ĐÀO NGUYÊN
 
 
Nửa Đời Thanh Xuân
 
Theo lời mẹ tôi kể: Trải qua nhiều thế kỉ!
Năm tôi 11 hay 12 tuổi gì đó. Bà có kể cho tôi nghe về gia phả dòng họ phía bên ngoại tôi. Nghe thì có nhưng tôi cũng ko quan tâm lắm nên chẳng hỏi chi nhiều, chỉ nhớ một câu chuyện rất thương tâm về bà Ngoại thứ của tôi:
 
Chuyện xảy ra trước năm 1945, Bà Cố Ngoại tôi có tới 12 người con. Vừa trai lẫn gái đều mang tên vần: N = 12 người con bà đặt: Ni, Nu, Nư, No... nhiều quá tôi ko nhớ hết chỉ nhớ là người con sau chót thì chuyển ngử: tên ÚT! (chắc thấy đẻ la phanh nên ớn dừng ko thêm nữa mới gọi ÚT. Là Bà ngoại thứ Út tôi gọi!
 
Ông Bà cố ngoại tôi có hào con ko có hào của. Cũng may 12 người con Bà trơn tru ko có tì vết mụ bà gởi gấm.
Bà Ngoại thứ Út càng lớn càng xinh, mái tóc mây buông dài tới mông, đôi mắt bồ câu to tròn đen lay láy, làm da trắng nõn mịn màng, nhất là cái miệng xinh đẹp khi nói và cười có duyên vô cùng.
 
Cũng vì cái đẹp đó mà 17 tuổi, Ông Tổng (tên Độp) rước lẹ về làm vợ Tư! Tổng Độp có ba đời vợ đều “để" cả. (để là bỏ thời đó ko có từ hoa mỹ li dị hay li hôn lịch sự như bây giờ).
Tổng Độp thời đó rất uy quyền, ra lệnh gì là hạ cấp tuân theo răm rắp! Muốn lấy ai là cho bằng được, ai chống báng là mệt với ông Tổng Độp đó.
 
Năm đó tiết tháng ba, dân trong làng có tục lệ vào ngày mùng 10 là cúng Đình, để tưởng nhớ những bậc tiền hiền có công dựng nước, cúng các Thần, Thánh.
Chiều ngày hôm trước, làng đặc trách cho một số người đến phụ việc bếp núc để cúng vào lệ tối, và sáng hôm sau cúng lớn hơn. Năm nào cũng cúng hai con heo to, cúng bằng heo sống ko nấu chín, cúng nguyên con đầy đủ ko mất bộ phận nào.
 
Tổng Độp uy nghi trong bộ quần áo tăng đầm đen, mang đôi guốc gỗ, đầu đội mũ cối... Ung dung bước xuống dưới chái (gian nhà bếp tạm) nhìn bao quát miệng mỉm cười, bước tới bọn con gái đang phụ, người lặt rau, kẻ lột hành... bỗng ổng nhìn đăm đăm bà Ngoại Thứ... rồi cao hứng cất tiếng hò (hồi đó trai gái quen nhau qua lại nên duyên vợ chồng đều đối đáp bằng câu hò) .
- Hò... hơ... ơi
Giữa rừng một đám hoa Xuân
Ông nhìn không chán, ông ưng hoa vàng.
- Hò .... hơ ... ơi
Mai này Ông đến nhà... nàng
Ông đem lễ hỏi... hai đàng làm quen?
 
Cả bọn con gái đỏ mặt... vì biết ông trổ mòi. Biết ám chỉ bà Ngoại thứ vì lúc ấy mặc áo hoa vàng. Cả bọn im
phăng phắc bao con mắt đổ dồn về bà Ngoại thứ. Bà Ngoại thứ sợ nếu im re thì Ông Tổng nói khinh. Buộc lòng bà Ngoại thứ phải hò trả lễ:
- Hò... hơ... ơi
Giữa biển cá lội xôn xao
Ngư Ông khéo vẽ thả... câu chi dài
- Hò... hơ... ơi
Câu chi con cá cơm than
Ngư Ông gở bỏ... cá con đau... lòng 
 
Chỉ có mấy câu hò đối qua đáp lại. Vậy mà 3 ngày sau ông Tổng Độp sai người đem sính lễ tới nhà bà Ngoại thứ hỏi bà Ngoại thứ về làm vợ. Nghĩ lấy chồng già (Tổng Độp lúc ấy trên 50 tuổi, lại ba đời vợ, bà Ngoại thứ ko ưng, đòi sống chết. Nhưng Ông Bà cố Ngoại nài nỉ nhỏ to, nói ko ưng gia đình có nước đào lỡ xuống đất ở chớ ko sống nỗi với ông Tổng Độp.
Bà Ngoại thứ dành nuốt lệ đắng cay về làm vợ Tổng Độp. Bà Ngoại Thứ tiếng làm vợ ông Tổng mà ko khác nào đứa ở ko công, cưới vợ thế cho con ở, mướn con ở khỏi trả tiền công. Bà đầu bù tóc rối suốt ngày, hầu hạ chồng, cha mẹ chồng và một đám em chồng. Ăn thì đợi cả nhà ăn xong mới được ngồi ăn.
 
Ba năm ròng ko có chút thì giờ rảnh mà về thăm Cha mẹ. Cứ vài ba bữa là bị Tổng Độp ổng độp cho hai má mặt sưng chù vù, hai con mắt đọng tím máu bầm như trái mồng tới chín. Thật ko hổ danh với tên Độp của ông. Cựa là độp, bất kỳ đúng sai. Thời đó, một mình bà Ngoại Thứ phải tự giã gạo một mình (chày đơn) thấy vì giã chày đôi kẻ giở lên người bỏ xuống lúa nhanh tróc vỏ. Còn đám em chồng nhởn nhơ chẳng ai phụ giúp, còn mạt sát ko tiếc lời:
- Cây độc hỏng trái gái độc không con! Bà Ngoại thứ buồn lắm ko dám hé răng. Vì có nói cũng xảy thêm ồn ào mà người hứng chịu đòn là Bà chớ ko ai khác.
 
Một hôm, trời tháng 10, tiết trời rất lạnh, mưa lắc cắc bà ra đồng cắt gánh rau heo. Phần mưa, phần áo quần mong manh bà thấm lạnh nhuốm bịnh, hai hàm răng đánh bồ cạp ko ngừng. Vừa đặt gánh rau xuống thềm, bà nghe tiếng cô em chồng the thé:
- Chút anh hai về đây rồi biết, cái thứ tham lam, nó ko lậy con gái mẹ nó xợt chớ ai vô trồng khoai đất này ?
Bà Ngoại thứ chưa kịp hỏi, thì Tổng Độp cũng vừa chạy xe ngựa về thấy dạng ông Cô em khóc rống lên:
- Anh hai ơi xử giùm em.
- Chuyện gì xử đây? Tổng Độp hỏi gằn?
Chỉ bà Ngoại Thứ:
- Bà vợ anh, với con gái mẹ nó. Vào phòng em lấy trộm đôi bông tai em!
- Bà già vợ tới hồi nào? Tới làm gì? 
- Dạ em thấy tới rù rì xong về liền!
Quét đôi mắt như đổ lửa về bà Ngoại Thứ. Ko nói tiếng nào, sẵn cây roi ngựa còn cầm trên tay ông giá cao rồi quất trót trót vào mình bà Ngoại Thứ, miệng Ông quát:
- Đánh cho mày chừa thứ gian tham, mày mời thỉnh con gái mẹ tới nhà tao chuyển vận cái gì trong nhà tao hử? Miệng ông nói, tay ông Tổng ko ngừng đường roi vút vút như đánh ngựa. Dục ngựa phi nước đại.
Bà Ngoại thứ oằn mình la khan cả giọng:
- Trời ơi oan cho tui! Tui có biết bông tai để ở đâu mà lấy? Trời ơi...
- Trót trót! Mày ko lấy chớ mẹ mày lên đây sao vội về liền?
Bà Ngoại Thứ ráng phều phào giọng đứt quãng:
- Mẹ tui nhớ tui đến thăm mấy năm nay tui ko về, tui sợ ở lâu phiền, tui hối bả về lẹ... vô đâu trong nhà... mà lấy.
- Nè! Vút! Vút! Biện luận! Lằn roi như xé gió. Bà Ngoại Thứ chỉ buông được hai tiếng:
- Trời ... ơi rồi đổ gục!
 
Thảm cảnh xảy ra như vậy, mà Trời Già cao quá, mắc đi tọa đàm uống rượu bàn đào với các Tiên có ngó xuống trần gian mà thấy mà biết cứu dùm. Vì những tiếng gọi réo Trời trong cơn đau đớn đó?
Bà Ngoại Thứ nằm liệt ba ngày ko ngồi dậy nổi, chẳng có miếng cháo loãng mà húp. Hàng xóm lân cận thấy xót thương nhưng chẳng ai dám xông vào nhà ông Tổng mà cứu bà Ngoại Thứ.
 
Đến ngày thứ tư, Ông Bà Cố Ngoại mới nghe ai đó cho tin, Ông Bà Cố Ngoại rụng rời! Lật đật sắm sửa lễ vật, một đĩa trầu cau, một cặp rượu, trái cây đến nhà Ông rể Tổng Độp tạ tội, rót rượu, sắp trầu ba miếng, khúm núm thưa ông rể Tổng Độp:
- Thưa ngài Tổng, con dại cái mang. Tui xin gánh tội cho con tui, ông Tổng cho tui dẫn nó về bảo ban dạy dỗ nó. Khi nó hiểu ra lí lẽ tui trả lại cho nhà ông Tổng.
 
Suốt mấy tháng trời Bà Ngoại Thứ như người ko hồn, tinh thần bà bấn loạn, bà ko còn biết gì và nhớ ai cả. Âm ngữ bà cũng tắt luôn chẳng nói ai tiếng nào, đói thì ăn, hay ngồi bất động hàng giờ nhìn ra khoảng không.
Ông Bà cố Ngoại tốn thật nhiều tiền, chạy đủ thầy bà.
 
Tám tháng sau tính từ ngày Bà Ngoại Thứ ra khỏi nhà Tổng Độp, Tổng Độp có người đàn bà khác, làng gởi giấy mời bà Ngoại Thứ ra làng để kí vào đơn “ Để “ vợ của Tổng Độp. Trong Đơn, Tổng Độp ghi rổ là: Bà Ngoại Thứ ngoại tình nhà ông bắt được. Và ông ko thể sống với người đàn bà lăng loàn trắc nết như vậy. Kí vào tờ đơn mà lòng ông Cố Ngoại như ai xát muối. Ngậm đắng nuốt cay Ông Cố Ngoại ký thế cho bà Ngoại thứ. Vì ai cũng rõ là bà Ngoại Thứ ko tỉnh táo!
 
Phải mất đi hơn hai năm Bà Ngoại Thứ mới hoàn hồn tỉnh vía. Lúc này, nhờ thời gian ngồi ko và thuốc men bồi dưỡng, bà Ngoạt thứ như cái cây khô cằn được bón phân. Bà lấy lại nét đẹp như ngày còn con gái. Chẳng khác nào như một bức họa, mà người họa sĩ nắn nót những nét chấm phá cho bức tranh mình hoàn mỹ hơn.
Thật vậy bà Ngoại Thứ xinh đẹp rạng ngời! Có vài nhà khá giả nhờ người mai mối dạm hỏi bà Ngoại Thứ nhưng đều bị bà từ chối. Bà nói bà con chim bị đạn, bà sợ đám thợ săn nhà giàu.
Vậy mà oái oăm thay bà yêu lần nữa. Bà yêu ông Sáu Thơ nghề phu xe kéo (hồi đó chưa có xích lô, chỉ có xe kéo, xe kéo hai bánh, đằng trước hai cái gọng lấy dây đai cột hai gọng lại chắc chắn. Ai ngồi hạ gọng xuống leo vô ngồi. Xong phu xe kéo gọng lên. Bỏ dây đai qua khỏi đầu, kéo dây đai xuống bụng chạy lúp xúp yếu hay mạnh tuỳ người kéo khỏe hay yếu.
Sáu Thơ nhà nghèo mồ côi cha mẹ khi còn rất nhỏ. Gian nhà tranh cũng từ đời cha mẹ để lại. Trong ngôi làng nhỏ bà con ai cũng mến ông. Bà Ngoại Thứ và ông Sáu Thơ lễ cưới rất đơn sơ, nhà ông Sáu Thơ chỉ một mình ông Sáu Thơ và nhờ một người trong xóm lễ vật cũng ko có gì ngoài cặp rượu và cặp trà, một kí đường phèn và đĩa trầu cau. Hai người bái lạy Ông Bà trước bàn thờ và mời ông Bà cố ngoại mỗi người chung rượu mừng là xong.
Ông Sáu Thơ lớn hơn Bà Ngoại Thứ 5 tuổi. Cuộc sống vợ chổng tuy nghèo thiệt, nhưng Bà Ngoại Thứ vô cùng hạnh phúc. Bà được ông nâng niu, chia xẻ công việc từ việc cỏn con trong nhà. Hàng xóm ai cần gì ông giúp dù có trả tiền công ông cũng ko bao giờ lấy.
Buổi chiều sau khi ăn cơm chiều xong, Ông Sáu Thơ lấy sáo ra thổi. Bà Ngoại Thứ bưng khay nước trà lên rót ra làm hai tách, nói trà cho sang chứ thực ra trà lá ổi. Bà Ngoại Thứ hái lá ổi bỏ vô chảo nóng sao cho vàng lá ổi, bỏ lá ổi vô nấu sôi cũng ra một màu vàng và có mùi vi lá ổi thơm hơi chan chát.
Tợp một ngụm nước ổi nuốt xuống cái ực ra chiều khoan khoái. Sáu Thơ bắt đầu nín hơi rồi thả hơi dài thổi sáo. Phải nói rằng ông thổi sáo rất hay, tiếng sáo khi khoan khi nhặt khi vút cao réo rắt, khi trầm xuống não nề ai oán. Bà Ngoại thứ ngồi lắng tai nghe, mắt vọng về chốn xa xăm, mặt buồn rười rượi.
Ông Sáu Thơ ngừng thổi vỗ nhẹ vào vai Bà hỏi:
- Má nó, sao khi không buồn dị? Mà buồn việc chi?
Bà Ngoại Thứ rưng rưng nước mắt:
- Tui buồn vì tui về sống với nhà nó hai năm rồi mà ko cho nhà nó mụn con nào!
Sáu Thơ vùng cười lên ha hả:
- Ậy tưởng việc gì, buồn ko tiền, không gạo nấu thì được. Chớ còn con hôm nay ko có, thời ngày mai, ngày mốt... nói rồi ông véo yêu bà Ngoại Thứ trên má một cái, nheo nheo mắt hỏi:
- Má nó muốn tui cho bao nhiêu trự nè? Muốn nhiều hơn bà ngoại sắp nhỏ 14 trự chịu ko?
Bà Ngoại Thứ nhảy nhổm:
- Cha mẹ ơi ! Có nước cho con nó... cạp đất đa... Cả hai vùng cười vang. Ông Sáu Thơ chu miệng tắt ngọn đèn dầu rũ:
- Thôi nè ! Muốn có con nựng... thì đi ngủ sớm.
 
Tối hôm đó, Sáu Thơ ngủ một giấc dài triền miên và ông ko bao giờ tỉnh lại nữa. Có lẽ ông quá vui và trong giấc ngũ ông mơ thấy biết bao mộng đẹp. Ông rong chơi quên con đường về... nhập xác.
Ông quên là kề cận bên ông Bà Ngoại Thứ đang vật vã thiếu điều chết theo ông!
Sáu Thơ chết được ba tháng 10 ngày, thì Bà Ngoại Thứ cũng chết. Bà chết vì trong người bà suy kiệt trầm trong, với lại hồi còn sống với ông Tổng Độp bà lãnh những trận đòn thừa chết thiếu sống. Hai ba chứng nhập cuộc bà ko lướt qua nỗi.
Ông bà Cố Ngoại mới thờ chung hai người chung bàn thờ. Sau này cúng kiến cũng chung một ngày. Ước nguyện của ông Bà Cố ngoại cho hai người gặp nhau cõi tuyền đài, họ nối lại cuộc đời chồng vợ. Và ước nguyện 14 đứa con của ông Sáu Thơ được toại nguyện. Thương thay một cuộc tình ngắn bằng gang tay, họ nghèo tiền, nhưng với tình yêu họ ko có nghèo.
 
 
 

  Trở lại chuyên mục của : Đào Nguyên