MANG VIÊN LONG
 

VIỆC XẤU DỄ LÀM, DỄ CÓ LỢI –
VIỆC TỐT KHÓ LÀM, KHÓ CÓ LỢI

Tạp bút


Người nông dân, người làm vườn (…) rất lo lắng, khổ công vì các loại cỏ dại không trồng mà mọc! Dù có phun thuốc diệt cỏ, hay nhổ, cuốc dọn hoài; cũng vài tháng sau lại…ngoi đầu lên, xanh tốt như thường! Nếu không quan tâm theo dõi, trừ diệt, mỗi tuần thì chẳng bao lâu, chúng sẽ lấn lướt hoa mầu (…), phát triển nhanh chóng (…) rồi… “ăn” dần cho cây trồng trở nên còi cọt, vàng úa, không sinh trưởng tốt duợc. Đó là một thực tế, mắt thường ai cũng dễ thấy biết!
Cũng vậy, trong đời sống - dù ở nhà, trường học, xã hội, sách báo (…) luôn nhắc nhở, chỉ dạy điều hay, điều thiên, không chịu nghe theo, lưu tâm làm theo (…); nhưng các ác, không ai nhắc nhở, chỉ bày (…) hình như ngày càng có cơ hội phát triển nhanh chóng trong nhiều lãnh vực đời sống, từ trong mỗi gia đình, các nhà trường đến ngoài xã hội?. \
Hằng ngàuy, trên có phương tiện thông tin đại chúng, quanh xóm làng, phố thị (…) chúng ta vãn nghe thấy nhiều trường hợp thương tâm, đau lòng đã xảy ra, gây tác hại cho bao người khác! .Cái xấu không cần để ý, không học, vẫn “tự nhiên” thâm nhập vào con người (nhất là giới trẻ) từ bao giờ; đôi lúc họ cũng chẳng hay? Vẫn tự nhiên, bình thường làm theo mà không chút suy nghĩ dúng sai; tốt xấu, có tai hại gì cho ta, cho người không? Nó là một con virust, một thói quen ăn sâu, mọc rễ dần, không dễ gì bvor!
Làm theo cái xấu (trong mọi lãnh vực đời sống) dễ, rất dễ - lại đem lại lợi lạc nhiều cho mình. cho gia đình mình, thì “dại gì” không làm, cho dễ…ăn, cho sướng thân? Thiên hạ vẫn làm vậy ( ví dụ:như buôn lậu, làm hàng giả, gían lận, lường đảo, hút xách, rượu chè….), cơ mà? Cứ đời nầy làm, đời sau con cháu “bắt chướt” làm; không có chít áy náy, băn khoăn. Thế hệ nầy xấu, thế hệ sau làm sao tốt lên được? Muốn biết tương lai của một gia đình. dòng họ, xã hội, đất nước (…) thì hãy nhìn vào hiện tai đó.
Nếu người có tâm hồn, trí tuệ, luôn tôn trọng đạo lý, nhân cách, nhân quả (…) làm theo việc tốt, điều thiện lành; mang niềm vui, tin yêu, lợi ích đến cho mọi người, là rất khó. mà đôi khi còn bị kẻ xấu dèm pha, phá phách – cho nên, làm việc tốt - điều thiện, đôi lúc phải cần có sự dũng cảm và hy sinh.
Phải có lòng cam đảm, để vượt qua mọi cám dỗ (tiền bạc, danh vọng…), những thử thách (rào cản, thời gian, công sức - tiền của…) - đôi khi có thể nguy hiểm đến đời sống, quyền lợi (…)!. Phải chịu thiêt, hy sinh quyền lợi cá nhân, chịu an vui sống giản dị, cao thựơng – nên đòi hỏi chúng ta phải nổ lực kiêm trì lâu dài!
Xem vậy, tuy mọi việc tốt đẹp, thiện lành khởi đầu đều khó; nhưng nếu tất cả chúng ta có quyết tâm, có ý thức, nuôi dưỡng những hạt mầm thiện lành, nhân hậu, đạo đức, yêu thương (…) cho đàn con, cháu, học sinh (…) ngay từ trong trứng nước - đó là thế hệ tương lai; thì chắc chắn, chúng sẽ làm nên một ngày mai huy hoàng cho chính chúng, gia đình và đất nước…
Mong lắm thay
( gửi cho đàn học trò thân yêu)

Ngày đầu tháng Sáu, al 22.7/2020.
 

PHẬT DẠY VỀ
NGÀY LÀNH THÁNG TỐT

Tạp Bút 


Tôi có quen với một gia đình, có thể nói là thuộc thành phần trí thức, bởi cha mẹ người bạn đều là nhà giáo, bản thân anh là kỹ sư và vợ là dược sĩ. Tuy vậy, không biết suy nghĩ thế nào, anh luôn tin vào các sách bày bán nhan nhãn ngoài phố được cải biên, “làm đi, làm lại” mỗi năm như “Lịch vạn niên”, “Xem ngày giờ, việc lành dữ trong năm”. Và thường lên internet truy cập các trang mạng “hướng dẫn về ngày lành tháng tốt, cúng kiến, xem tuổi hung kiết”?
Anh là một Phật tử thuần thành, hiểu biết một ít kinh sách, thường đi chùa lễ Phật, làm công tác từ thiện (…), nhưng niềm tin của anh vào “ngày lành tháng tốt” vẫn không hề thay đổi, và ngày càng tỏ ra say mê hơn! Sự tin tưởng của anh, có lúc, tôi nghĩ giống như một sự cuồng tín – nhưng không biết đã bắt nguồn từ đâu? Do nhân duyên gì? Do thói quen, hay do ảnh hưởng bởi xã hội?
Người cha đã đôi phen “đàm đạo”, góp ý với anh, nhưng tuyệt nhiên cách nghĩ của anh về “ngày lành tháng tốt/ việc tốt – xấu/ rủi - may/ vvv” cũng không suy suyễn! Nghĩa là anh vẫn cứ tin vào mãnh lực siêu nhiên mầu nhiệm mơ hồ, bám theo những “lịch sách về ngày giờ/ bói số/ rủi may… ”, hay từ các trang mạng, từ những “ông bà” thầy quê mùa xem quẻ, bói số (có khi thất học, mù lòa), để cầu được hướng dẫn về cách đem lại “phước báu & an lành” cho mình và gia đình…
Có lần tôi hỏi anh: “Do đâu anh tin vào những điều “bói đoán & khuyên dạy” viễn vong ngoài Kinh sách của Phật?”. Anh im lặng.
Tôi nhớ, Đức Phật có dạy rất rõ về sự “sướng & khổ” (thành/bại – tốt/xấu) của dời người đều do “nghiệp lực” của chính mình đã tạo tác, do tâm niệm và hành vi thiện & ác của con người mà sinh – không thể do bất cứ điều gì khác; bởi “nếu nói năng và hành động với Tâm ô nhiễm, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến, như bánh xe lăn theo chân con thú kéo xe” (và ngược lại: “nếu nói năng hoặc hành dộng với Tâm thanh tịnh, sự vui vẻ sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng với hình”) (PC 2 & 3 Phẩm Yamakavaggo).
Lời dạy nầy, phù hợp với “Lý Nhân Quả & Nghiệp Báo” tuyệt đối: Gieo nhân nào, phải gặt quả ấy! Không thể đã gây tạo điều xấu ác mà nhận được thiện lành, an vui, tốt đẹp được! Không có bất kỳ vị Thánh & thần nào, (hay ông bà cha mẹ…) có thể đem đến cho ta “phước báu & hạnh phúc” khi chính tâm ta & việc làm của ta đều hướng về hành vi bất thiện/ tà ác cả! Ngược lại, cũng không thể có vị Thánh & thần nào đem đến cho ta “khổ nạn & bất hạnh” khi chính tâm ta & việc làm của ta đều hướng về điều thiện lành/ tốt đẹp! Ví như “Với bàn tay không thương tích, có thể nắm thuốc độc mà không bị nhiễm độc; với người không làm ác thì không bao giờ bị ác!” (PC 124 – Phẩm Papavaggo). Đây cũng là một lẽ rất tự nhiên, công bình, bởi vì “người nào cầu yên vui cho mình, mà lại lấy dao gậy não hại kẻ khác, thì sẽ không được an vui!” (PC 132 – Phẩm Dandavaggo). Câu kết luận sau đây sẽ là một định luật cho muôn đời: “Nhân như vậy, duyên như vậy, quả như vậy, báo như vậy – trước sau rốt ráo như vậy!” (Kinh Kim Cang). Nếu “đã lỡ” tạo nghiệp chẳng lành từ lâu xa vì vô minh, cách duy nhất là cần nổ lực “chuyển nghiệp”, làm theo theo lời Phật dạy, để dần dần có quả lành, nghiệp lành trong tương lai...Không một ai có “quyền phép” nào, có thể làm thay ta để “chuyển nghiệp giúp” được cả - ngay Đức Phật thế tôn!
Trong Kinh tạng Nikaya Tăng chi bộ I, chương 3, phẩm Cát tường, phần Buổi sáng tốt đẹp, có ghi lại:
“Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:
Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi sáng, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện; các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi sáng tốt đẹp.
Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi trưa, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện; các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi trưa tốt đẹp.
Các loài hữu tình nào, này các Tỷ kheo, vào buổi chiều, thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện; các loài hữu tình ấy, này các Tỷ kheo, có một buổi chiều tốt đẹp... “.
Tóm lại, việc tin rằng sẽ có sẵn “ngày lành tháng tốt” cho mỗi người được “sách vở” ghi lại là không có cơ sở, mơ hồ, không logic. Có thể nghĩ, sẽ có ngày tháng tốt (thích hợp) cho mỗi người, là tùy vào hoàn cảnh, sự sinh hoạt, và khả năng lo liệu của người ấy mà thôi. Gần đây, những ngày hiếu hỷ, sum họp, lễ cúng (…) - thường được “chọn” tổ chức vào ngày thứ 7, Chủ nhật, hay vào ngày cuối tháng; bởi dường tất cả đều được thư thả, sẽ dễ dàng tham dự, chung vui…
Suy nghĩ như vậy, theo thiển ý - mọi người hãy nên “tự làm” cho mình mỗi ngày đều là ngày lành, ngày tốt với “Thân làm việc thiện, nói lời nói thiện, ý nghĩ điều thiện” – đó mới là phương cách duy nhất, để đạt được ước nguyện chân chính của người con Phật; vì nó phù hợp và cần thiết với đời sống của con người, của xã hội văn minh!

  Trở lại chuyên mục của : Mang Viên Long