MANG VIÊN LONG

 

Chuyện Ngày Xưa
Truyện Ngắn

 

Câu chuyện tôi sắp kể lại đây đã xảy ra khoảng năm 1925- nghĩa là cách nay gần tám mươi năm. Thời gian gần 80 năm cũng có thể gọi là "đời xưa" được rồi bởi vì chỉ mới ngày hôm qua thôi cũng đã thuộc về quá khứ !

Ở một làng quê nọ có một gia đình làm nghề thợ rèn. Đó là gia đình ông bà Năm Nhẫn. Họ có hai người con một gái- một trai : Cô con gái đầu tên là Tâm cậu con trai út tên là An.

Có lẽ không phải là do sự ngẫu nhiên mà ông có tên "Nhẫn" và hai con ông có tên " Tâm- An". Nhiều bậc cha mẹ khi sinh con mong ước con mình ngày sau thế nào thì đặt tên cho con thế ấy. Có người thích hoa kiểng đặt tên cho các con đều là các loài hoa cả. Trong làng có gia đình đặt tên con là " Cử" là " Tú" hẳn là mong con sau này sẽ là cử nhân tú tài ?. Có người đặt tên con là " Phúc" là " Đức"... Nhưng ước mong là vậy mà xưa nay đâu phải mơ ước nào cũng có thể trở thành hiện thực ?. Có cha mẹ nào lại chẳng nuôi hoài bão kỳ vọng vào các con của mình ?.Ông Nhẫn được cha mẹ đặt cho cái tên giản dị ấy chắc là trong cuộc đời cha mẹ ông đã tâm đắc quí trọng hạnh nhẫn nhục ?. Và đúng là ông Nhẫn đã sống rất hợp với cái tên của mình: Cần mẫn nhẫn nại hiền lành !

Qua hai tên của hai đứa con ông bà Năm Nhẫn người ta cũng có thể biết được lòng mong cầu của ông bà không nhiều cũng chẳng có ước vọng gì cao sang. Ông Nhẫn làm nghề thợ rèn đã hơn hai mươi năm. Tay nghề của ông có thể liệt vào hàng lão luyện nhất trong làng. Những vật dụng do ông làm ra luôn bền đẹp tinh xảo. Từ con dao xếp nhỏ cho đến chiếc rựa chiếc dao phay lưỡi cày được khắc chữ "N" đều bán rất chạy. Ông thường cười nói với khách đến đặt hàng : "Nhờ cặm cụi rèn dao rèn rựa mà tôi rèn được tâm mình hàng ngày ! Tâm mà không mài dũa cho sáng thì cũng giống như dao rựa cùn vậy!".

Ông làm việc cần mẫn từ sáng sớm. Người ta ít khi thấy ông nghỉ việc; tiếng búa đe luôn vang động từ tinh sương đến chiều tối. Ngày nào thời tiết thay đổi chuyển mưa lạnh bất thường các khớp ở tay bị sưng nhức ửng đỏ- ông mới chịu tạm rời tay búa; ngồi hướng dẫn cho cậu học trò nhỏ làm trước các công đoạn đơn giản.

Hàng ngày bà Nhẫn đảm trách việc quảy hàng ra chợ bán. Chợ xa khoảng năm cây số bà phải quang gánh ra chợ từ lúc gà gáy canh ba. Đôi bầu trĩu nặng bà phải nghỉ vai nhiều chặng; tờ mờ sáng là đã họp chợ. Có nhiều buổi dậy trễ bà chưa kịp ăn vội vã quảy gánh ra ngõ mang theo mo cau cơm dọc đường hễ đói lúc nào bà giở ra ăn lúc đó.

Công việc của Tâm : Ngoài việc nội trợ cô còn ngồi thụt lò thổi lửa cho ông Nhẫn lúc cả hai thầy trò cùng phải đánh búa. Công việc thụt lò quạt lửa tuy nhẹ hơn so với cầm búa nhưng suốt ngày phải vận động đôi tay tối đến mỏi nhừ. Nhất là vào mùa hè oi bức đứng gió; cái nóng của than lửa bốc lên cùng với mùi khét của sắt thép nung đỏ- làm Tâm nhiều lần đến ngợp thở ! Cuộc sống của nàng gói gọn khép kín trong ngôi nhà mảnh vườn như một người luống tuổi. Chẳng lẽ trong tâm hồn con gái tuổi dậy thì nàng không có một ước mơ gì cho đời mình hay sao ? Thỉnh thoảng người ta nhìn thấy dáng Tâm đứng dựa vào bờ dậu ở ngõ nhìn ngó mông lung ra ngoài cánh đồng đang chìm ngập trong hoàng hôn...

Còn cậu An- con trai út của ông bà Năm Nhẫn thì thế nào ?

An đã thi đậu xong bằng : " Tiểu học yếu lược"; ở huyện không có trường Trung học ông Nhẫn gửi cậu ta xuống tỉnh học ban Cao đẳng tiểu học. Đang theo học lớp " đệ tứ niên"- năm cuối. Nếu An hoàn tất năm chót này tốt đẹp sẽ bước vào " đệ nhất niên" ban Tú tài. Sau ba năm thi đậu sẽ được thi vào các trường chuyên nghiệp...

Ba năm đầu của bậc Cao đẳng An học tập chăm chỉ nghiêm túc luôn có kết quả cao trong mỗi kỳ thi. Ông bà Nhẫn thường được người trong làng khen kính nể- cũng lấy làm mãn nguyện cho dầu hàng ngày phải vật lộn với cuộc sống. Ông tâm sự : " Cuộc đời tôi coi như đã yên bề rồi- nay chỉ mong lo cho con được bao nhiêu hay bấy nhiêu...". Ông còn cho biết chỉ riêng chi phí hàng tháng cho An ở tỉnh trọ học cũng dư dã cho mọi chi phí của cả gia đình ba người ở quê. Mấy tháng của mùa mưa bão lụt lội luôn làm cho cả nhà ông lo sợ. Không làm được thêm hàng giá than đắt đỏ mà việc bán buôn cũng ế ẩm. Căn bệnh khớp của ông lại tăng lên theo thời tiết giá rét đổi thay. Sau nhiều năm tháng không được chữa chạy tích cực lại phải thường xuyên lao động nặng- bệnh thấp khớp bất trị đã chuyển dần sang tim sang thận. Từ thận lại chạy lên đầu; thường làm ông cảm thấy đau nhức mất ngủ.

Lúc này nỗi buồn lo lớn nhất của ông của gia đình ông không phải là chuyện bệnh tật gạo mắm tiền bạc; mà là hai lá thư của An gửi về trong tháng trước : Thư thứ nhất An cho biết "...Con không thể làm lễ thành hôn với Minh Thư vào cuối năm học này được. Con sẽ không bao giờ làm lễ thành hôn với nàng !"

Chuyện này khiến ông bà Năm Nhẫn choáng váng. An đã quyết định quá đột ngột trong khi nỗi vui mừng đang lớn dần ngày càng rõ nét trong niềm ước mơ sớm có một người con dâu nết na hiền thảo; có một đứa cháu nội như đám bạn bè trang lứa của ông bà. Lời thư của An như những nhát dao đốn lìa thân chuối. Niềm tin ước mơ của ông bà Năm Nhẫn đã bị sụp đổ. Cuối năm " đệ tam niên"- nghỉ hè An về quê sang thăm Minh Thư rồi ở lại chơi nhà thầy cả tuần lễ. Cha của Minh Thư là thầy dạy An năm lớp ba. An và Thư cùng học một lớp. Thi xong bằng "Tiểu học yếu lược" Minh Thư ở nhà chăm sóc cha mẹ rồi xin một chân dạy ở trường sơ cấp. Nàng là con gái út của thầy giáo Khiêm. Tình yêu giữa An và Thư được cả hai gia đình chấp nhận nuôi dưỡng từ bấy lâu. Ông giáo Khiêm thì phấn khới hạnh phúc vì có được đứa con rể hiếu học hiền lành. Ông bà Năm Nhẫn thì hả hê ưng bụng vì có đứa con dâu nết na hiếu thảo có học. Ông Nhẫn thường khen Thư trước mặt An rằng khuôn mặt bầu bĩnh hiền hậu luôn tươi tắn vui vẻ như một đóa hoa không bao giờ tàn của Thư. Hễ nhìn vào gương mặt xinh xắn ấy ông luôn nghĩ không bao giờ có thể có được nỗi buồn giận nào có thể đậu lâu trên ấy được.

Nỗi buồn vì sự thay đổi lòng dạ tình cảm của An chưa nguôi còn đang khiến cả vợ chồng ông băn khoăn suy tính từng đêm thì lá thư thứ hai của An dội về như một tiếng sét : "...Cha mẹ đã quyết định từ chối không mua cho con chiếc xe đạp hiệu Pacifice ấy thì con sẽ xé hết sách vở bỏ học đi tu...". Đoạn cuối lá thư An còn viết : "... Cả gia đình đều đạo đức giả hết không có chút tình cảm chân thật nào cả con cũng chẳng cần...".

Ông Nhẫn lặng yên sau khi đọc thư An cho vợ nghe. Ông còn đầu óc nào mà nói năng được nữa ? Mỗi buổi sáng sớm đến ngồi bên bếp lò cạnh búa đe dao kéo với cái nóng hừng hực để bắt đầu cho một ngày- ông đều khấn nguyện cho con học hành tiến bộ nên Người; bản thân mình có đủ sức khỏe để làm việc nuôi An ăn học qua ban Tú Tài... Tất cả những việc làm của ông hết thảy mọi lời lẽ chí tình khuyên dạy chỉ mong cho con trưởng thành có đời sống lương thiện giúp ích được cho đời ; đều là "đạo đức giả" hết hay sao? Vợ ông- bà Nhẫn đang ngồi co ro rũ rượi dưới sàn nhà đây - tảo tần lặn lội sớm tối để chăm chút săn sóc cho con từng bữa ăn từng tấm áo- lại "Không có chút tình cảm nào chân thật" như lời thư của An ? Và kia nữa vẻ mặt bơ phờ xanh tái của Tâm sau khi đọc thư em- chẳng phải là nỗi thất vọng đến đớn đau của một tâm hồn chí thành luôn hy sinh vì em mình ?

Sau một lúc ngồi ôm mặt khóc bà Nhẫn lau vội những giọt nước mắt ràn rụa trên mặt bằng ống tay áo; bà thầm thì như an ủi chính mình :

-Hay là đồng ý cho con vào chùa tu đi ông! Đi tu được phước đức nhiều lắm...

Ông Nhẫn quay lại nhìn vợ- giọng tỉnh ráo:

-Nó có đủ duyên lành đi tu được tôi cũng mừng lắm chứ ? Nhưng thử hỏi bà : Cha mẹ chị em- người ruột thịt nó không biết thương yêu tôn trọng thì nó còn biết thương tưởng tới ai nữa mà nói đi tu ?

Bà Nhẫn vẫn ngồi thẩn thờ im lặng.

Tiếng ông Nhẫn vang lên :

-Không thỏa mãn được những đòi hỏi của lòng tham mà đòi đi tu thì bà có biết nó sẽ trở thành gì không?

Bà Nhẫn ngước nhìn chồng :

-Trở thành gì ?

-Thành hàng Tỳ kheo nghiệp chướng không làm gì có ích cho đời đâu mà nói là có phước đức... May lắm cũng đủ nuôi thân nó một kiếp này cũng rất vất vả !

Sự yên lặng nặng nề trôi qua từng phút. Giọng bà Nhẫn bỗng ráo hoảnh :

-Hay là mình vay thêm tiền mua cho con chiếc xe "ba xi phít" đi ông ! Nó còn nhỏ dại "ăn chưa no lo chưa tới" ông buồn trách con làm gì ?

-Bà biết chiếc xe bao nhiêu tiền không ?

-Ai mà biết được !

-Gần hai trăm đồng bạc ! Cả nhà phải ngày đêm làm việc nhịn đói gần hai năm chưa biết có mua được không !

-Nhiều dữ vậy sao ông ?

-Bộ bà tưởng chỉ năm mười đồng gì sao ? Cả làng này chưa ai sắm nỗi. Trên thị trấn có một hai chiếc của mấy gã chủ hiệu buôn. Còn ở tỉnh thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay...
Tiếng ông Nhẫn đều đều :

-Đầu đuôi cũng tại vì bà cả : Bà đã quá cưng chìu nó không cho tôi răn dạy ! Mỗi lần cần nghiêm khắc với nó hay nhờ nó thụt lò cho tôi làm một chút bà đã sừng sộ : "Ông ác độc lắm!" Thằng cu Tấn tới học nghề thương nó bằng tuổi thằng An mà sớm chịu khổ ; cha lại mất sớm chỉ còn mẹ nghèo khó ; tôi giúp nó hằng tháng vài ký gạo chút đỉnh tiền- bà lớn tiếng vu oan giáng họa cho tôi... trước mặt con cái; thử hỏi làm sao nó không mắng tôi và cả bà nữa toàn là "đạo đức giả" ? Nó không được nước khinh thường nguyền rủa chị ruột của nó ?

Bà nhẫn lại bắt đầu khóc ấm ức.

Tiếng ông Nhẫn bỗng trầm xuống như lời phân trần :

-Bà phải biết tôi nhờ nó làm để nó biết tôi với bà và chị nó đã khổ như thế nào hết năm này đến năm khác để kiếm cho ra tiền nuôi nó ăn học... Tôi khắc khe với nó lúc cần cũng để ngăn chặn đề phòng cái xấu cho nó sau này thôi ! Bà bảo tôi "ác độc" với con bà là ác độc thế nào ? Tôi đi ác độc với con cháu thì còn sống tốt với ai? Bà chỉ biết cầm chuỗi niệm Phật chớ cái tâm bà không bao giờ được thanh tịnh. Nếu tâm bà mà được thanh tịnh thì bà sẽ thấy rõ hết...

Ông Nhẫn thò tay vào túi áo lôi ra cái hộp thiếc nhỏ chậm rãi mở nắp lấy thuốc giấy ra quấn một điếu. Ông mở nắp quẹt quẹt liền mấy cái đốt thuốc hút...Ông nhìn chậm theo từng sợi khói bay dạt ra hướng cửa. Giọng ông trở nên khàn đục :

-Nuôi nó ba năm cho đậu xong Tú Tài hai- ba năm gì nữa học trường chuyên khoa Canh nông Công chánh hay Cao đẳng Y khoa... thì mồ tôi đã xanh cỏ rồi- tôi với bà "đạo đức giả" với nó để được gì ? Thằng cu Tấn cũng trang tuổi nó làm việc quần quật cả ngày có bao giờ tôi nghe nó kêu mệt kêu khổ đâu ? Hễ nhắc tới cha mẹ nó là nó rươm rướm nước mắt ! Liệu thằng An có chút nước mắt tình nghĩa nào cho tôi và bà không? Hay là cong lưng nuôi nó khôn lớn cho ăn học cao rồi nó phỉ báng lại mình ? Ở đời học chữ cũng cần mà học nhân nghĩa cũng cần !

Tiếng người bưu tá gọi tên ông Năm Nhẫn từ trước ngõ cắt đứt dòng suy nghĩ của ông. Mặt ông bỗng tái nhợt . Ông nghe hơi thở nặng đau tức ở bên phía ngực trái. Ông gắng gượng vịn bàn đứng dậy nhưng lại cảm thấy choáng váng buồn nôn. Ông vừa quay lưng định bước ra cửa thì ngã đổ xuống- người mềm nhũn...

Trong đám tang của ông Năm Nhẫn người ta thấy ngoài vợ con người thân hai bên nội ngoại bạn bè còn có cả ông bà giáo Khiêm có cả Minh Thư nữa.

Trước lễ thành phục người bác của An đến hỏi ý của ông giáo Khiêm có chấp thuận cho Thư phục khăn để tang cho ông Nhẫn hay không. Ông Khiêm đáp : "Xin tùy ý kiến cho phép hay không của họ nhà trai !".

Người bác hỏi bà Nhẫn :

-Ý thiếm thế nào ?

Bà Nhẫn sụt sùi khóc :

-Vợ chồng tôi luôn coi con Thư là con- nhờ anh hỏi lại ý thằng An...
Trước mặt bà Nhẫn người bác gọi An đến- giọng khẩn thiết :

-Bác đã xin ý của thầy Khiêm rồi để cho Minh Thư phục tang cùng với cháu với gia đình- Ý cháu quyết định thế nào ?

Giọng An hơi run run- đôi mắt đỏ hoe :

-Xin bác hãy làm theo ý của mẹ cháu...

Nói vừa dứt câu An òa lên khóc. Cạnh quan tài ông Năm Nhẫn Minh Thư cũng nức nở...

Tháng 5- 2002

  Trở lại chuyên mục của : Mang Viên Long