NGÃ DU TỬ
Khai Trường, Em Không Còn Đi Học
Truyện ngắn
Truyện ngắn
Một tai nạn quái ác đã làm anh Hồ, người thợ hồ cần mẫn với công việc, nhiều ước mơ cho Thư - cô con gái học xong lớp một, cậu con trai Hùng đang trong lớp chồi trường mẫu giáo không biết sẽ về đâu?.
Tương lai cho hai đứa con có lẽ chỉ còn trông chờ vào xấp vé số hằng ngày trên đường của mẹ nó từ đầu xã đến cuối thôn.
Sau tai nạn anh phải nằm nhà, từ khi xuất viện quay về với căn nhà thân yêu ấy anh buồn lắm, bởi cánh tay và chân trái anh hầu như không hoạt động được: Liệt. Thỉnh thoảng anh chậm chạp bước ra trước hè nhìn ngắm trời mây rồi than thở:
- Chẳng lẽ tôi không làm việc để kiếm tiền cho hai đứa con ăn học được, đời cha mẹ đã thiếu chữ nghĩa, chỉ mong nỗ lực với con cái mai nầy sẽ đỡ hơn vợ chồng tôi. mơ ước ấy ông trời cũng không cho thực hiện được, sao trời bất công với chúng tôi vậy?
Buổi chiều, ngồi vào bàn ăn, vợ anh hơi lúng túng, anh cảm nhận như có điều gì?
Vợ anh nói với anh rất nhỏ sợ các con nghe được tụi nó buồn:
- Anh à, em không thể cho con gái lớn đi học được nữa, trong mấy tháng hè em cố gắng trích tiền mua lần vài cuốn sách văn, toán lớp 2, con bé vui lắm ngoài công việc nhà xong nó mở sách ê a đọc, bất chợt em về thấy hết mệt nhọc vì con mình chăm học.
Sáng nay em lên trường của nó hỏi cô giáo lớp 2, cô bảo tiền PHHS và cơ sở vật chất 650 ngàn, tiền sách vở nữa ... cũng gần cả triệu, còn tiền cho thằng cu nữa biết ở đâu ra? Thằng cu chắc phải cho nó đến lớp chứ ai trông nom nó mà chạy gạo, kiếm cơm bây giờ. Chắc là cho con Thư nghỉ phụ bán với em để cùng nhau nuôi và chăm sóc anh biết đâu sẽ đỡ hơn và anh lại làm việc kiếm tiền cho con đi học lại.
Hồ không nói gì, nhìn tay trái và chân trái lòng rười rượi buồn, bất chợt anh cũng trả lời:
- Thời gian phục hồi cho tay chân anh chắc lâu lắm, chẳng lẽ để con bé thất học! anh thở dài, Trời ơi. Thôi, tùy em định liệu nhà mình nghèo phải chịu thôi, mà anh thì...
Quay sang con gái người mẹ nước mắt lưng tròng khéo léo quẹt đi lệ rơi dài trên má, với thái độ bình tĩnh nói với con gái yêu:
- Con thương ba con chứ?
Con bé hân hoan:
- Con thương ba nhiều lắm, con mong ba lành bệnh kiếm tiền để cho con và em đi học.
Mùa khai giảng sắp tới mẹ đã mua cho con cặp và mấy quyển sách để con vào trường nhưng ba bây giờ không làm gì được một mình mẹ nuôi cả bốn người chắc mẹ chết mất, vé số càng ngày người ta càng ít mua hơn và người bán lại thêm nhiều hơn.
Con gái như hiểu ý mẹ nó:
- Mẹ à, hay con học một buổi còn một buổi phụ với mẹ, con cố gắng chắc sẽ được mẹ à.
***
Tối ấy Hồ và vợ anh thỏ thẻ với nhau rất khẽ khàng dù các con đã say giấc, vì sợ con nó nghe làm tổn thương tinh thần nó, biết đâu có phép mầu từ những tờ vé số rủi may trước cuộc đời khốn khổ đã vô tình ập đến nhà anh.
Kể từ hôm ấy, chị lúc nào bán cũng chừa một tấm vé mà chị ưng ý nhất cất thật sâu vào trong bọc đựng tiền, và cũng từ buổi tối ấy con bé cứ lon ton chạy theo mẹ " tập sự" những lúc quán xá đông người hai mẹ con chia nhau ra mời khách, người quen chị cũng hỏi han:
- Cháu nó cũng theo chị bán phụ à,
- Còn cả tháng nữa mới nhập học, gia cảnh khó quá cho cháu theo để có thêm mà mua sách vở học tập, Chị trả lời qua loa cho xong
Thỉnh thoảng trên đường vắng thấy chị nhắm mắt đi nhưng lâm râm trong miệng cháu buột miệng hỏi:
- Sao mẹ đi mà nhắm mắt ruổi xe đụng sao, bây giờ người ta chạy xe ẩu lắm mẹ ơi, hôm trước chú Ba xóm mình đi sát đường cũng bị chú thanh niên tông, những lúc ấy chị lại xuýt xoa trong lòng vỗ về con:
- À, mẹ chỉ hé thôi chứ không nhắm hết, mẹ còn thấy đường mà, nó nào biết chị nguyện cầu tấm vé mà chị cất trong đáy túi có khi nhờ lời nguyện cầu ấy mà trở nên ông Tiên ông Bụt để cháu được đến trường với chúng bạn. Nhưng tuyệt nhiên lời nguyện cầu không linh ứng và ngày khai trường cũng chưa chính thức những đến ngày 5 tháng 9 cơ mà, nhưng trường của cháu bắt đầu học năm nay chính quyền cho các em học trước hai tuần lễ, các bạn Thư đã cắp sách đến trường cùng với mẹ cha trong bộ áo quần mới trắng xanh với con trai và đầm xanh với con gái khá đẹp.
Bé Thư biết điều ấy khi ngang qua trường tiểu học, nó thả tay mẹ đứng lại nhìn một hồi lâu như thu vào tầm mắt mấy người bạn cùng lớp một, xong rồi mới lật đật chạy theo mẹ, lúc ấy chị như kẻ mất trí, nước mắt cứ rơi khi nhìn con với thái độ quan sát. Kịp đến cùng mẹ, nó thấy mắt mẹ buồn nhưng nó hỏi rất ngây thơ:
- Mẹ à, con nhìn vào lớp thấy mấy bạn lớp con năm ngoái đang ngồi học trên bục giảng có cô giáo mới.
Chị cố chống chế:
- Sao con biết, nhà trường khai giảng ngày 5/9 cơ mà, hôm qua con xem chương trình tivi con không biết à? hôm nay trên vé mình bán ghi 27/8
- Dạ con cũng có nghe, nhưng không biết sao các bạn con lại đi học, hay là các bạn nhà có tiền thầy cô cho đi học thêm trước. Thư hồn nhiên nói vậy
Mặt trời lên cao hơn, tia nắng hồng của mùa thu chói chang nhưng ấm áp hai mẹ con nắm tay đi trên con đường dài và rộng, con đường liên xã được tráng nhưa rất khang trang của miền Tây Nam bộ, thỉnh thoảng ngọn gió sớm làm mất lòng hai mẹ con, phía trước có mấy quán cafe nhiều người thường ngồi uống, bên kia là vài hàng quán bán thức ăn sáng, hai mẹ con lại chia nhau vào mời mọc, hầu mong xấp vé số mỏng dần, điều nầy đồng nghĩa với tập sách của Thư đầy đủ để chuẩn bị cho năm học mới với bao nhiêu ý nghĩ của em thường ngày thỏ thẻ cùng mẹ .
***
Khi người ta khó người ta cố trông mong điều may mắn sẽ đến hầu giải quyết được cảnh khó của mình. Trong cuối cùng của tháng tám và đầu tháng chín của mùa thu, mọi sinh hoạt của gia đình vợ chồng anh Hồ không có gì thay đổi.
Khi hôm, mẹ đã nói rất nhiều với bé Thư, ngày mai là ngày khai trường con thương mẹ nghĩ học năm nay, sang năm mẹ cố gắng sẽ cho con đi học lại con nhé, em Hùng còn nhỏ quá không thể để ở nhà với ba được nên phải tới trường mầm non. Mẹ rất xin lỗi con vì nhà mình nghèo quá, mẹ mong con đừng trách ba mẹ, con cố gắng đi bán với mẹ, biết đâu trời thương con sẽ mau đi học lại với các bạn.
Con bé không nói không rằng bật khóc như chưa tùng biết khóc, cái khóc của nó làm xốn xang đến tâm can, ba mẹ nó đã đành, thằng em nó cũng khóc theo. Nó ấm ức cả tiếng đồng hồ cho đến khi nó ngủ thiếp.
Hôm sau ba mẹ con cùng đi đến trường với cu Hùng, chị kịp gửi cho cô giáo rồi vội vả cùng bé Thư đi bán, chị không đi đường ngang qua trường tiểu học của nó vì sợ con mình buồn, chị dẫn trờ đi đường khác, Thư hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ cho con đi ngang con đường có trường con để con xem các bạn con vào trường rồi đi bán cũng được mà.
Ngẫn ngơ một hồi lòng chị chùng xuống như dây dàn buông trục, lòng chị băn khăn nước mắt chị chảy dài rơi xuống đất, nỗi buồn có lẽ khi lập gia đình đến giờ chưa bao giờ buồn hơn lúc nầy, con bé thấy mẹ khóc thương mẹ vô cùng, nói lại hỏi:
- Sao mẹ khóc? Lần nầy thì chính chị chứ không phải bé Thư, chị vỡ òa thành tiếng khóc nức nở.
- Mẹ xin lỗi con, tha thứ cho ba mẹ vì không có tiền cho con đến trường nên mẹ không thích cho đi đường ngang trường con, mẹ sợ con khóc.
Hai mẹ con dừng trước cổng trường, chị đi ra xa hơn nhìn đứa con mà lòng dậy lên nỗi buồn không thể nói thành lời. Còn bé Thư đứng áp sát cửa trường nhìn các bạn mình cùng lớp đang nô nức với mùa khai giảng mới. Học sinh cả trường sắp thành hàng trên sân, lời thầy hiệu trưởng vang vang sau tiếng trống khai trường, vài phát biểu của người khác đến khi học sinh vào lớp, con bé quay đi mắt u buồn như đánh mất điều gì to tát trong lòng nó.
- Thư à, đi bán thôi con để còn về lo cho ba nữa
- Dạ, con biết rồi, nó lật đật chạy vù đến mẹ, vẫn liến thoắng nói :
- Con sẽ không đi học trong năm học nầy, mai mốt mẹ bán có nhiều tiền con sẽ đi học lại nghe mẹ, con thích được đi học.
Ngoài đường xe cộ vẫn tấp nập, hối hả, nhịp sống cứ ồn ào từng phút từng giây chỉ có mẹ con Thư bước đều đi trên con đường dài và rộng nhưng lần nầy mẹ con nó yên lặng không nói một lời nào, tiếng dép trên đường của nó vẫn lách tách mang theo hoài bão của hai mẹ con: - ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG