NGUYỄN NGỌC DANH


Nắng Chiều
 Tùy Bút

 
Khi có quyết định thực hiện loạt ảnh Nắng Chiều, đó chính là sau khi nghe bảnh nhạc Nắng Chiều của Lê Trọng Nguyễn.  Tâm thức thúc dục tôi, đó chính là lòng thương nhớ cội nguồn, dân tộc, một dân tộc có tâm hồn nghệ sĩ, hiền hoà, mến khách, dù kẻ đó trước kia có một thời đã thống trị và đày đoạ người dân vô tội.  Họ sẵn sàng quên đi qúa khứ để xây dựng lại quê hương.  Họ đã chắt lọc cái hay của kẻ thù để học hỏi và loại bỏ tất cả những cái không hợp, không hữu ích cho dân tộc
 
Có thể có người cho đây là ý kiến chủ quan, nhưng tôi vẫn nói lên, bởi sau thời gian hơn 45 năm sống tha hương, đất khách quê người tại  Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.  Với tôi thới gian đó khá đủ để nói lên rất nhiều điều.. Nhưng hôm nay chỉ chú trọng vào đề tài Nắng Chiều. Một chủ đề  với một số người xem như mang tính lãng mạn giữa một đất nước văn minh khoa học bậc nhất thế giới khi nhìn ngắm  một buổi nắng chiều. Tôi không phủ nhận điều đó. Nắng Chiều chỉ có hai chữ cũng quá đủ đưa tôi về  với quê hương qua bản nhạc Năng Chiều mà một thời trai trẻ đã chiếm trọn lòng yêu cáí nhẹ nhàng, trầm lắng gợi lên lòng thương nhớ quê hương, dân tộc bằng câu ngạn ngữ :Không đâu đẹp bằng đất nước của mình.
 
Thực ra câu ngạn ngữ đó đúng trong trường hợp, khi một người xa quê hương nơi chôn nau cắt rún của mình khi đã trưởng thành khoảng mười bốn, mười lăm tuổi trở lên.  Vì với tuổi ấy cuộc sống thường ngaỳ đã in rất nhiều dấu ấn đẹp hay đau khổ hằn sâu trong tâm hồn thơ dại và tuổi trẻ.  Chúng được gọi bằng mỹ từ kỷ niệm. Không kỷ niệm naò in sâu trong lòng người bằng những kỷ niệm thời tuổi trẻ non dại. Thì ra, một cảnh thiên nhiên đẹp nó chỉ thật đẹp, làm lay chuyển lòng người khi tự nó gợi lên những kỷ niệm xa xưa tại quê hương thời thơ dại.   Nhất là nếu vì điều kiện, một lý do nào đó phải rời bỏ quê hương. Khi ấy ngoài những nhu cầu vật dụng cần thiết vật chất.  Bên trong tâm hồn nặng triũ những nhớ thương, mà thường ngày xem ra  rất tầm thường.  Nhưng khi ấy là cả một khối thương yêu nặng trĩu.  Rồi tất cả những thương nhớ, những kỷ niệm phải nhường chỗ cho những vất vả vì miếng cơm manh áo nơi đất khách quê người.  Phải quên đi để hoà nhập vào xã hội mới . Đó chính là thời khắc mà ca dao đã dạy  : "Đáo giang tùy khúc, nhập gia phải tuỳ tục. Hay qua sông thì phải lụy đò" Tháng ngày tuỳ khúc, tuỳ tục và phải lụỵ đò đó phải trở thành thói quen cho miếng cơm manh áo. Và thời gian cứ thế âm thầm, lặng lẽ trôi đi. Cho tới một ngày phải buông bỏ tất cả vì tuổi già sức kiệt. Cái đáo giang tuỳ khúc, tuỳ tục và phải lụy đò chỉ còn lại những thứ bình thường cần thiết cho cuộc sống thường nhật của tuổi về chiều.  Đồng thời bao kỷ niệm thời xa xưa nơi chôn nhau cắt rốn từ từ trở lại những lúc rảnh rỗi, nhất là những buổi hoàng hôn tắt nắng.
 
Tâm hồn tôi khi đứng nhìn hoàng hôn hôm đó với chiếc máy hình trên tay là tâm hồn của NS Lê Trọng Nguyễn . Người từ chốn xa xôi nào đó tại đất nước của mình trờ lại xóm làng thân thương cũng tại đất nước của mình. "Qua bến nước xưa, lá hoa về chiều ..... Khi đến cuối thôn, chân bước không hồn.....Nhớ ai là nhớ tới người ngày xưa.. .... .Trời hôm đó đã về chiều.  nhưng tôi chỉ đứng đó, chân không bước được tới cuối thôn, nhưng vẫn nhớ tới người ngày xưa. Không thấy hàng cau, ngọn tre già in trên nền trời ráng đỏ buổi chiều. Không nghe tiếng chó sủa, gà gáy đâu đó trong xóm vọng lại.  Chỉ thấy đàn chim  thiên di về phương Nam trốn cái lạnh muà Đông phương Bắc mà cảnh tượng này ở Việt Nam không thấy.  Tôi không nhìn thấy "Tóc Thề Nhẹ vương".  Nhưng chỉ thấy những kỷ niện ngày xưa tràn về trong ký ức.
 
Còn qúa nhiều cảm xức thương nhớ về quê cha đất tổ. Tôi không thể viết hết. Ngôn từ trở nên bất lực trong một buổi chiều giữa chốn hoang liêu tịch lặng, nơi đất khách quê người.  Đành lặng thầm hát nhẹ bài Nắng Chiều của NS Lê Trọng Nguyễn thay cho những nhớ nhung xao xuyến về quê nhà ./..
 
Ng Danh
Augst 8 2022
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh