NGUYỄN LƯƠNG VỴ

Chuyển Dịch

BA BÀI TH
Ơ MÙA THU CỦA TRẦN NHÂN TÔNG

 
1. 題 普 明 寺 水 榭
 
滿



 
Phiên Âm:

ĐỀ PHỔ MINH TỰ THỦY TẠ
 
Huân tận thiên đầu mãn tọa hương,
Thủy lưu sơ khởi bất đa lương.
Lão dong ảnh lý tăng quan bế,
Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.
 
Dịch Nghĩa và chú thích:
 
ĐỀ THƠ Ở NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH
 
Xông hết nghìn nén nhang, nơi đây tỏa hương thơm lừng, 
Dòng nước mới chảy qua khá mát mẻ.
Dưới bóng dong già, cổng chùa đóng cửa, ( : Dong, một loài cây như cây si – Theo từ điển Thiều Chửu; : Một âm nữa là “dung,” cây đa – Theo từ điển Trần Văn Chánh và từ điển phổ thông.)
Một tiếng ve vang lên, [khiến cho] tứ thu man mác dài lâu.
 
Bạch Cư Dị (白居易), nhà thơ (772-846) đời nhà Đường, nước Tàu, trong bài thơ "Lục Nguyệt Tam Nhật Dạ Vân Thiền" (六月三日夜聞蟬) có câu “Vi nguyệt sơ tam dạ / Tân thiền đệ nhất thanh” (微月初三夜,新蟬第一聲). Thiễn nghĩ, Trần Nhân Tông đã chuyển thành “đệ nhất thiền thanh” () cho hợp vần điệu?
 
Trong Việt Âm Thi Tập (越 音 詩 集)do Phan Phu Tiên khởi biên và Chu Xa tục biên, có phần chú về chùa Phổ Minh: Trần Thái Tông về chơi hương Tức Mặc, xây dựng cung Trùng Hoa, lại xây ở phía Tây cung một ngôi chùa, gọi tên là Phổ Minh. Ngôi chùa này thành nơi du ngoạn, nghỉ ngơi, của các vua Trần. Thời Trần, Tức Mặc thuộc phủ Thiên Trường. Hiện nay, tại làng Tức Mặc, thuộc huyện Mỹ Lộc, Nam Định, còn chùa và tháp Phổ Minh.
 
Phỏng Dịch Thơ Việt:
 
ĐỀ THƠ Ở NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH
 
Ngàn hương thơm ngát tỏa đầy nhà
Dòng nước vừa trôi, dịu mát qua
Dưới bóng đa già, chùa đóng cửa
Ve rân một tiếng, tứ thu xa.

 

2.諒 州 晚 景
 




 
Phiên Âm:
 
LẠNG CHÂU VÃN CẢNH
 
Cổ tự thê lương thu ái ngoại,
Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ.
Thủy minh sơn tĩnh bạch âu quá,
Phong định vân nhàn hồng thụ sơ.
 
Dịch Nghĩa và chú thích:
 
CẢNH CHIỀU Ở LẠNG CHÂU
 
Ngôi chùa xưa sầu hiu hắt sau lớp mây khói mùa thu,
Thuyền câu buồn bã, chuông chùa buổi chiều bắt đầu vang lên.
Nước trong veo, núi yên tĩnh, chim âu trắng bay qua,
Gió lặng yên, mây nhàn nhã, cây lơ thơ lá đỏ.
 
Lượng châu (諒州), đọc theo cách của người Việt là Lạng Châu. Từ bờ bắc sông Cầu đến phần phía nam Lạng Sơn ngày nay được gọi là Lạng Châu. Năm 1407, khi quân Minh thôn tính xong nước ta, chúng phá bỏ hệ thống đơn vị hành chính cũ và chia nước ta thành 16 phủ. Vì vậy, trấn Lạng Sơn được đổi thành phủ Lạng Sơn gồm 7 châu, 16 huyện. (Nguồn: http://www.langson.gov.vn/vhtt/node/172)
 
Phỏng Dịch Thơ Việt:
 
 CẢNH CHIỀU Ở LẠNG CHÂU
 
Chùa xưa sầu ngất, sương thu nhuốm
Thuyền cá buồn tênh, chuông chiều rơi
Núi tạnh nước trong, âu trắng lượn
Gió lặng mây nhàn, lá đỏ phơi.

 

3. 武 林 秋 晚
 




 
Phiên Âm:
 
VŨ LÂM THU VÃN
 
Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành,
Nhất mạt tà dương thủy ngoại minh.
Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc,
Thấp vân hòa lộ tống chung thanh.
 
Dịch Nghĩa và chú thích:
 
CHIỀU THU Ở LÀNG VŨ LÂM
 
Chiếc cầu chạm vẽ, ngược bóng nhúng xuống nước (蘸 trám: chấm, nhúng xuống nước; một âm nữa là “tiếu” cũng nghĩa như vậy,) ngang qua suối,
Một vạt nắng chiều tỏa sáng bên ngoài ngấn nước.
Ngàn núi yên lắng, lá đỏ rơi,
Mây ướt sương giăng mờ, tiếng chuông đưa xa.
 
Vũ Lâm ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Năm 1293, Trần Nhân Tông nhường ngôi vua cho con và làm thái thượng hoàng. Năm 1294 đi chơi ở đây, thăm nơi vua tôi nhà Trần ở trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông và có ý định xuất gia.
Trong bài thơ Thủy Long Ngâm (水龍吟) của nhà thơ Vương An Trung (王安中), đời Tống, nước Tàu, có câu: Họa kiều đảo ảnh yên đê viễn (畫橋倒影烟堤遠) Bóng ngược của cây cầu chạm trỗ / họa tiết, phía xa là bờ đê khói.
Câu thơ của Trần Nhân Tông trong bài thơ nầy: Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành (畫橋倒影蘸溪橫)Bóng ngược của cây cầu chạm trỗ / họa tiết chấm xuống (in xuống) dòng suối chảy qua.
 
Phỏng Dịch Thơ Việt:
 
CHIỀU THU Ở LÀNG VŨ LÂM
 
Cầu ngược bóng, vắt ngang suối qua
Ngấn nước loang vệt nắng chiều nhòa
Yên lắng non ngàn, rơi lá đỏ
Mây ướt sương mờ, chuông gióng xa
.
 
10.2014
 
Chú thích:
Trần Nhân Tông (陳仁宗; 7.12.125816.12.1308) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (12781293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2lần 3.
Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN).
Nguồn 3 bài thơ: Toàn Tập Trần Nhân Tông. Lê Mạnh Thát, NXB TP.HCM, 2000.

  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Lương Vỵ