảnh đồng đen như máu phục sinh
Những mảnh đồng đen kề nhau bước tới
Tôi thức dậy rồi đây chuông ơi chuông hỡi
Tôi thức dậy đây tôi thức dậy rồi
Thức dậy thực sự rồi
Thức dậy cùng giông bão, thức dậy cùng tan vỡ
Thức dậy cùng lịch sử
Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay
Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay
Trên mặt nước trên mặt người mặt lộ
Cho con trở về đừng mê sảng ngó.
(1963)
Huỳnh Liễu Ngạn
Quê Hương Tôi Gọi Trăm Lần Việt Nam
Huỳnh Liễu Ngạn
bây giờ tôi gọi Việt Nam
gọi sông gọi nước gọi ngàn cây xa
nhớ ơi da diết tiếng gà
ban trưa nắng rải hiên nhà của em
bây giờ tôi lại gọi thêm
cây đa bến cũ có mềm trăng sao
những khuya bên mảnh vườn đào
em nghiêng vạt áo ngọt ngào giọng ru
ban mai mắt ướt sương mù
gánh hàng chợ sớm về từ chợ trưa
con đường cái lạnh trơn mưa
tóc em dài sợi cho vừa nhớ thương
nón che nghiêng đẹp phố phường
tôi xa quê mẹ trăm đường ra đi
chao ơi xa vắng cũng vì
quê hương lửa đỏ còn chi nữa rồi
tới đây đất lạ xứ người
nhớ vuông đất cũ dãy đồi xa xa
nhớ con lạch ở cạnh nhà
em ra giặt lụa vóc ngà soi gương
tóc em trăm sợi mù sương
tôi xa tôi gọi tôi thương tôi chờ
bây giờ tôi gọi trong mơ
như sông gọi nước như thơ gọi người
ngày mai tôi hẹn tôi mời
cùng em nối lại trăm lời biệt ly
giờ thôi em buổi phân kỳ
tôi xin cúi mặt bước đi ngại ngần
đường về chắc cũng rất gần
quê hương tôi gọi trăm lần Việt Nam.
***
Ta Bà
nửa mảnh trăng vừa nhú
sực tỉnh giấc giang hà
ta nghe từ vạn kiếp
rụng xuống một cành hoa
có phải em vừa hóa
khốn kiếp mấy cụm tà
để thiên thu về hỏi
liễu úa tự mùa qua
rừng khói thiêng ta ngụm
chiết gửi ngọn mưa sa
thiền đêm sương rơi nhẹ
hóa muôn cõi ta bà
đồi Nam chim hót muộn
đưa động mấy tầng không
ẩn mật ngoài muôn dặm
khổ lụy đến vô cùng
sầu trần gian lãng đãng
rủ gót hài mông lung
thơ theo đời viễn mộng
ngập ngụa cả dòng sông
đồi Nam chim gãy cánh
đồi Tây chim rú vang
có mảnh hồn run rẩy
trụ bám nội mây ngàn.
Kha Tiệm Ly
Tráng Sĩ Hành
Kha Tiệm Ly
Tạm dừng vó ngựa ở nơi đây,
Quán cũ phong sương phủ lớp dày.
Còn ta, nửa kiếp phiêu linh đó,
Gom vào bầu chưa đủ cuộc say!
Hàng liễu vật mình theo gió chướng,
Chợt nhớ quê nhà tóc liễu bay.
Hoa đào trước quán bâng khuâng rụng,
Chẳng biết người xưa má vẫn đầy?
Môi xưa còn mọng màu mận chín,
Tóc xưa còn thoảng chất hương lài?
Bóng xưa mờ nhạt lung linh chén,
Lá xưa buồn thoảng gió heo may?
Tống Giang rượu uống đong nghìn chén,
Mà giận mình chưa đổi cuộc xoay.
Muốn tung cánh đại bàng muôn dặm,
Mà giận mình chưa đủ sức bay!
Sờ tóc bạc, thẹn cùng tuấn mã,
Vỗ gươm thiêng, thẹn với cỏ cây.
Vó ngựa kì hồ chưa mỏi bước,
Mà áo phong trần đã bạc vai!
Thẹn nỗi bình sanhchưa toại chí,
Gươm anh hùng đã vuột tầm tay,
Thẹn nghiên bút chợ đời rao bán,
Thẹn ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy!
Lỡ hẹn cùng Lương Sơn hảo hán,
Lại thẹn cùng bóng nguyệt non tây.
Kinh Kha lấy mạng treo đầu kiếm,
Dịch Thủy dòng xưa nước thở dài.
Gươm múa bồi hồi theo tiếng trúc,
Tráng sĩ đi hề, sắc nhuộm màu mây!
Mang chủy thủ, lạnh lùng qua sông Dịch,
Xác gởi Hàm Dương, máu chảy nhầy!
Dũng sĩ hề, vì người tri kỉ,
Hàm Dương hề, mây trắng bay bay!
Có cái chết sáng ngời chữ NGHĨA,
Trượng phu hề, đá vỡ tro bay.
Đô Cương lệ ướt bâu tân khách,
Rượu Yên bang không đủ một Đan say!
Chợt ngưỡng mộ Hoàng Sào rạch đất,
Một thước gươm thiên hạ chia hai.
Rừng gươm giáo vào Quang Trung lãnh địa,
Mà ta còn ngơ ngác chốn thiên nhai!
Ai mài kiếm Lương Sơn mòn đá núi,
Thẹn đầu non chênh chếch bóng trăng lay!
Nghe gió lạnh, đồi cao ngựa hí,
Để trường giang thao thức canh dài!
Tầm Dương kĩ nữ ôm đàn hát,
Hơi rượu mơ hồ, thương nhớ phôi phai?
Nàng nức nở làm sầu tiếng nhạc,
Ta bâng khuâng dở chén Mao Đài.
Bóng người cũ tan dần trong men đắng,
Em và nàng, ai tri kỉ hơn ai?
Dũng sĩ ngày mai nào dám hẹn.
Nên nghìn đêm, còn lại đêm nay.
Nén u uất, rượu nồng luôn cạn chén,
Giấu đau thương, tóc liễu rũ che mày.
Nàng nửa kiếp đón đưa người mấy lượt,
Nên đắng lòng mà rượu ngọt thành cay?
Ta nửa kiếp giang hồ chân mỏi bước,
Gom vào bầu chưa đủ một cơn say!
Chân Dung Nhà Thơ
Trần Dạ Từ
Thơ Cũ Của Nàng
Trần Dạ Từ
Người đi qua đời tôi
Trong những chiều đông sầu
Mưa mù lên mấy vai
Gió mù lên mấy trời
Mây mù lên mấy biển
Người đi qua đời tôi
Hồn lưng mùa rét mướt
Đường bay đầy lá mùa
Vàng xưa đầy dấu chân
Lòng vắng như ngày tháng
Đen tối vùng lãng quên
Người đi qua đời tôi
Chiều ầm vang tiếng sóng
Bàn tay mềm khói sương
Tiếng hát nào hơ nóng
Người đi qua đời tôi
Nghe những lời linh hồn
Phi lao dài tiếng ru
Êm ái lòng hối tiếc
Trên lối về nghĩa trang
Trong mộ phần tối đen
Người đi qua đời tôi
Không nhớ gì sao người
Em đi qua đời anh
Không nhớ gì sao em
Nhã Ca
Tiếng Chuông Thiên Mụ
Nhã Ca
Tôi lớn lên bên này sông Hương
Con sông chẻ đời ra những vùng thương nhớ
Cây trái Kim Long, sắt thép cầu Bạch Hổ
Cửa từ bi vồn vã bước chân sông
Mặt nước xanh trong suốt tuổi thơ hồng
Tháp cổ chuông xưa sông hiền sóng mọn
Những đêm tối bao la những ngày tháng lớn
Những sáng chim chiều dế canh gà
Tiếng chuông buồn vui dợn thấu xương da
Người với chuông như chiều với tối
Tôi bỏ nhà ra đi năm mười chín tuổi
Đêm trước ngày đi nằm đợi tiếng chuông
Cuối cơn điên đầu giấc ngủ đau buồn
Tiếng chuông đến dịu dàng lay tôi dậy
Tiếng chuông đến và đi chỉ mình tôi thấy
Chỉ mình tôi nhìn thấy tiếng chuông tan
Tiếng chuông tan đều như hơi thở anh em
Tiếng chuông tan rời như lệ mẹ hiền
Tiếng chuông tan lâu như mưa ngoài phố
Tiếng chuông tan dài như đêm không ngủ
Tiếng chuông tan tành như tiếng vỡ trong tôi
Từ dạo xa chuông khôn lớn giữa đời
Đổi họ thay tên viết văn làm báo
Cơm áo dậy mồm ăn lơ nói láo
Cửa từ bi xưa mất dấu đứa con hư
Tháp cổ chuông xưa, sông nhỏ sương mù
Dòng nước cũ trong mắt nhìn ẩm đục
Con đường cũ trong hồn nghe cỏ mọc
Chuông cũ giờ đây bằn bặt trong da
Tuổi hồng sa chân chết đuối bao giờ
Ngày tháng cũ cầm bằng như thác lũ
Nhưng sao chiều nay bỗng bàng hoàng nhớ
Tiếng chuông xưa bừng sống lại trongtôi
Tiếng chuông xưa kìa tuổi dại ta ơi
Chuông oà vỡ trong tôi nghìn tiếng nói
Những mảnh đồng đen như da đêm tối
Những mảnh đồng đen như tiếng cựa mình
Những mảnh đồng đen như máu phục sinh
Những mảnh đồng đen kề nhau bước tới
Tôi thức dậy rồi đây chuông ơi chuông hỡi
Tôi thức dậy đây tôi thức dậy rồi
Thức dậy thực sự rồi
Thức dậy cùng giông bão, thức dậy cùng tan vỡ
Thức dậy cùng lịch sử
Mẹ hiền ơi thành phố cũ chiều nay
Có tiếng chuông nào rơi như lệ trên tay
Trên mặt nước trên mặt người mặt lộ
Cho con trở về đừng mê sảng ngó.
(1963)
Huỳnh Liễu Ngạn
Quê Hương Tôi Gọi Trăm Lần Việt Nam
Huỳnh Liễu Ngạn
bây giờ tôi gọi Việt Nam
gọi sông gọi nước gọi ngàn cây xa
nhớ ơi da diết tiếng gà
ban trưa nắng rải hiên nhà của em
bây giờ tôi lại gọi thêm
cây đa bến cũ có mềm trăng sao
những khuya bên mảnh vườn đào
em nghiêng vạt áo ngọt ngào giọng ru
ban mai mắt ướt sương mù
gánh hàng chợ sớm về từ chợ trưa
con đường cái lạnh trơn mưa
tóc em dài sợi cho vừa nhớ thương
nón che nghiêng đẹp phố phường
tôi xa quê mẹ trăm đường ra đi
chao ơi xa vắng cũng vì
quê hương lửa đỏ còn chi nữa rồi
tới đây đất lạ xứ người
nhớ vuông đất cũ dãy đồi xa xa
nhớ con lạch ở cạnh nhà
em ra giặt lụa vóc ngà soi gương
tóc em trăm sợi mù sương
tôi xa tôi gọi tôi thương tôi chờ
bây giờ tôi gọi trong mơ
như sông gọi nước như thơ gọi người
ngày mai tôi hẹn tôi mời
cùng em nối lại trăm lời biệt ly
giờ thôi em buổi phân kỳ
tôi xin cúi mặt bước đi ngại ngần
đường về chắc cũng rất gần
quê hương tôi gọi trăm lần Việt Nam.
***
Ta Bà
nửa mảnh trăng vừa nhú
sực tỉnh giấc giang hà
ta nghe từ vạn kiếp
rụng xuống một cành hoa
có phải em vừa hóa
khốn kiếp mấy cụm tà
để thiên thu về hỏi
liễu úa tự mùa qua
rừng khói thiêng ta ngụm
chiết gửi ngọn mưa sa
thiền đêm sương rơi nhẹ
hóa muôn cõi ta bà
đồi Nam chim hót muộn
đưa động mấy tầng không
ẩn mật ngoài muôn dặm
khổ lụy đến vô cùng
sầu trần gian lãng đãng
rủ gót hài mông lung
thơ theo đời viễn mộng
ngập ngụa cả dòng sông
đồi Nam chim gãy cánh
đồi Tây chim rú vang
có mảnh hồn run rẩy
trụ bám nội mây ngàn.
Kha Tiệm Ly
Tráng Sĩ Hành
Kha Tiệm Ly
Tạm dừng vó ngựa ở nơi đây,
Quán cũ phong sương phủ lớp dày.
Còn ta, nửa kiếp phiêu linh đó,
Gom vào bầu chưa đủ cuộc say!
Hàng liễu vật mình theo gió chướng,
Chợt nhớ quê nhà tóc liễu bay.
Hoa đào trước quán bâng khuâng rụng,
Chẳng biết người xưa má vẫn đầy?
Môi xưa còn mọng màu mận chín,
Tóc xưa còn thoảng chất hương lài?
Bóng xưa mờ nhạt lung linh chén,
Lá xưa buồn thoảng gió heo may?
Tống Giang rượu uống đong nghìn chén,
Mà giận mình chưa đổi cuộc xoay.
Muốn tung cánh đại bàng muôn dặm,
Mà giận mình chưa đủ sức bay!
Sờ tóc bạc, thẹn cùng tuấn mã,
Vỗ gươm thiêng, thẹn với cỏ cây.
Vó ngựa kì hồ chưa mỏi bước,
Mà áo phong trần đã bạc vai!
Thẹn nỗi bình sanhchưa toại chí,
Gươm anh hùng đã vuột tầm tay,
Thẹn nghiên bút chợ đời rao bán,
Thẹn ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy!
Lỡ hẹn cùng Lương Sơn hảo hán,
Lại thẹn cùng bóng nguyệt non tây.
Kinh Kha lấy mạng treo đầu kiếm,
Dịch Thủy dòng xưa nước thở dài.
Gươm múa bồi hồi theo tiếng trúc,
Tráng sĩ đi hề, sắc nhuộm màu mây!
Mang chủy thủ, lạnh lùng qua sông Dịch,
Xác gởi Hàm Dương, máu chảy nhầy!
Dũng sĩ hề, vì người tri kỉ,
Hàm Dương hề, mây trắng bay bay!
Có cái chết sáng ngời chữ NGHĨA,
Trượng phu hề, đá vỡ tro bay.
Đô Cương lệ ướt bâu tân khách,
Rượu Yên bang không đủ một Đan say!
Chợt ngưỡng mộ Hoàng Sào rạch đất,
Một thước gươm thiên hạ chia hai.
Rừng gươm giáo vào Quang Trung lãnh địa,
Mà ta còn ngơ ngác chốn thiên nhai!
Ai mài kiếm Lương Sơn mòn đá núi,
Thẹn đầu non chênh chếch bóng trăng lay!
Nghe gió lạnh, đồi cao ngựa hí,
Để trường giang thao thức canh dài!
Tầm Dương kĩ nữ ôm đàn hát,
Hơi rượu mơ hồ, thương nhớ phôi phai?
Nàng nức nở làm sầu tiếng nhạc,
Ta bâng khuâng dở chén Mao Đài.
Bóng người cũ tan dần trong men đắng,
Em và nàng, ai tri kỉ hơn ai?
Dũng sĩ ngày mai nào dám hẹn.
Nên nghìn đêm, còn lại đêm nay.
Nén u uất, rượu nồng luôn cạn chén,
Giấu đau thương, tóc liễu rũ che mày.
Nàng nửa kiếp đón đưa người mấy lượt,
Nên đắng lòng mà rượu ngọt thành cay?
Ta nửa kiếp giang hồ chân mỏi bước,
Gom vào bầu chưa đủ một cơn say!