MANG VIÊN LONG
Căn Lều Của Người Anh Họ
Truyện Ngắn
Căn Lều Của Người Anh Họ
Truyện Ngắn
Căn lều ấy nằm sâu phía sau vườn sát cạnh bờ tre là dãy hàng rào đã có từ bao đời ngăn cách với cánh đồng bên ngoài rất kín đáo và chắc chắn. Căn lều có diện tích khoảng 60 mét vuông vách trét đất sét tô láng được quét qua lớp vôi màu đà nhạt mái tranh đã bạc thếch còn khung cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng tre ống . Trước lều là một chái hiên tranh rộng được chống lên bằng hai cây tre lớn bằng bắp tay. Nền sân và nền nhà được lát bằng gạch thẻ đều đặn nhẫn láng qua bao tháng năm. Căn lều có vẻ ẩm thấp và hơi tối vì được che khuất bởi hàng tre. Không gian đăc quánh. Và hình như thời gian không có mặt ở đây!
Tôi đứng trước mái hiên tranh nhìn- ngơ ngác và lạ lẫm-chưa lên tiếng gọi vội. Tôi đang đứng trước một cảnh tượng mà khi còn ở Seattle không thể nào tưởng tượng ra nổi. Dưới mắt tôi nó thật kỳ quặt và tàn tệ .
Cái không gian yên lặng có chút lạnh lẽo hoang sơ này làm tôi cảm thấy man mác nao nao buồn! Người anh họ tài hoa của tôi đã sống ở đây gần 30 năm rồi sao? Anh còn sống ở căn lều hoang vắng này thêm bao nhiêu năm nữa?
Tôi lại vừa cảm thấy lòng mình nôn nã muốn được nhìn lại anh tôi muốn coi thử anh hôm nay ra thế nào-cuộc đời anh trải qua bao ghềnh thác từ ngày vợ và đứa con gái đầu lòng xuống tàu ra nước ngoài trong gần 30 năm dâu bể lúc này ra sao?- Tôi bị thúc giục bởi bao nỗi hoang mang lo lắng không thể kìm giữ....
-Anh Khang ơi!-Tôi gọi vọng vào căn lều lờ mờ ánh sáng-Anh Khang....
Im lặng. " Anh Khang!". Một lát sau một người đàn ông râu tóc bạc phơ cao dong dỏng măc bộ áo quần nhật bình mầu xám- lừng lững bước qua ngạch cửa-lừng lững bước ra hiên nhà-tiến lại phía tôi nhướn mắt nhìn: " Cậu hỏi ai? "
•- Anh Khang em đây mà!-Tôi kịp nhận ra trong mớ râu tóc lòa xòa ấy gương mặt anh ngày nào- Anh không nhận ra em sao? Tôi càm lấy bàn tay anh.
•- Thạch phải không?- anh đập vào vai tôi- nở một nụ cười se thắt- Im lặng một phút-Anh bước lại ngồi trên chiếc chõng tre cũ kỹ bên hiên nhà- Anh biết thế nào có ngày em cũng sẽ trở về...
Năm 71- Khang tốt nghiệp trường Quốc gia hành chánh Saigon được bổ dụng về làm Trưởng Ty Thông Tin tỉnh Phú Ninh. Ông Trưởng Ty trẻ Khang đã lọt vào đôi mắt xanh của Á Hậu Phùng Kim Khánh trường Mai Xuân Thường ngay trong những tháng đầu Khang về nhận chức. Cái thị xã nhỏ bé yên vắng ấy dễ làm mọi người gần nhau dù cho là người ớ tỉnh khác vừa đến sống ở đó vài ba tháng như Khang. Anh có người bạn học ở Sư Phạm rất thân dược chuyễn về dạy trường Mai Xuân Thưởng nên Khang thường lui tới trường chờ đợi rủ rê đi chơi! Cuộc sống độc thân sau bao năm miệt mài đèn sách cho phép Khang thong dong đây đó.mà chẳng hề lo nghĩ đến ngày mai. Tuổi trẻ anh vô tư trước thời gian và cũng chẳng biết có thời gian. Dù có chiếc Citroen riêng-anh vẫn thường cùng Phương ngồi trên chiếc xích lô chạy lòng vòng quanh mấy con đường thị xã rồi thẳng xuống biển những chiều chủ nhật được thư thả.
Một lần vào văn phòng để lấy sổ điểm danh và sổ ghi điểm cho lớp Phùng Kim Khánh gặp Khang đang ngồi chờ Phương ở đó. Dáng cao. Áo dài trắng. Tóc chảy dài xuống lưng .Giày piste.Nụ cười e thẹn. Đã làm cho Khang ngạc nhiên. Ở cái thị xã nhỏ nhắn vắng vẻ vậy sao lại có được những cô nữ sinh modern và đẹp lạ lùng thế nhỉ?. Khang nhìn Kim Khánh với cặp mắt nhìn vào một đóa hoa lạ : "Em tên gì? Học lớp mấy rồi?"-Khang lên tiếng.
•- Dạ thưa tên Phùng Kim Khánh học lớp 12C...
•- Em có biết thầy Phương không?
•- Dạ biết!-Kim Khánh cười hồn nhiên thích thú-Thầy Phương dạy triết phải không ạ?
•- Đúng rồi...
•- Thưa sao ạ?
- Ồ không là bạn học cũ của tôi mà!
•- Thầy Phương là bạn học của chú?-Kim Khánh đưa hai cuốn sổ lớn đang cầm ở tay che kín hết mặt mình cười dòn.Trong đầu nàng ông thầy dạy triết rất nghệ sĩ ấy tứ thời khoát tấm áo vest nỉ mầu đà sọc xanh-bao giờ cũng như bay bỗng theo các nhà hiền triết trông bí hiểm và ngộ nghỉnh!
•- Em chào thầy em về lớp...
•- Tôi đâu phải là thầy của em?-Khang cười nếu được là thầy thì ...
Kim Khánh đã khép nép cuối chào và bước vội ra cửa phòng-hình như cô không dám nghe ( hay không thích nghe) cho hết câu nói của Khang. Cử chỉ này làm Khang hơi khó chịu có chút trách giận-còn Phùng Kim Khánh thì xao xuyến một niềm vui mơ hồ về người mới gặp: " Nếu không có tình ý uẩn khúc gì thì mắc mớ chi hỏi tên họ địa chỉ của người khác? ".
Phương cũng vừa kip đến để đẩy lùi cảm giác không mấy vui nơi Khang- " Cậu chờ mình có lâu không? "- Anh giải thích việc đến muộn hơn giờ hẹn : " Bọn nữ sinh coi vậy mà lý luận cũng đáng nể thật-đúng là một "cây sậy" rắc rối? "
•- Chúng đang làm gì?
•- Hết giờ dạy bao giờ mấy cô cũng có đâu sẵn một lô những câu hỏi nhì nhằng để níu chân mình?
•- Trong đó có Phùng Kim Khánh không?-Khang nhìn bạn cười dò xét.
Phương quay phắt lại không kịp bật quẹt đốt điếu thuốc: " Sao cậu biết Kim Khánh?"- " Tôi còn lạ gì cô ấy? "-Khang nói lửng lơ " Cậu thấy thế nào?-"-" Phải nhờ thầy Phương đây làm chim xanh thôi-có gì " vướng mắc" không ?"-" It"s not thing!" .
Sau lần gặp tình cờ ấy-Phương nhắn Kim Khánh-cô lớp phó học tập 12C đến quán café Thằng Bờm nằm chênh vênh ở cuối con đường dẫn xuống biển để " có chút việc nhờ".. Khang đến ngồi đợi thầy trò Phương . Phương đi chiếc Yamaha xanh đến trước Kim Khánh đi chiếc mini màu trắng đến sau. Hai người cách nhau năm phút. Và cũng sau khoảng năm phút-Phương xin phép đi vì có giờ dạy ở trường tu thục Đức Trí -Anh cười: " Kim Thanh ngồi lại chơi với anh Khang một lát chờ thầy nhé ? " Quay nhìn lên gương mặt Khang đang như hoa mới nở- : " Gởi Kim Khánh lại cho cậu ... ".
Quán Thằng Bờm đặc biệt ngoài café còn có nhiều loại chè hấp dẫn dược người chủ quán già đặt cho nhiều cái tên lạ : " chè Tương Ngộ" " Chè Giao Duyên" " chẻ Bát Bửu" " chẻ Song Hỷ" ...Kim Khánh tự nhiên đến mở cánh tủ kính như ở nhà mình bưng đến 2 chén chè đật lên bàn: " Mời thầy ăn thử chén chè " Tương Ngộ" ..."
•- Chè Tương Ngộ à? Khang cười nhìn sững lên gương mặt đỏ hồng không chút son phấn của Kim Khánh-Cái tên ngộ nhỉ?
•- Thầy cứ ăn thử đi còn nhiều cái tên ngộ nữa mà-Kim Khánh chúm chím cười.
Khang đã " ăn thử" đến bốn loại chè thì hết ăn nổi nữa cho dù Kim Khánh đã hứa nếu anh ăn đủ các loại chè hịện có ở quán ( mỗi loại 1 chén thôi) nàng sẽ nhận chiêu đãi!
•- Anh chịu thua rồi!-Khang lắc đầu -dù rất hảo ngọt nhưng anh thà chịu chiêu đãi em còn hơn ăn tiếp! Khang cười thân tình-hẹn dịp khác nhé-em cứ xin tiền mẹ để dành đó đi!-anh hít một hơi thuốc-" Tương Ngộ" là gặp gỡ kỳ ngộ tâm đắc-chắc là sẽ còn nhiều ngày " Giao Duyên" và " Song Hỷ" nữa phải không Kim Khánh?
Câu hỏi bất ngờ hơi bạo của Khang khiến cô nữ sinh liếng thoắng Kim Khánh lúng túng giây lâu-nàng nói mà đầu hơi cúi xuống nhìn vào đôi giày piste dưới chân: " Em cũng không biết..."
Thái độ đó và câu nói đó-khiến Khang nghĩ anh đã cảm nhận được một tình cảm quý báu chân thật mà Kim Khánh đã dành cho anh. Anh có cảm giác mặt mình cũng đang đỏ lên: " Từ nay-Kim Khánh dừng gọi anh bằng " thầy" nữa nhé vì anh đâu có dạy em chữ nào? Nghe nó sao sao ấy? "
Khi rời quán Thằng Bờm Khang rủ Kim Khánh xuỗng biển . Biển vắng. Mùa gió nồm lồng lộng. Bãi cát vàng trải dài dưới ánh nắng chiều êm ả trông đẹp lạ lùng. Nơi đây từ khi vừa đặt chân đến cái thị xã này-Khang đã đến nhiều lần -có lúc với Phương nhiều khi một mình nhưng lần này- Khang nghĩ- anh mới " hiểu ra" hết cái thơ mộng của đại dương của cát trắng dừa xanh- của sóng vỗ của tình người. Khang chợt nghĩ: Nhờ có tình yêu chăng? Kim Khánh e dè hiền thục ngồi bên cạnh anh như một cánh chim rụt rè trước cõi vô cùng của trời mây sóng nước. Ý nghĩ này khiến Khang nghĩ- anh sẽ là bến bờ dừng chân là nơi trú ngụ ấm áp cho cánh chim nhỏ nhắn nghĩa tình đầu dời sâu nặng-lòng lâng lâng một niềm vui dào dạt.
Kim Khánh thi trợt kỳ thi Tú Tài 2 cuối năm ấy-tiểu đăng khoa không đạt nhưng nàng lại chiếm giải " đại đăng khoa" : Gia đình Kim Khánh đã nhận lời cầu hôn của Khang! Cuối hè một tiệc cưới khá to của ông Trưởng Ty cùng cô nữ sinh Á Hậu trường Mai Xuân Thưởng đã được tổ chức ở Majestic -Réstaurant với hằng trăm khách dự. Tại hiệu thuốc " Vạn Sanh Đường" suốt ngày hôn lễ đã được đốt pháo hoa liên tục để đón mừng ngày " Song Hỷ". Có thể nói người dân thị xã Phú Ninh đã xôn xao nao nức vì ngày vui của đôi uyên ương Nguyên Khang-Kim Khánh-như một " biến cố" hấp dẫn nơi cái phố thị nhỏ nhắn yên tĩnh buồn bã này.
Năm 1973 Phùng Kim Khánh sinh đúa con gài đầu lỏng kháu khỉnh rất giống mẹ ở đôi mắt và chiếc mũi thon cao. Khang đặt tên cho cô con gái cưng là Lê Nguyên Phùng Hợp. Vợ chồng Khang đã được người tía của Kim Khánh sang tên cho một ngôi nhà ngay ở con dường phố chỉnh chạy dài xuống biển. Kim Khánh mở một hiệu bán sách báo dụng cụ văn phòng và sản phấm mỹ nghệ kỷ niêm của Non Nước Cầu Đá Đà lạt...
Cuộc sống êm ả-đầy ắp tiếng cười hạnh phúc trôi qua từng ngày...
Một ngày dường như dài thêm ra mấy giờ niềm hạnh phúc cũng theo ngày tháng nhân đôi.
Năm 1975 miền Nam đi vào bước ngợăt lịch sử ..
Như bao người Miền Nam có lính líu với chế độ cũ Khang bị quản thúc rồi đưa đi học tập ở miền núi tình lỵ Phú Ninh.
Gia đình Kim Khánh được chính quyền cho đăng ký diện người Hoa để đi ra nước ngoài hay trở về " quê hương cũ". Danh sách gia đình ra đi định cư nước ngoài không có tên Lê Nguyên Khang. Làm xong mọi thủ tục và nộp đủ số vàng theo quy định-gia đình Phùng Kim Khánh được ra đi chuyến tàu đầu tiên. Chuyến tàu chở 30 gia đình hơn 100 con người-đã được cứu vớt kéo về bở biển của Nhật bản sau mấy ngày lênh đênh không phương hướng ngoài biển khơi dày đặc mây mù và gió dữ . Gia đình Kim Khánh xin định cư sang nước thứ 3 là Mỹ. Từ ngày gia đình Kim Khánh vừa bước chân lên tàu ngôi nhà của vợ chồng anh đã được niêm phong rồi làm trụ sở đường phố làm tram y tế-và sau cùng đã phân phối cho gia đình một cán bộ đang công tác ở tỉnh!
Sáu năm sau Khang được trở về-tất cả đều không còn gì ngay cả vợ con anh! Khúc ngoặt của đất nước kéo theo bao triệu khúc ngoặt của đời người-như một cơn ác mộng. Cơn ác mộng tiếp tục vây phủ đời người với bao nối chia cách nghèo khó và thù hận! Không hề nhận dược tin tức của vợ con-cũng không hề nghĩ sẽ rời xa quê nhà theo diên HO-Khang trở về quê xin người chú dựng lên căn lều nơi khu vườn hoang-ngày ngày khai vỡ đất trồng trọt. đêm đêm nằm ở chiếc chõng tre bên hiên nhà tham cứu kinh sách giữ gìn ba thời công phu nghiêm mật. Anh có duyên với Phật pháp nhờ cuốn " Luận Tối Thượng Thừa" của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn mượn đươc của một người bạn tù. Tập luận mỏng chỉ dày 77 trang khổ nhỏ ấy đã làm thay đổi hẳn cái nhìn ra cuộc đời của anh . Anh cứ điềm nhiên nhìn mọi sự đến đi qua đời mình từng ngày lao tù khó nhọc như cái nhìn của một người khách lạ. Và lúc này Khang có mặt ở đây sống trên cõi đời này-mà như tách rời với tất cả! ( hay tất cả đã quên bẵng có anh?). Điều này khiến Khang yên tâm với công việc đều đặn hằng ngày của mình như ở chốn không người. Thong dong trong căn lều tự tay anh hì hục làm trong gần một tháng khi vừa được người chú ưng thuận dành cho anh chút đất phía sau vườn như một ân huệ của tình ruột thịt. Đã gần 30 năm trôi qua...
Anh Khang chững chạc ngồi xuống chiếc chõng tre bóng láng không trải chiếu-gật gù:
•- Bằng cách nào em tìm được đến đây?
•- Về đến quê rồi là em hỏi thăm..Tôi cười vui vẻ.
•- Hỏi thăm ai?
•- Đầu tiên là mấy gia đình ở dãy phố nhà cũ của anh-tôi nhìn anh với chút ngạc nhiên khi phát hiện ra da dẻ của anh vẫn trắng hồng ba chòm râu dài trắng phau tuy anh chỉ vừa ngoài tuổi sáu mươi-Sau hỏi thăm nhà bác Tám...
•- Em về một mình?-Anh quay lại nhìn tôi với cái nhìn như cơn gió.thoảng.
•- Dạ một mình- theo lời mời của Viện Ngiên Cứu Công Nghệ Thông Tin Việt Nam-em về để dự mấy buổi hội thảo và ký hợp đồng...
Anh Khang im lặng. Mắt nhìn lơ đảng ra mấy liếp rau giàn bí bầu phía trước-tôi có cảm giác những tin tức tôi vừa nói cho anh nó không hề làm anh có chút gì quan tâm thay đổi .
•- Chị Kim Khánh đã có chồng sau khi tới Mỹ 2 năm-anh biết tin chưa?-Tôi lại cảm thấy lời của mình thừa thãi.- vô duyên có chút kịch cỡm. Tôi ngó lơ ra mấy liếp rau theo tia nhìn của anh-để thể hiện sự đau buồn mệt mỏi.
•- Anh biết từ lúc còn ở trên trại Suối Đỏ...
•- Làm sao anh biết được?-Tôi quay lại chờ đợi.
•- Bà con ở Phú Ninh được dồn về một trại gia đình vợ con cha mẹ lên thăm nuôi nói-họ nói lại mà!
Anh nói tỉnh bơ như chưa từng nói. Anh Khang đã biết được tin tức đau buồn ấy từ khi còn trong trại tù ư ? Bị giam hãm trong khu rừng già sâu thẳm xa lạ bịt bùng bóng cây lại bị nỗi đau ngày đêm dằn vặt ray rức-vậy mà làm sao anh đã chịu đựng được trong ngần ấy năm?
•- Cháu Phùng Hợp đã có chồng cách đây 2 năm...
Nói xong câu ấy tôi không đủ can đãm nhìn thẳng vào mặt anh-nhưng anh quay lại nhìn thẳng vào tôi - cái nhìn nóng bỏng tưởng có thể cháy nám da mặt vậy: " " Anh cũng biết rồi!"
•- Anh có tin tức từ chị Kim Khánh sao?
•- Không! Gần 30 năm rồi! Không hề có một tin nhỏ nào! Anh bỗng cười ha ha- Cái thời đại " mất trí nhớ" của con người đang làm đảo diên điêu đứng tất cả em à!-Im lặng một chút--chuyện Phùng Hợp có chồng hay sinh con cũng là bình thường!
Nghe anh tôi chợt càm thấy lòng mình yên ổn trở lại- tôi nhìn anh với cặp mắt thật tự do an lành. Những gì thể hiện qua gương mặt lời nói của anh đã làm sai lạc mọi dự đoán trong đầu tôi khi tìm đến đây. Tôi nghĩ gương mặt anh hẳn sẽ phải sa sầm lại với nỗi đau buồn khủng khiếp và tôi sẽ phải bảy tỏ hết lòng nỗi cảm thông để chia sẻ cùng anh; nhưng tuyệt nhiên điều ấy không hề xảy ra chút nào. Tôi cảm thấy mình nhẹ hẫng bên anh.
- Em ở lại chơi với anh được bao lâu?- Giọng anh buông ra một cách như tình cờ.
- Vài hôm anh à!
- Ngủ đất dược không?
- Nằm đất mà an vui thì còn gì bằng?
- Ăn chay được không?
- Anh đã ăn được mấy chục năm em chỉ ăn vài hôm-có hề hấn gì đâu-Tôi cười lớn. Nhiều khi chỉ việc ăn uống thôi cũng là một cực hình!
Anh bỗng đứng dậy đi thẳng vào trong lều-hai ngọn đèn tạ đăng được thắp lên nơi bàn thờ Phật. Ánh sáng màu vàng nhưng lung linh dịu dàng lạ. Mùi nhang trầm thoảng ra-man mác...Nhìn vào trong lều mà tôi cứ ngỡ là mắt mình đang nhìn vào một cõi mơ hồ khác biệt nào?
Tiếng đọc kinh của anh lâm thâm rì rào- như vọng lại từ cõi xa thẳm của tam thiên đại thiên thế giới...
Tôi đứng dậy-bước từng bước thật chậm ra phía khu vườn nghĩ thầm: " Đời sống thật nhiệm mầu! "
Quê nhà
Tháng 5/ 2010.