LÊ LIÊN
Đọc:LÒNG KHOAN DUNG
Thơ: Trần Ngọc Trác
Đọc:LÒNG KHOAN DUNG
Thơ: Trần Ngọc Trác
LẼ NÀO CÓ CUỘC CHIA LY
Em ơi, ở lại cùng bà
Chị ra với Mẹ giữa tòa ly hôn
Trông cha nét mặt trầm hơn
Càng thương đời mẹ tảo tần sớm khuya
Vì đâu nên cuộc chia lìa
Trời cao xanh gió đi về nơi nao
Đắng lòng nhìn mẹ gầy hao
Mấy lần sinh nở còn đâu dáng hình
Trước tòa , Mẹ bỗng lặng thinh
Nước mắt thấm đẫm mối tình ngày xưa.
Một thời mẹ cũng yêu thơ,
Yêu cha , yêu cả đợi chờ tháng năm
Thân gầy một tấm lòng son
Càng thương đời mẹ mỏi mòn tuổi xuân
Cha buồn nét mặt trầm hơn
Thương cha với mẹ một lần vào đây...
Khói bay trên ngón tay gầy
Đời cha như bóng phù vân cuối trời.
Lỡ lầm một phút đầy vơi,
Tiếng lòng ai xé ngng Trời buồn tênh
Trước tòa cha mẹ lặng thinh...
Trần Ngọc Trác.
Đà Lat, 1999
Em ơi, ở lại cùng bà
Chị ra với Mẹ giữa tòa ly hôn
Trông cha nét mặt trầm hơn
Càng thương đời mẹ tảo tần sớm khuya
Vì đâu nên cuộc chia lìa
Trời cao xanh gió đi về nơi nao
Đắng lòng nhìn mẹ gầy hao
Mấy lần sinh nở còn đâu dáng hình
Trước tòa , Mẹ bỗng lặng thinh
Nước mắt thấm đẫm mối tình ngày xưa.
Một thời mẹ cũng yêu thơ,
Yêu cha , yêu cả đợi chờ tháng năm
Thân gầy một tấm lòng son
Càng thương đời mẹ mỏi mòn tuổi xuân
Cha buồn nét mặt trầm hơn
Thương cha với mẹ một lần vào đây...
Khói bay trên ngón tay gầy
Đời cha như bóng phù vân cuối trời.
Lỡ lầm một phút đầy vơi,
Tiếng lòng ai xé ngng Trời buồn tênh
Trước tòa cha mẹ lặng thinh...
Trần Ngọc Trác.
Đà Lat, 1999
Lời cảm nhận: Lê Liên
Tôi thật sự trăn trở khi bài thơ này!
Cảm giác như trái tim mình bị bóp nghẹt... bởi ngôn ngữ trong thơ thật sâu kín, có độ nén như những lớp trầm tích... chực chờ bộc phá như những dòng dung nham tràn chảy ... với gia tốc lan tỏa cảm xúc đến không ngờ.
Ngay tựa đề bài thơ “ LẼ NÀO CÓ CUỘC CHIA LY ” Đã là một nghi vấn nhưng sao không có dấu chấm HỎI? Phải chăng những người trong cuộc vẫn còn kỳ vọng có một phép màu nào đó xảy ra, cứu vãn được tình trạng bi thương này?!?!
Nội dung bài thơ mang tự sự của người chị bao dung, nhẹ nhàng nói với em như một sự phân công:
“ Em ơi, ở lại cùng bà
Chị ra với Mẹ giữa tòa ly hôn”
Quả thật mối quan hệ ruột thịt trong GĐ thật là khắng khít , thật là thiêng liêng.
Có cha mẹ nào không đau lòng, phiền muộn khi con cái mình bị đổ vỡ hôn nhân? “ Em ơi, ở lại cùng bà “ là một cách xoa dịu nỗi đau của Bà hay là cách cô ấy an ủi, gởi gắm em thơ dại cho bà ? không muốn em và bà chứng kiến cảnh đau lòng của sự tan tác chia ly ?
“ Chị ra VỚI mẹ GIỮA tòa ly hôn.”
Tâm trạng của Người trung lập bao giờ cũng khó ! Phải CÂN PHÂN giữa tình và lý, giữa Cha và Mẹ , giữa phụ mẫu với Con cái.
Nhân vật chính trong câu thơ trên chẳng muốn mình là điểm tựa bất đắc dĩ cho mẹ , nhưng cô hiểu khi có sự tan vỡ trong hôn nhân, hẳn là nỗi đau lớn nhất đa phần thuộc về phụ nữ.
“ Trông cha nét mặt trầm hơn
Càng thương đời mẹ tảo tần sớm khuya”
( thơ Trần Ngọc Trác )
Chiến trường tâm trí giữa Con với hai đấng sinh thành lúc này thật ngổn ngang. Khó tả.
“ Vì đâu nên cuộc chia lìa
Trời cao xanh gió đi về nơi nao
Đắng lòng nhìn mẹ gầy hao
Mấy lần sinh nở còn đâu dáng hình”
( thơ Trần Ngọc Trác )
Hoang mang , hỏi nhưng không có dấu chấm hỏi (?)
Hỏi nhưng trong thâm tâm đã có câu trả lời, và hoài nghi ngay có đáp án.
Cứ phó mặc cho Trời Cao Xanh vậy.
Nếu cố NS Trịnh Công Sơn để lại cho nhân gian định đề bất hủ :
“ Sống trong đời sống : cần, có một tấm lòng
Để làm gì em biết không ?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi”....
Giữa Cao Xanh, Gió phiêu du qua miền vô định, cả Cha và Mẹ không mong gì đón gió (tấm lòng độ lượng yêu thương) trở lại, với mái ấm của mình. Mà Cha đang ân hận, trầm uất bên hình hài tiều tụy của Mẹ ... thì lại hiển thị ngay trước mắt mình.
Ôi, Thật là xót xa.
“ Trước tòa , Mẹ bỗng lặng thinh
Nước mắt thấm đẫm mối tình ngày xưa.
Một thời mẹ cũng yêu thơ,
Yêu cha , yêu cả đợi chờ tháng năm
(thơ Trần Ngọc Trác)
Khi ai đó vẫn còn khóc, nghĩa là họ vẫn còn nặng lòng với đối phương.
Mẹ khóc, nhưng lại im lặng, Trạng thái này cũng cho ta biết cạn lời, tuyệt vọng...
Cụm từ “ Mẹ BỖNG lặng thinh” đã cho chúng ta biết " lời qua tiếng lại " của họ đã từng xảy ra quá nhiều lần. Mẹ là người đa cảm, Mẹ đổi cả tuổi Thanh Xuân để xây mộng vàng và kỳ vọng vào sự phục thiện của cha rất nhiều .
“Thân gầy một tấm lòng son
Càng thương đời mẹ mỏi mòn tuổi xuân”
Cha buồn nét mặt trầm hơn
Thương cha với mẹ một lần vào đây...
thơ Trần Ngọc Trác)
Nhưng rồi sự thật phũ phàng đã xảy ra :
... Thương cha với mẹ một lần vào đây...
Bẽ bàng thay!
Lòng khoan dung của Mẹ mãi vô vọng, khi mà người phối ngẫu với mình, chỉ một phút thiếu suy nghĩ chín chắn, rồi sa chân, không thoát ra khỏi tệ nạn nghiện ngập.
Thiết nghĩ, Chúng ta xa lánh, căm thù tội lỗi!
Nhưng xin đừng ghét bỏ “ tội nhân”. Họ thật sự đáng thương, Mặc cảm, tự ti khiến họ hối hận, đau khổ, sống trong cô độc là một sự trừng phạt ghê gớm lắmrồi!
Chúng ta đến trong cõi tạm này, chỉ là chốn phù du.
Mà cha ở đây lại là BÓNG phù vân, thật là mờ ảo, hỏi sao không đau lòng?
“ Khói bay trên ngón tay gầy
Đời cha như bóng phù vân cuối trời.
Lỡ lầm một phút đầy vơi,
Tiếng lòng ai xé ngang Trời buồn tênh”
(thơ Trần Ngọc Trác)
Tôi thương cô chị trong bài thơ này, bởi vì con cái thường rất lo sợ khi chứng kiến cảnh GĐ ồn ào cãi vã, biện minh, dành phần thắng ... Có lẽ cô kinh ngạc khi thấy cha mẹ không buồn dành phần hơn thua với nhau trong cơ hội quyết định này.
Trong hiện tượng tự nhiên, CƠN BÃO sẽ ập tới sau khi “ thinh – không - im - ắng” . Thà là cha mẹ cứ lên tiếng cãi nhau, phơi bày tâm tư ... để rồi hiểu nhau, để mà bên nhau...chia sẻ nỗi niềm cay đắng cùng nhau.
Nhưng họ đã im lặng, họ không còn chi phối cảm xúc của nhau nữa rồi !! ??!!
“Trước tòa cha mẹ lặng thinh...”
Thật tiếc! Cơn “Bão – Lòng” của cha mẹ đã không đến, họ không thể níu kéo nhau...khi đã tuyệt vọng. Họ để lại những dấu chấm lửng trong cuộc đời của nhau và con cái của họ.
Tôi thấu cảm khi nhà thơ viết chữ Trời bằng “ Đại Từ ”.
“...Tiếng lòng ai xé ngang Trời buồn tênh”
Ngôn ngữ của tôi thật hạn hẹp, không diễn cảm được hết trạng thái tinh thần của người chị lúc này . Nhưng quả thật giữa cái hữu hạn li ti, nhỏ bé của con người , khi gặp “nan - đề” trong đời sống, thì thật “ Tự Nhiên” ai ai cũng muốn gởi tất cả “nan đề” vào Ông Trời muôn muôn, trùng trùng bao la vô tận, vô hạn cả.
Tôi yêu câu thơ này. Vì với Ông Trời Chí Ái, Ông nhận tất cả nan đề của nhân loại bằng Tình – Yêu - Nhưng – Không, khiến nỗi buồn nặng trĩu của họ trở thành nhẹ tênh.
Ước gì nhân vật chính, cả bạn và tôi đều có diễm phúc khi cùng nghiền ngẫm trong Kinh Thánh Ma – Thi – Ơ 11:28 – 30 ... để đời sống của mỗi chúng ta không rơi vào bế tắc.
Và rồi,
Tôi ngỡ ngàng, ngưỡng mộ nhà thơ khi anh bất ngờ kết thúc bài thơ bằng câu Lục với ba dấu chấm lửng. (Thay vì câu Bát cho tròn trịa bài thơ )
Ôi !Thật tinh tế! Hàm ý vô cùng sâu sắc khi tác giả cho ta có dịp suy ngẫm sự đời, rất đời này.
Cha đang đợi tấm lòng khoan dung của Mẹ trong trạng thái trầm buồn , im lặng.
Mẹ đã không còn tranh chấp với cha khi ra giữa tòa ly hôn mà nước mắt thấm đẫm mối tình ngày xưa.
Sự IM LẶNG của họ làm tôi liên tưởng đến dụng ngữ của Văn Thù Sư Lợi : MẶC NHƯ LÔI .
Mặc Như Lôi Không những hàm nghĩa Tịnh Khẩu hay vô ngôn, càng không chỉ chấm dứt tư tưởng mà còn hơn thế nữa, thứ âm thanh không xác định tần số, ( nó nhẹ... nhẹ đến không thể tiếp nhận, hoặc nó khuếch đại vượt khỏi mọi rung động nắm bắt của màng nhĩ con Người...)
Còn chúng ta? Chúng ta có khoan dung khi biết người thân của mình , hay một ai đó đã lỗi lầm vướng vào tệ nạn nghiện ngập hay không, hở ? Thật khó trả lời.
Tôi trộm nghĩ , nếu có thể chúng ta cũng không chỉ trích hay phán xét mà hãy ứng xử bằng lòng khoan dung.
Tôi Thương bài thơ như thương cả năm nhân vật trong bài thơ này.
Cảm Ơn nhà thơ, vì tôi đã học được nơi anh thông điệp KHOAN DUNG trong từng câu chữ mà anh đã gởi gắm qua tâm tình của Người Chị cho Em của mình trước sự chia ly không mong đợi của gia đình mình. Đó cũng là nỗi đau chung của XH
Lê Liên.
ĐàLạt, 17.05.2023.