ĐÀO NGUYÊN
THẰNG HỀ
Nó tên thật là: Lưu văn Hể, nhưng khi vào học lớp hai, không biết ông nhóc tì nào xấc xỉnh tẩy dấu hỏi bỏ vô dấu huyền thành tên Hề. Nó thấy tên Hề hay hơn tên Hể nên nó để luôn.
Mỗi năm lên lớp, phát sổ liên lạc đều mang tên Hề. Dễ dàng vào thời đó, Thầy Cô chẳng ai hỏi vì sao?
Năm thằng Hề 12 tuổi nó bỏ nhà đi bụi. Nó đi vì nó hận ba nó, nó hận cái ông nhà giàu khinh miệt gia đình nó. Ba nó là con sâu rượu, ngày nào cũng be bét, Má nó chị em mhà nó lúc nào cũng bị chửi mắng, đánh đập một cách vô cớ.
Nhà đã nghèo rớt mùng tơi, nhà tranh vách đất, thậm chí ko có trái mùng tơi mà rớt, không lo làm ăn ngày nào cũng sáng xỉn chiều say. Không ngày nào nhà nó an ổn, cái con đường tẻ vô nhà nó lúc nào cũng tụm vài ba đứa nhỏ trương bạn nó xầm xì, cười vui châm chọc, những lần như vậy thằng Hề vô cùng buồn và tự ti mặc cảm.
Nó chỉ lựa bạn nghèo như nó, nó mới dám chơi. Trước mặt nhà nó chỉ cách một hàng rào, có nhà thằng Hổ. Nhà thằng Hổ giàu, Ba má Hổ ruộng đất bề bề, thằng Hề tự thấy mình ko xứng với thằng Hổ nên ko dám chơi gần. Ấy vậy mà thằng Hổ lại thích nó, hay rủ ren nó ra chiều nể phục.
Trưa hôm đó thằng Hổ rũ nó qua nhà thằng Hổ bắt chim, có cái tổ chim dòng dọc đong đưa trên nhánh bưởi sau nhà. Thằng Hề bị réo gọi mãi, nó cầm lòng ko đậu chun rào qua nhà thằng Hổ. Bắt trọn tổ chim Mẹ và bốn con con, thằng Hổ chia nó 4 con con, còn thằng Hổ một chim mẹ. Nhưng thằng Hề bão:
- Phải có chim mẹ úm con, mớm mồi, chim con mới sống được.
Tâm của thằng Hề thiện lành, nó ko muốn thấy chim mẹ kêu gào khi mất con, nó ko muốn nhìn cảnh chim con kêu chim chíp vì mất mẹ. Nên nó ko nhận gì cả mặc dầu thằng Hổ nài
ép. Thằng Hề chun rào về lại nhà mình.
Chiều hôm đó, nhà thằng Hổ mất trọn ổ gà 12 trứng. Má thằng Hổ ra sau hè chửi vọng sang nhà nó, nói quân kia quân nọ, chửi ba nó ko biết dạy con, chắc nghèo ko có tiền nuốt rượu sai con đi hốt trứng gà trộm về bán mua rượu. Ba thằng Hổ còn sang gặp ba má nó mắng vốn nói nó ăn trộm 12 cái trứng gà! Nó rướn gân cổ lên cãi:
- Con ko có ăn trộm trứng gà! Con bắt chim dùm thằng Hổ rồi ra về.
Nhưng ba thằng Hổ cứ đề quyết:
- Mày chớ còn ai nữ a...ai vô trồng khoai đất này? Cha con mày mau bán ở đâu chuộc lại cho tao!
Bị tổn thương xúc phạm trầm trọng, ba nó ko hề chịu nghe lời nó nói. Sẵn trong người có ma men, ba nó giáng tới tấp trên đầu trên cổ nó, bổ cái đấm cái tát đau thấu trời xanh, nó lả người nằm vật ra, Má nó la lớn cầu cứu:
- Ai cứu dùm con tôi, ổng giết thằng Hề chết rồi.
Nó lúc đó nghe mơ hồ, và khi nó tỉnh dậy thấy nằm trên chõng tre, mình mẩy tím bầm nồng nặc mùi dầu người cày có ruộng.
Nó lén đứng dậy vì má nó đang ngồi chống tay ngủ gục bên giường cạnh nó. Nó quyết đinh ra khỏi nhà, nó biến trong đêm, nỗi căm phẫn: Nghèo mắc cái eo, mất cơm nghi đứa đói, mất gói nghi đứa nghèo!
Nó đi qua giường Ba nó, nó nghe ba nó ngáy như sấm. Nó bảo thầm: ngày mai ông sẽ mất một người con, dù sống chết tui cũng phải đi!
Thời gian... ko ai biết và gặp nó ở đâu, thằng Hề biệt tăm hà xứ. Ai cũng nghĩ chắc nó chết ko còn.
Vậy mà một ngày cả thôn làng nhốn nháo, ai cũng kinh ngạc, trừng trừng nhìn nó, như người ma. Thực sự là thằng Hề đây mà! Nó trên xe con ung dung bước xuống. Vợ nó cùng ba đứa con hai gái một trai, người ta mở lớn đôi mắt nhìn trầm trồ:
- Trời đất ơi! Thằng Hề còn sống, giờ nó giàu có, coi kìa con vợ nó vàng đeo đến đầy tay kia kìa. Đó! Nó buớc vô nhà con chị cả nó đó.
Thằng cháu gọi thằng Hề bằng Cậu mừng quá đỗi chạy như bay về nhà bà Ngoại, nó la lớn từ ngoài cửa ngõ vọng vô nhà:
- Bà Ngoại ơi! Bà Ngoại! Cậu Hề út về nè!
Đang không nghe thằng Hề út về, bà Tư Hậu (má của Hề), bủn rủn tay chân, bà nghe rõ mồn một mà, đâu có phải nằm chiêm bao? Bà cố gượng hỏi:
- Bớ Đực! Cháu nói gì?
Thằng Đực thở hổn hển nói:
- Bà Ngoại! Con nói cậu Hề dìa (về)!
Bà rụng rời tay chân, nỗi vui làm bà muốn xây xẩm té nhào. Thằng Đực hối:
- Bà Ngoại đưa tay đây con dẫn ra nhà con gặp Cậu!
Vừa lúc đó có tiếng xe bóp kèn: tin tin! Thằng Đực la lên:
- Cậu út Hề kia Bà!
Bà Tư Hậu cố dướng đôi mắt đục lờ nhìn ra con mình. Nhưng bà ko thấy gì, cảm nhận của Bà những bước chân tiến về phía Bà gấp rút vội vã. Đôi bàn tay ghì ôm lấy Bà nói qua dòng nước mắt:
- Má ơi! Con là thằng Hề nè!
Bà Tư Hậu quờ quạng đôi tay trong không khí, miệng méo xệch:
- Vạn Cha mày! Mày bỏ Má bỏ Ba biền biệt 20 năm trời... Bà khóc hụ hụ như hồi giờ chưa từng khóc! Thằng Hề ôm chặt Bà hơn, bà gở tay nó ra:
- Đâu! Cho Má sờ con thử con bao lớn rồi hả con?
Bà quơ hai tay từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, chưa thỏa lòng Bà lấy hai tay mình mần mò trên khuôn mặt thằng Hề, bà vuốt tóc, vuốt mắt, vuốt má vuốt môi. Bà cười nói giọng pha lẫn quá đỗi vui mừng:
- Ời! Được há! Tuổi 32 con chưa già! Râu đâu có! Hồi cha mày 32 tuổi râu tua tủa.
Quá vui mừng, xen lẫn xúc động, thằng Hề cũng bật cười:
- Thời bây giờ ai để râu chi Má, râu ra mình cạo đi chớ!
Đoạn thằng Hề gọi ba con lại chào và hôn bà Nội, thằng Hề bảo vợ:
- Lại Má đi em! Sáu người ôm chầm một cục không rời, nhích nhích dần như cái trụ xoay chuyển vô nhà. Thằng Hề, bà Tư Hậu luôn khịt mũi.
Người trong làng bu xem đông nghịt, có người cũng ko tránh khỏi xúc động lấy tay quệt nước mắt.
Những ngày sau đó, thằng Hề đi thăm từng người thân, và bà con trong thôn xóm. Thằng Hề cũng ko quên mang quà biếu cho người cùng cảnh ngộ ngày trước. Và cái điều nó làm trước tiên là xây cái mộ ông Tư Hậu người cha quá cố của nó.
Cũng có người hỏi nó:
- Con tính đi hay ở với má con vậy Hề?
Thằng Hề trả lời ko suy nghĩ:
- Thôi con ko đi nữa, vợ chồng con cái con ở đây sống với má con, lo cho Bà ấm cúng lúc về già!
Nhà Bà Tư Hậu qua cơn khốn đốn tới hồi thới lai, giờ đây lắm người nhìn vào gia cảnh của bà thầm ao ước. Cái nghèo ngày xưa đã chôn vùi, dĩ vãng một thời đã qua mấy ai còn nhớ. Chỉ có người trong cuộc mới thấm đẫm cái: “Sự Đời".