NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH
Qua Mùa. Cây và Người
Đứng rất buồn và ngó đất xa
Nghe mưa ấm tiếp từng hạt nhỏ
Động trong mình những mạch nước âm u
Mắt từng con rơi dầy ngọn cỏ
Nhìn lên hoài trời vẫn rất cao
Cúi đất nhủ lòng thôi nắng úa
Úa một ngày vàng như con bệnh
Xương nằm đau và tai lắng nghe
Tiếng lặng lắm mà thân buồn xao động
Ai ngồi đấy một hồn gió xuống
Tường nhà bên hắt chiều vọng âm
Bóng đi qua vệt sầu ảm đạm
Ai ngồi đấy một hồn cây mỏng
Nghe từng đàn lá ốm rủ nhau đi
Đêm thao thức những mầm non trở giấc
Nói nhỏ như thầm trên vai khuya
Không thấy lối. Mơ hồ con bướm gọi
Nhớ ra rồi. Xuân đợi ở đằng kia
Sẽ ngày chứ và mở tung cửa sổ
Người về vui như nắng đậu bên thềm
Hơi ấm cỏ khô mùa chim kết tổ
Xanh mướt từng bầy lá đi không hết
Hồi vừa sang réo rắt nhất. Vòng tay
Ôm con phố một màu xanh mải miết
Là xanh trời. Mây tan trong gió xanh
Ta trông lên gặp cây ngó xuống
Cây đã khoẻ qua rồi ngày tháng bệnh…
2014
(Như một lời cảm ơn đến anh chị, bạn
hữu chúc KM mau khỏi bệnh)
----------------------------------------------------------------------------------------
BBT GHI CHÚ: Bài thơ này đã được tác giả Đỗ Xuân Tê "đọc" như sau:
ĐỖ XUÂN TÊ
ĐỌC MỘT BÀI THƠ CỦA NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH
Thiếu nữ chiều ngoài cửa sổ miền đồi núi (Tranh Đinh Cường)
Hai năm gần đây liên tiếp được mùa của Nguyễn Thị Khánh Minh, một nhà thơ nữ định cư không lâu tại chốn này, một thành phố có tên bà thánh Ana, có những con hải âu bay về đậu trên cửa sổ, có hoa hồng đào nở rộ những tháng vào xuân. Cô là hàng xóm của tôi nhưng chưa hề biết mặt, nhưng lại quen khá lâu, một Khánh Minh từ một thế giới ảo qua ‘ninh hòa vẫy gọi nha trang ngày về’ (ninhhoa.com).
Quen khá lâu phải trên mười năm, đọc nhiều thơ cô trên mạng lưới ảo, biết lý lịch nhà thơ từ Nha trang cát trắng, biết sức học của cô lẽ ra là một luật gia, biết nhan sắc của cô (có sao post vậy) là một thiếu nữ nhu mì có duyên, biết cuộc đời của cô (sau 75) là cô gái truân chuyên về sinh kế, ra hải ngoại tinh thần vẫn khỏe mạnh sung mãn nhưng bệnh hoạn đeo đuổi khôn nguôi, chắc vì vậy mà cô ẩn mình xóa những cơn đau trong vần thơ con chữ.
Tốt nghiệp luật khoa của đại học Sài gòn vào một thời rất trẻ, nhưng chưa kịp hành nghề thì đất nước đã sang trang. Khánh Minh tìm về nơi của tuổi thơ thơ ấu, nơi đó có biển khơi, sóng vỗ, có đảo Yến Hòn chồng, nơi mà tình cờ là quê hương thứ hai của tôi khi di cư từ Bắc và quận lỵ Ninh Hòa giao lộ tình yêu của những người lính lội bùn trở thành điểm hẹn của những ngày xưa thân ái. Cũng từ những địa danh này nếu ai là người yêu thơ yêu cảnh vật sẽ không lạ khi thấy bóng dáng của nhiều văn nhân thi sĩ chẳng phải chỉ nam mà nhiều cựu nữ sinh nơi đây vô tình và ngẫu nhiên trở thành những cây bút thành danh, tiếng đồn vang ra từ miền cát trắng đến nắng ấm Cali, mà một trong những tác giả thành công có tác phẩm in ấn phải kể có tên của nhà thơ Bóng bay Gió ơi.
Chỉ không đầy ba năm mà hai tác phẩm đã trình làng, một tập thơ, Ký ức của bóng (2013), một tản văn, Bóng bay Gió ơi (2014) cả hai đã gây xôn xao trên văn đàn và trái với dự kiến tập sau được đón nhận với những bài phê bình nhận định của mấy bạn văn có tiếng tăm khi họ hết lời trân trọng và đánh giá tác giả bằng những ngôn từ câu chữ vừa đẹp vừa bóng bảy chẳng thua gì nét mượt mà, sâu thẳm, kỳ bí đến dị thường của văn phong Khánh Minh.
Tôi không muốn làm kẻ ‘ăn theo’ để có những cảm nhận đẹp giúp lời thêm cho tác phẩm, làm vậy sẽ chậm vì ‘đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn’. Cũng vậy lời khen đi sau sẽ kể là thừa lại mang tiếng dại. Nhưng phải nói mấy năm trở lại đây người ta nhắc và ca ngợi nhiều về cây bút này, một phần cô sáng tác rất khỏe rất đều vừa định hình cho mình một lối viết về văn xuôi khá già dặn và về thơ thì tuyệt chiêu.
Chẳng nói đâu xa trong ngày Lễ Tình Nhân mới đây nhà thơ Trần Yên Hòa đã chọn ba bài thơ tình tiêu biểu với chùm thơ ba bài rất đỗi valentine của ba nhà thơ, nam thì có Lê Phước Dạ Đăng mà nữ có tới hai người, Âu Thị Phục An và Nguyễn Thị Khánh Minh. Mà sau khi post trên trang mạng của anh tôi đã phải tấm tắc chủ biên khéo chọn trong đó có dòng thơ của hai cao thủ nữ chuyên viết thơ tình được độc giả hâm mộ trên diễn hải ngoại của thập niên gần đây.
Mấy dòng dưới đây lại không nhắc đến chùm thơ này mà do dụng ý tôi muốn trình làng một bài thơ khác đăng trên Sáng tạo có tựa đề, ‘Qua mùa. Cây và người’.
Bài thơ Nguyễn Thị Khánh Minh sáng tác đầu xuân năm nay như một lời cám ơn các bạn bè bạn văn đã yêu thương cô quan tâm thăm hỏi, chúc cô mau khỏi căn bệnh trầm kha mà nếu chỉ đọc thơ trên các websites chẳng ai ngờ Khánh Minh lại phải trải qua những cơn đau thấu gan tím ruột.
Nhìn lên hoài trời vẫn rất cao
Cúi đất nhủ lòng thôi nắng úa
Úa một ngày vàng như con bệnh
Xương nằm đau và tai lắng nghe
Bài thơ không dài mỗi khổ ba câu sắp xếp chữ và ngắt câu khá lạ. Hình ảnh có cây lá mây bướm, có đất trời tàng cây ngọn cỏ, có mưa (ấm) nắng (úa), có đêm thao thức, có chiều hắt hiu, có tiếng thời gian như lặng tinh, có tiếng trở mình như lá động, hết đêm sang ngày,
Sẽ ngày chứ và mở tung cửa sổ
Người về vui như nắng đậu bên thềm
Hơi ấm cỏ khô mùa chim kết tổ
Mùa rồi qua, đông đi xuân lại về, cây (lá) và người hết vàng rồi xanh, mây sẽ tan gió sẽ xanh, cơn bệnh dù trầm kha nhưng rồi sẽ qua.
Là xanh trời. Mây tan trong gió xanh
Ta trông lên gặp cây ngó xuống
Cây đã khoẻ qua rồi ngày tháng bệnh…
Đọc bài thơ ta như đồng hành với người bệnh, một khi trong cơn đau, cảm xúc như một người loạn sắc, trong một không gian chật chội như tù ngục, dù trời có cao, mây có xanh, nắng có ấm. Rồi một khi qua cơn đau, cảm nhận bình yên lại dội về, mây tan gió xanh, người lại vui như nắng đậu bên thềm.
Qua bài thơ với mấy câu trích dẫn, càng tâm đắc với thủ pháp già dặn với lối chọn chữ, kết thành bè, buông thả trên sông (thơ) của tác giả bao nhiêu lại ấn tượng với tranh minh họa của Đinh Cường và sự khéo chọn của chủ biên Bắc Phong bấy nhiêu. Tranh tự nó khắc họa con người và cảnh vật làm sáng lên cái ý của bài thơ và tôi mường tượng hình như Khánh Minh đang ngồi bên cửa sổ.
Chúc nhà thơ hoàn toàn bình phục và kỳ vọng vận may sẽ mỉm cười trên sức khỏe của KM như số phận đã an bài kỳ diệu trên sự nghiệp văn bút.
Quen khá lâu phải trên mười năm, đọc nhiều thơ cô trên mạng lưới ảo, biết lý lịch nhà thơ từ Nha trang cát trắng, biết sức học của cô lẽ ra là một luật gia, biết nhan sắc của cô (có sao post vậy) là một thiếu nữ nhu mì có duyên, biết cuộc đời của cô (sau 75) là cô gái truân chuyên về sinh kế, ra hải ngoại tinh thần vẫn khỏe mạnh sung mãn nhưng bệnh hoạn đeo đuổi khôn nguôi, chắc vì vậy mà cô ẩn mình xóa những cơn đau trong vần thơ con chữ.
Tốt nghiệp luật khoa của đại học Sài gòn vào một thời rất trẻ, nhưng chưa kịp hành nghề thì đất nước đã sang trang. Khánh Minh tìm về nơi của tuổi thơ thơ ấu, nơi đó có biển khơi, sóng vỗ, có đảo Yến Hòn chồng, nơi mà tình cờ là quê hương thứ hai của tôi khi di cư từ Bắc và quận lỵ Ninh Hòa giao lộ tình yêu của những người lính lội bùn trở thành điểm hẹn của những ngày xưa thân ái. Cũng từ những địa danh này nếu ai là người yêu thơ yêu cảnh vật sẽ không lạ khi thấy bóng dáng của nhiều văn nhân thi sĩ chẳng phải chỉ nam mà nhiều cựu nữ sinh nơi đây vô tình và ngẫu nhiên trở thành những cây bút thành danh, tiếng đồn vang ra từ miền cát trắng đến nắng ấm Cali, mà một trong những tác giả thành công có tác phẩm in ấn phải kể có tên của nhà thơ Bóng bay Gió ơi.
Chỉ không đầy ba năm mà hai tác phẩm đã trình làng, một tập thơ, Ký ức của bóng (2013), một tản văn, Bóng bay Gió ơi (2014) cả hai đã gây xôn xao trên văn đàn và trái với dự kiến tập sau được đón nhận với những bài phê bình nhận định của mấy bạn văn có tiếng tăm khi họ hết lời trân trọng và đánh giá tác giả bằng những ngôn từ câu chữ vừa đẹp vừa bóng bảy chẳng thua gì nét mượt mà, sâu thẳm, kỳ bí đến dị thường của văn phong Khánh Minh.
Tôi không muốn làm kẻ ‘ăn theo’ để có những cảm nhận đẹp giúp lời thêm cho tác phẩm, làm vậy sẽ chậm vì ‘đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn’. Cũng vậy lời khen đi sau sẽ kể là thừa lại mang tiếng dại. Nhưng phải nói mấy năm trở lại đây người ta nhắc và ca ngợi nhiều về cây bút này, một phần cô sáng tác rất khỏe rất đều vừa định hình cho mình một lối viết về văn xuôi khá già dặn và về thơ thì tuyệt chiêu.
Chẳng nói đâu xa trong ngày Lễ Tình Nhân mới đây nhà thơ Trần Yên Hòa đã chọn ba bài thơ tình tiêu biểu với chùm thơ ba bài rất đỗi valentine của ba nhà thơ, nam thì có Lê Phước Dạ Đăng mà nữ có tới hai người, Âu Thị Phục An và Nguyễn Thị Khánh Minh. Mà sau khi post trên trang mạng của anh tôi đã phải tấm tắc chủ biên khéo chọn trong đó có dòng thơ của hai cao thủ nữ chuyên viết thơ tình được độc giả hâm mộ trên diễn hải ngoại của thập niên gần đây.
Mấy dòng dưới đây lại không nhắc đến chùm thơ này mà do dụng ý tôi muốn trình làng một bài thơ khác đăng trên Sáng tạo có tựa đề, ‘Qua mùa. Cây và người’.
Bài thơ Nguyễn Thị Khánh Minh sáng tác đầu xuân năm nay như một lời cám ơn các bạn bè bạn văn đã yêu thương cô quan tâm thăm hỏi, chúc cô mau khỏi căn bệnh trầm kha mà nếu chỉ đọc thơ trên các websites chẳng ai ngờ Khánh Minh lại phải trải qua những cơn đau thấu gan tím ruột.
Nhìn lên hoài trời vẫn rất cao
Cúi đất nhủ lòng thôi nắng úa
Úa một ngày vàng như con bệnh
Xương nằm đau và tai lắng nghe
Bài thơ không dài mỗi khổ ba câu sắp xếp chữ và ngắt câu khá lạ. Hình ảnh có cây lá mây bướm, có đất trời tàng cây ngọn cỏ, có mưa (ấm) nắng (úa), có đêm thao thức, có chiều hắt hiu, có tiếng thời gian như lặng tinh, có tiếng trở mình như lá động, hết đêm sang ngày,
Sẽ ngày chứ và mở tung cửa sổ
Người về vui như nắng đậu bên thềm
Hơi ấm cỏ khô mùa chim kết tổ
Mùa rồi qua, đông đi xuân lại về, cây (lá) và người hết vàng rồi xanh, mây sẽ tan gió sẽ xanh, cơn bệnh dù trầm kha nhưng rồi sẽ qua.
Là xanh trời. Mây tan trong gió xanh
Ta trông lên gặp cây ngó xuống
Cây đã khoẻ qua rồi ngày tháng bệnh…
Đọc bài thơ ta như đồng hành với người bệnh, một khi trong cơn đau, cảm xúc như một người loạn sắc, trong một không gian chật chội như tù ngục, dù trời có cao, mây có xanh, nắng có ấm. Rồi một khi qua cơn đau, cảm nhận bình yên lại dội về, mây tan gió xanh, người lại vui như nắng đậu bên thềm.
Qua bài thơ với mấy câu trích dẫn, càng tâm đắc với thủ pháp già dặn với lối chọn chữ, kết thành bè, buông thả trên sông (thơ) của tác giả bao nhiêu lại ấn tượng với tranh minh họa của Đinh Cường và sự khéo chọn của chủ biên Bắc Phong bấy nhiêu. Tranh tự nó khắc họa con người và cảnh vật làm sáng lên cái ý của bài thơ và tôi mường tượng hình như Khánh Minh đang ngồi bên cửa sổ.
Chúc nhà thơ hoàn toàn bình phục và kỳ vọng vận may sẽ mỉm cười trên sức khỏe của KM như số phận đã an bài kỳ diệu trên sự nghiệp văn bút.
Santa Ana, Feb. 2015
Đỗ Xuân Tê
Nguồn: http://sangtao.org/2015/03/02/doc-mot-bai-tho-cua-khanh-minh/