NGUYỄN NGỌC DANH



Lời Chúc: MẸ TRÒN - CON VUÔNG

    
 
                                                                                                                                   

Phép vua thua lệ làng, câu nó dân gian này cho chúng ta biết một điều: luật lệ của làng xóm  đất nước chúng ta, nhiều khi phép tắc của Vua, một con người trên hàng vạn người cũng đành phải đứng ngoài cổng làng, không được phép ngó ngoáy bước  qua cái cổng tre sơ sài kia.
Việt Nam chúng ta có hàng ngàn những câu nói, câu chúc truyền khẩu từ thời xa xưa tới ngày nay, từ đời này qua đơi khác nhưng cứ vẫn đẹp vẫn hay.   Không lỗi thời mặc dù thế thái nhân tình, lịch sử xoay vần như thế nào , chúng vẫn giữ nguyên giá trị vô cùng độc đáo của chúng.   Những câu “Ví”  lời “Chúc”  ấy mỗi khi nói ra ai cũng hiểu cái nghĩa ngữ ẩn tàng trong đó, thường gọi là nghĩa “Bóng”.   Nhưng nếu đem mổ xẻ theo cái thực hay còn gọi là “nghĩa đen” thì khó mà chấp nhận được .  Nhiều khi còn thấy vô lý nữa.   Một trong hàng ngàn câu chúc ấy, lời chúc :  “Chúc cho Mẹ Tròn Con Vuông”  được mọi người ba miền, từ thượng lưu trí thức tới dân dã quê mùa , từ trẻ tuổi tới người lớn tuổi đều hiểu và dùng  để chúc cho một một cuộc sinh nở,  bao gồm mọi sự đều suôi chảy  tốt đẹp.
Người trong làng , trong xóm, chi ều chiều đi chợ, đi chơi, hoặc tới nhà ai vừa mới  có người con dâu, con ruột, người em, người chị vừa sinh nở xong đều nói câu :    Chúc cho cháu, cho chị, cho em  được " mẹ tròn con vuông"
Tại sao lại có câu chúc nghe nó ngộ nghĩng, nghịch lý, khó hiểu như thế ?  Nhưng lại thấy hay, lạ và bóng bảy lạ lùng !.   Nhân gian khi nói và nghe đều biết rằng đó là một lời chúc tốt đẹp. Nhưng hầu như ít ai nghĩ và phân tích cho tường tận câu chúc ấy.  Tại sao  cha  ông  chúng ta lại lấy hai hình tượng : Vuông Tròn đặt ra  câu chúc lạ lùng cho việc sinh nở như vậy ?    Thông thường, một người phụ nữ  dù trẻ hay đã luống tuổi vẫn mong được một  lời khen: Đẹp, Xinh, Trẻ trung. Thanh tao, Cao nhã.  Nhưng nếu chẳng may  gặp ai đó nói chúc Bà, Cô, Chị tròn như trái mít, caí lu  thì coi chừng mà ăn đòn, hay nhận một cái nguýt, cái lườm sắc như dao cạo. Hoặc bi ruả thầm  người gì  mà vô duyên, bất lịch sự.  Và rất có thể từ buổi gặp gỡ ấy sẽ giận mãi, không thèm nhìn mặc, nói chuyện hay chào hỏi nữa.     Nếu trong cuộc sống hằng ngày có ông bà nào, hay người quen thân nào đó vưà gặp nhau đã phan một câu :  chúc cho con gái rượu, cô Út của ông bà  mập mạnh vuông như tấm phản, hay cái tủ đứng, thì coi chừng bị xỉ vả cho một trận nên thân, hoặc sẽ thề không khi nào gặp mặt lại.   Nhưng ngược lại, nếu trong gia đình  vừa mới có cô con gái, con dâu, cháu gáí  mới sanh.  Người chồng có người vợ sanh nở xong.  Đi đâu cũng  được nghe mọi người trong làng, bạn hữu, người thân có lời  :  Chúc cho Mẹ Tròn Con Vuông thì  hoan hỉ vui mừng, sung sướng lắm.   Sao vây  nhỉ  ?...
 
Chúng ta phải lội ngược dòng đi về cội nguồn tâm tưởng  tư duy của tổ tiên chúng ta.   Từ thời xa xưa, tới trung cổ khi đất nước chúng ta bị người Tầu đô hộ một  họ luôn  muốn nhồi nhét vào tâm trí người Việt  cái gì hay, đẹp, sang, quý phái thuộc về kẻ thống trị.  Nhưng thực ra biết bao nhiều điều hay, cái đẹp của Việt tộc ( kẻ bị trị) họ đã học được, rồi cố tình đánh lận con đen cho là của mình, rồi đem tuyền bá  lại để khuất phục  người dân nước bị trị.    Một trong những điều  đó là thuyết  Âm Dương trong Kinh Dịch.  Tư tưởng âm dương của người Việt, người Tàu  cũng ăn cắp và cho đó là của họ.  Theo Lm triết gia KIM Định và các nhà học giả ngày nay khẳng định  Kinh Dịch là của Việt tộc không phải của Tàu.  Điểu chứng minh một cách hùng hồn cho việc này là : Lối sống, văn hóa, tư tưởng, ngôn ngữ của  người Việt mang đậm tính lưỡng hợp hơn người Tàu.   Có dịp tôi sẽ bàn  tới tính lưỡng hợp trong bộ quôc phục Việt Nam
Trong  nền tư tưởng đất trời giao hòa đem lại sự thái hòa  ấm no và hạnh phúc  cho con người và vạn vật.   Việt tộc chúng từ hơn 4.000 năm về trước đã thể hiện tư duy ấy một cách rõ rang  trên thạp đồng ĐàoThịnh.
 
                                 
 
Những đề tài trang trí trên nắp thạp là 4 cặp tượng trai gái đang giao hợp (hiện còn 2 cặp). Trai thì xõa tóc, ngang hông đeo dao găm, đóng khố. Gái thì bận váy ngắn. Bộ phận sinh dục của nam giới được thể hiện rất rõ, chứng tỏ người xưa cố ý khi đặt khối tượng này trên nắp thạp, nhằm phản ánh khát vọng sinh sôi nảy nở, sự phồn thịnh của con người và vạn vật.(wiki)
                       
 
 
Trong sự truyền đạt tư tưởng con người phải dùng nhiều phương cách., trong đó  ba phương cách thường dùng nhất : hình vẽ  ( hình tượng) - ngôn ngữ - chữ viết.   Trong câu chúc:” Mẹ tròn con vuông”  Ông bà chúng ta  vừa dùng ngôn ngữ vừa dung hình tượng : Vuông, Tròn để diễn đạt tư tưởng.
Trong Dịch học  hai hình biểu tưởng quan trọng nhất là Tròn và Vuông.  
      Tròn=Trời =Càn = Dương  và   Vuông.=Đất-= Khôn =Âm
Tròn   biểu tượng cho Trời , hay Dương tính  nói theo dân gian là Đực là trai, đàn ông , Sáng, Lớn, Nóng, Cứng,  Ban Ngày, Thẳng đứng ( nọc)
Vuông    biểu tượng cho Đất hay Âm tính, theo cách nói dân gian là Cái , là Gái. Đàn bà), Tối, Nhỏ, Lạnh, Mềm, Đêm. Ngang
Vậy lời chúc “ Mẹ Tròn Con Vuông”   mang ý nghĩa : Cầu chúc cho Âm Dương  thuận  hòa ,   Đực Cái tròn vẹn.   Cũng là cầu chúc cho Mẹ Con được an bình hạnh phúc và cối lõi là Sự Sống.  Tác tạo nên sự sống là một trong những công việc, quan phòng và sáng tạo Thượng đê trong việc duy trì dòng giống, vạn vật :  Âm (vuông-cái,) + Dương ( tròn, trai)  =  Hoà Hợp, Mầm Sống, Sự sống
 
Cảnh đẹp Binh Mình chính là lúc Tối hoà trộn với Sáng.  Cảnh đẹp hoàng Hôn
chính là lúc ánh Sáng hoà trộn với bóng Tối.   Bức tranh thuỷ mạc chỉ giản dị  bởi chất màu mực Đen trong đường nét Thẳng, Ngang trên giấy hay lụa  Trắng đã tạo thành bức tranh tuyệt mỹ .  Một cặp Trai Gái trẻ nắm tay nhau đi trong cảnh Hoàng Hôn thì không còn ngôn từ nào có thể nói lên được cái đẹp kỳ diệu cuả không gian,, thời gian và tình người.. Trong sự quan phòng và xếp đặt cuả thượng đế, muà Xuân sẽ cho cây nẩy lộc sinh hoa.  Từ hoa có hương và sắc để quyến rủ ong bướm. hai loài ong bướm trên chân và thân cuả chúng có những lớp lông mỏng, nhỏ ly ty.  Chinh ong buớm sẽ đem những phấn hoa Đực dích từ chân và thân cho các  nhuỵ Cái.   Sự thụ phấn này chính là sự giao hơp ( giao phối)  giữa Vuông và Tròn.  Để muà Hè và muà Thu chúng cho chúng ta  trái ngọt cây lành. Nếu chúng ta có dịp thăm thắng cảnh thánh địa Mỹ Sơn cuả người Chămp tại Quãng Nam .  Chúng ta sẽ gặp thấy  những hình khối đá hoa cương (ganic) Tròn, chồng lên khối đá Vuông :   Đó chính là hình ảnh Âm Dương giao hợp : Yoni (âm vật -Vuông. nằm dưới ), Linga.( Dương Vật - Tròn, Thẳng đứng trên) .  Chúng thể hiện cảnh giới tín  ngưỡng Phồn Thực ( Phồn : nhiều, Thực = nẩy nở ) .  Chính đó là sự kết hợp Đực Cái ( vuông-tròn ) xảy ra từ thuả muôn đời trong từng giờ từng phút trên cõi đời này.  Nó có sức quyến rũ lạ lùng.  Nó hàm chứa một mật ngữ cao quý nên có nhiều nền văn hoá tạo thành những biểu tượng linh thiêng đáng tôn thờ . Chúng ta  gọi đó là  tín ngưỡng dân Phồn Thực dân gian ( phồn : nhiều, Thực = Nẩy nở )
 
                            
 
Với tôi lời cầu chúc : Mẹ Tròn Con Vuông, là lời chúc đẹp và hay nhất trên cõi đời này dành cho cuộc sinh nở của con người, cũng là  biểu tượng cho cuộc sinh hoá của vũ trụ đất trời .
Mật Ngữ  Qua Đồng Tiền Cổ Việt Nam.
Để minh chứng một cách hùng hồn cho tư tưởng âm dương của tiền nhân chúng ta tuyền đạt qua nhiều thế hệ, nhưng chúng ta không nhìn thấy, hoặc quá ít người để ý Tư tưởng ấy được truyền đạt qua mọi sinh hoạt hay những vật thể thường ngày như bộ quốc phục Nam - Nữ . Tôi sẽ đề cập tới một cách kỹ lưỡng và trang trong trong một bài viết riêng cho Quốc Phục Việt nam.  Ở đây tôi chỉ minh chứng tinh thần âm dương dịch lý qua đồng tiền ( kim loại - dồng, kẽm, sắc ).  Trong thời xưa mỗi triều đại đều đúc cho triều đại mình một loại tiền riêng.  hầu hết theo một quy tắc  Bên ngoài Tròn.Trong ( giữa ) là môt phần rỗng hình vuông.  Lỗ hỗng hình vuông với mục đích để xỏ giây giữ tiền thành từng chuỗi tiền mang theo người, thường hay thắt quanh lưng quần (eo) 
 Mới đây theo tờ báo Pháp Luật ngaỳ 18-2-2015 cho biết  ông Nguyễn Văn Son taị Tràng An, TrườngYên Ninh Bình đã nhặt được hai đồng tiền cổ thơí Đinh Tiên Hoàng.
   Trong một lần hút bùn, nạo vét con sông Sào Khê lịch sử ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), ông Nguyễn Văn Son (thôn Tràng An, xã Trường Yên) đã nhặt được một đồng tiền cổ. Có lẽ ông không ngờ rằng, đó là một đồng tiền cổ nhất, quý giá lần đầu tiên được tìm thấy trong vùng lõi cố đô Hoa Lư, nơi xưa kia Vua Đinh Tiên Hoàng đã rèn binh, luyện kiếm.( báo Ph áp Luật)



                              
                                      Tiền thời nhà Đinh
 
Quan sát hai đồng tiền nhà nhà Đinh ( 968 - 979) chúng ta thấy ngay từ thời nhà Đinh,đồng tiền tiêu dùng hàng ngày đã mang tư tưởng Mẹ Tròn Con Vuông. Qua các triều đại sau như thời Quang Trung và Nhà Nguyễn, cũng với hình thức  ấy  những đồng tiền cũng mang thông điệp Mẹ Tròn Con Vuông ấy. (xem hình)
 

 
                           
  Mỗi triều đại nước ta thường cho đúc một loại tiền riêng, bao gồm tiền đồng, tiền kẽm, tiền sắt,  như Thái bình thông bảo thời nhà Đinh, Thiên phúc trấn bảo thời Tiền Lê. Cuối năm 1820 (cuối triều Gia Long), song song với tiền đồng, các thoi vàng, thoi bạc, đồng vàng, bạc cũng được sử dụng.  ( trich baó Pháp luật)


 Trong khi đó tại các quốc gia Tây phương. Pháp. Roman. Đức  đồng tiền (kim loại) luôn mang hình Tròn không có lỗ chính giữa. Nhưng nếu có là lỗi hình tròn.(xem hinh trên)  Điều này chứng tỏ người Tây Phương thời xưa chưa hoặc không có ý niệm về Mẹ Tròn Con Vuông như tiền nhân của chúng ta.
 Xin gởi về tiên nhân lòng  ngưỡng mộ, kính phục đã để lại cho con cháu  tinh thần An Hòa trong cuộc sinh sinh hóa hóa giữa thế gian này.
 
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh