LÊ LIÊN

 
Đọc “LỜI KHUYÊN KHÔN DẠI”
 Của Châu Thạch
                                                               
 
Lời Khuyên Khôn Dại
 
Núi quặn trong lòng những nỗi đau
Tiếng than rền rỉ đến ngàn sao
Đại ngàn rúng động từng cây lá
Hồ chứa trăng run tận đáy đào.
 
Thủy điện đường dây nối tiếp nhau
Liên hoàn ánh sáng tắt theo mau
Lòng người lo sợ lan như gió
Tin xấu dâng lên tựa sóng trào.
 
Người vắt thiên nhiên chẳng để dành
Kiệt nguồn sông nước hết cây xanh
Ở đâu đàn áp thì ngay đó
Đất đá vô tình cũng đấu tranh.
 
Quả đất: Trời ban tặng mái nhà
Tô bồi, quản trị để tùy ta
Cớ sao liều nạng đào luôn móng
Khiến lửa trong lòng cũng đổ ra.
 
Địa cầu: Từ mẫu của Nhân gian
Con xé thịt da Mẹ nát tan
Xưa nay bất hiếu ai dung thứ
Quả báo đương nhiên lệ nối tràn.
 
Đừng tự kiêu căng lắm trí khôn
Thay Trời lấp biển với đào non
Ai ơi khôn phá là khôn dại
Dại giữ môi trường ấy dại khôn .                         
                                     Châu Thạch
 Lời Bình: 
 
 Nếu để chọn lựa giữa con đường rộng, bằng phẳng, và con đường hẹp đầy cam go, thì thông thường người ta sẽ chọn con đường ngắn, rộng, bằng phẳng dễ đi cho mau tới đích! ! 

Thế nhưng, tác già Châu Thạch đã dấn thân vào “con đường khó đi” cho mình! 
Thay vì chọn những đề tài ca ngợi tình yêu trong cuộc sống, để dễ dàng dành sự đồng cảm ( bình chọn ) của nhiều Người cho mình, thì nhà thơ đã chọn  ngay đề tài khô khan “Bảo Vệ môi trường” để gởi  đến cho mọi người thông điệp Tình Yêu Thiên nhiên! 
 
Phải chăng  tác giả khát khao đặt VƯƠNG MIỆN TÌNH YÊU CHO HÀNH TINH XANH  của chúng ta, hơn là nhận một danh hiệu nào đó trên diễn đàn thi ca hiện nay. 
 
Việc này thật cao quý. Tôi tin rằng nó từng khiến cho mỗi chúng ta ít nhiều thao thức khi bất lực trước nạn phá rừng, xâm hại tài nguyên chung của Nhân Loại.
                                                         
Thượng Đế rộng ban cho con người rất nhiều kỳ quan vô cùng đẹp đẽ . 
Ngài kỳ vọng loài người biết trân trọng gìn giữ và làm triễn nở mầm sống xanh tươi từ mái nhà chung này : 
“Quả đất : Trời ban tặng mái nhà 
Tô bồi , quản trị để tùy ta”        
               ( Thơ Châu Thạch )
 
Thế nhưng con người đã nhẫn tâm tàn phá khiến : 

Núi quặn trong lòng những nỗi đau
Tiếng than rền rỉ đến ngàn sao
Đại ngàn rung động từng cây lá
Hồ chứa trăng run tận đáy đào”     
 
Núi, rừng trong thơ đã thành hữu thể linh thiêng!  
Cho nên mới có nỗi đau quặn thắt tự trong lòng, khiến tiếng thở than, rên rĩ càng thống thiết vọng vang khắp cùng hồn non nước, thấu tận đến trời cao?!
 
Quả vậy, 
Cây lá vô ưu cũng rung động trước nạn phá rừng: Lòng núi quặn đau, cả bóng trăng hiền cũng run rẫy soi bóng hình loang lỗ dưới đáy nước của nạn khai thác quặng mỏ vô tội vạ; khiến cho ngàn sao không ngớt nghe tiếng than van vô vọng. Bởi con người nhẫn tâm quay lưng lại với tạo hóa, bóc lột tạo hóa đến cạn kiệt :
 
Họ không cần biết “Mái Nhà Chung” này cần được chăm sóc, bảo vệ không chỉ cho chúng ta trong hiện tại, mà phải tồn tại cho cả thế hệ con cháu mai sau cùng hưởng thụ.
 
Và rồi cơn đau của thiên nhiên đã ảnh hưởng đến con người: 

Thủy điện đường dây nối tiếp nhau
Liên hoàn ánh sáng tắt theo mau
Lòng người lo sợ lan như gió
Tin xấu dâng lên tựa sóng trào
 
Qua mấy câu thơ ta thấy chỉ một cơn đau nhẹ của thiên nhiên trong lòng đất , cũng dồn dập nhiễu động, ảnh hưởng xấu đến đời sống con người biết bao?!
 
Người vắt thiên nhiên chẳng để dành
Kiệt nguồn sông nước hết cây xanh
Ở đâu đàn áp thì ngay đó
Đất đá vô tình cũng đấu tranh.
 
 Tác giả đã cảnh báo bản tánh phản bội tham lam, ham lợi của con người mà cố tình quên đi hậu quả tàn khốc của tương lai . 
 
Quả đất, trời ban tặng mái nhà
Tô bồi, quản trị để tùy ta
Cớ sao liều mạng đào luôn móng
Khiến lửa trong lòng cũng đổ ra
                       
Đất muôn đời câm nín, nhẫn nhục, bao dung như từ mẫu.
Từ Mẫu đã bị đàn con vô tâm xâm hại đến nát tan: 

Địa cầu: Từ mẫu của nhân gian
Con xé thịt da Mẹ nát tan
Xưa nay bất hiếu ai dung thứ
Quả báo đương nhiên lệ nối tràn
 
Dẫu là đất đá vô tình, dẫu là Mẹ Hiền cam lòng, nhẫn chịu đến đâu thì luật nhân quả không bao giờ sai trật, gieo nhân nào thì gặt quả nấy thôi !
 
Đinh luật  "Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” (Karl Marx). sẽ khiến con người phải  gánh chịu hậu quả do mình làm ra! Để rồi, thiên nhiên đã nổi cơn thịnh nộ, cho chúng ta thảm họa thiên tai ngày càng tàn khốc chất chồng lên nhau.
 
Khổ cuối của bài thơ với lời khuyên vừa dí dỏm, mộc mạc nhưng chí lý  và thâm thúy vô cùng! và đây cũng chính là bút pháp đọc đáo của nhà thơ Châu Thạch:
 
Đừng tự kiêu căng lắm trí khôn
Thay trời lấp biển với đào non
Ai ơi khôn phá là khôn dại
Dại giữ môi trường ấy dại khôn”.
 
Lời khuyên nầy có thể gọi là lời khuyến cáo cấp bách, nên áp dụng ngay cho toàn thế hệ này, để sửa sai cho những hành động trật quấy lòng Người.
 
Thiết nghĩ, phàm làm người ai cũng hướng về chân, thiện , mỹ  .
Vì vậy,  không mấy ai mà không có thiện cảm với bài thơ nầy!
 
Bài thơ như là khúc bi ca, xót thương trước sự vô ơn của những con người ích kỷ, vô tâm trước Bà-  Mẹ -Thiên- Nhiên - Nhân -Từ và Giàu - Có.
 
Bài thơ đáng được trân trọng vì phần nào đánh thức được ý thức của toàn XH trước thảm cảnh tàn phá thiên nhiên vô lối!
          
Bài thơ là bức " Thông Điệp Tình Yêu "   giúp  chúng ta ý thức  lại Sự trường tồn của Thiên Nhiên là cần thiết ngay hôm nay! Và đó cũng là nền tảng để chúng ta thừa kế cho thế hệ tương lai một Hành Tinh Xanh, vốn dĩ rất: Tươi đep; Trong Lành và Mầu mỡ .
 
Nên chăng : mỗi chúng ta đều sứ giả “Bảo Vệ Môi Trường” !
Tôi yêu bài thơ này, vì nó rất nhân văn, đại diện cho lương tri của những con Người Chân Chính.
 
Ngoài ra,
Ẩn trong 6 khổ thơ với bố cục chặt chẽ, mạch lạc thì nghề thuật tu từ trong thơ rất hay! Giàu hình tượng cho ta biết tác giả đã viết bài thơ này bằng trãi nghiệm thực địa; bằng những đau đáu, trăn trỡ của người cầm bút.
 
Xin Cảm ơn nhà thơ đã thay chúng tôi, viết lên nỗi thao thức của mình, chia sẻ cảm xúc tinh tế đến với mọi Người.
 
Tôi YÊU bài thơ này.
 
Tôi BÌNH CHỌN cho bài thơ LỜI KHUYÊN KHÔN DẠI
Tác giả CHÂU THẠCH trong BẤT KỲ THỜI ĐIỂM nào, vì tính thời sự, vì sự công tâm nghiêm túc của một chiến sỹ trên mặt trận Bảo Vệ Môi trường.
 
Đó cũng là dự cảm bài thơ này có giá trị trường tồn trong lòng nhiều Người YÊU THIÊN NHIÊN. YÊU CUỘC SỐNG.
 
  Trở lại chuyên mục của : Lê Liên