NGÔ VĂN CƯ
Trôi Về Phía Cũ
Trôi Về Phía Cũ
Xuân hạ thu đông, bốn mùa luân phiên thay đổi. Nhưng thời gian luôn trôi về phía trước, mà những yêu thương, kỷ niệm của mỗi chúng ta lại ở trong quá khứ, chẳng thể quay lại. Phải chăng, quá khứ nhiều khi chỉ là một khoảng thời gian làm cho ta thêm phần luyến tiếc, nhớ nhung, chẳng thể nào quên. Dẫu thời gian đi về phía tương lai nhưng ai cũng có một quá khứ để nhớ về. Tốt xấu, vui buồn,… đã qua và liệu có tốt không khi ta mãi nhớ về chuyện đã trôi xa? Ta sẽ nhận được gì khi cứ lục tìm quá khứ? Ta sẽ nhận được gì ngoài nỗi nhớ thương và luyến tiếc? Nhưng dẫu là đã xa xôi lắm rồi, tuổi trẻ của mỗi người đều có một thứ gì đó mà mỗi khi giật mình quay lại. Và, tôi cũng đã nhiều lần quay lại như thế!
Khi ta già mới nhận thấy đời người thật ngắn ngủi nhưng vì còn có thêm kỷ niệm nên mới dài thêm ra. Thôi thì cứ quay về với kỷ niệm tuổi thơ để đời dài thêm những bước đi chệnh choạng, chênh vênh nhưng đầy tự tin về phía tuổi già…
Khi ta già mới nhận thấy đời người thật ngắn ngủi nhưng vì còn có thêm kỷ niệm nên mới dài thêm ra. Thôi thì cứ quay về với kỷ niệm tuổi thơ để đời dài thêm những bước đi chệnh choạng, chênh vênh nhưng đầy tự tin về phía tuổi già…
Tuổi thơ của tôi bắt đầu từ gia đình.
Tôi là con trai cả trong một gia đình đông con. Cái thời mà chưa có kế hoạch sinh đẻ cho mỗi gia đình cùng với quan niệm trời sinh voi, trời sinh cỏ và nghèo khó lấy họ mà đong; nhất là dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa thì ông bố nào có được 6 đứa con thì sẽ hoãn đi quân dịch. Như vậy đông con cũng là một lý do để… trốn lính! Nhưng đấy là chuyện xã hội chẳng hề liên quan đến những kỷ niệm buồn vui thời trẻ thơ của tôi. Dẫu sao, chuyện lớn nhỏ của đất nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của anh em tôi. Nhớ lúc tôi khoảng chín mười tuổi thì cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm xảy ra. Tôi còn nhỏ quá nào biết gì nhưng rất vui khi thấy những khung ảnh có hình của Tổng thống bị vất ra ngoài đường. Bọn trẻ chúng tôi thấy khung và hình ảnh đẹp nên lượm về cất giấu thật kỹ ở sau nhà. Chuyện này ba tôi biết được nên cấm tiệt anh em tôi ra khỏi nhà bằng cách phải nằm ngủ trưa trên cái phản gõ nhà trên. Đây cũng là một cực hình. Tôi nằm ngoài cùng, lần lượt ba đứa em nhỏ. Một chiếc roi dài đặt ngang bụng. Đứa nào cũng sợ cái roi mà nhắm mắt nhưng có ngủ được đâu. Đợi tiếng chân của ba đi xa thì mắt mở, miệng nói. Ban đầu còn giữ kẽ: mắt he hé, tiếng nho nhỏ… rồi lại ồn ào; không ít lần vì không ngủ trưa mà bị phạt roi. Ngọn roi của ba tôi là bài học đầu tiên của anh em tôi. Sau này, khi có vốn chữ nghĩa, nhớ lại lằn roi xưa, tôi đã viết:
Tuổi thơ
Treo trên đầu ngọn roi của cha
Lặn vào tiếng thở dài của mẹ
Bập bềnh trên dòng sông quê hương.
(Bên dòng sông quê - Trích Lang thang miền nhớ)
Má tôi thì thường không nói gì, chỉ thở dài mà… buồn!
Nhà nghèo, đông con nhưng ba tôi rất chú trọng đến việc giáo dục kiến thức cho con. Tất cả đều được đến trường. Thời ấy, cấp tiểu học thì được học ở trường công lập. Nhưng khi chuyển lên Trung học đệ nhất cấp hoặc đệ nhị cấp (từ lớp 6 đến lớp 9 hoặc lớp 10 đến lớp 12) thì chỉ học sinh giỏi mới đậu vào trường công lập; còn lại thì phải học trường tư thục. Khi tôi đến tuổi đáng lẽ cắp sách đến trường thì quê tôi đã là vùng tranh chấp. Ba tôi phải tự dạy chữ cho những đứa con tại nhà (Ba tôi đã có bằng yếu lược và là một trong nhiều người có chữ nghĩa được kính trọng trong vùng). Mãi đến sau này, tôi cứ ngạc nhiên mãi, với trình độ yếu lược (tương đương lớp
3) mà ba tôi đã giảng cho tôi về các bài toán đố vòi nước, bài toán chuyển động, bài toán quy tắc tam xuất và các bài học địa lý, lịch sử, đức dục… ở lớp nhất (tương đương lớp 5) thời tôi học! Học sinh bây giờ mỗi năm được học chương trình giảm tải dần nhưng vẫn thấy chương trình vẫn nặng với tuổi trẻ mà kiến thức thì… không bằng. Tôi học trường công ở xã chỉ một học kỳ lớp năm (lớp 1) thì phải nghỉ vì chiến sự. Quê tôi thành vùng “xôi đậu” mất an ninh. Khi tôi đến trường lần nữa thì đã được ngồi học ở lớp ba! Dù học ở trường nhưng bài vở được ba tôi kiểm tra kỹ lưỡng ở nhà. Không có chuyện đến lớp mà bài chưa thuộc hoặc chưa hoàn thành bài kiểm tra cho về nhà.
Tôi là con trai cả trong một gia đình đông con. Cái thời mà chưa có kế hoạch sinh đẻ cho mỗi gia đình cùng với quan niệm trời sinh voi, trời sinh cỏ và nghèo khó lấy họ mà đong; nhất là dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa thì ông bố nào có được 6 đứa con thì sẽ hoãn đi quân dịch. Như vậy đông con cũng là một lý do để… trốn lính! Nhưng đấy là chuyện xã hội chẳng hề liên quan đến những kỷ niệm buồn vui thời trẻ thơ của tôi. Dẫu sao, chuyện lớn nhỏ của đất nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của anh em tôi. Nhớ lúc tôi khoảng chín mười tuổi thì cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm xảy ra. Tôi còn nhỏ quá nào biết gì nhưng rất vui khi thấy những khung ảnh có hình của Tổng thống bị vất ra ngoài đường. Bọn trẻ chúng tôi thấy khung và hình ảnh đẹp nên lượm về cất giấu thật kỹ ở sau nhà. Chuyện này ba tôi biết được nên cấm tiệt anh em tôi ra khỏi nhà bằng cách phải nằm ngủ trưa trên cái phản gõ nhà trên. Đây cũng là một cực hình. Tôi nằm ngoài cùng, lần lượt ba đứa em nhỏ. Một chiếc roi dài đặt ngang bụng. Đứa nào cũng sợ cái roi mà nhắm mắt nhưng có ngủ được đâu. Đợi tiếng chân của ba đi xa thì mắt mở, miệng nói. Ban đầu còn giữ kẽ: mắt he hé, tiếng nho nhỏ… rồi lại ồn ào; không ít lần vì không ngủ trưa mà bị phạt roi. Ngọn roi của ba tôi là bài học đầu tiên của anh em tôi. Sau này, khi có vốn chữ nghĩa, nhớ lại lằn roi xưa, tôi đã viết:
Tuổi thơ
Treo trên đầu ngọn roi của cha
Lặn vào tiếng thở dài của mẹ
Bập bềnh trên dòng sông quê hương.
(Bên dòng sông quê - Trích Lang thang miền nhớ)
Má tôi thì thường không nói gì, chỉ thở dài mà… buồn!
Nhà nghèo, đông con nhưng ba tôi rất chú trọng đến việc giáo dục kiến thức cho con. Tất cả đều được đến trường. Thời ấy, cấp tiểu học thì được học ở trường công lập. Nhưng khi chuyển lên Trung học đệ nhất cấp hoặc đệ nhị cấp (từ lớp 6 đến lớp 9 hoặc lớp 10 đến lớp 12) thì chỉ học sinh giỏi mới đậu vào trường công lập; còn lại thì phải học trường tư thục. Khi tôi đến tuổi đáng lẽ cắp sách đến trường thì quê tôi đã là vùng tranh chấp. Ba tôi phải tự dạy chữ cho những đứa con tại nhà (Ba tôi đã có bằng yếu lược và là một trong nhiều người có chữ nghĩa được kính trọng trong vùng). Mãi đến sau này, tôi cứ ngạc nhiên mãi, với trình độ yếu lược (tương đương lớp
3) mà ba tôi đã giảng cho tôi về các bài toán đố vòi nước, bài toán chuyển động, bài toán quy tắc tam xuất và các bài học địa lý, lịch sử, đức dục… ở lớp nhất (tương đương lớp 5) thời tôi học! Học sinh bây giờ mỗi năm được học chương trình giảm tải dần nhưng vẫn thấy chương trình vẫn nặng với tuổi trẻ mà kiến thức thì… không bằng. Tôi học trường công ở xã chỉ một học kỳ lớp năm (lớp 1) thì phải nghỉ vì chiến sự. Quê tôi thành vùng “xôi đậu” mất an ninh. Khi tôi đến trường lần nữa thì đã được ngồi học ở lớp ba! Dù học ở trường nhưng bài vở được ba tôi kiểm tra kỹ lưỡng ở nhà. Không có chuyện đến lớp mà bài chưa thuộc hoặc chưa hoàn thành bài kiểm tra cho về nhà.
Nhờ vậy mà những điều tôi học được khắc sâu vào trí nhớ. Khi những đứa em tôi đến trường, tôi lại thay ba để “giảng dạy” lại những kiến thức đã học được cho chúng nó.
Và cứ thế, chúng tôi học mà lớn lên.
Nhưng đâu chỉ trường mới dạy cho chúng tôi thành người. Gia đình góp một phần không nhỏ. Đơn cử một chuyện chia quà. Thời ấy, nhà nào chẳng có bụi mía ở góc vườn. Chúng tôi thường tranh nhau bẻ và ăn thoải mái. Nhưng một hôm ba tôi bắt được và bài học cũng bắt đầu. Ông chặt một cây, róc cẩn thận mắt, rễ… rồi chia thành những đoạn không đều nhau. Phía gốc ngắn. Càng lên phía ngọn thì càng dài. Khi chia, đứa nhỏ nhất được chọn trước nhất… Tôi là người sau cùng và bao giờ cũng được khúc mía ngắn nhất nhưng ngon ngọt nhất. Cứ thế mà ba không giải thích gì cả. Má thì không nói, chỉ im lặng và… cười! Lớn lên mới thấy ba tôi vẫn có chế độ ưu tiên nhưng thật công bằng. Nhiều chưa chắc đã ngon. Nhưng ngon thì không thể nhiều được. Lòng tham, ham nhiều đã làm mờ mắt con người. Và sau này, tôi cũng có chia mía cho các em nhưng nói trước, muốn nhiều thì lấy khúc ngọn, muốn ngọt thì lấy khúc gốc. Và đâu phải lúc nào tôi cũng được ăn khúc gốc!
Dẫu được giáo dục khép kín từ trường tới nhà nghiêm ngặt như thế nhưng anh em chúng tôi vẫn có những chuyến “sổng chuồng” để được chạy vù ra khoảng trời tự do ngoài kia. Ngoài buổi chiều chủ nhật được chơi thoải mái trên cánh đồng làng cùng bè bạn trang lứa với nhiều trò chơi tuổi thơ thì chúng tôi còn có một chiều thứ Năm chơi ở nhà (Chiều thứ năm hàng tuần trường cho nghỉ học). Khi được nghe kể chuyện trộm xoài, trộm táo, bắt chim, tắm sông… thì trí tưởng tượng của anh em tôi luôn hướng về soi bãi bến sông phía trước nhà. Và, cứ hễ trưa nào ba tôi bận việc, lơ là một chút là mấy anh em tôi lẻn ra bãi sông. Chỉ mình tôi bị đòn roi trong trò chơi tập bơi trên sông khi phát hiện vì… lớn nhất đàn! Rồi có một chuyện xảy ra làm mấy anh em tôi từ giã những buổi trưa hè tuyệt vời ở bến sông. Anh em tôi chỉ dám tắm ở khu vực nước cạn vì chưa ai rành bơi lội. Tuy vậy vẫn giao nhiệm vụ luân phiên cho từng người theo dõi đứa út còn nhỏ. Hôm ấy vì mãi mê chơi mà đứa út ngã vào vùng nước cạn nhưng bị sặc nước nằm xuội lơ. Chúng tôi làm đủ cách để em tỉnh lại theo kiểu trẻ con. Đã bàn đến chuyện bỏ nhà trốn ngọn roi của ba. Nhưng đi đâu bây giờ? May là em đã tỉnh lại. Từ đó anh em tôi chỉ dám ngồi trên bờ hoặc tắm rất gần mép sông mặc cho bạn bè tung tăng đùa giỡn! Tôi đã bắt đầu ý thức về những trò chơi và ham muốn nguy hiểm của mình.
Và cứ thế, chúng tôi học mà lớn lên.
Nhưng đâu chỉ trường mới dạy cho chúng tôi thành người. Gia đình góp một phần không nhỏ. Đơn cử một chuyện chia quà. Thời ấy, nhà nào chẳng có bụi mía ở góc vườn. Chúng tôi thường tranh nhau bẻ và ăn thoải mái. Nhưng một hôm ba tôi bắt được và bài học cũng bắt đầu. Ông chặt một cây, róc cẩn thận mắt, rễ… rồi chia thành những đoạn không đều nhau. Phía gốc ngắn. Càng lên phía ngọn thì càng dài. Khi chia, đứa nhỏ nhất được chọn trước nhất… Tôi là người sau cùng và bao giờ cũng được khúc mía ngắn nhất nhưng ngon ngọt nhất. Cứ thế mà ba không giải thích gì cả. Má thì không nói, chỉ im lặng và… cười! Lớn lên mới thấy ba tôi vẫn có chế độ ưu tiên nhưng thật công bằng. Nhiều chưa chắc đã ngon. Nhưng ngon thì không thể nhiều được. Lòng tham, ham nhiều đã làm mờ mắt con người. Và sau này, tôi cũng có chia mía cho các em nhưng nói trước, muốn nhiều thì lấy khúc ngọn, muốn ngọt thì lấy khúc gốc. Và đâu phải lúc nào tôi cũng được ăn khúc gốc!
Dẫu được giáo dục khép kín từ trường tới nhà nghiêm ngặt như thế nhưng anh em chúng tôi vẫn có những chuyến “sổng chuồng” để được chạy vù ra khoảng trời tự do ngoài kia. Ngoài buổi chiều chủ nhật được chơi thoải mái trên cánh đồng làng cùng bè bạn trang lứa với nhiều trò chơi tuổi thơ thì chúng tôi còn có một chiều thứ Năm chơi ở nhà (Chiều thứ năm hàng tuần trường cho nghỉ học). Khi được nghe kể chuyện trộm xoài, trộm táo, bắt chim, tắm sông… thì trí tưởng tượng của anh em tôi luôn hướng về soi bãi bến sông phía trước nhà. Và, cứ hễ trưa nào ba tôi bận việc, lơ là một chút là mấy anh em tôi lẻn ra bãi sông. Chỉ mình tôi bị đòn roi trong trò chơi tập bơi trên sông khi phát hiện vì… lớn nhất đàn! Rồi có một chuyện xảy ra làm mấy anh em tôi từ giã những buổi trưa hè tuyệt vời ở bến sông. Anh em tôi chỉ dám tắm ở khu vực nước cạn vì chưa ai rành bơi lội. Tuy vậy vẫn giao nhiệm vụ luân phiên cho từng người theo dõi đứa út còn nhỏ. Hôm ấy vì mãi mê chơi mà đứa út ngã vào vùng nước cạn nhưng bị sặc nước nằm xuội lơ. Chúng tôi làm đủ cách để em tỉnh lại theo kiểu trẻ con. Đã bàn đến chuyện bỏ nhà trốn ngọn roi của ba. Nhưng đi đâu bây giờ? May là em đã tỉnh lại. Từ đó anh em tôi chỉ dám ngồi trên bờ hoặc tắm rất gần mép sông mặc cho bạn bè tung tăng đùa giỡn! Tôi đã bắt đầu ý thức về những trò chơi và ham muốn nguy hiểm của mình.
Hồi ấy, chúng tôi đi học rất vô tư. Không hề đặt cho mình những câu hỏi đại loại “Học để làm gì? Học như thế nào? Học cái gì?...”. Cha mẹ cho con đi học là để biết chữ, biết lễ nghĩa, thành người hữu dụng. Còn chúng tôi đi học là để được đi chơi thoải mái với bạn bè. Tất tật trò chơi tuổi thơ đều được lứa học trò chúng tôi mang đến sân trường: Đánh bi, chơi vụ, đánh chuyền, nhảy dây… Đôi khi vật lộn, đánh nhau… dù biết rằng sẽ bị thầy giáo đánh rất đau. Đó là chuyện bình thường vì học sinh nào chẳng bị đánh, chỉ có bị nhiều hoặc ít mà thôi… Trong lớp học, thầy giáo dạy gì thì học nấy, răm rắp làm theo hướng dẫn của thầy. Về nhà thì tối tối bên cái đèn dầu tù mù học thuộc bài để khi đến lớp thầy hỏi phải trả lời cho đúng. Chuyện học thêm rất xa lạ và trừu tượng, có chăng là mỗi cuối kỳ mấy đứa học dốt phải tập trung phụ đạo ít buổi để có kiến thức làm bài kiểm tra… Mãi đến những năm cuối Trung học Đệ nhất cấp (Cấp THCS) chúng tôi mới ý thức đến việc học. Chỉ có học mới khỏi đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn. Và có học giỏi mới được xã hội trọng vọng và có địa vị trong xã hội!
Khi xong chương trình Trung học Đệ nhất cấp, chúng tôi phải chia tay nhau vì nhiều lý do. Một số không thể theo học nữa, ra trường làm lao động tự do hoặc học nghề… Những học sinh còn theo học cấp Trung học Đệ nhị cấp cũng phân thành những lớp chuyên ban nên không còn bao nhiêu học sinh ngồi chung lớp. Tình cảm quyến luyến hiện rõ trên mỗi khuôn mặt. Nhất là đến tuổi này, thứ tình yêu trong sáng và thuần khiết giữa nam nữ đã len vào mỗi tâm hồn học sinh. Đâu còn cái thời quần xanh áo trắng vô tư và hồn nhiên cắp sách đến trường. Bây giờ mỗi mùa hè mang màu hoa đỏ rực sân trường cùng tiếng ve râm ran mà tim đập rộn ràng vì sắp nói lời xa nhau… Ôi! Cái thời đẹp đẽ và trong trẻo như những vạt nắng, ngọn gió của ngày hè trời trong mát! Cứ thế từ gia đình đến nhà trường mà chúng tôi lớn lên…
Bây giờ, nhớ lại một thời mà mỗi chúng ta khi nhắc đến đều nhớ quay nhớ quắt đến thèm thuồng, đến điên cuồng mà muốn được một lần trở về. Để thấy mình lại đang nằm đợi ngọn roi của cha, nghe tiếng nấc buồn của mẹ hoặc đang ngồi trong lớp học, có tiếng thầy cô trên bục giảng, có tiếng ve kêu buổi chớm hè, có ai đó đang ngơ ngẩn nhìn mình ở bàn kế bên… Để thấy mình được như hôm nay là nhờ vào những tháng ngày vừa dữ dội vừa dịu êm mà khuôn phép. Giờ đây ai cũng lớn, già đi, mắt mờ, trí nhớ sút giảm nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu bình dị, thân thương khó phai mờ theo năm tháng.
Tôi đang trôi về phía cũ…Khi xong chương trình Trung học Đệ nhất cấp, chúng tôi phải chia tay nhau vì nhiều lý do. Một số không thể theo học nữa, ra trường làm lao động tự do hoặc học nghề… Những học sinh còn theo học cấp Trung học Đệ nhị cấp cũng phân thành những lớp chuyên ban nên không còn bao nhiêu học sinh ngồi chung lớp. Tình cảm quyến luyến hiện rõ trên mỗi khuôn mặt. Nhất là đến tuổi này, thứ tình yêu trong sáng và thuần khiết giữa nam nữ đã len vào mỗi tâm hồn học sinh. Đâu còn cái thời quần xanh áo trắng vô tư và hồn nhiên cắp sách đến trường. Bây giờ mỗi mùa hè mang màu hoa đỏ rực sân trường cùng tiếng ve râm ran mà tim đập rộn ràng vì sắp nói lời xa nhau… Ôi! Cái thời đẹp đẽ và trong trẻo như những vạt nắng, ngọn gió của ngày hè trời trong mát! Cứ thế từ gia đình đến nhà trường mà chúng tôi lớn lên…
Bây giờ, nhớ lại một thời mà mỗi chúng ta khi nhắc đến đều nhớ quay nhớ quắt đến thèm thuồng, đến điên cuồng mà muốn được một lần trở về. Để thấy mình lại đang nằm đợi ngọn roi của cha, nghe tiếng nấc buồn của mẹ hoặc đang ngồi trong lớp học, có tiếng thầy cô trên bục giảng, có tiếng ve kêu buổi chớm hè, có ai đó đang ngơ ngẩn nhìn mình ở bàn kế bên… Để thấy mình được như hôm nay là nhờ vào những tháng ngày vừa dữ dội vừa dịu êm mà khuôn phép. Giờ đây ai cũng lớn, già đi, mắt mờ, trí nhớ sút giảm nhưng những kỷ niệm thời thơ ấu bình dị, thân thương khó phai mờ theo năm tháng.