CHU VƯƠNG MIỆN
 

CẢM THƠ * PHONG KIỀU DẠ BẠC


Nói theo ngôn ngữ nhà nghề là Cảm tính và Lý tính, phần bài Phiếm loạn này thì xin mơì phần Lý tính đi chỗ khác chơi, không dính dáng chi đến Lý mà hoàn toàn là Cảm, để tránh dài dòng văn tự thanh minh thanh nga , chúng tôi diễn giải một cách (giản đơn) có nghiã là rất dản dị và ngắn gọn một cách rất là dễ hiểu , còn khó hiểu là tuỳ ý ai muốn khó hiểu thì cứ cho là khó hiểu đi, chuyện là vầy trong một tư gia có tiệc tùng ăn nhậu đãi bạn bè, chủ nhà là một nhạc sĩ vĩ cầm, buôỉ tịệc tàn thì nhạc sĩ mang đàn ra đàn cho bà con cô bác nghe thửơng thức thư dãn chơi, không có bán vé và cũng không có xin tiền, mà cũng không bắt buộc các thân hưũ thực khách phải ở lại nghe , ai muốn về cứ ra xe tự động mà về ai muốn ở lại thưởng thức tài âm nhạc tay vàng kéo vĩ cầm thì ở lại, không khí hoàn toàn tự do (không có một chút độc tài nô lệ nào?) sau lời chào hoỉ rào thưa của chủ nhà xong đâu vào đó và nhạc sĩ bắt đầu thực hành kéo đàn, khoảng một giờ sau thì có ngươì kéo ghế đứng lên ra về có ngươi thì mắc ngủ gật, và một số ngươì còn lại thì dửng dưng nghe tai này thì lọt tuốt sang tai bên kia, trong cái không khí không lấy gì làm phấn khơỉ hoành tráng hào hứng cho lắm, mọi ngươì chỉ còn chờ chủ nhân tuyên bố tan hàng là mạnh ai về nhà nấy, thì đột nhiên trong đám quan khách được mơì bật lên tiếng khóc rất là thê lương bi thiết lâm ly ai oán nghe rất là nát lòng nát d, nhạc sĩ vội vã bỏ ngay cây đàn xuống mặt bàn và đứng dậy vội vàng đi về phiá phát ra tiếng khóc, nhìn kỹ thì hoá ra là một vị trung niên thiêú phụ, chủ nhà (tức nhạc sĩ vĩ cầm) ôn tồn hỏi :

-Thưa ngươì đẹp, xin cho biết nguyên do sâu xa thầm kín nào mà ngươì đẹp khóc được như vậy?

Ngươì đẹp nghe noí vậy bèn khóc òa lên rồi bèn móc muì xoa trong cái bóp bên cạnh mang theo, vừa chùi nước mắt cùng nước muĩ xong rồi noí:

-Nghe anh kéo violon tuyệt vơì quá xá, ấn tưọng quá làm em nhớ tơí chồng của em?

-Vậy anh hiện giờ ở đâu?

-Dạ thưa anh đã chết cách đây khoảng năm năm rồi?

-Tôi kéo violon hay đến cỡ nào mà ngươi đẹp cảm động đến nôĩ phải nhớ tơí chồng và khóc hu hu lên như vậy?

Mọi thực khách quá ngạc nhiên, mắt ngươì nào cũng chăm chăm chú chú vào khuôn mặt ngươì thiếu phụ chờ chị ta trả lời ra sao?

Thiếu phụ lấy khăn tay lau lại mắt muĩ một lần nưã rôì từ tốn trả lơì:

-Thưa anh , chồng tôi ngày xưa là Thợ cưa cây tại gia, kéo cưa lừa xẻ cả ngày, tôi nghe tiếng kéo cưa nhiều năm thành thuộc lòng rồi say đắm, sau đó thì nhà tôi mất đi khoảng vài năm nay, lâu quá không được nghe tiếng cưa gỗ bây giờ nghe tiếng đàn vĩ cầm cuả anh giống y như tiếng kéo cưa gỗ cuả chồng tôi, nên tôi nhớ tơí ông Xã bèn khóc bù lu bù loa một chút cho đỡ buồn, đỡ khổ mong moị thực khách đại xá cho .

Để cho phần minh họa trên có phần hưũ lý chúng tôi mạo muội kể thêm một ví dụ nưã cho nó đậm nét về cái sự Cảm, chả là một làng thôn nọ ở nhà quê có một vị Bá Hộ thuộc vào hạng giầu có nhất trong Tổng, cụ có một cô con gái rượu sắc nước hương trơì tuôỉ vừa đôi tám, cơ ngơi nhà cu khang trang nhà cụ ruộng đất cò bay gẫy cánh , vàng bạc tiền thì cất đầy kho, lúa gạo chất đầy nẫm thành ra cụ ông và cụ bà không cần tiền mà chỉ cần có tài , mà only tài mần Thơ mà thôi, thành ra các văn nhân tài tử nhà giầu nhà nghèo chi cũng đặng nhưng chỉ dành cho các vị làm thơ thơ, còn các bộ môn khác ai rành thì tạm thơì đi chỗ khác mà chơi chờ cơ hội khác, vấn đề Mần Thơ ở đây tuy dễ mà khó, tuy khó mà dễ (thi không có tính cách mô phạm trường quy không có bài bản giáo khoa) mà Mần làm sao cho hai cụ Bá Hộ vừa lòng là o.k làm con rể ngay tức thì, mọi chuyện cươí hoỉ đã có nhà Gái lo liệu không biết bao nhiêu vị sĩ tử đến rồi đi đi rôì đến kết quả biết ngay tức thì, bây giờ thì có một vị thi sơĩ xin vào đăng ký quản lý, ứng thí làm con rể thứ thiệt, cũng không mầu mè khách sáo, cụ Bá Hộ ông mơì anh Khoá Sinh chuẩn rể ngôì trên chiếc sập gỗ gõ [ phản ] cụ cũng cùng ngôì phân ngôi chủ khách và ngươì nhà pha trà mang lên một ấm ngọc bội cùng ba chiếc ly, mỗi ngươì một chén, cụ Bá Hộ mở lơì:

-Thơ hay là trong đó hàm chưá một cái gì thâm thuý cao siêu, ý nhị nhẹ nhàng, cậu không cần phải làm ngay bây giờ, cứ nhởn nha uống trà lúc nào hứng thì mần thơ, thơ đến bất thình lình nó mơí ấn tượng ấn voi đứng là nàng thơ nàng thẩn nhập.

Chàng Khoá Sinh khi không bất thần rống lên hai câu Thơ nghe rất là chói tai:

Thấy đàn chim nhạn bay qua

dương cung bắn trật xít xa muĩ này .

Cậu vừa đọc hai câu thơ vừa diễn tả (tức là minh họa) cậu lấy tay phải đưa ngang lên muĩ kéo qua kéo lại như là bắn hụt con chim để chim bay mất vừa để cho đỡ ngứa muĩ và vừa lau nước muĩ, còn phần dươí tức là phần mông đít thì cậu day qua day lại mấy cái cho nó đỡ ngứa đít vì có mụn, rồi chưa kịp uống hớp trà thứ hai cậu tuôn luôn ra hai câu thơ tiếp theo nưã :

Thấy đàn chim nhạn bay về

dương cung bắn trúng não nề thân tôi.

Cậu cũng diễn tả y như vừa rồi không sai một ly. cụ Bá Hộ ông nhìn cụ bà Bá Hộ rồi nhìn cậu Khoá Sinh rôì mỉm cươì phát biểu:

-Có phải ở mông đít cuả cậu có mụn ghẻ và thường bị bệnh chẩy nước muĩ ?

Cậu ta bèn đứng dậy vái cụ Bá Hộ một cái vái thật là dài rồi, ngươì khom gần sát đất bẩm :

-Tiên sinh liệu việc như thần chả khác gì quân sư Khổng Minh Gia Cát Lượng thơì Tam Quốc vậy .

-Có gì đâu , nhìn qua là biết liền , nhưng cái hay cái tuyệt là ở chỗ “ nhất cử lưỡng tiện “ một động tác mà làm được cả hai phần, phần trên là chùi muĩ, phần dươí là chà đít, phần tôi kể như là xong, còn về phần bà nó tính sao thì tính. Bà Bá Hộ noí một câu hết sức là ba phải, áo mặc phải qua khoỉ đầu, trong cái nhà này ông bằng lòng là tôi bằng lòng, thế là kể từ giờ phút này, cậy Khoá Sinh mần Thơ đương nhiên trở thành con rể cuả cụ Bá Hộ còn đám cươí thì từ từ tính sau.
 

Bây giờ xin trở lại chính đề, Chùa Hàn San ngay cái thủa ban đầu chỉ là một bảo tháp nhỏ có tên dản dị là Phổ Minh (vị trí tọa lạc thì cũng y như cũ, xin đoc bài Hàn San Tự và Hàn San Tử cùng một tác giả) sau đó thì tu bổ thành chùa Diệu Lợi, rồi thơì gian đất nước kim kiếm điêu linh, ngôi chuà cũng chiụ chung một số phận vơí bá tánh kế đó vào trước thơi Trung Đường ít năm loạn An Lộc Sơn, chiến tranh dân chúng bá tánh chết gần một nửa, nhà cưả lâu đài dinh thự miếu mạo đền đài cháy tan hoang cả, kế đó thì vua Đường Minh Hoàng ổn định triều cương lại chu cấp cho chùa Diệu Lơi một ngân khoản vưà tịnh tài vưà nguyên vật liệu để xây dựng lại, trên đống tro tàn bây giờ là một ngôi chùa mới, nghĩ tới Đại Sư Hàn San và Thập Đắc gần trăm năm trước tu hành ở đó, nay lâý tên ngươì mà đặt tên là Hàn San Tự, nếu chỉ có vậy (hoặc bấy nhiêu thôi) thì cũng chẳng có chuyện gì đáng mà kể để mà tranh cãi, đằng này cũng nhờ cái sự dốt nát mà nó để ra lắm chuyện, đẻ ra văn chương lôi thôi ở cái cõi đơì ô trọc này, chả là có một Họa gia tên tuôỉ thì chả ma nào biết tới, nghe câu được câu chăng, không phân biệt thế nào là tên ngươi (tức tên riêng Hàn San) bèn phóng bút vẽ ra một tấm tranh, vẽ ngôi chùa toạ lạc trên một đỉnh nuí tuyết và tên bức tranh là Hàn San Tự (có nghia là Chùa Trên Nuí Lạnh) bằng hưũ của Họa gia đa số là thi sĩ [ thế là môĩ thi si làm một bài thơ tức cảnh sinh tình chép luôn lên bức tranh , thi sĩ cũng tán là Chùa trên nuí lạnh luôn, chuyện noí nghe chơi rôì bỏ, rồi cái gì đến đã đến, một ngày xấu trơì nào đó, thi sĩ thí sinh đi thi Tiến sĩ trượt vỏ chuối thự danh là Trương Kế đi ngang qua đó, không tiền mướn phòng khách sạn ở Tô Châu nghỉ lưng mà chỉ đủ ngân lượng mướn đò ngủ tạm ở bến sông này qua đêm mà thôi, sự thật thì y như thơ của thi sĩ trăm phần trăm :

nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

giang phong ngư hoả đối sâù miên

Có nghiã rõ ràng như ban ngày là bến sông có một rừng cây phong muà thu lá đỏ, dươí bến sông chỗ bãi đất thì có một đám lửa chài nấu cơm để ăn, tiếp đó là ngay mặt nuớc gần ngư hỏa thì có chiếc thuyền câu [ thuyền chài ] mà vị thí sinh thi sĩ thi rớt nằm chèo queo trong đó ngủ mê, đại thi hào Tản Đà chuyển ngữ qua chữ Việt , bí vần bí vận phang tươí hạt sen vào là (sầu nghiêng giấc Hồ) khi không lại con chuột đẻ ra con voi, giấc Hồ hay giấc Điệp là noí về triết gia Trang Tử nghĩ mình từ Bướm hoá thân ra hay mình mai sau trở thành bươm bướm, chuyện ít xít ra nhiều, rôì mấy thầy ở không bàn thêm :

-Thì đúng rồi, bãi cây phong, rôì đến đám lửa chài, nhưng hai thứ này đối diện vơí chiếc thuyền câu bé tẻo teo thì không cân đối, giấc sầu miên này phải hoán chuyển thành Sầu Miên Sơn tức là Nuí sầu Miên (nó mơí vĩ tiểu vĩ đại hoàng tráng tung tráng) thế rôì cứ bàn qua bàn lại bài thơ cuả thi si Trương Kế vốn chỉ là bài thơ tả cảnh sông nước Tô Châu bình thường như những bài thơ bình thường phút chốc từ con Nhái biến thành con Bò, từ thi sĩ bình thường trở thành đại thi hào, còn hai thầy tro sư cụ trên chuà Hàn san cũng làm thơ mà chả ai rỗi hơi bàn luận tới .

Mùng ba mùng bốn, ánh trăng lung

nửa giống câu liêm, nửa cánh cung

ai ném chén vàng đôi mảnh vỡ

nửa chìm đáy nước, nửa trơì khung!

(bản dịch cuả Việt Thao)

Bài thơ này của thầy trò sư chùa trụ trì chùa Hàn San làm, không thấy ai bàn tới , mà mâý trăm năm sau cũng không có một lơì khen chê nào, mà chỉ trăm dâu đổ đầu tằm vào bài thơ Phong Kiều Dạ Bạc của Thi hào Trương Kế mà thôi.


  Trở lại chuyên mục của : Chu Vương Miện