NGUYỄN NGỌC DANH
 

     Mùa Thiên Di
 
Hàng năm mỗi khi trời trở lạnh tại vùng Bắc bán cầu vào đầu tháng Chín, đó cũng chính là nbắt đầu vào  Mùa Thu.   Không gian của mùa Thu có những cơn gió đưa cái lạnh từ Phương Bắc về,  mà người Việt chúng ta, đặc biệt người miền Bắc gọi là gió Heo May. Thời điểm đó  khởi điểm cho mùa  mang đầy tính lãn mạn . Chinh cái ngọn gió hiu hiu se lạnh nhẹ nhàng vô tình ấy mang theo những cánh lá vàng  bay, rụng khắp mọi nơi,  như  có một sức quyến rũ kỳ lạ và huyền diệu làm cho lòng người cũng buồn lây.  Đó là khởi đầu mùa thu Thu.
       
     Ngô đồng nhất diệp lạc
        Thiên hạ cộng tri thu
 
Ngô đồng một lá bay bay
Báo cho thiên hạ biết ngày sang Thu
                                 (Ng Danh Phóng dịch)
 
 
 Trong bản nhạc Nhìn Những Mùa Thu Đi  của TCS có câu:  Gió Heo may trở về. Chiều tím loang vỉa Hè,và gió hôn tóc thề. Rồi mùa Thu bay đi (sic)
Trời đất trở lạnh ảnh hưởng lên mọi sinh vất sinh sống
 
Vây: Gió Heo May là loại gió gì ?
 
Chúng ta thử tìm hiểu từ này xem sao 
 
 Từ "Hy" nguyên nghĩa là  trong tiếng Việt có nghĩa là “Ít ỏi, thưa thớt”  như Hi Hữu = thỉnh thoảng, it khi, nghĩa rông là:  Nhỏ, Nhẹ, Vắng vẻ, Tịch mich, một từ Việt gốc Hán bắt nguồn bởi một nguyên từ  (etymon)    mà âm Hán Việt đọc là Hi –rồi lâu ngày đọc trại thành Hiu :như gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi – rồi  Hợi ..Heo ,. rồi từ đó chúng ta có từ Heo May .
   Vây trong tiếng Việt  "Hy"có nghĩa là “Ít ỏi, thưa thớt”  nghĩa rông là:  Nhỏ, Nhẹ, Vắng vẻ, Tịch mich.  như Hi  Hữu= Ít khi có
 
Còn từ  May là gì : Do âm Hán Việt ghi bằng chữ âm Việt là Vi. Sau đọc trại thanh May có nghĩa là nhỏ, bé ,  như từ Mảy May, Họa may
 
Theo Bách Khoa Từ Điển : Từ gốc "Gió Heo May" thoạt đầu cũng chỉ đồng nghĩa với nghĩa gốc của từ gốc : Gió HeoGió May.  Về sau  bỏ bớt đi một từ Gió  cuả từ "Gió May" thành Gió Heo May  để chỉ thứ gió dịu nhẹ, hơi gây lạnh về Mùa Thu như chúng ta vẫn hiểu
 
 Mùa gió heo may cũng  chính là mùa Thiên Di của các loài chim phương Bắc về Nam trốn lạnh,  và tiếp nối là Mùa Đông sẽ tới trong vòng 3 tháng nữa.  Mùa Xuân tới chúng lại trở về chốn cũ.  Ta thử tìm hiểu từ Thiên Di  xem sao:
 
Thiên có nhiều nghĩa, nhưng chúng ta nên gói ghém lại hai nghĩa chình là :
Thiên: Trời         và Thiên:  Ngàn:
Di: chuyển dời :
Theo hai nghĩa trên chúng ta có thể có một định nghĩa:
 
Thiên Di:  Di dời, chuyển đi hàng ngàn dặm.  Trong ý nghĩa dành cho loài chim. Động thái bỏ vùng sinh sống bình thường giá lạnh về Mùa Đông, cũng chính là mùa thiếu thực phẩm,  bay về vùng nắng ấm phương Nam cánh xa  hàng ngàn dặm tìm nơi sinh sống  chủ yếu lá kiên thức ăn. Mùa Xuân tới, khi băng tuyết tan, chúng lại trở về chốn cũ để sống và sinh sôi nảy nở   Sư di chuyển hàng ngàn dặm xa xôi như vây  gọi là mùa Chim di trú.  Đây là một đặc tính huyền bí mà khoa học và các nhà điểu học không thể giải thìch nổi để trả lời câu hỏi tại sao.
 

  • Trong tiếng Anh   Migration:  sự di trú
  • sự chuyển trường (từ trường đại học này sang trường đại học khác)
  • đoàn người di trú; bầy chim di trú
 
Theo nghĩa trên : Di trú, cũng mang nghĩa Thiên di. 
Tìm trong Wikipedia chúng ta thấy:   Bird migration is the regular seasonal movement, often north and south along a flyway, between breeding and wintering grounds. Many species of bird migrate. Migration carries high costs in predation and mortality, including from hunting by humans. Migration is driven primarily by availability of food. It occurs mainly in the Northern Hemisphere, where birds are funnelled on to specific routes by natural barriers such as the Mediterranean Sea or the Caribbean Sea.
 
Như vậy tính di trú không chỉ có ở loài chim mà còn ở loài cá hồi  Salmon, loài lươn (Eel), các loài nai lớn vùng Bắc Cực.  Elk, Caribou, ..khi mùa Đông  tới  mà khởi đấu là mùa Thu. Và ngay cả con người nữa.  Con người không di trú theo Mùa.  Nhưng di trú theo hai khuynh hường: kinh tế và chính trị.  Tại nước Mỹ, các sở di trú Liên bang và tiểu bang  làm viêc bá thở vì các đợt đi trú khắp năm châu đổ về: Lý do nước Mỹ tự do, no ấm, khả năng khoa học vượt trội, nền giáo dục tuyệt vời và nhất là Nhân Phẩm Con Người Được tôn Trọng
 
Như Người Việt  chúng ta trong gian đoạn lịch sử cận đại đạ đi di trú (Tỵ nạn) hầu như khắp Năm Châu.  Nhưng  khác một điều, con người di  trú không theo Mùa mà theo  khuynh hướng kinh tế và chính trị  như nói trên . Do đó  thường ở lại luôn tại vùng đất mới, không trở về chốn cũ như  các loài động vật. Họa hoắn lắm mới có một vài trường hợp lẽ tẻ ngoại lệ
 
 
      Mùa Thu 2014
        Ngọc danh
 

Nguồn:
  • Bách Khoa Từ Điển.
  •  Hán Việt Tự Điển
  • Từ Điển Nguồn Gốc Tiếng Việt / BS Nguyễn Hy Vọng
 
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh