THÁI QUỐC MƯU

 

1/Chữ Hán & Âm Hán Việt
 

過石跳灘 QUÁ THẠCH KHIÊU THAN


天地河年造設奇 Thiên địa hà niên tạo thiết kỳ
古今塵迹亦由之 Cổ kim trần tích diệc do chi
一山衝海推潮皷 Nhất sơn xung hải thôi triều cổ
衆水摧沙卷浪旗 Chúng thủy tồi sa quyển lãng kì
踴躍自他尋曲徑 Dũng dược tự tha tầm khúc kính
巉岩惟石信心夷 Sàm nham duy thạch tín tâm di
險平二道公私辮 Hiểm, bình nhị đạo công tư biện
分付行人定是非 Phân phó hành nhân định thị phi

 

Dịch Nghĩa:

QUA GHỀNH ĐÁ NHẢY

Trời đất thuở nào bày ra cảnh kỳ lạ nầy
Xưa nay dấu tích giữa cõi đời này chỉ có đây
Một quả núi xông ra biển thôi thúc tiếng trống của thủy triều
Các dòng nước thúc đẩy cát dựng lên lá cờ của sóng
Nhảy nhót quanh hồ tìm lối đường tắt
Núi hiểm trở chỉ có đá chắn ngang, mà phải tin theo lời dân Mọi Rợ
Hai con đường bình an và nguy hiểm cả công lẫn tư đều lo lắng
Mặc cho người đi định đúng hay sai

*Đồi Đá Nhảy, hay đồi Đá Vọt, ở phía Nam sông Gianh, phía bắc Đồng Hới khoảng 50 km thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình

Phỏng dịch:


NGANG QUA HÒN CHỒM
Thái Quốc Mưu
 

Đất trời tạc cảnh giữa trần đời
Cảnh vật nơi nầy lạ mắt - Coi!
Mõm đá nhoài ra nhìn sóng vỗ
Trên đầu dựng đứng ngắm mây trôi
Đường đời lạc nẻo chờ bung vỡ
Giọt nước vô tình chực rụng rơi
Phúc, họa hai điều khôn biết trước 
Miệng đời - Mặc mẹ - Cứ rong chơi!

 (Nov. 17, 2014)

***

2/
Chữ Hán

州詞其


葡萄美酒夜光杯,
欲飲琵琶馬上催.
醉臥沙場君莫笑,
古來征戰幾人回?
王翰

LƯƠNG CHÂU TỪ - Vương Hàn

Âm Hán Việt:

Bồ Đào mỹ tửu Dạ Quang bôi
Dục ẩm Tỳ Bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?

 

Thái Quốc Mưu thoát dịch:
 

KHÚC CA LƯƠNG CHÂU 

Rót chén Bồ Đào rực ánh quang
Đàn Tỳ thôi thúc vượt quan san
Trận tiền say xỉn người mai mỉa
Ai biết thôn làng trắng áo tang!?
Atlanta, Nov. 02, 2014

 

***

3/
Chữ Hán

憶潘珊

 

昔年秋戰奪危科
今日他鄕苦若何
但願人民如此士
不愁定囻與安家

 

Âm Hán Việt:
 

Ức Phan San
 

Tích niên thu chiến đoạt nguy khoa
Kim nhật tha hương khổ nhược hà ?
Đãn nguyện nhân dân như thử sĩ
Bất sầu định quốc dữ an gia.

 

Phỏng dịch:
 

NHỚ PHAN BỘI CHÂU
Thái Quốc Mưu

Đi thi bảng hổ chiếm danh đầu
Nương náu quê người lắm khổ đau
Giả sử người người chung sức lại
Non sông thắm sắc trổ muôn màu
Atlanta, Oct. 22, 2014

 

***

4/
 

Chữ Hán:

行歩偶得

 

馬過沙南閒步月,
舟橫潮口半迎風。
十年來往鴻藍路,
清曠吟懷似此中。

 

Âm Hán Việt:

HÀNH BỘ NGẪU ĐẮC

 

Mã quá sa nam nhàn bộ nguyệt,
Chu hồnh triều khẩu bán nghinh phong.
Thập niên lai vãng Hồng Lam lộ,
Thanh khống ngâm hồi tự thử trung.

 

Phỏng dịch:
 

ĐI CÔNG TÁC ĐẮC Ý ĐỀ THƠ
Thái Quốc Mưu

Bốn vó ngựa phi dưới ánh trăng
Trên thuyền gió lộng cánh buồm căng
Hồng Lam qua lại mười năm chẵn
Lòng dạ, túi thơ vẫn trắng ngần
Atlanta, Oct. 22, 2014

 

***

5/
Chữ Hán

感懷【述懷】

 

世事悠悠奈老何,
無窮天地入酣歌。
時來屠釣成功昜,
運去英雄飲恨多。
致主有懷扶地軸,
洗兵無路挽天河。
國讎未報頭先白,
幾度龍泉戴月磨。

 

Âm Hán Việt

THUẬT HOÀI 
Đặng Dung


Thế sự du du nại lão hà,
Vơ cùng thiên địa nhập hàm ca.
Thời lai đồ điếu thành cơng dị,
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chúa hữu hồi phù địa trục,
Tẩy binh vơ lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.


Phỏng dịch
 

NỖI U HOÀI
Thái Quốc Mưu


Việc nước cưu mang đến tận già
Tận cùng trời đất mộng bình ca
Gặp thời - lũ nó tuồng vênh váo
Hết vận - phận mình ngậm xót xa
Những tưởng chuyển lay vầng nhật nguyệt
Ngặt không quét nổi dãy ngân hà
Mái đầu nhuộm trắng mà quên phắt
Bóng nguyệt mài gươm vụt xế tà.

***

6/

Thơ Mạnh Hạo Nhiên

鸚鵡洲送王九之江左 
Anh Vũ châu tống Vương Cửu chi Giang Tả


昔登江上黃鶴樓,
遙愛江中鸚鵡洲。
洲勢逶迤繞碧水,
鴛鴦鸂鶒滿灘頭。
灘頭日落沙磧長,
金沙熠熠動飆光。
舟人牽錦纜,
浣女結羅裳。
月明全見蘆花白,
風起遙聞杜若香。
君行泰泰莫相忘。
孟浩然

 

 Phỏng dịch
 

Ở BÃI ANH VŨ
TIỄN VƯƠNG CỬU ĐI GIANG TẢ

Thái Quốc Mưu
 

Bên sông lầu Hạc vươn cao
Cỏ xanh, Anh Vũ lao xao bãi bờ
Trên sông con nước lững lờ
Cánh chim Uyên Tử điểm tơ giữa dòng
Nắng chiều trải nhẹ trên sông
Ươm vàng bãi cát hồng hồng bước chân
Thuyền câu một chiếc thong dong 
Rộn ràng thôn nữ tung tăng sóng cồn
Trăng lên tỏa trắng hoa lau
Hương hoa Da Lý ngạt ngào xóm thôn
Bỗng nghe nhịp bước quân hành…!

 

Ghi chú: có người dịch câu “Uyên ương KHÊ XÍCH mãn than đầu”
(“Chim uyên ương vịt nước đầy đầu bãi” – Tức là nói có hai giống chim Uyên Ương và Vịt nước. Thực tế hai chữ “KHÊ XÍCH) chỉ là một giống chim có tên Tử Uyên Ương)

  Trở lại chuyên mục của : Thái Quốc Mưu