ĐÀO NGUYÊN
 
 
Cuối Con Đường...
Không Có Mùa Xuân!
 
Bà ngồi nhìn Ông thiêm thiếp trên giường bịnh một nỗi buồn vô tả . Bà muốn nói với Ông thật nhiều lời để rồi một ngày nào đó cả hai xa nhau bà không tiếc nuối: “Sao hồi đó mình không nói nhiều, để giờ hụt hẫng nói ai nghe đây? 
Không ! Bà không thể nói được bởi hai chữ nghẹn ngào ! Bà đâu tiết kiệm chi lời nói , nói mà thay đổi cho số mạng thì nói, còn nói không cải đuợc tốt hơn nên thầm lặng.
Còn phần Ông ! Có lẽ ông là người thật kiên cường ! Ông âm thầm chịu đựng chưa bao giờ than vản, ông nhắm mắt phó mặc thời gian đưa đẩy , đến đâu hay đó.
Cuộc sống vốn quý của con người lồng trong bốn chữ: Sinh , bịnh , lão , tử. Đã biết sự sống của mình mỗi ngày thêm tàn tệ , thì dù có vẫy vùng , dù muốn hay dù không cũng Ko thể tránh khỏi. Đoạn cuối của cuộc đời! Lụn tàn như ngọn đèn dầu leo lét trước gió.
Bà nhớ lại thời trai trẻ của Ông , qua những chứng tích thời cầm súng ra chiến trường Ông kể lại cho Gia đình nghe: Xông pha trong trận chiến, đạn pháo bay ình ình chéo chéo rít ngang mang tai , khói thuốc súng bốc lên cái chết không sá gì , chỉ sự quyết tâm hừng hực Ko hề run sợ , đạn tránh mình , chớ mình không thể tránh đạn , cũng Ko có viên đạn vô tình nào gởi trên thân thể.
Rồi có một lần đi công tác , xe băng ngang qua con đường nghe tiếng xì thật lớn ! Ngừng xe nhìn lại một phen hú hồn... trái mìn lép chôn dưới đất , không nổ... phải nổ chẳng toàn thây bao nhiêu người!
Một lần sém chết ! Chắc Tử Thần còn chút nhân đạo: “tha cho thằng này con nhà ai đẹp trai", Ông kể pha thêm câu hài ! Sau trận chiến đi rà lại trận đia. Một tên địch bị thương nằm im trong bụi rậm một vật đen thui vút trên đầu... một tiếng ình chát tai, lưu đạn nổ , nhưng có lẽ vì quá cố nên bị lệch tọa độ... Ông vẫn đứng trơ, còn thằng quăng tàn hơi hết thở... Như vậy hú hồn.... còn sống.
Một lần Ông cùng người bạn nhậu say bí tỉ, Ông chở bạn chạy bán mạng sụp ổ gà té xe mỗi người mỗi hướng thằng bạn ông chết ngất còn Ông tỉnh queo ngồi bật dậy chở bạn đi binh viện, thằng bạn Ông nằm viện hết một tháng trời... còn sống.
Nhà Ông trồng thật nhiều dừa, trưa hè nóng nực Ông leo thót lên làm vài quả. Quả cuối cùng tàu dừa RẢ cành cũng may ông chụp lấy thân cây tuột xuống... hồn phi phách lạc, giờ lĩnh cái thẹo dài cở hai tấc bị tuốt da làm sẹo.
Qua những đoạn đời nhiều khúc quanh như vậy, Ông vẫn tai qua nạn khỏi. Số Ông cao, mạng Ông to, nếu mạng con kiến, con ruồi, Ông đã đi Chầu Diêm Vương... Ông đã hoá thân về trời, hoặc là Ông đã là con cái nhà ai rồi!
Vậy mà cái tuổi thực sự “vào đời" của Ông, Trời không thương cho Ông hưởng Lộc. Khi ra thanh niên phục vụ cho Tổ Quốc , lấy vợ sinh con , nuôi con lớn khôn. Nước nhà thống nhất Nam Bắc chung nhà. Ân thưởng thêm bảy năm tù Chính Trị... Chừng ấy thời gian bị đánh mất . Giờ về Già mới nhớ sực lại “sống cho mình thì quá muộn". Ông Ko bị toà án nào xử tội vì Ông là một công dân chấp hành luật pháp tốt. Một chuyện nhỏ nhất là chạy xe mấy chục năm nay ông chưa bao giờ bị Police hỏi thăm.
Vậy mà bây giờ Ông bị lời khuyến cáo của vị Bác sĩ bảo: Ông nên vui vẻ sống , thích gì ăn nấy , khỏi kiêng cử. Cứ như vậy ! Ngày nào mừng ngày nấy.... !
Tâm trạng của Ông ngay lúc này đố có ai mà biết được . Bà không dám hỏi , hỏi có khác nào khơi lên mụn nhọt đang âm ỉ sưng tấy?
Nhưng là người thân thì Bà rất đau lòng. Biết ngã mà không thể vực dậy. Biết trước nỗi đau sẽ đến , nhưng không thể nào...
Đời người lẩn quẩn thêm bốn chử: Sinh , ly Tử , biệt.
Không biết ngày giờ nào , có thể ngày mai , ngày mốt... Ông thanh thản ra đi... Khi còn mạnh khoẻ Ông hay thấy trong giấc mơ là con đường Ông đi dài sâu hun hút, càng sâu càng tối, Ông thấy có những vòng tròn chấp chới trước mặt như vẫy gọi Ông , nhưng nhìn con đường càng sâu càng hẹp và tối Ông không dám bước... Còn bây giờ...??? Bà cầu mong Ông cứ nằm mãi... đừng đi...!
 
 
CHỒNG Xơi... VỢ chịu... CON La Làng!
 
Năm đó, là năm tôi khởi nghiệp đi buôn! Buôn cà phê (hàng quốc cấm vào thời đó).
Nói cho cùng mang tiếng là hàng quốc cấm , nhưng đi buôn mà kiểu cò con như tôi thì mấy ông nhà nước bắt cũng tội, đi lên vài cặp gà, đi xuống vài ba kí cà phê mà tới trạm mặt xanh như tàu lá, tim muốn thoát ra ngoài khi tới trạm.
Thời đó đường Ban Mê Thuột có hai trạm hết vốn là trạm Khánh Dương và trạm đột xuất ở Buôn Hạp!
Qua lọt Khánh Dương, xui mà xuống Buôn Hạp dủa lại lần hai coi như giao hết về tay không!
Khó khăn mới có ăn , nên mọi người ai cũng đổ xô lên Ban Mê Thuột. Ngày lên ngày xuống mau ăn thua và mau về với gia đình.
Hôm nào tôi về nhà quà bánh nhiều, trên trang ông Đia đầy đủ, đám con nhà tôi vui lắm, chúng biết là Má nó trúng mánh. Bữa nào về trong giỏ nhẹ tênh , tụi nhỏ giở giỏ buồn thiu, ông Địa cũng buồn vì trang trống không.
Cứ ngày lên , ngày xuống , buổi tối ngủ trọ nhà chủ bỏ cà phê. Họ cũng có mối lời , nên cũng xâm mình chứa. Một nhà chừng vài ba người.
Nhà tôi ở , có bốn người , tôi và ba Chị ở nơi khác Ko phải người Ninh Hoà cùng quê!
Xe chạy từ Ninh Hoà lên sớm nhất là cỡ 1, 2 giờ trưa. Tôi là người đi đến nhà vợ chồng ông Chủ sớm nhất.
Vào nhà vắng tanh , chỉ có ông Chủ chào:
- Cô mới lên ? Bà nhà tôi cân hàng (cà phê) để dưới nhà bếp tên ai người nấy nhận từng thúng riêng đó Cô!
- Dạ ! Chớ Chị đâu rồi Anh ?
- À ! Bà đi Buôn Hồ có chuyện chiều cũng 7, 8 giờ mới về tới.
Nói xong , Ông quày quả bỏ lên nhà trên.
Bưng thúng cà phê mình , tôi vào từng túm nhỏ , có tiếng động , tôi ngẩng lên nhìn. Chưa kịp nói gì, người đàn bà lạ lên tiếng :
- Chị ! Cái mui chổ nào Chị?
Thấy lạ chỗ người không biết tôi đứng dậy ra sau lấy:
- Cái Vá (mui) đây chị !
Tôi nghĩ chắc ăn canh hay ăn cháo gì nên họ cần!
Khoảng một lúc sau , thấy vắng lặng. Tôi nhìn lên thấy họ đã ra tới trước sân nhà. Trên bàn bề bộn chén dĩa ly không, còn sót lại mấy lá rau răm vướng trên đĩa.
Tôi nghĩ mình ở nhờ nhà người ta , thôi dọn dẹp sạch sẽ rửa chén đĩa dùm.
Chiều chị Chủ nhà về , ông chủ về trước khoảng vài giờ , thằng con trai về sau cùng , bước vô nhà chệnh choạng.
Chị Chủ nhà hỏi :
- Kiệt ! Sao má nhốt hai con gà , giờ mất cha nó một con?
Thằng con trai xua tay lè nhè:
- Gà với Vịt con biết gì đâu Má , con cũng đi mà!
Chị chủ nhà nhăn nhó :
- Chớ mày đi đâu mà bộ tịch như té vô hủ hèm dị, hỏi gì mày cũng không biết là sao?
- Ha thằng nào chỉa rồi , thôi cho tui ngủ một chút , má hỏi ông già đi. Thằng Kiệt vén màn nói vọng ra.
Chị chủ nhà hậm hực gọi to:
- Cha thằng Kiệt ơi , con gà mái đâu mất chỉ còn lại một con Cồ?
Ông Chủ nhà nói xuôi :
- Thì bà coi đâu đó , ai ăn mà mất , coi nó nép đâu đó!
Chị chủ nhà quả quyết :
- Mất thiệt rồi , tui kiếm sáng bảnh mắt đây mà có đâu, chạy ngõ nào thành tường bao bọc? Mà lạ chớ trộm nó kỉnh thì kỉnh hai hết mắc chi chừa lại một con?
- Ha ! Ông Nội Kiệt ở nhà thỉnh đi nhậu rồi!
Thằng con trai nằm trong buồng nghe đổ thừa la lớn:
-Tui hỏng có bắt con gà, đừng có đổ thừa tui à nhen , tui ăn Sinh Nhật nhà thằng Mình , kêu nó hỏi coi!
Ông Chủ nhà lớn tiếng:
- A ! Cái thằng ! Mày... ai vô trồng khoai đất này!?
Thằng Kiệt nhào ra vung tay :
-Trời ! Chớ tui bắt con gà ăn hồi nào mà đổ cho tui? Ông làm Cha đừng đổ ác tui nhen.
Ông chủ nhà hét lên :
- Cái thằng này mất dạy , tao đập thấy thằng Cha mày! Miệng nói tay ông bốc cái bình trà, vút một cái:
- Bốp ! Ối ! Tiếng rú chị chủ nhà , máu tuôn trên mặt lai láng, Chị ngả xuống hai chân giảy đành đạch.
Thằng con trai kinh hãi chạy vút ra đường la bài hải:
- Làng xóm quơi... Cha tui giết mẹ tui rồi... Cứu dùm bà con ơi...
Nó chạy vào nhà kéo ông Chủ nhà ghì xuống, nó đấm thùm thụp trên lưng ông:
- Ông giết người ! Mẹ tui mà chết ! Thì ông Ko sống đâu...
Nhà gần đường, người ta bu đông đen, bốn người chúng tôi bàng hoàng sững sờ , chuyện xảy ra chớp nhoáng , không ai ngờ.
Công An du kích cũng vừa tới! Tình thế như vậy, sự có mặt của chúng tôi không an ổn chút nào , chắc thế nào cũng vạ lây, lòi mặt buôn lậu ở bất hợp pháp cũng bị rước về đồn.
Nghĩ vậy bốn người chúng tôi men theo bóng tối ra sau vườn trốn.
Khổ ! Cái nòi sợ thì đứng đâu cũng sợ lòi , nên mới vô hố xí dã chiến có vách ngăn cho chắc. Vách ngăn bằng lá dừa , thiệt là một bữa kinh hồn bạt vía ở trong nhà , giờ gồng mình trong hố xí thiếu điều nghẹn thở , cái mùi thơm đến bứt mũi , không dám hít thở mạnh. Có ai biết cho nỗi khổ này. Tôi tự mình than thân như vậy!
Khi đâu đó yên ắng rồi, bốn người lò dò vô trong nhà. Ba chị bạn bàn ra tính vào nghi cho thằng ăn trộm ăn chi con gà ác nhân!
Còn tôi thì thừa biết, cái thằng ăn trộm là ai! Biết mà đành cất giấu trong lòng. Nói cho ba chị kia biết, lỡ mà hở ra lọt vào tai chị Chủ nhà : thì gia đình chị tan nát , Ông chủ nhà sẽ thù tôi. Và điều gì sẽ xãy ra ngày sau... nên tôi đành im như thóc.
Sự việc không dừng ở đó , một tuần sau Chị chủ nhà ra viện ! Vết thương trên trán chị Ko biết trúng chỗ nghiệt hệ thần kinh nào mà giờ chị bị để lại di chứng. Cái đầu chị lúc nào cũng gật gật dòn kháy. Dù Yes! Hay No chị cũng đều Ok Cả!
Trong đời tôi cũng là một kỷ niệm chen vào nỗi nhớ cho dù thời gian có bào mòn suy nghĩ.
Thương Chị chủ nhà , vì Chồng vì con mà giờ chịu mang thương tật có lẽ suốt đời. Chị nào muốn vậy , nếu như Ông Chồng Chị không xơi con gà với người tình của Ông , và thằng con trai Ko vì rượu mà giở giọng hỗn hào với ông Cha thì đâu xảy ra cớ sự? Người chịu thiệt thòi là chị!
Có dịp nào tôi sẽ lên thăm miền đất đỏ. Xứ sở Ban Mê Thuột những năm tháng xa xưa mà tôi đã trải không biết bao nhiêu chuyện buồn vui.
Tôi sẽ đến thăm gia đình Cha mẹ thằng Kiệt. Không biết ông có còn sống với người Phụ Nữ mà chính ông đã chọn cho đời mình , hay ông đã đổi dời theo người tình cùng ông “chén" con gà ăn... vô tội vạ?
Tội luôn cho thằng ăn trộm không chân dung, và tội... cho người phụ nữ một đời đắm chìm trong sâu hận mà không biết???
 
20/10 

  Trở lại chuyên mục của : Đào Nguyên