NGUYỄN NGỌC DANH


Th Tìm Hiu Các Lòai Hoa  
   Mộc Lan, Sứ, Dã Quỳ, Dâm Bụt

 
  
Trong chuyến đi Houston và New Orleans đầu hè năm nay, tôi được các cháu hỏi về ba bốn loài hoa khi đi dạo quanh vườn hoa Bellingra thuộc thành phố Moble tiểu bang  Alabama .   Chính những câu hỏi đó cho tôi ý định viết về bốn loài hoa mà hầu như người Việt chúng ta tại hải ngoại cũng như quốc nội đều biết, nhưng chỉ biết một cách sơ sài.  Nói như thế không có nghĩa  coi thường người Việt chúng ta, nhưng đây là mẫu số chung của hầu hết người dân ở xứ nghèo coi việc kiếm sống là quan trọng.  Chính vì nghèo nên người dân chỉ lo bươn chãi kiếm sống hàng ngày, việc nghiên cứu dành cho thành phần thiểu số chuyên môn  . Cái nghèo không phải lỗi của người dân mà do đường lối lãnh đạo mù quáng, ngu dốt và kém cõi của giới lãnh đạo của đất nước.  Sau khi sống ở Mỹ một thời gian, tôi nhận thấy nhiều sự khác biệt về tư duy  trong cuộc sống hàng ngày giữa người Việt mới nhập cư với người dân Mỹ hoặc người Việt đã sống một thời gian dài ở Mỹ và có cuôc sống ổn định đồng thời đã học hỏi được nhiều điều hay .  .  Vì dụ : Người Việt chúng ta gặp nhau thường chào hỏi :  Sao ! Ăn uống gì chưa ? Lương lậu như thế nào? Trong khi đó người Tây phương /Mỹ khi gặp nhau qua câu chào hỏi : Ô/B  Có khỏe mạnh không ? .  Trời hôm nay đẹp quá.  Người Việt khi nhìn thấy con cá, con gà, con chim thường khen:  Con cá ngon quá, con chim béo và ngon quá, nhưng người Mỹ luôn khen : Con cá đẹp quá, con chim dễ thương  ghê !   Vì quá nghèo nên lúc nào đầu óc cũng nghĩ tới miếng ăn, chính vì thế mới có câu : “Dĩ thực vi tiên”  .  Vấn đề ẩm thực là chuyên quan trong đởi sống của loài người.  Nhưng mức độ xem trọng miếng ăn rất khác nhau bởi hai người,  một no đủ hằng ngày và một thiếu thối, đói kém triền niên.   Chính vì sự cách biệt này những quốc gia tân tiến, người dân đủ ăn mặc, họ không quá phải lo cho miếng cơm manh áo, nên đem khối óc tìm tòi, khám phá mọi sự chung quanh.  Chính sự tìm tòi và khám phá rồi tới  phát minh của người Tây phương  đã chia sẻ và cung cấp cho cả thế giới những kiến thức hay, những phát minh khoa học  cần thiết, tiên nghi và hữu ích cho cuộc sống nhân loại hôm nay.   Lang mang một chút như thế để thấy người Việt chúng ta cần phải thêm cầu tiến trong cuộc sống hàng ngày để mai này dòng dõi Viêt Nam sẽ không qúa bị thua thiệt với các nước lân bang.Và cũng mong đất nước Việt Nam chúng ta c ó một lớng người lãnh đạo có tầm nhìn
cao rộng và lòng yêu thương dân tộc thực sư.  Như thế người dân mới có điều kiện phát triễn trí tuệ

Bây giờ chúng ta đi thẳng vào đề tài:   Tìm hiều thêm về bốn loài hoa  rất gần gũi  và thật thân thương của người Viêt chúng ta : Hoa Sứ,  Dâm Bụt ( Hoa bông Bụt), Mộc Lan (Ngọc Lan). Dã Quỳ ( Hướng Dương)

DÃ QUỲ


 Dã quỳ, cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại, hướng dương dại, hướng dương Mexico. Mỹ Sun Flower ( Hoa Mặt Trời). Đó là những tên mà chúng ta có thể gặp, nghe thường ngày hay thỉnh thoảng nghe thấy hơi lạ .  Qua sự trình bày trong bài này có thể giải tỏa được một số thắc mắc đôi khi chúng ta nghe người nào đó nói tới và sẽ không còn ngạc nhiên và xa lạ với chúng nữa.

Dã quỳ là loài hoa dại, dạng cây bụi, cao khỏang 2, 3 m. thân mọc thẳng là có lông tơ cả hai mặc. Hoa màu vàng cam.  Hoa có đặc tính luôn xoay về hướng (quy) mặt trời. Nên còn được gọi là hoa Hướng Dương ( Hướng=quay về -  Dương =Mặt trời).
Theo tôi bởi chúng mang dặc tính luôn quay (quy, hướng về hướng mặt trời nên cha ông chúng ta gọi là Hoa "Quy" là quay về, hướng về, không phải hoa "Qùy", bởi cữ Quỳ không chuyên chở ý nghĩa nào cho loài hoa luôn hướng(quy) về mât trời.   Bởi con người muôn đời vẫn tìm mọi cách thăng hoa cuộc sống, ngoài việc mưu sinh hằng ngày, còn có nhu cầu "quy" về tâm linh, cũng như tìm kiếm cái đẹp để tô điểm cho cuộc sống thường ngày.  Trong đó ngôn ngữ là nất thang luôn biến đổi để nâng cao giá trị con người.   Đó là  thành quả đánh giá nếp sống văn hoá, văn minh của môt dân tộc, một cá nhân   Với thời gian qua sự biến thiên của ngôn ngữ để thăng hoa và làm đẹp cuộc sống tên "Hoa Quy" đã được đọc, nói, gọi trại thành "Hoa Quỳ" Nó vừa  thuận miệng, vừa trang nhả, gợi nên một hình ảnh tôn quý và lịch lãm, lễ độ.  Với cái đẹp ấy qua sự gạn lọc của thời gian và khối óc khôn ngoan của con người Việt.  Chúng ta hôm nay có một loài hoa mang tên Hoa Quỳ. Vì mọc hoang nên được gọi là  Dã Quỳ.  Nó thuôc họ nhà CÚC nên gọi là Cúc Quỳ.  Nếu ở vùng núi, cao nguyên nên gọi là Sơn Quỳ. 

Ở Mỹ có hai loại hoa Quỳ (Sun Flower).  Một loại hoa thân tuy lớn nhưng  là  thân thảo  khá lớn .  Hoa lớn như môt chiếc dĩa bàn, cho nhiều hạt.  Người nông dân Mỹ  đăc biệt tại  thung lũng  Sacramento California trồng để lấy hạt.  Đây là một nguồn lợi to lớn cho ngành canh nông California.  Loại Quỳ dại hay văn vẽ hơn Dã Quỳ.  Loại này mọc hoang, thân thảo nhưng nhỏ. Hoa nhỏ như hoa dã quý VN.  Chúng là loài hoa dại nên không được khai thác trong nông nghiệp, cũng không thấy khai thác dùng làm phân bón cho các nông trại như người Pháp đã dùng cho các đồn điền tại VN như Wikipedia trích dẫn phái dưới..  Ở Mỹ đi tới đâu nếu thấy bóng dáng hoa dã quỳ là nới đó cho chúng ta cảm giác buồn buồn, hoang vắng.  Tôi thường gặp chúng trong những lần đi săn hình.  Có một lần tôi ghé thăm Đan Viên Châu Sơn tại Walnut Elk Grove cách thành phố Sacramento khỏang 30miles về hướng Nam.   Bên cạnh parking lot, mấy bụi dã quỳ vàng óng vật vờ trong gió dưới cái nắng chói chan của California làm tôi liên tưởng tới những tháng năm tại Thanh Hóa khi còn là một chú bé sáu bảy tuổi, và Vùng Cao Nguyên Pleiku, Kontum khi khoác  áo chiên binh VNCH               
   
 Mang tính thiêng liêng và huyền thoại.  
Thổ dân Inca Nam Mỹ  (Peru) . Thổ dân  Mayan vùng Nam Mexico và Trung Mỹ luôn xem Hoa  Quỳ (Hướng Dương)  như môt biểu tượng thiêng liêng.  Người Việt chúng ta ít ai để ý tới biểu tượng thiêng liêng của loài hoa  này do tổ tiên mình để lại.   Đó chính là hình mặt trời nhiều cánh trên mặt trống đồng  Đông Sơn và Ngoc Lũ.    Các nhà học giả nghiên cứ về trống đồng thường cho đó là hình mặt trời nhiều cánh.  Nhưng theo tôi đó là một một thiếu sót lớn nếu không nghĩ tới đó chính là hình hoa  Hướng Dương, cũng là hoa Dã Quỳ.  Người ta gọi chúng là hoa hướng Dương vì hoa từ khi nở  cho tới khi tàn luôn hướng, xoay (quy) theo hướng mặt trời.   Vì các giống dân Việt , Mayan (Nam Mexico), Inca (Peru) đêu sống trong vùng nhiệt đới,vùng đât khô cằn, móng bỏng  cũng là vùng đất loài hoa  Hướng Dương sinh sống phát trển mânh mẽ  và dễ dàng . Chính vì thế họ đã xem nó là  hình ảnh biểu tượng cho mặt trời. Mặt trời biểu tượng cho Dương tính, cho sức nóng và trên hết biểu tượng cho sự sống.   Nếu không có mặt trời, trái đất này sẽ lạnh cóng và thiếu vắng sự sống.  Tổ tiên chúng ta xem trống đồng là vật linh thiêng nên đã gởi gấm tâm tình bằng cách vẽ hình mặt trời trên mặt trống đồng.  Hai thổ dân Nam và Trung Mỹ : Mayan, Inca  cũng cảm nhân  được điều đó nên đã dùng hoa Hướng Dương như là môt biểu tượng linh thiêng, cao trọng nên  thường vẽ hình mặt trời hay hoa Hướng Dương ở những nơi linh thiêng tôn thờ.  Họ xem đó như môt vị thần :  Thần Mặt trời.
Người Nhật cũng xem mặt trời như một vị thần nên họ tự cho mình là con cháu cùa Thái Dương Thần Nữ.  Lá cờ của họ mang hình mặt trời to lớn với anh bình minh tỏa sáng trên một bầu trời trinh trong. Tại Nhật, loài cá Koi (cá chép nhiều màu) nếu con nào toàn thân màu trắng, nhưng trên đỉnh đầu có một chấm đỏ gọn không lem loang sẽ được xem như một con cá quý hiếm, giá rất mắc.  Bởi vì nó mang đặc tình tiêu biểu lá cờ cuả nước Nhật

Tìm trong Wikipedia thấy ghi :  Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng.  Nó được trồng để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su, bở thân và lá dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt. Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.
  
.  Hồi còn sống tại Thanh Hóa vào những năm 1946-1950, tôi đã thấy  loài dã quỳ  mọc hoang nhiều nơi như : ven con sông Bạng ( một chi nhánh của Sông Mã chạy dọc theo hướng Bắc Nam chia đôi hai làng : Làng Bạng và Ba Làng). Hoặc dọc theo các bãi cát ven biển, bìa rừng.  Chúng mọc  hoang tràn lan và nở hoa vàng rực rỡ vào Mùa Hè – Thu, hoa có mùi hăng hắc.  
 Khi di cư vào Nam sống tại Nha Trang dường như tôi không thấy hoa dã quỳ dù tại bờ biển, đồng nội  hay ở chân núi, ven rừng.   Như vây nếu theo Wikipedia hoa Dã Quỳ đã được người Pháp trồng để làm phân bón cho các đồn điền trên Cao nguyên,  rồi ngày nay chúng được sinh sôi nảy nở lan tràn để trở thành một nét đẹp đặc trưng, riêng tư của vùng Cao Nguyên Việt Nam  thì thất đáng quý.   Có môt điều tôi thấy một chút khác biệt giữa hoa dã quý Việt Nam và Mỹ :  Dã quỳ Viêt Nam có nhụy màu vàng nhạt.   Dã quý ở Mỹ phần đông nhụy màu đen.  Như vây chúng ta có thể xem hoa dã quỳ, hoa hướng dương là loài hoa của mùa Hạ.  

Nhìn cánh đồng hoa Hướng Dương ngút ngàn, vàng óng cả một vùng rộng lớn hàng ngàn mẫu  thuộc vùng Davis cách Sacramento khoảng 20 miles về hướng Tây.   Tôi có cảm tưởng như mình đứng giữa vùng trời Địa Trung Hải, hay lạc vào vùng địa đàng thời cựu ước.  Bản năng và con người thật của chính mình  như biến mất, hay đã hòa quyện trong màu vàng bát ngát của một chiều mùa Hạ.  Hồn trôi theo tấm thảm màu vàng bát ngát đôi khi nhâp nhô,  nhè nhẹ theo cơn gió từ vịnh San Francisco tràn qua vùng  San Joaquin Delta.   Đứng ở đây,  cái sắc vàng đến mê hồn chúng ta quên đi môtt điều : Ngày nào đó cuối Hạ, cái thảm vàng mênh mông kia sẽ là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho con người và là nguồn thâu nhập lớn lao cho ngành nông nghiệp California.   Hạt Sun Flower sẽ hiền hòa thơm ngon trong bánh kẹo,  trong chén cheerios thức ăn buổi sáng của các em bé trước khi đền trường.   Chúng sẽ cung cấp môt loại dầu ăn trong sạch và không sợ bị cholecteron trong máu. Viết tới đây tôi lại nhớ tới hai câu thơ tôi phỏng dịch câu nói của Albert Schweltzer.: In the hope reaching the moon, Men fail to see the flowers that blossom at the feet.
      Cuồng ngông lên kiếm chị Hằng
Trần gian quên đóa hoa vàng dưới chân.

Thi sĩ Hữu Loan  nổi tiếng với Màu Tím Hoa Sim.  Nhưng với tôi màu vàng óng của hoa Dã Quỳ như một thông điệp màu nhiệm đưa tối về vùng trời quê hương.   Tuy không vương vấn mối tình trai gái nào như Màu Tím Hoa Sim.   Nhưng màu vàng và mùi hương  hăng hắc của hoa dã quỳ như  mùi  xạ hương, đánh thức tiềm thức rồi dẫn đưa tôi về vùng trời quê mẹ đầy kỷ niệm của thời thơ ấu và chinh chiến.
.                                                             
Hoa Sứ : 

 
 Buổi trưa thứ Sáu 30-05-2014, bầu trời Houston hầm hập nóng dường như để chuẩn bị cho cơn mưa Hạ vào buổi chiều. Trên đường chở tôi đi thăm và chụp hình Dòng Nữ Tu Da Minh và Dòng Chúa Cứu Thế tại Houston Texas.  Vì nhà  người cháu nằm trên đường đi, chúng tôi ghé  nhà nghĩ ngơi .  Khi sửa soạn ra xe, Sương chỉ cây cảnh trước gareage hỏi tôi “ Đây có phải là cây hoa sứ Việt Nam không cậu ?.   Cháu  thỉnh thoảng có nghe  người Việt mình  khi gọi là Hoa Sứ, khi là Hoa Sứ Cùi, khi là Hoa Đại, Sứ Thái.   Vây chúng khác nhau thế nào ?” . Phần trả lời của tôi cho Johnathan Sương hôm đó cũng là phần tôi trình bày nơi đây, nhưng đầy đủ hơn .

.Ở đây tôi chỉ chú ý và nói tới phần định danh và sơ qua về phân loại.  Khi nói tới Hoa Sứ tôi nghĩ rằng hầu như tất cả mọi người Việt đểu biết tới và hình dung được hình dạng của nó.  Nhưng cùng một loại hoa, sao có nhiều tên như thế ?  Lý do chính là Việt Nam chúng ta quá quan trọng tới địa phương tính. Và điểm chính là xuyên suốt dòng  lịch sử của dân tộc khổ đau, phức tạp trong từng giai đoạn, nên một đất nước luôn tự cho mình có hơn 4.000 năm văn hiến mà mãi tới nay chưa có thể lập được một hàn lâm viện để nhất thống ngôn ngữ, chữ viết.   Bởi đó chúng ta đành phải chấp nhận những tên gọi (danh xưng) theo tính cách địa phương.   Ở đây  chúng ta đề cập tới loài hoa mang tên : Hoa Sứ - Hoa Đại- Sứ Cùi. Sứ Thái….

Hoa Sứ tên khoa học là Plumeria.  Người Miên Bắc hay nói đúng ra từ Hà Tĩnh, Nghệ An trở ra  gọi  hoa Đại – Người Trung, (từ Quãng Trị tới Phan Thiết), Miền Nam (từ Xuân Lộc tới Mũi Cá Mau) gọi làn hoa Sứ.  Không hiểu lý do nào loài hoa này được người Bắc gọi là hoa Đại, người miềm Nam gọi là Hoa Sứ.   Khi bẻ (ngắt) một chiếc lá, cuống lá tuôn ra năm sáu giọt mũ trắng như sữa. . Những chiêc chén ăm cơm của chúng ta được chế tạo tại Thiểm Tây Trung Hoa hay Bát Tràng Việt Nam nếu mang màu trắng, hay trắng ngà, thì được gọi là “Chén Sứ” hay  “Bát Sứ”.    Có đôi khi, hoặc nhiều nơi (Miền Nam và miền Trung) gọi là hoa sứ cùi.  Lý do từ tháng Mười năm trước cho tới hết mùa Xuân năm tới ở cả ba miền Bắc,Trung và Nam cây hoa Sứ (Đại)  rụng hết lá, chỉ còn lại những nhánh trơ trụi.   Vì nhánh  to, thô, khi rụng hết lá trông  giống như cánh tay thiếu bàn tay, người bình dân nhìn qua hình ảnh đó nên gọi là Sứ Cùi. Cũng thế  dân Úc gọi là “Dead Men’fingers” (ngón tay người chết).  
 
Cây hoa sứ thân cao tới 6-8 mét. Lá thon dài.  Thân và lá có nhiều mủ màu trắng
Hoa Sứ hầu hết màu trắng ngà phía ngoài, trong màu vàng hay vàng đậm phía trong.  Hoa không có nhuỵ  Taị  miền Trung và Nam thỉnh thoảng thấy một vài cây có hoa màu đỏ, vàng.   Cây hoa Sứ có một đặc tính khác lạ với các lỏai cây khác,  nhưng lại giống anh đào Nhật.  Đó là hoa khi rụng vẫn còn tươi và còn giữ nguyên hương thơm.  Hồi nhỏ chúng tôi thường nhặt hoa rụng chung quanh gốc đem vào xếp trên chiếc dĩa lớn đặt trên bàn thờ.   Tới đây tôi xin lang mang môt chút về việc dâng hoa của tín hữu Việt Nam ngoài Bắc vì nó liên quan một chút tới loài hoa Đại, Hoa Sứ .
  
Với người Công Giáo tháng Năm là tháng Giáo Hội công Giáo dành riêng cho Đức Trinh Nữ Maria, còn được gọi là tháng hoa Đức Me.  Đây là tháng các lỏai hoa nở rộ, trong đó có hoa Sứ.  Các cô gái trong giáo xứ thường hái nhiều loại hoa để dâng hoa trong những lần rước  kiệu Đức Mẹ,  mà loài hoa Đại (Sứ)  không thể thiếu trong việc săn nhặt.  Lý do vì dễ kiếm, đẹp, tươi lâu và đặc biệt có mùi hương thơm dịu.  Tục dâng hoa tại các giáo xứ miền Bắc mang đậm tính dân gian của các dân tộc có tín ngưỡng Kito giáo vùng Đại Trung Hải như Bồ Đào Nha (Portigal), Tây Ban Nha (Spain), đảo Sicily Ý Đại Lợi (Italy ).  Tâp quán này  do các linh mục dòng Đaminh gốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha  khi tới truyên giáo ở Đàng Ngoài truyền lại.  Biên cố 1954,  các giáo dân miền Bắc di cư vào Nam mang theo tục lệ này.   Giáo Hôi Đàng Trong do các giáo sĩ Dòng Tên đến tuyền giáo,  Cái linh  mục dòng Tên chú ý tới thần học nhiều hơn nghi thức.  Do đó với cái nhìn rất cá biệt của tôi  các giáo xứ tại miền Trung và Nam không có tục lệ dâng hoa.  Sau này nếu có là chịu ảnh hưởng bởi giáo dân di cư từ Miền Bắc mang theo.  Hoặc các giáo xứ miền Trung và Nam có các linh mục gốc Bắc vào làm quản nhiệm.  Khi qua Mỹ tôi nhận thấy tục dâng hoa và rước kiệu đức Mẹ cũng được các quốc gia vùng Trung và Nam Mỹ rất tôn quý. Riêng vùng Bắc Mỹ chúng ta thấy người Mexican cũng có tục lệ dâng hoa này.  Chắc chắm tục lệ này cũng đã theo chân các Linh mục truyên giáo Tây Ban Nha mang tới cho thổ dân  Mayan và Inca Nam Trung Mỹ.  Tại các giáo xứ  người Mễ ở Mỹ họ vẫn tổ chức dâng hoa vào tháng Năm, tháng Đức Mẹ nhưng không nhiều lắm

Người Hawaii  thường dùng hoa sứ xâu thành chuỗi,  làm vòng hoa gọi là Leis Hawaii.  Du khách  tới phi trường hay tại các bến cảng du thuyền cặp bến được các cô gái Hawaii môi luôn nở nụ cười, quàng vòng hoa vào cổ và chào “Aloha”.  Aloha tiếng Hawaiian nguyên thủy mang ý nghĩa  hòa bình, thân ái, yêu thương. Nhưng khi chuyển qua Anh ngữ  “Aloha” mang nghĩa Welcome hay Good bye,
.
Tại Việt Nam, dân tộc Champ xem hoa Sứ  là quốc Quốc Hoa. Cây hoa Sứ được trồng khá nhiều trong khuông viên tháp Bà Nha Trang.  Nhưng tại các tháp Cham khác, Mỹ Sơn, Đồng Dương, Bình Định ( Đồ Bàn). Phan Rang Poklong Garai, Tháp Porome, THÁP Cham Phú Hài, Hòa Lai v…v.  chúng ta thấy vắng bóng cây hoa Sứ.  Với tôi chính loài hoa Ngọc Lan mới là loài hoa biểu tượng của dân Champ. Theo trong sách Cây Cỏ Miền Nam của GS Phạm Hoàng Hộ cây hoa ngọc lan  còn một tên khác là “hoa sứ”  có rất nhiều tại một tỉnh bang bên Ấn Độ.                                   
                    
Đây là một tỉnh bang đạo Bà La Môn nhưng theo chi nhánh thờ thần Shiva.  Đạo Balamon có Brah, Vihus và Shiva.  Tỉnh bang  thờ thần Shivas naỳ có rất nhiều cây ngọc lan (Magnolia ) Michelli champaca nên các khoa học gia gọi là Magnolia Champaca.  Đạo Bà La Môn nhánh thờ thần Shiva được truyền vào vương quốc Lâm Ấp từ khi nào, sách vở không cho biết.  Nhưng từ khi người Lâm Ấp đón nhận tôn giáo Blamon, nhánh thờ thần Shiva. Từ đó dân Lâm Ấp đổi tên thành Champa, và tự xưng là Vương Quốc Champ. Do đó chúng ta thấy tại các đền tháp cuả người Chiêm Thành hình ảnh thần Shiva luôn luôn hiên diện.   Hoa Ngọc Lan(Magnolia Michelia Champaca) và thần Shiva chính là biểu tượng cho nơi xuất xứ của Ba La Môn, nên các vua chúa Lâm Ấp mới chọn tên Champa cho vương quốc mình  thay cho Lâm Ấp như người Tàu gọi vào kỷ nguyên thứ I  AD.  Từ đó chúng ta mới có tên Champa, người Việt gọi là Chiêm Thành

Có lẽ do sự nhầm lẫn tên Hoa Sứ và hoa Ngọc Lan, vì  theo cuốn sách Cây Cò Việt Nam của GS. Phạm Hoàng Hộ, như nói ở trên hoa Ngọc Lan (Magnolia michelia Champaca) cũng có tên là hoa Sứ.   Chính hoa Ngọc Lan (Magnolia Michelia Champaca) mới là một loài hoa mang đậm tính liên quan tới nơi xuất phát vị thấn Shiva họ tôn thờ xuyên suốt hơn 7 thế kỷ đầu  mà mãi ngày nay chi nhánh Ahier vẫn còn tôn thờ .  Qua sư trình bày trên.  Theo tôi chính hoa Ngọc Lan mới thực sự là hoa biểu tượng cho người Champ chú không phải hoa  Đại, hoa Sứ Cùi .  Đây chỉ là một ý kiên cá nhân, phân thẩm định vẫn là của dân tộc Champa.  Xin mời đọc một trích đoạn tôi viết về Quốc Hoa Chiêm Thành trong bài khảo cứu Vương Quốc Chiêm Thành trên trang Nhớ Nguồn :

Trên đường đi tìm hiểu về một dân tộc mà bàn tới một loài hoa thì có nhỏ nhặt quá không ?   Ở đây chúng ta bàn tới một loài hoa mang tên của dân tộc mà trong một khía cạnh nào đó là biểu tượng của một dân tộc hay có thể là hình bóng của dân tộc ấy.  Theo tôi nghĩ rất nên.   Vì chính như thế là đưa nó vào đúng với vị thế và chức năng mà nó lãnh nhận trong khi đã được mọi người đồng thuận.
Trong phần mở đầu chúng ta đã đề cập tới danh xưng Chiêm Thành là do chữ  Champaca .   Theo cuốn Mẫu Hệ Chàm của Nguyễn Khắc Ngữ  : Tên Chàm là do tiếng Chăm ( Tiếng Chiêm Thành) đọc ra.  Tên này gốc ở chữ Champa, tên một bông hoa hương thơm, sắc trắng được lấy để đặt tên cho nước đó” (MHC, trg 7).  Nếu đúng như vậy thì loài hoa này có tên khoa học là Magnolia michelia champaca.
   Theo giáo sư Phạm Hoàng Hộ trong cuốn Cây Cỏ Việt Nam ( An illustrated Flora of Vietnam) do nhà xuất bản Mekong năm 1991 nơi trang 290 như sau :  “ Magnolia michelia champaca thuộc họ dạ hợp, tên gọi thông thường là Ngọc Lan hay Sứ.  Màu trắng ngà, có hương rất thơm.  Đại mộc cao 35m . Xuất xứ từ vùng Hymalia.   Người Ấn Độ dung để chữa bệnh ung thư “
  
Có phải vì hoa Ngọc Lan cũng có tên phụ là hoa Sứ  nên đã nẩy sinh ra sự lẫn lộn cho rất nhiều người  Việt và ngay cả những nhà thức giả Chăm cũng bị lầm lẫn như vậy chăng ?

Việt Nam  sau này nhập từ Thái Lan  nhiều loài sứ lùn nhỏ, bông có nhiều màu sắc khác nhau người Viêt gọi là sứ Thai Lan.   Loài sứ này người Mỹ gọi là  hồng sa mạc (  Desert  Rose) Chúng có hạt để ương giống, hoặc chiết cành  nhân giống rất dễ dàng như sau đây

Để chiết  ( nhân giống) một nhánh Sứ chúng ta có thể làm như sau :  Chọn môt nhánh không quá già,  Cắt khoảng 7,8 inches ( 4,5 phân).  Dùng dây cột phía cuối rối treo ngược lên khoảng hai hay ba ngày, sau đó trồng vào chậu với lớp đất không quá nhiều dinh dường ( thường là đất + ¼ cát ) để chỗ mát.  Khoảng 3 tới  06 tuần sau sẽ ra rễ.  Đừng vội sang chậu, chờ khi cây thật khỏe.  Lý do treo ngược nhánh cây lên vì loài hoa sứ khi cắt, chất nhựa  dinh dưỡng sẽ theo vết cắt chảy ra ngoài.   Để tránh tình trạng mất chất dinh dưỡng, nên treo ngược nhánh .  Như vậy sau hai ba ngày vết cắt sẽ teo (héo hay lành) lại.  Khi đó  đem trồng chất dinh dưỡng sẽ không thoát ra ngoài mà lưu lại trong thân để nuôi dưỡng nhánh và mầm non cho tới khi  đâm rễ.

 Dâm Bụt


Dâm bụt .Hibiscus rosa-sinensis), là loài cây bụi thường xanh thuộc họ Bông hoặc Cẩm quỳ (Malvaceae), có nguồn gốc Đông Phương

Chúng ta cũng nên tìm hiểu xem tại sao một loài cây lại mang cái tên không được thanh tao mà trong đó lại có tên liên quan tới đức Phật, một người đã sáng lập nên một tôn giáo lớn trên thế giới.  Một người đã cho nhân loại môt nền tư duy. Phải diệt dục để đạt chánh quả niết bàn.  

Chúng ta nên tìm hiểu  xem  Từ “Bụt” để chỉ Đưc Phất  và  từ “Bụt “trong “ Hoa Dâm Bụt” có liên quan gì với nhau hay không ?   tại sao người Bắc gọi là  Bụt. Miền Trung và Nam gọi là Phật.   Trong các tác phẩm về phật học  Thích Nhất Hạnh cũng dùng từ Bụt thay cho Phật.    

Theo các từ điển tiếng Việt  Bụt =Phật .  Trong ngôn ngữ Việt  Bụt là  phiên âm chính xác nhất từ chữ Buddha theo âm ngữ Việt mà ngưới miền Bắc trước kia đã dùng.  Ngoài ra không còn nghĩa nào khác .  Nhưng tại Miền Nam tôi không biết chính xác từ Phật xuất hiện từ khi nào.  Theo tôi rất có thể nó đã theo gót chân người Minh Hương (người Tàu thời nhà Minh) đến Việt Nam  lập nghiệp sau khi người Mãn Châu chiêm trọn Trung quốc..   Chúng ta biết người Tàu không thể phát âm chữ "B".  Khi cần phát âm mẫu tư Latinh “B” .Họ phải phát âm  thành chữ “P”.  Như vây từ Buddha, họ bắt buộc phải đọc là Phật Đà.  Nên khi chúng ta xem phim c hưởng, kiếm hiệp Tàu nghe các sư tăng phát âm Buddha  là Phật Đà.  Ở miền Nam VN người Tàu phát âm  “Bánh bao” thành “Pánh Pao”.   Người Việt chúng ta  thường có tính lược giản đi cho ngắn gọn để dễ nói, dễ đọc nên từ Phật Đà chỉ còn lại Phật mà thôi.  Sau này từ “Phật” nghe thanh thoát, nhẹ nhàng hơn từ “Bụt” nên người miền Bắc cũng không dùng từ Bụt nữa. Chỉ duy có ông Thích Nhất Hạnh muốn chơi nổi, đã dùng từ Bụt trong các tác phẩmviết về Phật học của ông.    Theo trang Đạo Phật Ngày nay : Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Do đó Thuật ngữ " Phật" được sử dụng để tán dương công đức các bậc giác ngộ hoàn toàn.(sic).

Vậy hoa tên  “Dâm Bụt” chắc chắn   phát xuất từ Miền bắc.  Ngoài Bắc, tại Thanh Hóa là tỉnh cuối Bắc đầu Trung.  Loài hoa này thưởng được  trồng thành dãy dài làm hàng rào, hàng dậu quanh nhà.  Hoa sáng nở chiều tàn.  Gợi lên cái triết lý vô thường của  nhà Phật (  ông Bụt) và  vì chúng được trồng thành hàng rào hàng dậu, nên người bình dân gọi là dậu bụt.   Lâu ngày dường như thuận miệng đọc trại  đi thành dâm bụt.  Người Việt chúng ta thường có thói quen lược giản một số từ ngữ cho ngắn gọn , giản tiện, thuận miệng  và dễ đọc  hơn.  Như khi nhà Nguyễn  gốc vùng Thanh Hóa. Khi thống nhất sơn hà, đã chọn phần đất chính giữa nước Việt làm kinh đô và đặt tên là Thuận Hóa mang ý nghĩa hướng về Thanh Hóa.  Sau này vì người miền Trung đọc Hóa thành Huế rồi bỏ luôn chữ Thuận chỉ còn lại Huế mà thôi.  Va hôm nay chúng ta có kinh đô Huế . Như mái “tóc thả” đọc trại thành mái “Tóc Thề”, Nhậm (uống) thành nhậu v…v..

Hoa “Dâm Bụt”.  Hai  từ "Dâm" và "Bụt"  này  hoàn tòan đối nghịch nhau.  Dâm chỉ sự dung tục, dục vọng.  Bụt để gọi đức Phật.  Người sáng lậpp nên một nền tảng tôn giáo  khuyên thiện và kêu gọi Diệt dục để  đoạt đến giải thoát.  Chúng ta nên đặc một câu hỏi :  Trong khi đất nước chúng ta gần có tới 60%  dân số  theo phật giáo, tại sao lại đặt tên một loài hoa  là “Dâm Bụt” đầy tính trái ngược  thiếu lễ độ, tôn kính như thê.  Tại sao chúng ta không gọi là “Bông Bụt” thay cho “Dâm Bụt”  Theo tôi nghĩ ngoài giả thuyết đọc trại hay cho thuận miệng cũng như bản tính dễ dãi, dễ chấp nhận của người bình dân VN.   Tên  cây hoa Dậu Bụt  chỉ đặc tính  dùng để làm hàng rào hang dâu thành “Dâm Bụt” này thì  khó có một giả thuyết nào khác giải trình thích hợp hơn.

Tới đây chúng ta cũng nên nói tới một loài hoa thuôc họ bông Bụt có danh pháp Hibiscus Mutabilis (Phù Dung) .  Có nhiều tên gọi khác: Mộc Phù Dung (Thân mộc)  Phù Dung Núi, Địa Phù Dung.   Tại sao cha ông chúng ta gọi loài hoa này là Phù Dung? Và thường có câu “Tam Sắc Tía Phù Dung” .  Chính đặc tính sớm nở tối tàn (như hoa dâm bụt)  này nên cha ông chúng ta mới đặc tên Hoa Phù Dung.  Phù = Nổi , chóng tàn, Dung=Dung nhan.  Một loài hoa màu sắc đẹp mà chóng tàn ( sớm nở, tối tàn) như thế thì không còn từ nào phù hợp và lãng mạng
hơn là Phù Dung.
                           
                    
Hoa Bìm Bịp


Không hiểu tại sao tổ tiên chúng ta gọi chúng là hoa Bìm Bịp.  Tôi biết có một loài chim gọi là chim Bìm Bịp nhưng tôi nghĩ chúng không liên quan gì với nhau cả.  Hoặc nếu có nhưng mình dốt nên không học tới hay biết.  Gọi  chúng là chim  Bìm Bịp  bởi loài chim này khi cất tiếng kêu một tràng thanh âm  sáu bảy tiếng Bìm Bịp, bịp…bịp...   Sau này có người cho tôi biết tại miền đồng bằng sông Cửu Long mỗi khi chim bìm bịp kêu là lúc thủy triều dâng.  Chúng thường làm tổ trong các bụi tre gai dọc theo bờ sông.  toàn thân lông màu nâu nhạt.  Cổ và đầu lông đen , hình dáng bằng con quạ. Thức ăn của chúng là các loài bò sát như thằng lằn, rắn mối, và các loài rắn, chuột và các loại cô trùng.

.
Chim Bìm Bịp

Cây bìm bịp ở VN là loại dây leo hoang, mọc trong các bụi rậm, hay dọc theo các hàng rao của người dân.  Sống rất khỏe và cho hoa màu tím nhạt hay tím đâm có dạng như một loa kèn dạng nhỏ.  Người dân Viêt không mấy ưa thích, vì chúng leo hàng rào chằng chịt nhiều khi quá nặng lảm cho hang rào ngã đổ.  Chính vì thế người Việt chúng ta có câu tục ngữ : “Dậu đổ bìm leo”. Câu này có thể hiểu theo hai nghĩa : 1- Hàng rào, hàng dậu vì cây bìm bịp leo quá dày, với sức nặng chúng sẽ làm hang rào hư nát và đổ . Hàm ý tật xấu quá nhiều của một con người sẽ làm cho họ hư đốn và tàn rụi cả cuộc đời).  2- Khi hang rào hư đổ thì cây bìm bịp nhân cơ hôi đó mà leo tràn lan lên đó để sống còn.  Hàm ý chỉ những kẻ cơ hội. Luôn rình rập tìm cơ hôi không may của kẻ khác để lợi dụng, sống trên đau khổ của tha nhân, bằng hữu.  

Theo những chi tiết trên chúng ta thấy loài hoa này không có một chút liên quan gì tới loài chim Bìm Bịp.  Vây tại sao cha ông mình lại gọi là hoa Bìm Bịp ? . Với sự kém cõi của mình  theo tôi nghĩ  quãng diễn thế nào cũng chỉ còn một cách : Xưa gọi sao, bây giờ gọi vây và “Bótay.com”

Người Mỹ gọi là  Morning  Glory thì khá dễ hiểu. Loài hoa này nở trước khi mặt trời mọc một hay hai giờ cho tới chính ngọ ( 12.00 trưa )  sau đó héo tàn dần cho tới khi  khi mặt trời lặn.   Có lẽ vì thế nên người Mỹ gọi là Morning Glory chăng ?
Morning Glory: Bình Minh vinh quang.  Là lời ca ngợi để đón chào ánh sáng một ngày mới.   Thật tuyệt vời ! Ai bảo người Tây Phương, Âu Mỹ không thâm thúy lãng mạn


Hoa Mộc Lan.

Tên khoa học Magnolia.  Chúng có tới 210 loại khác nhau, phân bối trên các vùng khí hâu ôn đới (mild climat)  bán nhiệt đới (Subtropical ) và nhiệt đới (tropical).  Tùy theo vùng khí hậu mà chúng ta có các loại Mộc Lan khác nhau.   Nhưng chúng ta thường chỉ thấy có hai loại, Thân thẳng (một thân) và bụi (gốc gồm nhiều nhánh).  Tất cả đều là thân mộc.


  

Chúng cho hoa vào mùa Xuân . thường là màu trắng tinh truyên( loại một thân) và mầu hồng ( loại bụi).  Cánh nay mấy năm  tôi có gặp loại màu vàng tại các vườn ương cây.   Nhưng hình như người Mỹ không thích lắm nên không thấy ai trồng.   Tại California gần như chỗ nào cũng thấy Magnolia.  Một điều cần lưu ý là nếu muốn có cây hoa mộc lan cho nhiều hoa, màu hồng và không  sợ bị allergy thì trồng loại bụi (bushes) vì loại này hữu sắc vô hương.   Lọai thân thẳng ( một thân) chỉ cho hoa trắng mà thôi, không  có màu hồng hay vàng. Hoa và nhụy rất thơm nhưng lại cho tất ít hoa.  Trong hai dịp dự lễ ra trường của hai người con tại trường đại học Berkeley  California .  Lần đầu tiên tôi được tận mắt thấy quanh khuông viên và hàng rào có những cây Mộc Lan cổ thụ cao hơn 50-60 feet, thân to lớn cả một người ôm không đủ.  Mùi thơm của chúng chẳng khác chi hoa ngọc lan  Việt Nam của chúng ta.   Nếu ai yêu mộc lan,   sân trước nhà nên trồng một cây Magnolia bush.  Khi mùa Xuân tới, mọi người sẽ ngẩn ngơ với  một cây hoa bao phủ lấp từ ngọn tới gốc đầy những hoa mà vài tháng trước các cành còn trơ trọi với những cơn gió lạnh mùa Đông.   Tới đây chúng ta đặc câu hỏi :  Ở Việt Nam có hoa Magnolia = Mộc Lan không ?.  Tôi xin thưa một cách chắn chắn rằng, VN chúng ta có hoa Mộc Lan.   Nhưng  chỉ là loại thân thẳng,  cao lớn như cây cổ thụ. Hoa không lớn như loài Mộc Lan xứ ôn đới.   Nhưng   cho rất nhiều hoa nhỏ xinh trắng nuột nà  như ngón tay út của  mỹ nữ.   Hoa cho một mùi hương thanh khiết,  quyến rũ tới diêu kỳ.  Chính điều này mà trong văn học Viêt Nam của chúng ta không thể thiếu bóng dáng hoa Mộc Lan.   Đó chính là hoa Ngọc Lan tên khoa học Magnolia Michellia Champaca.

Chúng ta thử đi tìm trong văn học nghệ thuật Viêt Nam trong bộ môn nào có hình bóng Hoa Mộc Lan !
Âm Nhạc;  Mới cách nay không lâu, chúng ta nhận được tin một nữ ca sĩ tên tuổi đã ra đi,  nữ ca sĩ Quỳnh Giao.  Người nữ ca sĩ này có một mối tương quan khá sâu đậm với bản nhạc  hoa Ngọc Lan cả về hai phương diên gia thế và tài năng âm nhạc và ca xướng.  

Nhạc sĩ  Dương Thiêu Tước (DTT) vốn là dòng dõi một nho sĩ Bắc Hà , cụ Dương Khuê.  Vì mối tình dang dỡ , DTT vào Huế rồi lập gia đình với một mỹ nữ góa phụ  danh gia quý tôc, nữ ca sĩ Đoan Trang mẹ của Quỳnh Giao.  Ở Huế,  DTT sáng tác không quá nhiều, nhạc của ông đầy chất lãn mạn nhưng luôn  trang trọng, quý phái.  Trong số cá tác phẩm của ông có nhạc phẩm Ngọc Lan.  Bài này được  Ca sĩ Quỳnh Giao thể hiện để diễn tả được hết cái ý vị cũng như sự trau chuốt ngôn ngữ cho từng nôt nhạc.  Mời vào youtube đánh  Ngọc Lan để nghe Quỳnh Giao, con sơn ca xứ Huế lãnh lót bản nhạc Ngọc Lan của DTT     
            
Trong địa hạt Vọng Cổ chúng ta có tuồng Hoa Mộc Lan của soạn giả Viễn Châu.   Tuồng này hoàn toàn phỏng theo cốt truyên Hoa Mộc Lan của Trung Hoa.
Văn Chương: Trên văn đàn văn học có lẽ nhóm Tự Lực Văn Đoàn đã để lại một hình ảnh quá đặc biệt cho tất cả những ai yêu chữ nghĩa.   Trong đó nhà văn Khái Hưng là người đã để lại cho chúng ta tuyệt tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên, mà theo tôi đây là một tác phẩm tuy ngắn nhưng lại là một kiệt tác văn xuôi trong văn học Việt Nam thời tiền chiến.  Cá nhân tôi khi còn là câu học sinh lớp đệ lục ( lớp tám) đã say mê cuốn Hồ Bướm Mơ Tiên (HBMT). Và dường như đã ảnh hưởng nhẹ nhàng  trong xu hướng văn học, trong các bộ môn thơ, văn, nhiếp ảnh,  bonsai của tôi sau này.
Tôi đã sáng tác bài thơ :               
  Hồn Bướm Mơ Tiên:
Thủa ấy Lan là giọt sương trong
Long Giáng lòng thanh rũ bụi hồng
Chiều nao lữ khách trần tục quá
Chao hồn như nắng sắp qua sông

Nương sắn Lan về nắng mênh mông
Lầu chuông nhè nhẹ vẵng tiếng đồng
Hồn nương kinh kệ hương trầm thoảng
Bướm về giao động cánh Lan không.

Long Giáng sang mùa ngọn thu phong
Trải lá rừng Vô ngập cô phòng
Hiên chùa nhịp mõ tim lạc vận
Luyến nhớ tăng bào bướm bên song

Thiền môn gió nổi gợn má hồng
Nửa hồn quên lãng – Nửa hồn trông
Người về phố thị trai phòng vắng.
Để lại sân chùa nắng mênh mông                              
                                   Ngoc Danh


Câu hỏi  được đặt ra ở đây  : Tác phẩm Hồn Bướm Mơ Tiên có liên quan  tới hoa Mộc Lan hay không ?   Tới đây có lẽ những ai đã từng đọc HBMT đã hé lộ được câu trả lời.  Thực ra HBMT không có được một dòng ngắn ngủi nào nói về hoa Môc Lan.  Nhưng chính hai nhân vật một chính một phụ trong tác phẩm nói lên lòng yêu thương loài hoa này của sư cụ Chùa Long Giáng.   Ngọc, môt thanh niên Tây học từ Hà Nôi nghĩ hè lên thăm  người sư bác của mình là sư cụ Chùa Long Giáng  .   Ở đó Ngọc đã gặp một chú tiểu tên Lan đẹp duyên dáng như một người con gái.  Chùa Long Giáng còn một chú tiểu nữa vào chùa trước chú tiểu Lan được sư cụ đặt tên Mộc.   Như vậy qua  HBMT chúng ta thấy thấp thoáng bóng giáng  hoa Mộc Lan, hay Ngoc Lan qua tên của hai chú tiểu và cũng cho thấy sư cụ Chùa Long Giáng hay chính tác giả HBMT  yêu thích loài hoa này như thế nào.
Về Phim ảnh.  Việt Nam chúng ta không có phim nào về Hoa Mộc Lan.  Nhưng Trung Quốc thì có tới 4 hay 5 film về truyện Hoa Mộc Lan.   Tại Mỹ có film hoạt hình  cho thiếu nhi về Hoa Môc Lan với tên Wulan.  Nhưng hình như không được trẻ em Mỹ say mê lắm..  Năm 1999 Paul Thomas Anderson cho thực hiên film Magnolia do Tom Cruise thủ vai chính.   Nhưng đây là một  phim mang tính tâm lý xã hôi đời sống Mỹ , không dính dáng  chi tới truyện Hoa Mộc Lan của Trung Hoa  thời Bắc Ngụy  cổ xưa ( 386 – 534 AD). Phim không gây được tiếng vang sau khi trình chiếu


Để biết thêm về hoa Magnolia =Mộc Lan xin vào link về Hoa Magnolia trên Google.
Qua một bài viết ngắn mà đề cập tới bốn loài hoa, thì tôi tin rằng còn thiếu sót khá nhiều.  Chỉ mong sao bài viết đem lại phần giải trí nhiều hơn phần tham khảo mang tính hàn lâm.
  
 Ngọc Danh

California, Summer 2014
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh