NGÃ DU TỬ
Góp Lời Phong Nguyệt
Sánh vai về chốn thư hiên
Góp lời phong nguyệt nặng nguyền núi sông
Nguyễn Du
Hơn 50 năm trước cụ Vương Hồng Sển có viết cuốn THÚ CHƠI SÁCH, lượng xuất bản sách đến vài ngàn bản (cơ sở báo chí và xuất bản Tự Do, Sài Gòn 1961) thế mà giờ nầy muốn tìm cuốn sách ấy để đọc không phải chuyện dễ, chúng ta sẽ mua với giá rất đắc, những người thích đọc cuốn đó khó có thể mua được vì nó đã là sách hiếm may ra còn ở những người sưu tầm sách.
Mới đây, tác giả Trần Trọng Cát Tường trong tinh thần yệu sách rồi chơi sách anh đã sưu tầm hơn 15 ngàn bản sách, thao thức với cách chơi sách trong thời đại mới, thì ra nghề chơi lắm công phu, tôi đọc trên mạng giới thiệu VỀ CHỐN THƯ HIÊN của anh, tôi thích quá, tính hỏi tìm mua, không ngờ tôi được nhà thơ Khắc Minh thay mặt tác giả tặng cuốn sách ấy, tôi đọc chậm rãi để tìm xem tác giả thế hệ sau có gì khác với xưa, ngày trước chưa có internet như bây giờ, tôi nghĩ thời nầy muốn sưu tầm, tìm tòi bất cứ điều gì internet cũng có thể giải quyết, cho nên chắc không còn mấy ai mặn nồng với thú chơi sách, nhất là thú sưu tầm sách, thì ra cách nghĩ và cách chơi trong trần gian nầy chẳng ai giống ai, Trần Trọng Cát Tường đọc sách, chơi sách rồi viết sách mỗi cách đều có một nổi riêng của nó, thế nhưng khi xem thận trọng tác phẩm của anh viết mới thấy sự dày công cỡ nào, thú vị quá như một tư liệu khảo cứu sử học về sách, vì vậy tôi viết cho anh như "góp lời phong nguyệt" hầu thêm chút hương và sắc màu của người thưởng ngoạn để độc giả thấy thêm sự đa diện của mỗi mỗi người đọc nó.
Trong vòm trời bát ngát nầy mọi người đều có cái thú riêng tây, nhưng thú tao nhã nhất là thú đọc sách, cao hơn đọc sách là thú chơi sách vì chơi sách đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc, chúng tôi suốt mấy mươi năm đọc sách và viết nên cũng hiểu cái lợi, cái tao nhã của nó, quả tình sau khi đọc xong bản VỀ CHỐN THƯ HIÊN rồi, tôi mới khâm phục tác giả không những đọc viết thận trọng và còn chú giải những điều tưởng chừng không dễ, lịch sử của đất nước ta có những oái oăm thăng trầm nên sách cũng có những trầm thăng thân phận theo lịch sử, nội chuyện sách của miền Nam trước 1975 xuất bản và bây giờ tái bản lại, người có trách nhiệm chặt đầu chặt đuôi một cách tùy ý bất chấp chính bản, không có một nguyên tắc nào như tác giả đã nhắc rất nhiều trong tác phẩm, tác giả đã viết: “ không thể lấy con chữ hiện hành danh xưng hôm nay làm vật chuẩn dọn dẹp những gì đã là dấu ấn lịch sử những gì đã viết ra, nhất là những người đã từ trần thì phải tôn trọng tuyệt đối không được tùy tiện thêm bớt gì hết” (1), ấy vậy mà người có trách nhiệm xuất bản cứ thản nhiên cắt khúc nọ, thêm khúc kia như không có chuyện gì xãy ra, ai đâu mà kiện tụng, chắc họ nghĩ rằng những tác giả ấy (của chế độ trước) cho tái bản là may lắm rồi! nếu có suy nghĩ kiểu tiểu nông ấy thì hỡi ơi, còn gì gọi là văn học, văn hóa. Tuy vậy, tôi vẫn lấy vài điển hình để độc giả thấy rằng thăng trầm của sách cũng như của lịch sử vậy, nhưng có điều tôi tin rằng cái gì của Caesar phải trả lại cho Caesar, ví dụ như bút ký “Ta đã làm gì cho đời ta” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đành rằng họ Vũ là nhân vật văn nghệ Miền Nam Việt Nam đầy tài hoa và không đồng ý triết thuyết chế độ nầy, nhưng khi đã cho tái bản thì rõ ràng phải tôn trọng tác phẩm không được sửa chữa tùy tiện vậy mà những người có trách nhiệm xuất bản lại làm những việc thiếu trách nhiệm trong cách xuất bản, vì vậy tác giả viết: “riêng cuốn TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TA của thi bá Vũ Hoàng Chương ngoài việc hoán đổi thể loại (bút ký) thành hồi ký và thiếu hẳn những chương đoạn mà lẽ ra phải giữ lại đã làm cho bản tái bản (1993) mất đi một số thông tin thú vị. Thực tế, dù sách chứa những đặc tính của một hồi ký với bóng dáng người viết cùng những tư liệu về sinh hoạt văn học liên quan nhưng không phải là hồi ký đúng nghĩa” (2) Ví dụ thứ nhì là cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân một tác phẩm kinh điển văn học Việt Nam ai cũng biết, thế mà nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2010 đổi thành Hoài Thanh, Hoài Trân,( đành rằng người phía bắc và phía nam thường đọc âm TR lẫn lộn với CH) một điều không thể chấp nhận được, đọc là một việc viết lại chuyện khác, không biết những người chịu trách nhiệm xuất bản họ nghĩ gì đến sự cẩu thả đó và tại sao như vậy (3), và còn nhiều nhiều nữa mà tác giả đã dày công thu thập những dữ liệu, chứng cứ ấy từ thú chơi sách mà ra. Lịch sử đã đi qua chúng ta không thể “cải tử hoàn sinh” những điều đã mất, dù những người nặng lòng với văn chương Việt Nam nói chung không thể không ngậm ngùi nhưng hy vọng càng về sau nầy sự quản lý xã hội càng tiến bộ hơn mong rằng người có trách nhiệm với văn chương nói riêng, với xã hội nói chung cũng phải cẩn thận cần có trách nhiệm hơn trong việc tái bản những tác phẩm cũ nhất là tác phẩm của miền Nam.
Qua mấy mươi năm thống nhất nước nhà, ở miền Nam Việt Nam cái thuở ban đầu thân phận sách hình như cũng là tội đồ của chế độ đương thời, nhiều người thừa hành trách nhiệm địa phương (vì ít kiến thức quá) đã ra lệnh thu tóm toàn bộ “văn hóa phẩm đồi trụy của miền nam" dù ấy chỉ là sách văn học thuần túy và vì vậy sách lúc bấy giờ hình như chỉ dùng để nấu bếp, nhóm lửa... may thay vết thương nào cũng lành da thịt, thời gian rồi cũng qua đi giá trị sách càng ngày càng được phục hồi, ở thời điểm nầy, năm 2013 chính quyền còn kêu gọi đọc sách nhưng hơi ôm đồm chữ nghĩa “văn hóa đọc”, vì biết rõ rằng sách là người thầy chỉ biết cho kiến thức nhưng chẳng biết buồn giận ai . Làm thơ, viết văn đã khó với trách nhiệm cao cả là chuyển tải đến người đọc văn ý, văn chương, tư tưởng mà mục đích sau cùng là cộng hưởng với xã hội để mong ngày càng tiến bộ về giáo dục mọi mặt nhằm phụng sự cho dân trí, dân tộc ngày càng phát triển và tự do, ấy vậy mà con số thực trong hiện tại cũng rất khiêm tốn vô cùng, thế mới thấy chơi rồi viết như Trần Trọng Cát tường đầy trách nhiệm với xã hội, với thế hệ kế tiếp cỡ nào. Hãy nghe một người viết về cuốn sách VỀ CHỐN THƯ HIÊN “Đây là cuốn sách viết về chơi sách, chơi nhưng rất có trách nhiệm. Chơi mà đã có trách nhiệm thì làm trách nhiệm còn nhiều hơn nhiều lần nữa. Ai có công việc liên quan tới viết lách, nhất là công việc có tính chất biên khảo, nghiên cứu… cần nên đọc để viết làm sao cho con cháu đời sau bớt lầm đường lạc lối”.(4) có lẽ người viết bài nầy cũng thấy được sự cẩu thả của nhiều người nhân danh viết văn! Ngày nay, sở dĩ nhiều người quay lưng với sách chắc lắm lý do, nhưng cái cơ bản vẫn là tác phẩm mãi nói theo cách vô thưởng vô phạt thiếu tính tư tưởng, một cuốn sách mà không có tính tư tưởng thì nhạt phèo, không đọc có khi hay hơn vì đỡ mất thời giờ. Nói tóm lại VỀ CHỐN THƯ HIÊN không những quyển sách hay mà còn là một tài liệu quý đầy đủ nhiều chi tiết về thú đọc sách và chơi sách. Trong chương cuối “chia phôi ngừng chén” mục tiểu đẫn tác giả đã giúp chúng ta biết nhiều về những từ ngữ chuyên môn trong làm sách, chơi sách chắc chắn không phải ai đọc sách cũng biết.
Trong vòm trời bát ngát nầy mọi người đều có cái thú riêng tây, nhưng thú tao nhã nhất là thú đọc sách, cao hơn đọc sách là thú chơi sách vì chơi sách đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền bạc, chúng tôi suốt mấy mươi năm đọc sách và viết nên cũng hiểu cái lợi, cái tao nhã của nó, quả tình sau khi đọc xong bản VỀ CHỐN THƯ HIÊN rồi, tôi mới khâm phục tác giả không những đọc viết thận trọng và còn chú giải những điều tưởng chừng không dễ, lịch sử của đất nước ta có những oái oăm thăng trầm nên sách cũng có những trầm thăng thân phận theo lịch sử, nội chuyện sách của miền Nam trước 1975 xuất bản và bây giờ tái bản lại, người có trách nhiệm chặt đầu chặt đuôi một cách tùy ý bất chấp chính bản, không có một nguyên tắc nào như tác giả đã nhắc rất nhiều trong tác phẩm, tác giả đã viết: “ không thể lấy con chữ hiện hành danh xưng hôm nay làm vật chuẩn dọn dẹp những gì đã là dấu ấn lịch sử những gì đã viết ra, nhất là những người đã từ trần thì phải tôn trọng tuyệt đối không được tùy tiện thêm bớt gì hết” (1), ấy vậy mà người có trách nhiệm xuất bản cứ thản nhiên cắt khúc nọ, thêm khúc kia như không có chuyện gì xãy ra, ai đâu mà kiện tụng, chắc họ nghĩ rằng những tác giả ấy (của chế độ trước) cho tái bản là may lắm rồi! nếu có suy nghĩ kiểu tiểu nông ấy thì hỡi ơi, còn gì gọi là văn học, văn hóa. Tuy vậy, tôi vẫn lấy vài điển hình để độc giả thấy rằng thăng trầm của sách cũng như của lịch sử vậy, nhưng có điều tôi tin rằng cái gì của Caesar phải trả lại cho Caesar, ví dụ như bút ký “Ta đã làm gì cho đời ta” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, đành rằng họ Vũ là nhân vật văn nghệ Miền Nam Việt Nam đầy tài hoa và không đồng ý triết thuyết chế độ nầy, nhưng khi đã cho tái bản thì rõ ràng phải tôn trọng tác phẩm không được sửa chữa tùy tiện vậy mà những người có trách nhiệm xuất bản lại làm những việc thiếu trách nhiệm trong cách xuất bản, vì vậy tác giả viết: “riêng cuốn TA ĐÃ LÀM GÌ ĐỜI TA của thi bá Vũ Hoàng Chương ngoài việc hoán đổi thể loại (bút ký) thành hồi ký và thiếu hẳn những chương đoạn mà lẽ ra phải giữ lại đã làm cho bản tái bản (1993) mất đi một số thông tin thú vị. Thực tế, dù sách chứa những đặc tính của một hồi ký với bóng dáng người viết cùng những tư liệu về sinh hoạt văn học liên quan nhưng không phải là hồi ký đúng nghĩa” (2) Ví dụ thứ nhì là cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân một tác phẩm kinh điển văn học Việt Nam ai cũng biết, thế mà nhà xuất bản Văn học, Hà Nội 2010 đổi thành Hoài Thanh, Hoài Trân,( đành rằng người phía bắc và phía nam thường đọc âm TR lẫn lộn với CH) một điều không thể chấp nhận được, đọc là một việc viết lại chuyện khác, không biết những người chịu trách nhiệm xuất bản họ nghĩ gì đến sự cẩu thả đó và tại sao như vậy (3), và còn nhiều nhiều nữa mà tác giả đã dày công thu thập những dữ liệu, chứng cứ ấy từ thú chơi sách mà ra. Lịch sử đã đi qua chúng ta không thể “cải tử hoàn sinh” những điều đã mất, dù những người nặng lòng với văn chương Việt Nam nói chung không thể không ngậm ngùi nhưng hy vọng càng về sau nầy sự quản lý xã hội càng tiến bộ hơn mong rằng người có trách nhiệm với văn chương nói riêng, với xã hội nói chung cũng phải cẩn thận cần có trách nhiệm hơn trong việc tái bản những tác phẩm cũ nhất là tác phẩm của miền Nam.
Qua mấy mươi năm thống nhất nước nhà, ở miền Nam Việt Nam cái thuở ban đầu thân phận sách hình như cũng là tội đồ của chế độ đương thời, nhiều người thừa hành trách nhiệm địa phương (vì ít kiến thức quá) đã ra lệnh thu tóm toàn bộ “văn hóa phẩm đồi trụy của miền nam" dù ấy chỉ là sách văn học thuần túy và vì vậy sách lúc bấy giờ hình như chỉ dùng để nấu bếp, nhóm lửa... may thay vết thương nào cũng lành da thịt, thời gian rồi cũng qua đi giá trị sách càng ngày càng được phục hồi, ở thời điểm nầy, năm 2013 chính quyền còn kêu gọi đọc sách nhưng hơi ôm đồm chữ nghĩa “văn hóa đọc”, vì biết rõ rằng sách là người thầy chỉ biết cho kiến thức nhưng chẳng biết buồn giận ai . Làm thơ, viết văn đã khó với trách nhiệm cao cả là chuyển tải đến người đọc văn ý, văn chương, tư tưởng mà mục đích sau cùng là cộng hưởng với xã hội để mong ngày càng tiến bộ về giáo dục mọi mặt nhằm phụng sự cho dân trí, dân tộc ngày càng phát triển và tự do, ấy vậy mà con số thực trong hiện tại cũng rất khiêm tốn vô cùng, thế mới thấy chơi rồi viết như Trần Trọng Cát tường đầy trách nhiệm với xã hội, với thế hệ kế tiếp cỡ nào. Hãy nghe một người viết về cuốn sách VỀ CHỐN THƯ HIÊN “Đây là cuốn sách viết về chơi sách, chơi nhưng rất có trách nhiệm. Chơi mà đã có trách nhiệm thì làm trách nhiệm còn nhiều hơn nhiều lần nữa. Ai có công việc liên quan tới viết lách, nhất là công việc có tính chất biên khảo, nghiên cứu… cần nên đọc để viết làm sao cho con cháu đời sau bớt lầm đường lạc lối”.(4) có lẽ người viết bài nầy cũng thấy được sự cẩu thả của nhiều người nhân danh viết văn! Ngày nay, sở dĩ nhiều người quay lưng với sách chắc lắm lý do, nhưng cái cơ bản vẫn là tác phẩm mãi nói theo cách vô thưởng vô phạt thiếu tính tư tưởng, một cuốn sách mà không có tính tư tưởng thì nhạt phèo, không đọc có khi hay hơn vì đỡ mất thời giờ. Nói tóm lại VỀ CHỐN THƯ HIÊN không những quyển sách hay mà còn là một tài liệu quý đầy đủ nhiều chi tiết về thú đọc sách và chơi sách. Trong chương cuối “chia phôi ngừng chén” mục tiểu đẫn tác giả đã giúp chúng ta biết nhiều về những từ ngữ chuyên môn trong làm sách, chơi sách chắc chắn không phải ai đọc sách cũng biết.
Để kết thúc bài nầy tôi mượn lời của Văn Bảy đăng trên tờ Thể thao Văn hóa “Nếu Thú chơi sách của Vương hồng Sển hấp dẫn vì những câu chuyện và văn phong viết giọng miền Nam tài tình, thì VỀ CHỐN THƯ HIÊN vững vàng vì cách đặt vấn đề khoa học, với lập luận và dẫn chứng, chú thích rõ ràng”, tôi viết cho tác giả Trần trọng Cát Tường chỉ là góp lời phong nguyệt nhằm tỏ bày sự yêu mến của người cần mẫn, công phu, hệ thống và rất trách nhiệm với sách của chính mình trước văn chương vô cùng và cõi đời vô biên.
Sài Gòn, tháng 7/ 2013
------------------------------ ------------------------
(1) trang 88 Về Chốn Thư Hiên của Trần Trọng Cát Tường NXB Hồng Đức, Hà Nội
(2) trang 87 Về Chốn Thư Hiên của Trần Trọng Cát Tường NXB Hồng Đức, Hà Nội
(3) trang 56 Về Chốn Thư Hiên của Trần Trọng Cát Tường NXB Hồng Đức, Hà Nội, trang cuối ghi “ giấy chấp nhận ĐKKHXB số 59/2009 CXB 146/ VH
ngày 04/8/09, in xong và nộp lưu chiếu năm 2010 Cty thương mại và dịch vụ Đinh Tị.
(Hà nội) liên kết xuất bản
(4) trang webblog ngohuudoan Tháng 6/2013