NGUYỄN NGỌC DANH
Trà My
Trà My
Tết - Một danh từ luôn gợi cho chúng ta những nét sinh hoạt độc đáo, gắn liền với rất nhiều tập tục mang tính cách Truyền thống, Hiếu đạo và Tôn giáo.Nó đã mặc nhiên trở thành hình ảnh tôn nghiêm, cao trọng của hồn thiêng gia đạo và dân tộc.Một trong những sinh hoạt văn hóa để đón mừng năm mới, chúng ta luôn có những tờ báo ra số đặc biệt gọi là số Báo Xuân. Trong đó nhất là gần đây chúng ta được thưởng thức những vần thơ, truyện ngắn, bình luận, xã luận đầy ắp tình quê hương dân tộc. Chúng ta cũng không thiếu những bài nghiên cứu sâu sắc của các học giả, và những cây bút nặng ký về bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, hoặc đi thẳng vào miền sâu của những câu ca dao, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích để tìm ra cái hồn của dân tộc mà tổ tiên chúng ta đã gửi gắm vào trong đó.
Tôi chỉ là cây bút nghiệp dư, nên đứng trước những đề tài nghiêm túc trên xin được làm kẻ kính nhi viễn chi. Tuy nhiên tôi vẫn thường có bài cho số xuân, nhưng chỉ là những đề tài bên lề mà thôi. Năm ngoái tôi đã viết về hoa Mai,năm nay tôi được một số bạn bè yêu cầu viết về Hoa Đàovì Hoa Đào là biểu tượng cho Tết và mùa xuân đất Bắc, cũng như Hoa Mai vàng là sứ giả mùa xuân của Phương Nam.Sau mấy ngày lục lại tài liệu và kiểm lại thực nghiệm của chính bản thân mình tôi đi tới quyết định không viết về Hoa Đào vì hai lý do: Tài liệu thu thập chưa đầy đủ. Thứ hai tôi thực sự chưa sống môt cái tết nào tại Hà Nội và như thế là chính mắt mình chưa nhìn thấy cành Đào đất Bắc, nhất là loại Bích Đào đặc sản của đất ngàn năm văn vật Hà Nội mặc dù trong sân tôi có hai cây Đào lớn và hai cây Đào bonsai, chúng cho bông và những đường nét tuyệt đep trong mùa xuân. Vì không muốn mình trở thành anh mù rờ voi trong truyện ngụ ngôn Ấn Độ do đó tôi chọn Hoa Trà My thay cho Hoa Đào cho số báo xuân QuýTỵ. Bởi tôi có một chút ít kinh nghiệm và một kỷ niệm đau thương về loại hoa mang cái tên quá đẹp TRÀ MY.
Trước tiên chúng ta lướt qua một số tác phẩm văn học để xem loài hoa mang cái tên quý phái, trang nhã này đã được các văn nhân thi sĩ tán tụng và yêu quý tới mức nào.
Trước tiên chúng ta lướt qua một số tác phẩm văn học để xem loài hoa mang cái tên quý phái, trang nhã này đã được các văn nhân thi sĩ tán tụng và yêu quý tới mức nào.
Ôn như Hầu Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), con của bà Ngọc Tuân tức công chúa Quỳnh Liên thời chúa Trịnh, là tác giả cuốn Cung Oán Ngâm Khúc, đã ví nàng cung nữ như một đóa Trà My. Ông đã ghi lại những đêm động phòng,những giây phút mặn nồng hương lửa của nàng cung phi với đấng quân vương bằng hai câu thơ:
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng Trà My trập trùng
Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng Trà My trập trùng
Cụ Nguyễn Du thuộc thời Lê Mạt năm Cảnh Hưng 26 (1765) tác giả cuốn Đoạn Trường Tân Thanh tức Truyện Kiều. Ông đã thương tiếc cho cảnh hồng nhan bạc phận của Thúy Kiều, một giai nhân tuyệt sắc tại chốn lầu xanh hàng ngày phải đem tài sắc của mình để mua vui cho những con người thích đi tìm hoa giỡn nguyệt. Còn hình ảnh nào cụ thể và chua chát nhưng thật bóng bảy văn chương qua hai câu thơ của cụ:
Tiếc thay một đóa Trà My
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Trà My trong văn chương Việt Nam và Trung Hoa được xem như biểu tượng cho người mỹ nữ, trong khi đó người Tây phương họ ví người đàn bà là những đóa hoa hồng biết nói nhưng đầy gai nhọn.
Tiếc thay một đóa Trà My
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Trà My trong văn chương Việt Nam và Trung Hoa được xem như biểu tượng cho người mỹ nữ, trong khi đó người Tây phương họ ví người đàn bà là những đóa hoa hồng biết nói nhưng đầy gai nhọn.
Cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (1835-1909) bất mãn với thời cuộc lui về ở ẩn. Khi tuổi về già hai mắt cụ bị mù. Nhân dịp xuân về một người bạn làm quan còn tại chức gởi tặng cụ một chậu hoa trà ( trà my) không có hương thơm. Cụ cho rằng người bạn đã chơi xỏ mình. Thực vậy hành động tặng cho người bạn bị mù của mình một châụ hoa vô hương đó hành động nhục mạ, chế giễu của kẻ vô ý thức. Nhưng ở đời khi con người không còn quý mến nhau, nhất là có sự va chạm về tiền tài, danh lợi, hiềm khích về lý tưởng thì bất chấp thủ đoạn nào dù tệ hại, bần tiện, thấp hèn tới đâu người ta cũng làm để đánh gục đối phương để dành lấy uy thế, hoặc những trận cười đắc thắng, ngạo mạn. Biết tâm địa thâm độc của người bạn, Cụ đã làm một bài thơ.Nội dung bài thơ chỉ nêu lên tấm lòng trong sạch của mình với quê hương dân tộc và khinh tởm cái tâm địa xấu xa tàn độc của người bạn mà tuyệt nhiên không đề cập tới cây Trà My. Nhưng đây chỉ là một giai thoại văn chương có liên quan tới đề tài nên tôi chỉ lướt qua mà không ghi bài thơ ra đây.
Nhà học giả Kim Dung là tác giả nhiều bộ truyện kiếm hiệp kỳ tình Trung hoa. Trong bất cứ tác phẩm nào của ông khi muốn đề cập tới một thứ gì thì hầu như ông phải nghiên cứu kỹ càng về ý nghĩa, công dụng một cánh tường tận để đưa độc giả của mình vào một thế giới rất thật dù đó chỉ là những cốt truyện giả tưởng, truyền kỳ.Hoặc chỉ dựa vào một vài nét trong chính sử để dàn dựng lên những pho truyện kiếm hiệp tuyệt luân về các môn phái võ học Trung hoa như bàn về các loại khí giới của từng môn phái, từng cá nhân, về nhạc cụ, các danh nhân tài tử, mỹ nữ, mỹ tửu v. v.
Nhà học giả Kim Dung là tác giả nhiều bộ truyện kiếm hiệp kỳ tình Trung hoa. Trong bất cứ tác phẩm nào của ông khi muốn đề cập tới một thứ gì thì hầu như ông phải nghiên cứu kỹ càng về ý nghĩa, công dụng một cánh tường tận để đưa độc giả của mình vào một thế giới rất thật dù đó chỉ là những cốt truyện giả tưởng, truyền kỳ.Hoặc chỉ dựa vào một vài nét trong chính sử để dàn dựng lên những pho truyện kiếm hiệp tuyệt luân về các môn phái võ học Trung hoa như bàn về các loại khí giới của từng môn phái, từng cá nhân, về nhạc cụ, các danh nhân tài tử, mỹ nữ, mỹ tửu v. v.
Trong bộ Thiên Long Bát Bộ ông đề cập tới hoa Trà My của nước Đại Lý, giang sơn của nhà họ Đoàn. Chúng ta hãy hành trình vào thế giới huyền hoặc này xem ông nói về cây Trà My như thế nào.
Đoàn Dự, con trai độc nhất của Đoàn Chính Thuần, cháu ruột của Trấn Nam Vương Đoàn Chính Minh. Chàng nho gàn gàn này không chịu học võ do cha và bác dạy. Trên con đường ngao du lêu lổng hắn đã bị Cưu Ma Trí bắt đi nhưng lại được A Châu, A Bích, hai tiểu tỳ của Mộ Dung Công Tử cứu thoát. Thuyền của ba người lại đi lạc vào Mạn Đà Sơn Trang (Trang trại trồng trà Man Đà La ) của Vương Phu nhân.
Đoàn Dự, con trai độc nhất của Đoàn Chính Thuần, cháu ruột của Trấn Nam Vương Đoàn Chính Minh. Chàng nho gàn gàn này không chịu học võ do cha và bác dạy. Trên con đường ngao du lêu lổng hắn đã bị Cưu Ma Trí bắt đi nhưng lại được A Châu, A Bích, hai tiểu tỳ của Mộ Dung Công Tử cứu thoát. Thuyền của ba người lại đi lạc vào Mạn Đà Sơn Trang (Trang trại trồng trà Man Đà La ) của Vương Phu nhân.
Trong Sơn trang đâu đâu cũng trồng hoa trà, điều đó chứng tỏ chủ nhân của nó quý mến yêu thích hoa trà biết dường nào. Nhưng Đoàn Dự đâu có ngờ tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa vì chàng đã phạm vào một đại cấm kỵ của Vương phu Nhân là bất cứ một người đàn ông nào hễ bước vào đây đều phải chặt hết chân tay và móc mắt, nhất là những người nước Đại Lý và đặc biệt hơn nữa là những ai mang họ Đoàn. Sở dĩ có điều cấm kỵ lạ lùng như vậy bởi vì trước kia Vương Phu Nhân là một trong những tình nhân của ông thân vương đa tình lãng mạn của Đoàn Chính Thuần, cha ruột của Đoàn Dự.Cuộc tình vụng trộm và những giây phút thần tiên của hai người xảy ra dưới những rặng trà my tuyệt vời.Đoàn chính Thuần đã thỏ thẻ với bà là nếu sau này có chết thì mong được chết trong tay bà dưới những cây trà my. Nhưng rồi ông đã ra đi biền biệt, để lại cho bà một vết thương lòng đầy sầu hận và kết quả của cuộc tình là Vương Ngọc Yến, một cô gái xinh đẹp tuyệt vời mà chàng công tử Mộ Dung Cô Tô yêu say đắm. Khi Vương Phu Nhân biết được cái gã phạm tội là người Vân Nam nước Đại Lý lại còn mang họ Đòan,bà ra lệnh chặt hết chân tay, khoét mắt ngay tức khắc.Nhưng vì cái tính gàn gàn, miệng lưỡi lanh lẹ và nhất là chàng biết rất rành về những đặc tính và giá trị của hoa Trà nên thoát nạn, bởi vì chàng sống và lớn lên rồi lang thang khắp vùng Vân Nam là quê hương của hoa Trà My, cũng như Lạc Dương là quê hương của Mẫu Đơn.
Chàng đã dám chê Vương phu Nhân, người đang cầm vận mạng sống chết của mình là không biết một chút xíu nào về hoa Trà mà lại thích trồng trà khắp sơn trang. Đoàn Dự ví những cây trà my của bà như những chàng u vai thịt bắp vứt đâu mà chẳng sống khỏe, chẳng sống mạnh. Những cây trà của bà không thể nào so sánh với hoa trà vùng Vân Nam của chàng được, chúng sang trọng, quý phái và đẹp nhất trên cõi đời này. Nhất là những cây trà trồng trong phủ Trấn Nam Vương của Đoàn Chính Minh, ông bác ruột của Đoàn Dự. Khi Đoàn Dự nghe bà gọi bốn chậu bạch trà mới mua về là Mãn Nguyệt Trà như người dân đất Cô Tô, chàng cười tủm và nói là sai bét. Đoàn Dự giải thích:
Chậu hoa trắng có vân đen mới gọi là Mãn Nguyệt vì những vân màu đen trên cánh hoa giống như những cành quế trên cung trăng. Chậu hoa trắng có viền vân hồng gọi là Hồng nhan tố lý. Chậu trắng có điểm một tia đỏ như sợi tơ gọi là Trảo phá mỹ nhân kiểm. Chậu thứ bốn giống như Trảo Phá Mỹ Nhân kiểm nhưng lại có nhiều vệt đỏ hơn gọi la Ý Lan kiều. Đám hoa trà my ngũ sắc mà Vương phu nhân rất đắc ý và cho là đẹp nhất Sơn trang thì Đoàn Dự cũng chê là tầm thường và goi nó là Lạc đệ tú tài ( cậu tú thi hỏng) làm cho bà giận vô cùng. Chàng lai nói tại Nước Đại Lý của chàng có những loại hoa trà quý nhất thiên hạ như: Thập bát học sĩ, cả khóm có mười tám bông mà màu sắc không bông nào giống bông nào. Chúng cùng nở một lúc và cùng rụng một lúc. Sau Thập bát học sĩ có Bát tiên quá hải. Một gốc sinh ra tám bông khác nhau. Thất tiên Nữ bảy bông.Phong trấn Tam Hiệp có ba bông. Nhị kiều có hai bông, một bông trắng một bông hồng. Riêng về Phong Trấn Tam Hiệp lại chia thành hai loại chánh phó. Trong ba bông, bông tía ( đỏ sậm) phải lớn hơn hết, tượng trưng cho Cầu nhiệm Khách, bông trắng nhì tương trưng cho Lý Tịnh, bông Hồng đẹp nhưng nhỏ hơn hai hoa kia tượng trưng cho Hồng Phấn Nữ. Nếu bông hồng mà lớn hơn hai bông kia thì giá trị kém đi nhiều.Đoàn Dự một vương tôn công tử mà biết rõ về hương hoa đất nước mình như vậy thật hiếm có. Không biết ngày xưa hai chàng Hắc-Bạch công tử xứ Bạc Liêu của chúng ta có biết được chút ít nào về cây lúa, hoa trái của Miền Nam hay không?
Trong những giòng trên, chúng ta điểm qua một cách khái quát về hoa trà qua sách vở Đông Phương. Thực ra danh từ Trà My chúng ta chỉ thấy xuất hiẹn trên các tác phẩm văn chương mà thôi. Nhưng tên Hoa trà hay Sơn Trà là cái tên phổ thông đại chúng được gọi qua hàng ngàn năm về trước tại quê hương của chúng là Vân Nam và Bắc Việt Nam của chúng ta mà ông Kim Dung cho là Nước Đại Lý cũ.
Chậu hoa trắng có vân đen mới gọi là Mãn Nguyệt vì những vân màu đen trên cánh hoa giống như những cành quế trên cung trăng. Chậu hoa trắng có viền vân hồng gọi là Hồng nhan tố lý. Chậu trắng có điểm một tia đỏ như sợi tơ gọi là Trảo phá mỹ nhân kiểm. Chậu thứ bốn giống như Trảo Phá Mỹ Nhân kiểm nhưng lại có nhiều vệt đỏ hơn gọi la Ý Lan kiều. Đám hoa trà my ngũ sắc mà Vương phu nhân rất đắc ý và cho là đẹp nhất Sơn trang thì Đoàn Dự cũng chê là tầm thường và goi nó là Lạc đệ tú tài ( cậu tú thi hỏng) làm cho bà giận vô cùng. Chàng lai nói tại Nước Đại Lý của chàng có những loại hoa trà quý nhất thiên hạ như: Thập bát học sĩ, cả khóm có mười tám bông mà màu sắc không bông nào giống bông nào. Chúng cùng nở một lúc và cùng rụng một lúc. Sau Thập bát học sĩ có Bát tiên quá hải. Một gốc sinh ra tám bông khác nhau. Thất tiên Nữ bảy bông.Phong trấn Tam Hiệp có ba bông. Nhị kiều có hai bông, một bông trắng một bông hồng. Riêng về Phong Trấn Tam Hiệp lại chia thành hai loại chánh phó. Trong ba bông, bông tía ( đỏ sậm) phải lớn hơn hết, tượng trưng cho Cầu nhiệm Khách, bông trắng nhì tương trưng cho Lý Tịnh, bông Hồng đẹp nhưng nhỏ hơn hai hoa kia tượng trưng cho Hồng Phấn Nữ. Nếu bông hồng mà lớn hơn hai bông kia thì giá trị kém đi nhiều.Đoàn Dự một vương tôn công tử mà biết rõ về hương hoa đất nước mình như vậy thật hiếm có. Không biết ngày xưa hai chàng Hắc-Bạch công tử xứ Bạc Liêu của chúng ta có biết được chút ít nào về cây lúa, hoa trái của Miền Nam hay không?
Trong những giòng trên, chúng ta điểm qua một cách khái quát về hoa trà qua sách vở Đông Phương. Thực ra danh từ Trà My chúng ta chỉ thấy xuất hiẹn trên các tác phẩm văn chương mà thôi. Nhưng tên Hoa trà hay Sơn Trà là cái tên phổ thông đại chúng được gọi qua hàng ngàn năm về trước tại quê hương của chúng là Vân Nam và Bắc Việt Nam của chúng ta mà ông Kim Dung cho là Nước Đại Lý cũ.
Khi cây hoa trà được giới thiệu với người Tây phương lần đầu tiên bởi ông George Joseph Kamel ( 1661-1706), Ông là một giáo sĩ truyền giáo dòng Tên (Jesuit) và cũng là nhà thực vật học. Ông đến truyền giáo tại đảo Luzon Phi luật Tân. Tại đây ông đã viết tất cả các loại cây của bản xứ. Để vinh danh ông, nhà thực vật học Thụy sỹ Carl Linnaeus đặt tên cho cây sơn trà là Camellia, vì cách phát âm của hai bên rất giống nhau. Từ đó cây hoa trà mang tên Tây Phương là Camellia. Nhưng trong sách lại nói rằng: Có một điều trớ trêu là không có một dữ kiện nào chứng minh ông là người đã nhìn thấy cây trà my. Theo thiển ý của tôi thì còn một nguyên ủy khác nữa có tính cách khoa học và dễ chấp nhận hơn khi gọi cây sơn trà là Camellia.
Như chúng ta biết, trà là một đăc sản của Trung Hoa và Việt Nam từ hơn một nghìn năm về trước. Vào đời nhà Đường (618-906) các trà thần như Lục Vũ đã viết một cuốn sách về trà gọi là Trà Kinh. Lô Đồng đệ tử của Lào học đã sáng tạo ra những chiếc lò để nấu trà.Qua đời nhà Tống, vua Tống huy Tông viết cuốn Tổng quan trà luận. Sau đó trà đã được giới thiệu với người Tây phương qua cuốn nhật ký của Marco Polo và với vùng Cận Đông và Địa Trung Hải qua ngã đường Tơ lua ( Silk road). Đây là loại trà dùng để uống, tên khoa học là Camellia sinenis. Loại trà uống này khi người Anh tiếp xúc với người Tàu họ phiên âm Trà thành Tea và người Pháp gọi là Thé. Theo bộ sách Cây Cỏ Miền Nam của Gs Phạm Hoàng Hộ và các sách xuất bản tại Hoa Kỳ như: Dictionary of Gardening và A Concise Dictionary of Plants Cultivated thì cây Sơn trà cũng là một loại trà hay nói cho đúng hơn nó thuộc họ trà. Nhưng để phân biệt cho rõ ràng thì cây trà cho lá uống gọi là Camellia sinensis.Còn cây Trà hoa gọi là Camellia pleurocarpa có nghĩa là cây trà cho hoa. Như vậy khi người Tây phương đặt tên cho cây Hoa trà là Camellia là căn cứ vào giòng họ thể phổ của nó chứ không phải vì tên của ông Kamel mà thành Camellia nếu có thì theo tôi đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Ngoài ra cây trà hoa người Việt chúng ta còn gọi là cây Trà My như trong thơ văn nêu trên. Rất có thể khi nghe danh từ trà my người Tây phương đã phiên âm thành Camellia. Vì hai chữ khi phát âm nghe rất gíống nhau. Đây chỉ là những ý kiến và suy luận cá nhân rất mong được học hỏi bởi các bậc thức giả.
Có khoảng 250 loại trà my được tìm thấy tại Trung Hoa và Việt Nam và trãi dài xuống mạn Bắc và Nam của Indonesia- Java- Sumatra. Tại Nhật Bản có ba loại thường được gọi là Camellia japonica, cho hoa lớn và đỏ sậm. Có khoảng 45 loại nguyên thủy đã được con người ưa thích vun trồng để thưởng thức vẻ đẹp đài các của hoa trà my. Ngày nay với kỹ thuật khoa học tiến bộ, trên thị trường tiêu thụ thế giới đã có tới 33,000 loại hoa trà.
Theo GS Phạm hoàng Hộ thì tại quê hương chúng ta có rất nhiều hoa trà, trãi dài từ Thượng Du Việt Bắc xuống tới đảo Phú Quốc. Nhưng chỉ có một loại nổi tiếng gọi là Camellia Vietnamsis. Loại này được ông Huang đưa về Trung Quốc trồng tại tỉnh Quảng Tây và được giới thưởng ngoạn xem như loại hiếm quý.
Như tôi trình bày trên hiện nay chúng ta có tới 33.000 loại. Nhưng thực sự chỉ có một số tuyệt đẹp và quý mà thôi, giống như những cây bạch trà Đoàn Dự đã tả. Sau đây tôi xin liệt kê ra một số mà chúng ta có thể kiếm được tại cac vựa cây hay vườn ương với giá phải chăng.
Như chúng ta biết, trà là một đăc sản của Trung Hoa và Việt Nam từ hơn một nghìn năm về trước. Vào đời nhà Đường (618-906) các trà thần như Lục Vũ đã viết một cuốn sách về trà gọi là Trà Kinh. Lô Đồng đệ tử của Lào học đã sáng tạo ra những chiếc lò để nấu trà.Qua đời nhà Tống, vua Tống huy Tông viết cuốn Tổng quan trà luận. Sau đó trà đã được giới thiệu với người Tây phương qua cuốn nhật ký của Marco Polo và với vùng Cận Đông và Địa Trung Hải qua ngã đường Tơ lua ( Silk road). Đây là loại trà dùng để uống, tên khoa học là Camellia sinenis. Loại trà uống này khi người Anh tiếp xúc với người Tàu họ phiên âm Trà thành Tea và người Pháp gọi là Thé. Theo bộ sách Cây Cỏ Miền Nam của Gs Phạm Hoàng Hộ và các sách xuất bản tại Hoa Kỳ như: Dictionary of Gardening và A Concise Dictionary of Plants Cultivated thì cây Sơn trà cũng là một loại trà hay nói cho đúng hơn nó thuộc họ trà. Nhưng để phân biệt cho rõ ràng thì cây trà cho lá uống gọi là Camellia sinensis.Còn cây Trà hoa gọi là Camellia pleurocarpa có nghĩa là cây trà cho hoa. Như vậy khi người Tây phương đặt tên cho cây Hoa trà là Camellia là căn cứ vào giòng họ thể phổ của nó chứ không phải vì tên của ông Kamel mà thành Camellia nếu có thì theo tôi đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi. Ngoài ra cây trà hoa người Việt chúng ta còn gọi là cây Trà My như trong thơ văn nêu trên. Rất có thể khi nghe danh từ trà my người Tây phương đã phiên âm thành Camellia. Vì hai chữ khi phát âm nghe rất gíống nhau. Đây chỉ là những ý kiến và suy luận cá nhân rất mong được học hỏi bởi các bậc thức giả.
Có khoảng 250 loại trà my được tìm thấy tại Trung Hoa và Việt Nam và trãi dài xuống mạn Bắc và Nam của Indonesia- Java- Sumatra. Tại Nhật Bản có ba loại thường được gọi là Camellia japonica, cho hoa lớn và đỏ sậm. Có khoảng 45 loại nguyên thủy đã được con người ưa thích vun trồng để thưởng thức vẻ đẹp đài các của hoa trà my. Ngày nay với kỹ thuật khoa học tiến bộ, trên thị trường tiêu thụ thế giới đã có tới 33,000 loại hoa trà.
Theo GS Phạm hoàng Hộ thì tại quê hương chúng ta có rất nhiều hoa trà, trãi dài từ Thượng Du Việt Bắc xuống tới đảo Phú Quốc. Nhưng chỉ có một loại nổi tiếng gọi là Camellia Vietnamsis. Loại này được ông Huang đưa về Trung Quốc trồng tại tỉnh Quảng Tây và được giới thưởng ngoạn xem như loại hiếm quý.
Như tôi trình bày trên hiện nay chúng ta có tới 33.000 loại. Nhưng thực sự chỉ có một số tuyệt đẹp và quý mà thôi, giống như những cây bạch trà Đoàn Dự đã tả. Sau đây tôi xin liệt kê ra một số mà chúng ta có thể kiếm được tại cac vựa cây hay vườn ương với giá phải chăng.
Bạch Trà My
- Janet Waterhouse: Hoa trung bình, cánh hoa kép (nhiều lớp) màu trắng tinh tuyền, nhụy vàng rực, nếu có hương càng quý.
- Jury Yellow: Hoa lớn, cánh hoa kép, phía ngoài màu trắng nhạt (white cream), cánh hoa tại trung tâm nhỏ tạo thành một khối màu vàng lợt hình thể phối trí như hoa mẫu đơn. Đây là loại Bạch trà rất quý, sang trọng, đài các, thanh cao. Nếu gặp xin đừng bỏ qua vì rất ít thấy bán.
- Tinker toy: Giống hoa Nhật Bản, hoa nhỏ, cánh hoa kép trên có nhiều sọc đỏ. Đây chính là cây bạch trà mà Đoàn Dự gọi là Ỷ Lan Kiều.
Hồng (pink) Trà My
- Avé Maria: Hoa trung bình, cánh hoa kép, màu hồng nhạt, phối trí giống hoa hồng, đây là loại hồng trông rất đẹp.
- Dr Tinsley:hoa trung bình,cánh hoa kép màu rất nhạt gần như trắng phía trong, trở nên hồng đậm ngoài riềm. Đây chính là cây Hồng trang tố lý
- Berenice Boddy: Hoa trung bình, có hai hoa, cánh hoa màu nhạt, trung tâm có nhụy vàng, nếu hai hoa một trắng một hồng thì đó chính là cây Trà My Nhị Kiều.
- Lady Loch: hoa trung bình, hình thể giống mẫu đơn, màu hồng nhạt trở nên trắng ngoài viền, hoặc thinh thoảng có gân đỏ đậm.
- Mussoka: Hoa mới được giới thiệu năm 1979, màu hồng tươi, có nhiều đường gân nhỏ ly ty màu đỏ đậm, trung tâm có nhụy vàng. Đây là cây trà my khi nhìn ngắm nó chúng ta khó có thể cất bước ra đi. Tôi đề nghị trồng nó trong một chậu sứ Trung Hoa men trắng
- Tomorrow Dawn: Giống Nhật Bản, màu hồng nhạt, trung tâm có nhụy vàng, đơn giản nhưng rất quý phái.
Tía (Đỏ)Trà My
- Elegans: Hoa giống Nhật Bản, hoa trung bình, màu đỏ nhạt, trung tâm có điểm những cánh hoa màu trắng, hình thể giống hoa mẫu đơn.
- Rubescens Mạjor: hoa trung bình, màu đỏ đậm trên các cánh hoa có nhiều đường gân đỏ sậm, hình thể giống hoa hồng, loại này cho rất nhiều bông.
- Rose Parade: Hoa lớn, màu đỏ đậm (màu huyết dụ) cành cho hai ba hoa
- Yuletide: Hoa nhỏ, cánh đơn, hoa đơn, màu đỏ rực, trung tâm là một lâu đài nhụy hoa màu vàng. Đặc biệt loại này cho ta hương thơm giống hệt như hương sen, tương đối phổ thông dễ kiếm.
Tam Sắc Trà My
- Tricolor Sieboldi: hoa trung bình, được tìm thấy tại Nhật bản 1929. Hoa có ba màu chính: đỏ, hồng, trắng, hình thể giống hoa hồng. Tránh nắng
- Lavinia Maggi: Hoa trung bình, cành có hai hoa, có ba màu, màu trắng là chủ, màu hồng nhạt phớt nhẹ trên cánh hoa, màu đỏ là những vệt màu lớn nhỏ không đều nhau trãi khắp nhưng thửa trên cánh hoa từ trung tâm ra tận riềm ngoài. Nó là loại hoa được yêu quý nhất từ trước tới nay. Nhìn đóa hoa chúng ta có cảm tưởng như một tụyệt phẩm của một đai danh họa.
Hoàng Trà My
Trà my màu vàng rất hiếm thấy, chúng ta chỉ có hai loại:
- Camellia flava, hoa nhỏ, màu vàng tươi, hình thể giống hoa hồng, quê hương của nó là tỉnh Hòa Bình Việt Nam.
- Camellia chysantha; Hoa này có đặ tính cành của nó rất mảnh mai giống như hoa cúc, hoa cho màu vàng đậm.
Nếu đem so sánh với Hồng, Lan, Mầu Đơn thì Trà My về màu sắc không đươc phong phú. Chúng ta không thể tìm thấy cây trà my màu xanh dương(blue), màu đen, màu tím, hoa cà v. v . Nó chỉ cho những màu sắc chính ở trên, sự khác nhau ở gam mầu cùng loại hầu như không thấy.
Trà My tương đối dễ trồng, nên nằm lòng hoa trà my không thích nắng trực tiếp. Chúng chỉ thích chỗ râm mát ( ánh sáng 50/50), thích ẩm ướt nhưng phải thoát nước. Nên bón phân hai hay ba lần trong một năm vào tháng 7 hay 8. Đó là thời điểm tốt nhất để hoa kết nụ. Nếu vào khoảng tháng chín, tháng mười chưa thấy nụ coi như là chúng ta không có hoa cho mùa xuân tới. Nên cắt tỉa sau khi hoa rụng. Nếu quá trễ chúng sẽ không có bông hoặc có rất ít. Trà My tương đối ít bệnh, không giống như Hồng và Lan phải chăm sóc, cắt tỉa, xịt thuốc nhiều lần trong một năm. Ngoại trừ bón phân và tưới nước hầu như chúng ta không phải làm gì khác, nhưng kết quả chúng ta vẫn có những bông hoa tụyệt vời không thua gì hồng và mẫu đơn.
Các bậc nho học thâm thúy của chúng ta ngày xưa thường lấy hoa làm biểu tượng cho tinh thần. Hoa Lan cho các bậc ẩn sỹ thơm ngát mùi đức hạnh. Cúc cho sự nhàn nhã thanh cao. Mẫu Đơn cho sự phú quý, quyền uy nên người Việt chúng ta còn gọi là hoa Phú quý. Nó là hình ảnh biểu tượng cho Võ Tắc Thiên, vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Do đó chúng ta mới có câu truyện mang tính cách truyền kỳ là chính Võ Tắc Thiên ra lệnh cho tất cả loài hoa trong vườn ngự uyển phải nở vào đúng ngày đầu xuân. Duy chỉ có Mẫu Đơn không tuân lệnh bà nên đã bị bà đày ra khỏi thành đô tới Lạc Dương. Kể từ đó Lạc Dương là quê hương của Mẫu Đơn. Hoa sen biểu tượng cho tầng lớp hoàn toàn xa lánh trần tục. Trà My biểu tượng cho mỹ nữ, những người đàn bà xinh đẹp, dáng dấp quý phái trong đơn giản, bình dị. Hoa Trà my là hình ảnh của Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh. Dương Quý Phi của Đường Minh Hoàng và nàng Tây Thi nước cổ Việt, người tình muôn thủa của nhà mưu lược Phạm. Lãi. Ỷ Lan của Lý thái Tổ.
Cây Trà My của Ba tôi
Trà My vỏn vẹn chỉ có hai chữ nhưng nó đã nằm sâu trong ký ức của tôi từ thời còn rất trẻ. Vào những năm 1949-1954 khi người Cộng Sản đã kiểm soát toàn bộ Liên khu tư (Thanh-nghệ -Tĩnh). Họ đã phát động phong trào Cải cách ruộng đất, nhằm triệt hạ tất cả nhưng gia đình giầu có mà chúng gọi là địa chủ. Cả họ hàng tôi chìm ngập trong sự thống khổ của chủ nghĩa này. Gia đình tôi ngoài người chị đầu đi lấy chồng, ba tôi, người anh và người chịđều bị họ bắt và không biết họ giam giữ nơi nào, chỉ còn lại hai mẹ con tôi. Vào một buổi trưa khi hai mẹ con đang ngồi bên nồi khoai mới luộc, có một nhóm người đi vào. Họ đi thẳng xuống nhà bếp gọi mẹ tôi ra và đọc bản cáo trạng tịch biên gia sản. Họ còn ra lệnh cho mẹ con tôi từ nay chỉ được ở trong căn bếp này mà thôi. Tôi đứng nấp sau lưng mẹ. Mẹ tôi không nói một lời nào, sau khi nghe xong dắt tôi vào ngồi lại bên nồi khoai, hai tay bà ôm lấy hai đầu gối gục đầu xuống và bắt đầu khóc. Tâm hồn non trẻ của tôi lúc đó chưa biết tiếc của vì tôi chưa hiểu gì về giá trị của vật chất. Nhưng nhìn thấy mẹ tôi trong vị thế cô đơn, đau khổ, hồn tôi cảm thấy buốt lạnh và thương mẹ muôn vàn. Nhưng tôi làm được gì khi chỉ là một cậu bé sáu bảy tuổi. Rồi mẹ ôm tôi vào lòng, nước mắt mẹ chảy ràn dụa trên mặt, trên trán, trên môi tôi. Tôi gục đầu vào lòng mẹ, lúc đó thực sự tôi đã khóc nhưng tôi cắn răng chịu đựng không cho bật thành tiếng.
Sau gần hơn nửa ngày họ khuân đi tất cả những gì họ có thể lấy. Ba bốn hôm sau mẹ tôi như một cây chuối rũ sau trận bão, bà nằm liệt trên chiếc chiếu bên cạnh chiếc bếp lạnh ngắt. Tôi không rời khỏi mẹ nửa bước... Bỗng tôi nghe tiếng xẻng đào đất, chui ra khỏi vòng tay mẹ, tôi đi ra xem việc gì lại đến nữa. Nhìn ra phía trước sân, thấy hai người đàn ông đang dùng cuốc xẻ đào cây trà my của ba tôi. Đào xong họ bỏ vào chiếc sọt đan bằng tre rồi khiêng đi mất. Tôi trở vào báo cho mẹ tôi hay, nghe xong bà khóc thật lớn rồi nằm ngất xỉu trên sàn nhà bếp. Tôi ôm lấy mẹ tôi như một con vượn con ôm lấy xác mẹ nó dưới chân của một thợ săn rành nghề đang hãnh diện về tài thiện xạ của mình. Sau này nghe mẹ tôi kể lại: Đó chính là cây hoa Trà My ba tôi yêu quý nhất trong vườn. Ông đã đổi bằng một số vật mắc tiền để đem nó từ Phú Thọ về Thanh Hóa. Kể từ hôm ấy tôi trở nên đứa trẻ trầm mặc, cô đơn và nhìn đời với cặp mắt hững hờ oán trách đầy nghi ngờ.
Sau khi di cư vào Nam tôi được cắp sách tới trường nhưng vẫn là cậu học sinh trầm lặng, cô đơn đầy mặc cảm và luôn có một nỗi buồn lúc nào cũng bao phủ lấy tâm hồn tôidù những năm tháng đó tôi được bao bọc, dạy dỗ, che chở trong bốn bức tường khuông viên của tu viện. Những năm cuối cùng của chương trình Đệ nhất cấp, học sinh được học các tác phẩm cổ văn như Truyện Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc. Chính hôm người thầy giảng thao thao bất tuyệt về những câu thơ trong tác phẩm nói tới hoa Trà My, tôi trở nên như kẻ vô hồn. Hình ảnh mẹ tôi gục đầu khóc nức nở. Mẹ tôi ngất xỉu.Cảnh hai người cán bộ Cộng Sản đào xới và khiêng đi cây Trà My của nhà tôi đã chìm khuất rất sâu trong tiềm thức lúc đó lại sống lại một cách rõ ràng. Thầy giảng mặc thầy, tôi là kẻ đang đi lại khúc đường đau thương đầy thống hận. Nhưng nhữngnăm tháng của tuổi học trò lại lặng lẽ ra đi. Rồi tôi cũng như bao chàng thanh niên đất Việt bị cuốn hút vào cuộc chiến. Bằng cặp mắt của một thanh niên có một chút vốn liếng trí thức, một lần nữatôi nhìn thấy những tranh dành đê tiện, những lọc lừa dối trá, những đau khổ trầm luân do chế độ vô nhân của bè lũ Cộng Sản đổ lên người dân vô tội, lên dân tộc tôi. Rồi cứ như thế mọi thăng trầm hệ lụy, những khổ đau chồng chất, những chia lìa xót xa cứ bủa vây suốt cả cuộc đời tôi theo sự thăng trầm nghiệt ngã của giòng lịch sử .
Khi tôi đến đất nước Tự Do Hoa Kỳ, định cư tại thành phố Sacramento, Calìfornia, tình cờ tôi tìm lại được cái hình ảnh mờ nhạt trong tâm trí. Đây là cây Trà My? Tôi tự hỏi trong khi tay vuốt từng chiếc lá xanh mượt tươi tốt, ngắm từng chiếc hoa màu trắng xinh đẹp thanh tao, cao quý.Nhìn miếng giấy treo lủng lẳng xem nó thuộc loại hoa gì ? tên gì ? Camellia japonica. Tôi đứng ngẩn ngườilẩm nhẩm đọc đi đọc lại bốn năm lần Camellia - Camellia - Camellia - trà my - trà my. Có phải trà my không?Rồi tôi tự mình xác định: Chính là cây Trà My rồi. Nhưnglại tự nhủ đó chỉ là một phỏng đoán mà thôi.Lấy giấy bút ghi chép thật cẩn thận, về tới nhà tôi chạy vội ngay ra thư viện mượn cuốn sách thực vật học tìm chữ Camellia. Ồ đây rồi! : Camellia, thecamellias, is a genus of flowering plants in the family Theaceae. They are found in eastern and southern Asia, Camellia ( thea). Theaceae.: Nguyên thủy là loại cây cho hoa, thuộc họ trà phát xuất từcác quốc gia Đông Nam Á. Để không còn một chút nghi ngờ nào, tôi tim đọc bộ sách Cây Cỏ Miền Nam Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ thì cũng giống như sách MỸ. Thế là đúng 100% rồi.Kể từ khi ấy tôi tìm hiểu nhiều về một cây hoa mà nó ảnh hưởng sâu đậm tới hầu như trọn cả cuộc đời của tôi. Ý chúa - Định mệnh - Hay nhân quả. Tôi hầu như chấp nhận cả ba. Chính cái định mệnh khắc nghiệt của những năm 1950-1954. Chính cái Thánh Giá chúa trao cho tôi. Chính cái đau khổ, đói khát của mẹ con tôi là cái nhân cho cái quả ngày hôm nay là một bài viết về một loài hoa mang tên Trà My. Một đề tài không dính dáng gì tới Tết, nhưng nó lại là một kiều nữ của mùa Xuân. Nó là một dấu ấn không bao giờ phai mờ trong cả cuộc đời tôi.
Mùa xuân tới nếu có độc giả nào sau khi đọc bài này có ý muốn đi tìm một hai cây Trà My, tôi xin khuyên một điều là hãy hy sinh chút ít thời giờ và chút ít tiền ( Khoảng $30- $100 USD) sẽ có khoảng ba bốn cây Trà My tuyệt vời. Bằng không chúng ta lai chỉ có những cây trà my mà Đoàn Dự gọi là vai u thịt bắp hoặc là Lạc đệ tú tài của Vương Phu Nhân thì uổng công chăm sóc.
Chân thành cám ơn anh Lê đình Khiết, nhân viên của Bộ Canh NôngCalifornia, đã giúp tôi tài liệu để có đủ dữ kiện hoàn tất bài viết này.
Tài liệu tham khảo:
- Cây Cỏ Miền Nam Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ
- A Concise Dictionary of Plants Cutivated in Canada and USA
- Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung
- Văn học Sử Việt Nam
- Camellias of Andrew Mikolajski
Mùa xuân tới nếu có độc giả nào sau khi đọc bài này có ý muốn đi tìm một hai cây Trà My, tôi xin khuyên một điều là hãy hy sinh chút ít thời giờ và chút ít tiền ( Khoảng $30- $100 USD) sẽ có khoảng ba bốn cây Trà My tuyệt vời. Bằng không chúng ta lai chỉ có những cây trà my mà Đoàn Dự gọi là vai u thịt bắp hoặc là Lạc đệ tú tài của Vương Phu Nhân thì uổng công chăm sóc.
Chân thành cám ơn anh Lê đình Khiết, nhân viên của Bộ Canh NôngCalifornia, đã giúp tôi tài liệu để có đủ dữ kiện hoàn tất bài viết này.
Tài liệu tham khảo:
- Cây Cỏ Miền Nam Việt Nam của GS Phạm Hoàng Hộ
- A Concise Dictionary of Plants Cutivated in Canada and USA
- Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung
- Văn học Sử Việt Nam
- Camellias of Andrew Mikolajski
Sacramento, Mùa Đông 2008