MANG VIÊN LONG

 

15 Năm Gặp Lại
Trăng Nguyên Tiêu Trên Tháp Nhạn

Tạp bút
 

Tôi có duyên được đón Trăng Nguyên Tiêu trên Tháp Nhạn lần đầu vào năm 2003 - năm đầu tiên các tỉnh thành trong cả nước đều hân hoan tổ chức “Ngày Thơ Việt Nam” theo duyết định của Hội Nhà Văn Việt Nam. Trước đêm Rằm tháng Giêng năm Quí Mùi ấy, tôi dã có vài lần được tham dự "Đêm thơ Xuân" Phú Yên. Tổ chức có tính “tự phát/sáng tạo” nầy, đã chọn đêm trăng tròn, còn đượm không khí Tết, để thực hiện ngày Hội Thơ.
Không gian đêm thơ đầu tiên là sân thư viện Hải Phú thoáng mát, yên tĩnh. .Khi bạn thơ và người yêu Thơ đông hơn, đêm thơ Nguyên Tiêu phải chuyển lên vườn hoa Diên Hồng, và điểm đến cuối cùng được chọn cho Nguyên Tiêu năm 1991 là trên núi Nhạn. Tháp Nhạn là một tháp Chăm cổ, nằm trên núi Nhạn soi bóng xuống dòng sông Đà Rằng, tạo nên hình tượng tiêu biểu độc đáo của vùng đất Phú Yên từ thuở xa xưa. Từ Nguyên Tiêu Xuân Ất Mùi - năm 2015, Hội VHNT Phú Yên đã năng đồng, kết hợp tổ chức cuộc thi “Người đẹp Nguyên Tiêu qua ảnh Nghệ thuật”. Cuộc thi nầy không chỉ “góp phần làm phong phú hội thơ trong những ngày đầu xuân, mà còn là dịp để các nghệ sĩ nhiếp ảnh trong tỉnh cùng tham gia ngày hội - nhất là thu hút khán giả đến với nghệ thuật nhiếp ảnh và hội thơ.ngày càng đông đảo hơn” (1).
Theo sử liệu, Tháp Nhạn được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 11, đầu thế kỷ 12. Đến thời kỳ chiến tranh (1945-1954) tháp bị hư hại một số phần. Năm 1960, tỉnh Phú Yên cho tu bổ tháp, hàn gắn những chỗ bị nứt bên trong và ngoài tháp. Năm 1988, Tháp Nhạn đã được công nhận là Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia. Từ trên đỉnh núi Nhạn nhìn về hướng Nam là dòng sông Đà Rằng hiền hòa nối liền làng hoa, làng rau Ngọc Lãng bốn mùa xanh mướt; ngoảnh về Tây là cánh đồng mênh mông một mầu vàng lụa; trông xuống phía Đông là thành phố biển Tuy Hòa nhấp nháy ánh đền mầu, bàng bạc ánh Trăng êm đềm trải dài, thơ mộng. Tôi đã có lần bị “mê hoặc” bởi mầu Trăng mầu nhiệm ấy trong đêm Nguyên Tiêu cách nay 15 năm, và tôi đã được hân hạnh tâm sự cùng quý bạn văn, bạn yêu thơ trên sân khấu thơ Nguyên Tiêu Phú Yên ngày ấy:
“Ta đã trải bao mừa trăng tuổi trẻ,
Trăng miệt mài trong giấc ngủ cô miên…
Sao chẳng nhớ trăng nơi nầy chốn nọ,
Mà Tuy Hòa trăng lồng lộng thâu đêm?

…Nay ở cố hương trăng vàng phố chợ,
Nhớ Tuy Hòa trăng cũng chếch trời đông…
Cũng trăng ấy mấy ngàn năm rồi nhỉ
Mà đêm nay sao nghe thấm tận lòng?”

15 năm đã trôi qua, đêm nay, tôi vẫn nhận ra mầu Trăng lồng lộng, vằng vặc quyến rủ khi đứng từ một góc chân Tháp Nhạn trông lên vòm trời hướng Đông. Tôi như cũng nhìn thấy trong mầu Trăng, có những sợi tơ óng vàng hồn nhiên của tuổi thanh xuân, có hơi thở mênh mang của đất trời Tuy Hòa vào Xuân yên ả, và có cả âm thanh rì rào lời biển xa của yêu thương đang réo gọi…
Bên tai tôi, những ngân nga dìu dặt của Thơ: *2)

“Sóng biển dâng xanh thẳm
Để hôn bờ cát xa
Tình yêu trao mật ngọt
Cho hạnh phúc nở hoa (…)”
( Tìm - Nguyễn Tú Nhã)
“Bên thèm Xuân cũ em chải tóc
Anh về qua sau buổi tan ca
Chút gì thoáng nhẹ vương trong gió
Hương tóc hay là hương của hoa (..)”
(Sơi Tóc Ngậm Ngùi – Lê Khánh Nam)


Những lời tâm tình thao thiết: 

“ (..) Có người đem bán thanh xuân
Để nghe lão luyện cho thành dân chơi
Đêm nằm nghe tiếng mưa rơi
Lòng rưng rức nhớ một thời đã xa (…)”
(Vô Đè - Trần Quốc Cưỡng)
“ (..) Cuối năm, ừ cuối năm rồi nhỉ
Lốc lịch vừa vơi lại sắp đầy
Em vẫn ben đời như gió thoảng
Ta vẫn bên đời như mây bay (.)”
(Chiều Cuối Năm - Huỳnh Duy Hiếu)


Những thao thức hẹn hò dịu dàng:

“(..) Tết rồi trời đất lạ chưa
Sao không rủ nắng ngày xưa chạy về
Chắc trong chộn rộn tứ bề
Vẫn neo giữ một nét quê dịu dàng (..)”
(Lời Hẹn Têt - Đào Tấn Trực)
“(..)Cuộc dời dài chẳng bao nhiêu
Em hãy về đi
Mùa chim làm tổ
Cau liên phòng chín rộ mấy buồng to”
(Mùa Chim Làm Tổ - Mai Thìn)


Những rộn ràng âm thanh của đất trời chuyển mùa:

“(..) Bấy lâu vườn nhà
Lặng im như đất
Sáng nay chợt hoa
Rưng rưng nắng mật (..)”
(Không Đề Cùng Xuân - Huỳnh Văn Quốc)

Những ước mơ, những hoài niệm canh cánh bên đời:

(..)Trăng chui đầy giỏ
Cá lạc xa mồi
Hai ta có đôi
Chung về xóm nhỏ (..)”


Và những rộn rã tiếng cười vui của bao tâm hồn yêu thơ như yêu cuộc sống mình: Tôi đắm hồn trong Trăng và Thơ, cảm thấy rất đỗi hạnh phúc. Thời gian tuy không dài, nhưng là khoảnh khắc thiêng liêng sâu đậm không bao giờ quên. Xin cảm ơn nhà văn Trần Quốc Cưỡng - Chủ tịch Hội VHNT Phú Yên, đã ưu ái gởi lời mời; cảm ơn Quý ban văn, đồng nghiệp và các “cô cậu” học trò cũ thân thương, đã là nguồn động lực để tôi “đủ duyên” về lại với mùa Trăng Nguyên Tiêu Tuy Hòa đã bao năm xa cách, nhớ thương!
Cảm ơn Trăng!
Cảm ơn Thơ!

(1) Phú Yên online
(2) Thơ Nguyên Tiêu 2018 (Hội VHNT Phú Yên ấn hành)

Quê nhà,Tháng Giêng Mậu Tuất
2018

  Trở lại chuyên mục của : Mang Viên Long