MẶC PHƯƠNG TỬ

Hồi Ấy Và Bây Giờ
                                                           
 
Thời gian trôi xa, nay đã hơn 7 mùa trăng thu lồng lộng duới bao lớp huyền suơng nơi xứ nguời (từ năm 2006-2014). Tuy  nhiên, nhìn lại chỉ còn là một thoáng, như bóng mây qua cửa, như dòng nuớc có khi thanh thản, có lúc nặng nề vẩn đục lặng lẽ trôi và trôi xa.
 
Nay có dịp trở lại cảnh xưa, nơi mà truớc đây đã có một thời sinh hoạt nhịp nhàng cùng với Tăng-ni phật tử, an hòa trong không khí tuơng hợp bình yên, vẫn biết rằng nơi xứ sở nầy, cái ăn mặc, mọi thứ tiêu xài trong đời sống chẳng thiếu thốn gì, nhưng chính vì sự phong phú ấy… nên cũng không ít bao việc lo toan, dồn dã ruợt đuổi theo với thời gian, để trang trải những điều cần thiết.
 
Nhưng, đối với một ngôi chùa, là nơi tiêu biểu đời sống gương hạnh, giáo dục đạo đức cho giới phật tử, điều ấy, cần phải có đối với vị đệ tử xuất gia, không chỉ cho bản thân, còn cho bá tánh thập phương, và cho cả thế giới vô hình.v.v… xét thấy không đến nỗi… và cũng không nên phải ồn náo thô kệch từ hành động đến tâm tư để lộ ra bên ngoài.
 
Mặc dù trong mỗi tự thân không ít nghĩ suy những điều phía truớc và ngay cả bây giờ, nhưng nếu có chăng, cũng khéo dấu đi, xem như một pháp khéo tu tập, khéo điều phục, từ nơi khí chất phàm phu khó thắng phục được những nỗi lao xao tranh đấu, hơn thua nầy nọ của con người nơi chốn thiền môn… nên Phật dạy :
 
“Khó nắm giữ, kinh động
Theo các dục quay cuồng
Lành thay, điều phục tâm
Tâm điều, an lạc đến”.   PC. 38.

 
Nhưng nếu tâm khéo điều phục, khéo xét đoán đến sự có mặt của mình, khéo quán chiếu đến cuộc đời, hiểu ra các pháp nhân duyên, tội phước, nhân quả như thế nào, thì khi ấy ta mới thấy phần ích lợi trong việc tu tập và hướng dẫn người tu tập, cả hai cùng có sự lợi lạc thân và tâm trong việc có tu tập.
 
Hồi ấy, phần nhiều ai nấy cũng thuộc lòng thời khóa mỗi ngày ở trong chùa, ngoài việc tự tu, tự học, kinh kệ công phu sớm chiều của mỗi nguời xong, còn có những công việc chung tay, chung sức cho đạo tràng, như huớng dẫn phật tử mỗi khi đến ngày trở về tu học, tập lần nếp sống huớng thiện để đuợc tích tụ phuớc lực và công đức lành, cho có đuợc một đời sống an lạc thân tâm hiện tại và mai sau, ngoài ra còn chăm bón những chậu hoa, cắt tỉa chậu kiểng (bonsai), làm sạch đẹp con đuờng, lối cỏ ngoài sân vuờn, đế toát lên một cảnh quan mà trong đó có lồng vào bao ý niệm, hơi thở bình an từ phía con nguời.
 
Hồi ấy, khi phật tử đến chùa nghe kinh, tu học, kết duyên Tam Bảo, nào phải của riêng ai hay nào phải ai riêng của mình chi đâu, và nếu có chăng, thì chỉ lặng lẽ dấu kín sâu lắng nơi tâm tư thôi, nào có cái chi chắc thật, vay mượn câu chữ thầy trò nhân duyên mỗi lúc gá nghĩa tâm kinh…nhưng rồi cũng sớm nhận biết ra rằng: lẽ vô thuờng, khổ, vô ngã, không ta, không của ta.
 
Nhờ vậy mà dễ tạo nên một nếp sinh hoạt thuần tín, tuởng chừng trong trẻo như tiếng chim hót báo thức bình minh, như ngọn gió mới ru êm mang theo bao huơng cỏ, hương hoa về khắp nẻo đuờng cát bụi, nghe nhẹ rơi rơi như tiếng chuông thanh thoát suơng mai, chầm chậm cho tan nỗi niềm u ẩn để tỉnh lòng triêu mộ.
 
Phải chăng chính vì lẽ ấy mà cổ đức để lại lời cảnh tỉnh cho con nguời dù từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ :
 
                                         “Ngộ thinh, ngộ sắc như thạch thuợng tài hoa.
                                          Kiến lợi, kiến danh như nhãn trung truớc tiết”

 
Phải chăng, con nguời muốn có một đời sống trên quang lộ giác ngộ, an lạc, hạnh phúc, thì phải nên biết nhận thức ra rằng: những âm thanh, những sắc tuớng tựa như ảo huyền suơng khói, những dục lạc ở đời như hoa mọc trên đá, như bụi bặm vuớng vào trong đôi mắt mắt, để rồi ta phải trôi lăn bạt ngàn trải qua bao đời kiếp phải chịu khổ bứt trong dòng sanh tử. Cũng chỉ vì sự hấp dẫn bọt bèo, những vị ngọt nguy hiểm, vui ít, khổ nhiều, đánh lừa, gây mê trên buớc hoang lộ lãng du, rồi chợt đến chợt đi, lúc vui lúc buồn, khi mừng khi giận, bớt bạn thêm thù, mãng bám víu lao vút vào cung đuờng chập chờn muôn sắc màu mộng tuởng phù du. Nên chẳng biết đâu là :
 
                                                                   “Thanh sơn y cựu tại
                                                                     Cơ độ tịch duơng hồng”
 
                                                                   (núi cây muôn đời xanh biếc,
                                                                  Bóng chiều mấy độ tà duơng.)

 
Cái tốt, cái đẹp đuợc sinh ra và tăng truởng từ lòng nhân ái đạo đức thiện luơng, như đại thụ xanh tròn bóng mát và bình yên tồn tại cho muôn loài và muôn đời. Cái ác quấy, tàn bạo, tham lam, lạc nẻo chánh chơn, xu hướng thế thời ác quấy tội lỗi, chẳng khác nào sự tàn lụi như bóng chiều u ẩn, le lói tạc vào tâm hồn mục nát, hun hút nỗi sầu bất tận. lạc mất vào cung điệu tang thuơng bên trời khổ lụy.
 
Ngôi chùa ấy, và có bao ngôi chùa khác nữa, tự nó phải đâu là miếng mồi chung đỉnh, thế quyền tạm bợ với thời gian, làm giàu cho bản ngã, tự tôn tự đắc danh xưng, trở thành cộng sự cùng quyến thuộc của ác ma, làm tổn hại đến giáo pháp của Phật, của chư Thánh Tổ tự ngàn xưa.
 
Thế mà đã biết bao đợt nguời đến, nguời đi, tranh chấp, giành giựt, hơn thua phải quấy, lập toan bao thế thần mưu chuớc.v.v… để rồi một khi lòng tham đã bén rễ vào gốc lợi danh, thì đạo nghĩa, thầy trò, đệ huynh, trí nhân, tàm quí… nào có ra gì ! dù có cố vẽ vời tô phết bao lớp phấn son tín nguỡng thấp kém phù phiếm, hoang vu, để gọi là “giữ gìn truyền thống” nếu phải, thì nó là một thông điệp đạo lý Bi-Trí của chư Phật, bằng trái lại, nó chỉ là khẩu hiệu đuợc trình bày, giới thiệu phía bên trên diễn đàn sân khấu phù hoa, âu cũng chỉ là tấn tuồng bi hài theo dòng thế sự của tự muôn đời đấy thôi !
 
Vẫn biết rằng trong tận thâm tâm của con nguời, hay cả chúng sanh đều mong muốn tìm cầu hạnh phúc để đuợc vuợt thoát khổ đau nơi cõi đất bùn lem lấm. Thế nhưng, trong ấy vẫn biết không ít những nguời lại thấy biết và nhận  ra rằng : Cuộc tìm cầu hạnh phúc cho mình và cho nguời, chỉ có và đến với những hành động tốt, không có sự chạy trốn đau khổ nào khi còn tồn đọng tuơng ứng những ý niệm ác quấy… Mấu chốt giá trị nhân tính đạo đức đích thực là ở chỗ đó, phải đâu nhứt thiết y cứ vào danh phận địa vị, chức quyền, thứ dân, giàu nghèo, hay học vị nầy nọ thấp cao, lớn nhỏ.v.v…
 
Nán lại 5 hôm, chạnh lòng khi thấy cái cảnh bây giờ mà nghĩ về hồi ấy, nhớ hồi ấy khi thấy cảnh bây giờ, lối cũ sân vuờn hắt hiu hồn hoa cỏ, lưa thưa mấy cọng lau xa, mỏng manh mấy chiếc lá vàng chao nghiêng trong gió, thanh âm lạc giọng của tiếng chim chiều, có chủ nhưng vô hồn lạc điệu.!
 
Một chiều dừng lại thành phố Punta gorda, phía nam của Florida, bên thềm chiều mang mang mây trắng, ánh nắng rót vàng lên những ngọn thông xanh vững vàng giữa cảnh rừng chồi hoang dã, một thoáng chợt nghĩ : dám đâu hồi ấy nay không phải là bây giờ, nhưng thực ra bây giờ có giống chi đâu hồi ấy…!
 
Để kết thúc bài viết nầy, chúng ta cùng đọc lại lời phát biểu của một vị đạo sư :” Sự tu tập, chính là sự duy trì chánh niệm trong mọi hoàn cảnh, không trốn tránh thế gian và cũng không nắm giữ lại những gì…”
 
                                                                         
                                                                               
 

  Trở lại chuyên mục của : Mặc Phương Tử