NGUYỄN NGỌC DANH
Lá Vàng Ngập Lối Đi
Lá Vàng Ngập Lối Đi
Hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hay nghiệp dư, mỗi mùa Thu về với máy ảnh trên vai đi dạo loanh quanh hay tới một nới nào đó. Mùa Thu đều trở lại mỗi khi khí trời trở lạnh mỗi năm. Điều đó nói lên tâm tư của mỗi chúng ta, người mê nhiếp ảnh hay không, đều có sự rất nhạy cảm với sắc màu của mùa Thu rực rỡ lá vàng, xanh, đỏ của ngàn cây trên rừng, trong công viên hay đơn lẽ trong góc vườn nào đó.
Biết bao ngàn tấm hình đều cho chúng ta màu sắc tuyệt với của mùa Thu. Trong đó hầu hết là ảnh phong cảnh. Màu sắc như một tấm tranh nhiệm màu xen lẫn nhau rất hài hoà, mà chất buồn nhẹ của cảnh vật như một chất gây mê vào lòng người. Chúng ta ít khi gặp những tấm hình mùa Thu có vóc dáng con người trong đó. Có chăng là những tấm hình kỷ nhiệm hay chân dung. Hầu như rất ít nhà nhiếp ảnh ghi lại những hình ảnh một ai đó đang lầm lũi bước đi trong cái se lạnh của đất trời, trong khi đôi chân dẫm nhẹ lên những lớp lá vàng nằm ngập tràn trên lối đi. Đã bao lần đươc dịp nhìn thấy những hình ảnh như thế trong đời. Rồi môt hôm, như một thúc đẩy vô hình đưa tôi tới quyết định làm đề tài "Con Người và Mùa Thu" . Với sự quyết định đó ở tuổi về chiều. Từ đó vaò mỗi buổi sáng, tôi lặng lẽ đi bộ trên những con đường thân quen với chiếc máy hình trên vai. Tôi cố ghi lại những giây phút họa hoằn lắm mới gặp một lần. Vừa thoáng nhìn qua, môt ai đó đang lặng lẽ đi giữa mùa Thu, chỉ đơn giản như thế. Nhưng qua sự cảm xúc nhẹ nhàng hay mãnh liệt của tâm hồn. Tôi quyết định bấm máy. Những tấm hình đó sẽ như thế nào. Có mang môt thông điệp nào cho độc giả, người thưởng lãm hay không? Thực tình tôi không quan tâm nhiều. Tôi chụp trong cảm nhận trong niềm vui nhiếp ảnh, hơn là nghĩ tới sự cảm nhận của người thưởng lãm. Với tôi, cái thấm buồn trong bối cảnh đơn lẽ giữa mùa Thu ấy, nó ẩm chứa sợ giây vô hình đang rung nhẹ hay mãnh liệt từ chốn thâm sâu nội tại cùa chủ thể như đang tác động trong tâm hồn tôi. Tôi bấm máy. Chỉ đơn giản thế thôi.
Thực tình, cố gắng ghi lại những khoảng khắc như thế chẳng dễ dàng. Thảng hoặc mới có những hình ảnh bất chợt gây sóng trong hồn mình. Chủ thể phải đúng thời, đúng chỗ và những tiểu tiết nào gây xúc động để mình phải bấm máy ngay. Nếu được như thế tấm hình mới đủ sức truyền lại cảm xúc cho chính mình và người thưởng lãm khi nhìn ngắm bức hình. Những hình ảnh như thế trong đời thường chỉ bắt gặp rất tình cờ và chỉ có một lầm duy nhất. Sự chọn lựa cho chủ đề đã có trong tâm trí, nhưng làm sao để có hoàn cảnh và sự việc xảy ra thích hợp là một nan đề cho người nhiếp ảnh. Nhất là người nhiếp ảnh nghiệp dư như tôi. Xã hội Mỹ và Tây Phương chụp một tấm ảnh như thế thật vô cùng khó khăn. Không khéo mình dẫm vào đời tư của họ. Một vấn đề của luật pháp và tế nhị.
Cả một thời gian hơn ba tháng mỗi mùa Thu, tôi chỉ có được năm bảy tấm hình. mà hầu hết người chụp ảnh là kẻ thường phải đi phía sau. Như thế mình không phải xin phép, nếu có chỉ rất hiếm, để không xúc phạm tới đời tư và cũng và tạo cho chủ thể sự tự nhiên, không bị gò bó trong khuôn mẫu, cử chỉ đóng kịch.
Chụp được một vàì tấm hình như thế thật vui vì tôi đã bắt đươc cái tinh tế, khó nói, khó nắm bắt được bằng tai, mắt. Chỉ có nửa phút cho bao tác động tay và máy hình. Trong khi đó sự cảm nhận chỉ bằng giác quan thứ saú. Từ những bén nhạy tâm linh với sự việc, ánh sáng cộng một chút chuyên nghiệp, người nhiếp ảnh có thể truyền lại bao cảm xúc cho người thưởng lãm chỉ bằng một vài cái clicks. Đơn giản như thế nhưng lại là một nan đề phải thi hành bằng sự nhạy bén. Tôi cứ chụp những gì thấy qua thị giác, truyền vào tâm hồn, rồi bằng những cú bấm máy. Đây chính là thời khắc số mệnh. Bởi vì sự việc, con người không thể lập lại đúng lúc và đúng thời. Nó đã qua đi và đi mãi. Sự tiếc nuối chỉ được tỏ ra bởi hai từ: Tiếc qúa - hay Hít Hà mà thôi. Rồi tấm hình sẽ tới với người thưởng lãm. Nó không còn là một tấm hình vô tri vô giác. Mà chính nó là kẻ đang đối thoại trực diên, đóng vai trò ngôi thứ hai (người thứ hai) trong cuộc đối thoại đang xảy ra trong thinh lặng. Cuộc đôi thoại vô ngôn đó chính là mối tương giao âm thâm thần giữa tâm hồn của hai kẻ tri kỷ.
Xin mời thưởng lãm những tấm ảnh nhiệp dư này qua những lần bấm maý bất chợt, ghi lại sự việc với khoảng không gian và thời gian sẽ không khi nào lập lại. Nhưng chính những điều ấy lại khơi dây trong từ sâu thẳm tâm thức nỗi "Cô Đơn, Buồn" sâu kín của kiếp người. Mà hạt chủng tử ấy đã được gieo mầm từ khi mang thân phận cát bụi naỳ.
Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn (X,D)
Caí buồn ấy của mỗi chúng ta cứ theo ngày tháng mà lớn lên. Từ cái Buồn nhẹ không tên, tới cái buồn muôn thủa cuả tình yêu. Rồi noí bị ràng buộc luồn lách chằng chịt với bao nhiêu hệ luỵ trong cuộc sống. Cho tới khi con người không biết mình là ai. Lúc đó cai buồn sẽ từ giã chúng ta mà ra đi. Nỗi buồn ấy đi đâu? và sẽ trụ vào nơi nào, chốn nào? Nào ai biết !!! Chỉ có Thánh thần mời biết!
Nỗi buồn giấu kín ấy đã được đánh thức dậy bởi muôn ngàn lý do. Vì chúng đã đã được cấy sẵn trong mỗi chúng ta từ thủa lọt lòng mẹ. Để rồi khi trưởng thành, dù có gia đình êm ấm, hưởng sự thành đạt trong đời, dù là một kẻ lang bạt kỳ hồ hay môt nhà tu đắc đạo. Nó vẫn hiện diện trong cõi thấm sâu của mỗi chúng ta. Chỉ đúng thời, đúng cảnh, đúng nơi, Nó (nỗi buồn ấy) sẽ len lén hay bất chợt xuất hiện .Và chúng ta chủ nhân thân xác mang nỗi buồn ấy, sẽ không khi nào rời bỏ chúng được.
Một số hình ảnh nơi đây, không biết có làm rung động chút nào trong tầm hồn giới thưởng lãm hay không? Nếu có thì đó là niềm hân hạnh cho kẻ bấm maý này. Nếu không thì đó cũng là điều hạnh phúc cho kẻ bấm máy vơi niềm vui . Vì trong cõi đời này ít nhất cũng có được những người tìm được hạnh phúc vì đã vứt bỏ được cai "Tôi" nặng nề về : Tham, Sân. Si. Và cái đáng tôn trọng là "Tâm Hồn Cao Thượng" của những con người ấy.
Ngọc Danh
Sacramento Nov 22 2020