LINH VŨ
Nguồn Gốc Dân Tộc Việt
Ðọc qua một số ý kiến của đọc gỉa trên các web site về một bài viết của bà TS Sử học Ðỗ Ngọc Bích với góc nhìn sai lạc về sử liệu nguồn gốc dân tôc Việt. Hôm nay nhận dịp xuân Đinh Dậu sắp đến và nhất là tình trạng Việt Nam trên con đường bị Hán hóa và sự bành trướng bá quyền của Trung Cộng trên toàn vùng Ðông Nam Á. Chúng tôi muốn đi ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc dân tôc Việt hầu cống hiến cho quí vị trong dịp đầu năm về đất nước VN thân yêu của chúng ta.
Tôi nêu vấn đề này không phải vì tự ái dân tôc, hay vì một lý do nào khác của cá nhân, mà vì chúng ta đang sống trong thế kỷ 21th với đà văn minh của nhân loại, khoa học đã tiến bộ, nhiều tài liệu đã được bạch hoá, nhiều công trình nghiên cứu đã được chứng minh, cho nên những gì là sự thật hãy trả lại cho sự thật một cách công bằng. Trung Cộng đã sửa đổi sử liệu nhiều lần, giấu diếm những sai trái của lịch sử, phá hủy di tích lịch sử và xoá bỏ nền văn hoá Việt Nam và một số các quốc gia khác trong nhiều ngàn năm qua, rổi sau đó tự sửa đổi và tự nhận là của mình và cho mình là rốn của vũ trụ. Nhất là chủ trương ‘Thiên Triều chủ nghĩa’ của Trung Cộng hiện nay. Bây giờ tôi xin tóm gọn một số chi tiết vế nguồn gốc dân tôc Việt qua nhiều tài liệu mà tôi đọc được và tôi tin rằng đủ tính thuyết phục.
Lãnh vực lịch sử là một phạm trù qúa rộng lớn và khó khăn không thể một sớm một chiều có thể kết luận được mà nó phải có nhiều yếu tố kết hợp lại mới khả dĩ đáng tin cậy. Nếu muốn nghiên cứu về lịch sử chúng ta cần phải phối hợp nhiều cách khoa học như sau đây :
Khảo cổ học, Nhân chủng học, Huyền thoại học (mythology) huyền sử, huyền thoại), Lịch sử/ngôn ngữ/văn hóa/tập tục. Ðịa chất học/ Ðịa lý học, Thiên Văn/Khí Tượng học, Di truyền học.v.v. Bởi vậy các nhà khào cổ nghiên cứu về lịch sử của ta như Ðào Duy Anh trong Việt Nam Văn Hóa Sử Cương, Trần Trọng Kim trong Việt Nam Sử Luợc hay Bình Nguyên Lộc đều là những người có tài cả nhưng kết luận của họ đều không được chính xác thiếu yếu tố chứng minh. Ngay cả nhà nghiên cứu người Pháp ông L’Arousseau,Maspéro cũng đều không có những dự kiện đủ để thuyết phục, cũng giống như Tư Mã Thiên và Hoài Nam Tử đứng trên diện kẻ chiến thắng để viết sử. Và tệ hơn nữa gần đây ở Việt Nam một số người tự cho là làm chính trị là hiểu biết nhiều như ông Nguyễn Gia Kiểng đã viết trong ‘Tổ Quốc Ăn Năng’ cho là nước Văn Lang là do người Trung Quốc sáng lập thật buồn cười. Sở dĩ có những nhận định như thế là vì sự nghiên cứu chưa đến tận gốc rễ, không có dữ kiện khoa học chứng minh và nhất là trong đầu của mỗi người Việt Nam khi hỏi đến nguồn gốc dân tôc VN, câu trả lời sẽ là từ Trung Quốc. Có lẽ cái quan niệm đó đã ăn sâu trong tâm trí người Việt chúng ta, cho nên nền văn minh dân tộc Việt cũng bị nghiêm nhiên trở thành của người Trung Quốc. Chính những sai lạc này người Trung Quốc rất mong muốn trong chính sách của họ ngày hôm nay.
Vì những lý do chúng ta im tiếng, không ai dám đưa ra những chứng minh cụ thể vì sợ rằng người ta sẽ cho mình là người ngu dốt, hay những ý kiến sai lạc như bà Ðỗ Ngọc Bích trên BBC sẽ tạo thêm lý do để người Tầu khinh miệt, trịch thượng, kỳ thị. Như trước đây họ đã xem dân tôc chúng ta như một loài cầm thú. Các nhà trí thức Việt Nam rất dễ giải chấp nhận những sử liệu ngoại bang cho nên đã vô tình gieo vào đầu của những tầng lớp trẻ sau này một tâm lý tự ti. Mỗi lần so sánh các nền văn hóa khác như của Tây, Mỹ, Tầu, Anh.v.v thì lúc nào của họ cũng là số một, mặc dù có rất nhiều điểm sai.
Chúng ta hãy xem lối nhận định của các nhà học giả Tây Phương đối với nền văn minh Ðông Nam Á ra sao, họ cho rằng tất cả đều xuất phát từ hai nước lớn nhất là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nhưng hôm nay có nhiều khám phá mới về khảo cổ đã chứng minh được nền văn minh qua các thời cổ đại không như họ suy nghĩ. Cho nên những nhận định của các học giả Tây Phương về văn minh Ðông Nam Á không còn đứng vững.
Hiện nay có 04 gỉa thiết nói về nguồn gốc dân tộc Việt như sau :
1- H. Maspéro, O. Jansé, Lê văn Siêu,... cho rằng:”Người Việt Nam có nguồn gốc bản điạ.”
2- Theo L. Arousseau, Đào Duy Anh, ... cho rằng: ”Người Lạc Việt từ đường biển, và người Thái từ Quảng Tây và Vân Nam di cư đến Bắc Việt, và vì có văn hóa cao hơn nên đồng hóa thổ dân Indonésien.”
3- Theo G. Coedès, H. Kahlke, Bình Nguyên Lộc,... thì người Việt Nam gốc từ vùng Tây Tạng.
4- L, Finot lại cho “Người Việt có liên quan với cư dân các quần đảo Thái Bình Dương.”
Thuyết chu trương cho rằng người Việt có nguồn từ phương Bắc đi xuống như một học giả người Pháp ông Edouard Chavannes, Leonard Aurousseau và một số học gỉa Việt Nam đó là thuyết về nhân chủng dựa trên nền văn minh dân tôc Hán có trước dân tôc Việt. Chúng ta không hiểu họ đã căn cứ vào những yếu tố và bằng chứng nào để kết luận rằng người Trung Hoa có trước người Việt Nam như là một chân lý bất biến. Hiện nay những gỉa thuyết đó sai sự thực, nhiều điều trái ngược cho nên không còn đứng vững.
Căn cứ vào kết quả của Hội nghị Berkeley 1978 nghiên cứu về nguồn gốc văn minh Trung Hoa, căn cứ vào những phát minh khoa học mới nhất về khảo cổ học, nhân chủng học, di truyền học (DNA), ngôn ngữ học, cả những sưu tầm về phong tục tập quán ở phần đất nay thuộc hai quốc gia khác nhau.
Nếu xét trên phương diện : Khảo cổ học, nhân chủng học, ngôn ngữ học, huyết thống di truyền học, cả về phong tục tập quán, đều chứng tỏ Ðại Tộc Bách Việt đã có trước, cũng đã cư ngụ tại phần đất nay là đất nước Trung Hoa, ít nhất từ phía nam sông Hoàng, trước Hán tộc. Và văn minh Bách Việt, căn bản là văn minh định cư trồng lúa nước, cũng đã có trước văn minh Hoa Hán, thuộc văn minh săn bắn và trồng lúa tắc, lúa khô. Tộc Hoa Hán khởi thủy lập quốc từ đời Thương, khoảng 1600 năm trước Công Nguyên, chỉ là một tộc ít người, chiếm một vị trí nhỏ tương ứng với các tỉnh Sơn Tây, Thiểm Tây và một phần Hoa Nam ngày nay, nhưng nhờ có tài thiện chiến, tâm lý thực dụng và văn minh vật chất, học được do tiếp xúc với văn minh Lưỡng Hà đã nhanh chóng bành trướng ra khắp đại lục và đã đồng hóa được đa số tộc Bách Việt, thâu hóa được văn minh của họ, hòa đồng với nhiều văn minh khác xây dựng nên một nước Trung Hoa vĩ đại và đa tạp như ngày nay (TL Cung Ðình Thanh)
Câu hỏi được đặt ra là từ Bắc xuống Nam hay từ Nam lên Bắc :
Trong ‘ Eden in the East’ một tác phẩm độc đáo của Oppenheimer, ông cho rằng người Trung Hoa và Ấn Ðộ ngày nay có gốc gác từ Ðông Nam Á chứ không phải là nguồn gốc của người Ðông Nam Á là Trung Quốc hay Ấn Ðộ. Chính thuyết này đã làm đảo lộn suy nghĩ của nhièu người Việt và lịch sử Việt từ bao lâu nay. Không phải chỉ có học gỉa Oppenheimer chứng minh điều đó mà con nhiều học giả nỗi tiếng và uy tín khác như Madelaine Colani, J Hornell, P.V Van Stein, Heine Geldern, Bernard Karlgren, N J Krom cũng đồng ý rằng làn sóng người từ Bắc Việt tràn xuống phía Nam và vào Ấn Ðộ trước khi vùng này bị giống dân Aryan xâm chiếm.
Theo tạp chí của Hàn Lâm Viện Quốc Gia Hoa Kỳ với nhóm nghiên cứu và viện nghiên cứu di truyền học trường Ðại Học Texas về Trung Hoa cho thấy nguồn gốc của người Trung Hoa và kể cả người Ðông Nam Á rất có thề là do người Ðông Nam Á di dân lên chứ không phài từ Bắc xuống. Chính vì thế thuyết cho rằng dân tôc Việt có nguồn gốc từ người Trung Quốc là không hợp lý mà phải nghĩ ngược lại.
*Tóm lại nhóm viết sử Trung Hoa trước đây họ không thật sự công bằng có thái độ kỳ thị Hoa- Man, đứng trên cương vị một kẻ thắng như Tư Mã Thiên, Ban Cố, Lịch Ðại Nguyên, Thẩm Hoài Viên cho nên đã bóp méo sự thật
*Còn các sử gia Việt chúng ta đa số đã dựa trên những tài liệu thư tịch mệnh danh là Hán thư Ðường Thư của Hán Tộc viết về Giao Châu, hoặc là thiếu chứng tích khảo cổ, hay nặng phần lý luận cho nên tạo nên nhiều sai lầm ảnh hưởng đến chính sử.
*Nhóm sử gia Pháp trong thời Pháp thuộc như: Henri Maspéro, Léonard Aurousseau, Henri Mensuy, Madeleine Colami,....Công việc khảo-cứu của nhóm này mới nhìn ta thấy có tính cách khoa-học, vì dựa vào các sách sử Trung Hoa hay trên những di-tích khảo-cổ đã đào được do trường Viễn Đông Bác Cổ (L’école Francaise d’Extrême-Orient) có tính cách khoa học hơn.
Về Di Truyền Học: Theo định-nghĩa chuyên-môn về di-truyền học: “Những tế-bào (cell) của động-vật cũng như thực-vật đều chứa yếu-tố DNA. DNA (Deoxyribo Nucleic Acid) tạo nên gene, và chính các gene đã làm cho muôn loài có sắc-thái đặc-biệt. Do đó, tương quan giữa ngôn ngữ và di-truyền học thì “Trong hai (hay nhiều hơn) sắc dân đã phân tán, bao giờ cũng phân chia cả gene lẫn ngôn ngữ.” (In two or more population that have separated, there begins a process of differentations of both gene and language.”
* Theo giáo sư J.Y. Chu và đồng nghiệp của ông cho rằng: “ Cư dân ở miền Đông Trung Hoa ngày nay là hậu-duệ của dân Đông Nam Á đi lên.” (The phylogeny also suggested that it is more likely that ancestor of the population currently residing in East China entered from Southeast Asia - J.Y Chu - The National Academy of Sciences, USA, Vol. 95, issue 29 July 1998). Căn-cứ vào các dữ kiện nêu trên, ta có thể xác quyết dân Hoa (Tàu) và dân Việt là hai sắc dân khác biệt. Giả thuyết cho rằng người Việt có nguồn gốc từ Trung Hoa là giả thuyết nằm trong manh tâm muốn xóa nhòa nguồn gốc Việt để dễ dàng Tầu hóa! Sau biến cố “Đốt sách chôn nho sinh” (Phần thư khanh Nho) vào thời Tần. Các nhà nghiên cứu về Trung Hoa đã có nhận định như Caroline Blunder và giáo sư Mark Elkin thuộc đại học Oxford: “ Liệu ngay cả chính người Trung Hoa có được bao nhiêu ý niệm về Trung Quốc xưa kia thực sự ra sao? Đây là một nền văn minh cổ xưa của thế-giới còn lại. Xét theo sự liên-tục về văn-hóa, ấy vậy mà quá khứ của nó đã bị tái hiệu đính liên-miên, thay vì thực sự được bảo tồn. Chẳng những vậy, ngày nay đã chẳng còn được bao nhiêu tài liệu nguyên bản. Hầu hết chỉ là những bản sao...Đôi lúc kể cả những họa phẩm...” Quả đúng như lời Mạnh Tử khi đọc các sách sử của Trung Hoa. ta đừng vội tin, vì “Tận tín ư thư, bất như vô thư ” (Tận tin vào sách thà đừng có sách).(tài liệu Bản Sắc Việt GS. ÐKH)
Về ngôn ngữ. Một số nhà ngôn ngữ học hiện nay họ chia ngôn ngữ Đông Nam Á ra làm 4 nhóm chính :
1) Austronesian
2) Austro-Asiatic
3) Tai-Kadai
4) Sino Tibetan
Tiếng Hán thuộc nhóm Sino Tibetan
Tiếng Việt lúc xưa được xếp vào nhóm Tai-Kadai, bây giờ người ta lại xếp vào nhóm Austro-Asiatic.Chưa bao giờ tiếng Việt được xếp vào nhóm Sino Tibetan cả.
Kết luận, chúng tôi phát biểu vài điều về vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt. Phải nói ngay rằng đây là một vấn đề phức tạp, mộtphạm trù to lớn không thể nào nói trong vài trang giấy được, hơn nữa chúng ta vẫn còn thiếu thốn dữ kiện khoa học liên quan đến người Việt để phát biểu một cách khẳng định. Vì thế, người ta vẫn còn suy đoán, và có khi suy đoán thiếu cơ sở. Với tất cà những tài liệu và những chứng minh trên đây chúng tôi muốn nêu lên vì nó có tính thuyết phục, có bằng cớ và chứng minh bằng khoa học, để mọi người còn vọng ngọai (Tầu) có thể thoát ra khỏi ý nghĩ cố hữu là nguồn gốc dân tộc Việt từ Trung Quốc. Và tránh thảm họa bản đồ VN sẽ thành một tỉnh thành của Tầu Cộng.
Sau cùng, nhân dịp xuân Đinh Dậu 2017 chúng tôi kính chúc quí thân hữu và đồng hương một năm mới an khang thịnh vượng.
Linh Vũ
Tài liệu tham khảo: Sử ký Tư Mã Thiên, Chiến Quốc, VN sử lược TTK, Khâm Ðịnh Việt Sử, VN Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông của LTH, Lịch Sử Văn Minh Thế Giới, VN Văn Hóa Sử Cương ÐDA, Eden in the east của Oppenheimer, The History Geography of Human Gen, J.Y Chu- The National, Academy of Sciences USA, VN Quốc Sử, Nguồn gốc Mã Lai…của BNL và một số web.