KHA TIỆM LY
 
 
Góp Ý Về Bài Thơ “VÔ ĐỀ”
Của Vua THÀNH THÁI
 
A. Sơ lược về một vị vua yêu nước:
 
Hoàng tử Bảo Lân lên ngôi lấy niên hiệu là Thành Thái, nhà vua sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879  và mất ngày 20 tháng 3 năm 1954, tai vị được 18 năm (1889 đến 1907). Là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn.
 
Ngài lên ngôi lúc 10 tuổi, là vì vua cầu tiến, yêu nước, ngài là một trong ba vì vua nhà Nguyễn bị Pháp lưu đày (vua Hàm Nghi bị đày sang Algerie; ngài và vua Duy Tần bị đày sang đảo Réunion năm1916). Từ khi bị lưu đày, đời sống ngài rất chật vật (nhiều tháng không tiền đóng tiền nhà!).
 
Năm 1945 ngài được về Việt Nam, sống tại tại Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay).
 
Ngài mất  tại Saigon năm 1954, thọ 75 tuổi, và được an táng ở Huế.
 
Ngài làm thơ không nhiều, nhưng thường biểu lộ chí khí anh hùng, tỏ rõ lòng yêu nước, thương dân.
 
Vào năm 1902 khi ngài được mời dự lễ khánh thành cầu Doumer (Cầu Long Biên sau nầy). Tức cảnh dân tình cơ cực, chết chóc, ngài đã làm bài VÔ ĐỀ. Có người đặt tựa bài thơ nầy là THỊ BÁCH QUAN (huấn thị cho các quan), và vài tựa khác nữa ; cũng như nhiều người nói bài thơ nầy không phải là của vua Thành Thái. Nhưng đây không phải là mục đích của bài viết nầy. Ở đây, chúng tôi chỉ góp ý về nội dung của bài thơ VÔ ĐÈ mà thôi.
 
Chúng tôi mạn phép đánh số câu cho tiện việc góp ý.
 
B. Bài thơ VÔ ĐỀ
 
a/ Nguyên tác và phiên âm
 
                            VÔ ĐỀ
1.,1. Võ võ văn văn trước cẩm bào,
2. 。2. Trẫm vi thiên tử độc gian lao.
3. ,3. Tam bôi hồng tửu quần lê huyết,
4. 。4. Nhất trản thanh trà bách tính cao.
5. ,5. Dân lệ lạc hà dư lệ lạc,
6. 。6. Ca thanh cao dã khốc thanh cao.
7. ,7. Hưu đàm thử hội can qua tịnh,
8. 。8.  Hoạ phúc tương lai phó nhĩ tào.
 
b/. Dịch nghĩa: Phần đông được dịch như sau (Xin phép không nêu tên những người dịch)
 
VÔ ĐỀ

1. Quan võ quan văn khoác áo gấm
2. Trẫm là thiên tử gian lao một thân trẫm.
3. Ba ly RƯỢU HOÀNG CUNG là máu của dân chúng,
4. Mấy chén trà xanh là cao xương của trăm họ.
5. TRỜI TUÔN MƯA NHƯ LÀ NƯỚC MẮT CỦA DÂN CHÚNG
6. Tiếng hát càng cao thì tiếng khóc càng cao.
7. CHUYỆN ĐÁNH GIẶC BÂY GIỜ KHÔNG AI BÀN LUẬN NỮA
8. * MÀ LÒNG THƯƠNG CHÚNG DÂN THÌ CŨNG PHÓ MẶC TRẪM, hoăc:
     * KHI TAI NGHE BAO NỖI ĐAU KHỔ ĐANG KỀ BÊN CẠNH
 
 b/. Dị bản (Những chữ Việt in hoa tương ứng với thứ tự chữ Hán dược tô đậm bên trên)
 
@. Câu 1.
 
* Được phiên âm là: “Võ võ văn văn Y cẩm bào”
* Và được dịch: “Quan võ quan văn khoác áo gấm”
 
# Góp ý: Nếu viết là Y衣, thì phải đọc là Ý mới đúng (Y là áo; Ý là mặc. Ý cẩm bào=mặc áo gấm)
 
@. Câu 3: “
*. Được phiên âm: “Tam bôi hồng tửu quần lê huyết”
* Được dịch: “Ba ly RƯỢU HOÀNG CUNG là máu của dân chúng”
 
# Góp ý:   “Hồng tửu” ” dịch là “RƯỢU HOÀNG CUNG” e không đúng lắm!
 
 “Hồng tửu” là rượu màu đỏ, là rượu Tây  (ruợu vang, rượu nho) (Trước mắt là chúng đang uống trong buổi khánh thành cầu).
 
@. Câu 4. “
 
* Được phiên âm là: “SỔ trản thanh trà bách tính cao”
* Và được dịch: “Một chén trà xanh tợ cốt cao”.
 
# Góp ý:
* SỔ=vài, như “sổ nhật” 數日: vài ba ngày. Vậy “sổ trản ” nghĩa là “vài chén, mấy chen”. Nếu muốn dịch “một chén” thì dùng “Nhứt trản ” như nguyên tác.
 
* “Sổ trản”= vài chén đối với trên là “Tam bôi”= vài ly, nghe hay hơn là “Nhứt trản”= “Một chén” đối với “Tam bôi” như nguyên tác. Tuy nhiên nguyên câu mà dịch là ““Một chén trà xanh tợ cốt cao” e rằng không diễn tả hết nỗi bi phẫn của tác giả!
 
@. Câu 5. và câu 6:
 
時民
處泣
 
*. Được phiên âm:
 
“THIÊN lệ lạc THỜI DÂN lệ lạc”
Ca thanh cao XỨ KHẤP thanh cao
 
* Và được dich:
 
 “TRỜI TUÔN MƯA NHƯ LÀ NƯỚC MẮT CỦA DÂN CHÚNG”
 
#. Góp ý:
 
* Trong câu “天時民” .Thay chữ DÂN thành THIÊN 天 đã làm mất hoàn toàn ý nghĩa đau xót của nguyên tác: “:“Nước mắt của dân rơi cớ sao như nước mắt ta rơi” (“Dư lệ” là “nước mắt của ta”).
 
* “Khốc” là khóc ra tiếng; “khấp 泣” là khóc không ra tiếng. Nguyên tác dùng chữ “Khốc” hợp lý hơn vì phía trước có chữ “Thanh”, là âm thanh.
 
* THỜI DÂN, XỨ KHẤP: Cấu trúc đối, ý tưởng của dị bản không thuyết phục người đọc.
 
@. Câu 7.
 
* Nguyên tác: “: Hưu đàm thử hội can qua tịnh
 * Dị bản: “論: Can qua thử HỘI  hưu đàm luận.
 
Được dịch là:
 
*. “CHUYỆN ĐÁNH GIẶC BÂY GIỜ KHÔNG AI BÀN LUẬN NỮA”; hoặc:
 
* “THÔI ĐỪNG BÀN CHUYỆN ĐÂU ĐÂU (can qua) NỮA”.
 
#. Góp ý: Tác giả dịch câu nầy cho rằng “chuyện can qua” là “chuyện đâu đâu” (?). Chúng tôi không biết dựa vào đâu mà được dịch vậy!
 
*.Chữ “Hội ”nguyên tác có nghĩa là: Vỡ (đê), là Tan vỡ, nghĩa phát sinh là : Thua trận, là Bỏ chạy, là Dân bỏ người cai trị trốn đi...
 
*Dị bản dùng chữ “HỘI會” có nghĩa là: Họp, gặp, thời, chỗ người đông đúc; nó khác hẳn với nguyên tác.
 
@. Câu 8.
 
*. Dị bản: “憐 恤 蒼生 付 爾曹”
Phiên âm: “LÂN TUẤT THƯƠNG SINH phó nhĩ tào”.
 
*. Được dịch:  “MÀ LÒNG THƯƠNG CHÚNG DÂN THÌ CŨNG PHÓ MẶC TRẪM”.
 
#. Góp ý: Không đúng với ý của nguyên tác: nếu không nói là trái ngược, bởi không chữ nào có nghĩa là “trẫm” cả!
 
* Còn dịch “KHI TAI NGHE BAO NỖI KHỔ ĐANG KỀ BÊN CẠNH” thì quá xa nguyên tác
 
* Chú: “Nhĩ tào” có nghĩa là “bọn ngươi” (ở đây chỉ các quan)
 
C. Bản dịch khác.
 
Bản dịch sau là của nhà giáo Đỗ Chiêu Đức (Hoa Kỳ), dù là người bạn ngang tuổi tôi, nhưng về tài năng và đức độ, tôi luôn kính ông bạn nầy như thầy của mình. Có nhiều câu, chữ Hán tôi không rõ, tôi đều nhờ người bạn thông tuệ nầy giải thích và lần nào cũng được thỏa mãn.
 
Theo chúng tôi bản dịch của ông sau đây là sát nghĩa, sát ý nhất (những chữ trong ngoặc đơn là chúng tôi giải thích thêm):
 
Xin chép lại nguyên tác cho quý bạn dễ theo dõi:
 
                            VÔ ĐỀ
1.,1. Võ võ văn văn trước cẩm bào,
2. 。2. Trẫm vi thiên tử độc gian lao.
3. ,3. Tam bôi hồng tửu quần lê huyết,
4. 。4. Nhất trản thanh trà bách tính cao.
5. ,5. Dân lệ lạc hà dư lệ lạc,
6. 。6. Ca thanh cao dã khốc thanh cao.*
7. ,7. Hưu đàm thử hội can qua tịnh,
8. 。8.  Hoạ phúc tương lai phó nhĩ tào
          成泰                              Thành Thái
           阮福寶嶙                        Nguyễn Phúc Bửu Lân
 
Dịch:
 
KHÔNG ĐỀ
   - Tất cả quan văn quan võ đều xôn xao mặc áo gấm để dự lễ hội.
   - Riêng mình Trẫm là thiên tử đây cảm thấy xốn xang trong lòng.
   - Ba ly rượu đỏ (rượu tây: rượu  chát, rượu vang) như là máu của quần chúng lê dân.
   - Một chén trà xanh như được sắc từ cao cốt của bách tính trăm họ.
   - Dân rơi lệ nhưng sao lệ của ta cũng rơi theo,
   - Tiếng hát chúc mừng khánh thành cầu cất cao thì tiếng khóc (đau thương) của dân cũng cất cao (chừng ấy).
   - Đừng bảo là sau lần thua trận bỏ chạy nầy (ý nói việc làm cầu đã làm cho dân đói khổ, chết chóc) can qua (cuộc chiến nầy) sẽ lặng yên...
   - Cái họa phước trong tương lai (của của dân, của nước) sẽ phó thác trông nhờ vào lũ các ngươi (các quan) đó. (Bởi vì ta là vị vua nhưng không có quyền hành gì, không thể lo được!)
 
D. Diễn nôm
 
a/. Nhà giáo Đõ Chiêu Đức:
 
 
* Đường luật:

KHÔNG ĐỀ
                         
Văn võ bá quan mặc cẩm bào,
Mình ta thiên tử chịu gian lao.
Rượu hồng tựa thể muôn dân huyết,
Trà đậm trông như bá tánh cao.
Dân lệ ướt, mi ta cũng ướt,
Tiếng ca cao, dân khóc càng cao.
Thôi đừng vọng tưởng can qua hết,
Họa phước về sau mặc chúng nào !
 
*. Lục bát :
 
Văn văn võ võ cẩm bào,
Thân là thiên tử nghẹn ngào riêng ta.
Rượu vang máu của dân mà...
Trà xanh tựa thể như là cao dân.
Lệ rơi ta cũng như dân,
Tiếng ca như tiếng khóc ngân vút trời.
Can qua đừng tưởng yên rồi,
Tương lai họa phước trông vời các quan !
 
Đỗ Chiêu Đức
 
b/.  Nữ sĩ Trần Lệ Khánh:
 
Nữ sĩ Trần Lệ Khánh bút danh Trúc Lệ, tác giả TIÊN SƠN THI TẬP, là tập thơ gồn hơn 300 bài thơ  dịch từ Hán Văn. Tên tuổi của nữ sĩ đã từ lâu được nhiều người biết đến. VÔ ĐỀ là một trong hàng trăm bài thơ dịch ngẫu hứng của nữ sĩ, như sau:
 
KHÔNG ĐỀ
 
Võ văn ôm chặt áo bào
Ta mang tâm sự, lao đao một mình
Rượu vang  đỏ - máu sinh linh
Trà xanh – cao cốt thân hình trăm dân
Lệ ta hòa lệ chúng nhân
Hát mừng- tiếng khóc hòa dần dâng cao
Trận thua nầy dễ yên sao..?
Tương lai họa phước trông vào các ngươi !
 
Nữ sĩ Trúc Lệ (Trần Lệ Khánh)
 
D. KẾT
 
Dù biết trình độ Hán văn của mình còn hạn hẹp, nhưng vì lòng kính trọng một vị vua yêu nước, nên chúng tôi mạo muội góp ý cho những bản dịch sau hoàn hảo hơn, nên chắc chán không khỏi mắc phải sai lầm. Kính mong người xem lượng thứ.
 
Cuối cùng xin cám ơn nhà giáo Đỗ Chiêu Đức, người đã bồi dưỡng cho tôi nhiều kiến thức về Hán văn mà trong sách vở khó tìm.
 
KHA TIỆM LY
 
 
 
 
 


  Trở lại chuyên mục của : Kha Tiệm Ly