NGUYỄN NGỌC DANH


 
                  Babylon!  Israel!  Thánh Vịnh!

                         

Ghi chú : Đây không phải là bài nghiên cứu thuần túy, mang tính hàn lâm. Nó chỉ là Tham khảo nho nhỏ”  chỉ nêu lên những đặc tính rất tổng quát hòng giúp cho một số độc gỉa  khi mùa Giáng Sinh về  thường  nghe bài thánh ca Việt Nam : Gần Dông Babilon và baì Bên Bời Sông Babylon (River Babylon)  củả ban nhạc lừng danh Boney M .  Để biết khaí niệm về  con sông Sông Babylon trong  Kinh Thánh Cựu Ước  nơi khai nguồi cho cảm hứng  cho bản nhạc River Babilon
Trong ngành truyền thông ngày nay, nhất là Youtube  phương tiện mang lại không biết bao điều hay nhưng cũng không ít những điều ngang trái khó nghe. Trong bao điểu hay lợi ích là khối tài liệu không lồ đưa nhân loại tới nhận thức thông thường nhưng khá rộng rãi về thế giới hiện tại và qúa khứ. Trong đó  vào mùa lễ giáng sinh,  thường thấy những show diễn hay tường trình về Thiên Chúa Giáo có các bản nhạc thánh ca và  show diễn lại cuộc lưu đày của người Do Thái trên đất Babylon.  Để hiểu rỏ vể cuộc lưu đày này, không gí hơn là đi về qúa khứ để hiểu nguyên do, thời điểm tại sao người Do Thái phải bị đi lưu đày bên Babylon.
 
Bài viết dưới đây chỉ là bài tham khảo nho nhỏ, nhưng thiết nghĩ cũng đủ giải đáp  và dẫn đưa độc gỉa tới cội nguồn nguyên uỷ  tại sao có cuộc lưư đày của người Do Thái cách nay trên 2,500 năm.  Và tại sao người Thiên Chúa Giáo lại lấy sự kiện này như một dấu ấn sâu đậm trong niềm tin của Kito giáo.
 
Những ngày sống trong bốn bức tường khép kín là những chuỗi ngày an bình, thánh thiên thờì thanh niên của tất  anh em chủng sinh chúng tôi.  Mặc dù sau này vì một lý do nào đó không tiếp tục con đường tu trì, chọn ngã rẽ khác cho cuộc sống còn lại.  Nhưng  kỷ niệm mãi mãi vẫn là kỷ niệm, chúng ẩn núp trong tiềm thức, trong miền ký ức thâm sâu của tâm hồn suốt cả một đời người .  

Rồi giữa những chuỗi ngày thăng trầm của cuộc sống, bất chợt trong một hoàn cảnh, một phút giây nào đó kỷ niệm bừng sống dậy,  mãnh liệt hay nhẹ nhàng tùy theo bối cảnh  khắc nghiệt, chán nản hay an vui, hạnh phúc .   Những khoảng khắc như vậy nếu  vào một môi trường thuận tiện, một mình đối diện với khoảng vắng tĩnh lặng,  cố gắng gạt bỏ  những vướng mắc hệ lụy trần tục,  chúng sẽ dẫn đưa tôi trôi mãi về miền quá khứ, về cái nôi mà ở đó  được bao che, dưỡng dục trong không gian an bình, thánh đức.  Riêng cá nhân tôi, trong bao nhiêu ký ức đó, lạ lùng một điều mặc dù Chúa không ban cho tôi năng khiếu âm nhạc, nhưng tâm  hồn tôi lại được tài bồi thật phong phú qua tiếng đàn phong cầm nhè nhẹ trong khuông viên tu viện  ban trưa dưới cái nóng Hè oi bức miền nhiệt đới Nha Trang .  Các bài thánh ca: Đêm Thánh Vô Cùng -  Salve Regina – Tấu lạy Bà – Lên Núi Sion – Cung Chúc Trinh Vương – Gần Sông Babylon  v..v.. là những vệt nắng mầu nhiệm, tinh khôi ban mai, là Khúc Thần Ca sống mãi trong hồn  tôi .  Trong những giây phút như vậy từ vô thức tôi thường hát lại một bài nào đó vừa chợt lóe lên trong trí não mà tâm trí chưa kịp phân định.  Hát không đờn trống, không qua âm thanh môi miệng, chỉ ngâm nga âm thầm trong tâm trí, trong tâm hồn.  Hát một cách ngây thơ, hát để tâm hồn  mình lắng dịu.   Nhiều khi có đôi giọt nước mắt trên má, nhưng không biết chúng chảy ra lúc nào cho thân phận bọt bèo của đời mình ,  cho bao nghiệt ngã ? Cho Quốc Gia ? Cho Gia Đình ?  Hay cho những kỷ niêm về thầy cũ Dòng xưa nơi mà từ mỗi tâm hồn người CTS  nhận  được niềm an ủi  bởi thần khí mỗi khi cất tiếng hát  Thánh ca trong giờ phụng vụ  

Mỗi bài Thánh ca chuyên chở  một tâm thức riêng tư đưa ta về côi nguồn Tình yêu là Thiên Chúa và tới gần với Mẹ Maria nhân từ .  Riêng bài  thánh vịnh Gân Sông Babylon được hát  trong Mùa Vọng ( Mùa trông đợi)  nhằm nhắc nhở chúng ta mang tâm tình trông ngóng đấng Cứu Thế , giống như dân Do Thái ngày xưa khi bị lưu đầy qua  Babylon.  Họ ngồi bên giòng Babylon than khóc tưởng nhớ tơi Jerusalem – Zion   rồi kêu cầu  mong đợi đấng  Javê đến giải thoát họ khỏi cảnh lưu đày.  Bài thánh ca này theo đuổi tôi suốt một đời người.  Tôi luôn đặt câu hỏi :  Babylon có thực khôngay chỉ là một huyền thoại ? Nếu thực thì quốc gia này ,dòng sông  này ở đâu và ở vào giai đoạn nào trong thời Cựu Ước ?   Có còn hiên hữu trên trái đất này không?   Tại sao nó lại liên quan tới dân Do Thái với  thành  Thánh Jerusalem để  rồi còn lưu lại đến muôn đời bài Thánh vịnh đầy oán than kêu cầu như vậy.Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, tôi nghĩ không gì bằng chúng ta cùng nhau dọc lại Cựu Ứơc  để thấy rằng những sự kiện xảy ra sau này như trong bài viết đều đã được Chúa cảnh báo trước. Trong sach Các Vua từ  đoạn 1 : 4-13 nói về tương lai của dân  Israel khi vua Salomon không còn tuân giữ và thờ phụng Thiên Chuá
 
Khi vua Salomon đã về già, các bà vợ của ông mê hoặc lòng ông, kéo ông theo các thần dân ngoại, lòng ông không còn trọn vẹn với Chúa là Thiên Chúa của ông, như lòng Đavít thân phụ ông. Salomon tôn thờ nữ thần Astarthê của dân Siđon, và thần Môlốc của dân Ammon. Và Salomon đã làm điều không đẹp lòng Chúa và không trọn niềm theo Chúa, như Đavít thân phụ ông. Bấy giờ Salomon xây am trên núi đối diện với Giêrusalem cho Khanios, thần của dân Moab, và cho Môlốc, thần của dân Ammon. Ông cũng làm như thế cho tất cả các bà vợ ngoại bang của ông, để các bà dâng hương và tế lễ cho các thần của các bà. Vậy Chúa thịnh nộ với Salomon, vì tâm hồn ông đã bỏ Chúa là Thiên Chúa Israel, Đấng đã hiện ra với ông hai lần, và cấm ông không được chạy theo các thần khác, nhưng Salomon không tuân giữ điều Chúa truyền dạy ông.
 
Do đó, Chúa phán cùng Salomon rằng: "Bởi ngươi đã ăn ở như thế, và đã không tuân giữ giao ước và lề luật mà Ta đã truyền cho ngươi, Ta sẽ phân chia vương quốc của ngươi, và trao cho tôi tớ ngươi. Nhưng vì nể Đavít, thân phụ ngươi, Ta sẽ không thi hành điều đó khi ngươi còn sống. Ta sẽ phân chia vương quốc ngươi ngay trên tay con của ngươi. Vì Đavít, tôi tớ Ta, và vì Giêrusalem Ta đã tuyển chọn, Ta sẽ không lấy tất cả vương quốc: Ta sẽ dành một chi tộc cho con trai ngươi".
 
 
Thánh vịnh 137 – Trên bờ sông Ba-by-lon

1          Bờ sông Ba-by-lon, ta ra ngồi nức nở mà tưởng nhớ Xi-on ;
2          trên những cành dương liễu, ta tạm gác cây đàn.
3          Bọn lính canh đòi ta hát xướng,
            lũ cướp này mời gượng vui lên :
            "Hát đi, hát thử đi xem
            Xi-on nhạc thánh điệu quen một bài !"
4          Bài ca kính CHÚA TRỜI, làm sao ta hát nổi
            nơi đất khách quê người ?
5          Giê-ru-sa-lem hỡi, lòng này nếu quên ngươi,
            thì tay gảy đàn thành tê bại !
6          Lưỡi xướng ca sẽ dính với hàm,
            nếu ta không hoài niệm, không còn lấy Giê-ru-sa-lem
            làm niềm vui tuyệt đỉnh của tâm hồn.
7          Lạy CHÚA, xin nhớ lại ngày Giê-ru-sa-lem thất thủ,
            để trừng phạt con cái Ê-đôm.
            Ngày ấy chúng reo hò : "Phá nó đi, phá cho bình địa."
8          Gái Ba-by-lon hỡi, đồ trời tru đất diệt !
            Phúc thay người xử lại với mi, như mi đã xử với ta !
9          Phúc thay người bắt những con thơ của mi
            mà đem đập vào đá.

Rồi từ đó có bài thánh vịnh Bên Bờ Sông Babylon.như một định mênh  ảnh hưởng một phần trong sư quyết định chọn lựa về sở thích Lịch Sừ và Nhân Văn của tôi.  Nếu chỉ đọc Cựu Ước không thôi thì chắc chắn chúng ta sẽ không có câu trả lời thích đáng cho nhữnng câu hỏi trên vì Kinh Thánh  (Cựu Ước) không hoàn toàn mang Sử Tính và Địa dư.   Để bồi đắp phần thiếu sót  này, chúng ta phải lần mò qua Sử và Địa lý.  Bài viết này đưa chúng ta lần mò trở về các kỷ nguyên xa xưa trước Thiên Chúa  qua chính sử và Cựu Ước để có một giải đáp tương đối cho những câu hỏi nêu trên.  


Dân Israel  Bi lưu đầy

Để hiểu rõ thêm và phân biệt được một cách rõ ràng lý do tại sao  dân Do thái bị đưa đi lưu đày trên nhiều quốc gia trong vùng Lưỡng Hà mà biểu tượng là dòng sông Euphrates.  Trong đó việc bị lưu đầy trên đất Babylon ( Babylon  chi là môt khúc của giòng sông Euphrates chảy qua  cổ thành Babylon)  được ghi chép qua lịch sử và từ đó bài thánh vịnh Bên Bờ Sông Babylon ra đời,  rồi mãi trường tồn với thời gian theo cuốn Cựu Ước.


Sau khi vua David băng hà, nhường ngôi lại cho con là Salomon.  Salomon là môt vị vua rât thông minh, ông nổi danh qua việc xét xử hai người đàn bà dành nhau một đứa con qua việc đánh tráo một đứa còn sống và một đưa đã chết.  Nhưng sau đó Salomon sống một cuộc sống, hoang loạn sa đọa, tôn thờ các ngẫu tượng của dân ngoại với Đấng Yave, Người đã lập giao ước với  Abraham tổ phụ của dân Israel. Ông đã dẫn đưa vương quốc vào con đường sai lấm.  Nên  Chúa tuyên phán sẽ xé vương quốc Israel ra và trao một phần cho một kẻ tôi tớ (verses 11-13) . Điều này đã ứng nghiêm như lời tiên tri, sau khi Salomon băng hà, vương quốc Israel phân chia thành hai nhóm. Một nhóm đa số tách rời  theo Jeroboam về hướng Bắc Jerusalem thành lập vương quốc Israel với Mười chi họ và một nhóm Levy.   Nhóm nhỏ còn lại theo con vua Salomon là Rehoboam đi về hướng nam lập thành vương quốc Judah  ( 1 king 12,2 -2chronicles 10-11).  Kể từ đó hai vương quốc này trở nên thù nghịch nhau ròng rã suốt hai thế kỷ ( 200 năm).
 
                                      

Nhóm Phía Bắc  10 chi họ Israel  :  Asher, Dan, Ephraim, Gad, Issachar, Manasseh, Naphtali, Reuben, Simeon, and Zebulu

Qua nhiều lời cảnh cáo của các tiên tri, Vua và dân Israel ( phía Bắc)  vẫn không hối cải, tiếp tục sống trong một tôn giáo pha trộn.  Các  nghi thức tôn giáo chính và tà lẫn lôn.  Cuối cùng vào năm 722 BC (trước Thiên Chúa) qua nhiều đợt tấn công của người Assyria.  Dân Irael bị xua đuổi và đè bẹp.  Họ bị bắt làm tù binh và đưa đi lưu đày trên khắp vùng Assyriabên kia sông Euphrates  như lời các tiên tri cảnh cáo trước đó hai thế kỷ.  Trong khi đó số dân Israel thấp hèn. nghèo khó còn ở lại, trở thành người bị trị, sống lẫn lộn với  người Assyria chiêm đóng rồi bị đồng hóa trờ thành giống dân Samaritano. Đây là giống dân Israel bi pha trộn. họ không còn thờ phượng Thiên Chuá, thay vào đó là các thần cuả dân ngoại Assirya.  Từ đó người Do Thái (Jews) gọi bọn họ là dân ngoại ngay cả khi họ trỡ về từ chốn lưu đày Babilon  Sau này trong Tân Ước Chúa Giêsu nhắc đến họ trong một vài dụ ngôn cũng gọi họ là kẻ ngoại giáo.  Nhưng là một Samaritano tốt lành
 
Nhóm phía Nam  02 Chi tộc  : Judah - Benjamen
Trong khi đó ở phía Nam  lịch sử Judah có một chút khác biệt vì cũng có một số vua biết kính sợ Thiên Chúa,  đã cố gắng kéo dân Judah về con đường thiên hảo nên Judah cũng kéo dài hơn Isreel một thết kỷ.  Cuối cùng họ vẫn sống một cuốc sống sa đọa về luân lý và đạo đức.  Giống như vương quốc Israel, Chúa đã sai nhiều tiên tri rao lời cảnh cáo.  Nhưng họ không nghe . Thế rồi  án phạt của Chúa ứng nghiêm.  Ngày tàn của Judah vào năm 586 BC dưới sứ tấn công tàn bạo của dân Assyri ( Đế quốc Babylon) . họ tàn phá Jerusalem và chiếm lấy nhiều vật báu trong đền thờ.     Từ đó người dân Judah bị đưa đi lưu đấy trên đất Babylon hơn 70 năm.  Trong những tháng ngày lưu đày ấy, họ ăn năn thống hối, kêu cầu Thiên Chúa đến giải thoát họ. Bài Thánh Vịnh Bên Bờ Sông Babylon ra đời trong hoàn cảnh này.   Daniel là một tiên tri trẻ nhất trong các tiên tri thời Cựu Ước là người Judah bị lưu đày.   Vì ông thông minh và được Chúa ban thần khí, nên ông được trọng dụng trong triều đình Babylon.  Những lởi tiên tri của ông đã ứng nghiêm cho tới thời Chúa Giêsu .  Theo truyền tuyết nhân gian thì mộ của ông được tôn kính nhiều nơi trong vùng Lưỡng Hà.   Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì ngôi mộ tại thành Susa, thuộc Iran hiên nay là đáng tin hơn cả. (Xem hình mộ trong Video clift)
 
Babylon

 
 Babylon là môt thành quốc nhỏ thời cổ trong vùng Mesopotamia , dịch qua tiếng Viêt là Lưỡng Hà vì có hai con sông Euphraties và Tigris. ( Lưỡng =Hai, Hà = Sông ).   Babylon hiện nay tại làng Hillah, tỉnh Babil, Iraq .   Cách thành phố nổi tiếng  Baghdad 55 dăm ( 85 km) về phía Nam.    Thành Babylon cổ đại huy hoàng này ngày nay chỉ là những gò đất hoang tàn, còn lại  đây đó những vách tường nhà mục rữa giữa đồng bằng màu mỡ   do phù sa tài bồi của hai con sông Euphrates va Tigris. ( Xem Video  có bản đố Xưa và Nay )

Qua chính sử cho chúng ta thấy, từ một thành phố nhỏ, Babylon lớn mạnh rất nhanh chóng , sau môt thời gian ngắn vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ thứ 3 trước công nguyên.  Nó đã tiến tới một tầm mức quan trọng trong chính trị bằng sự nổi dây của triều đại Babylon đầu tiên.  Từ đó Babylon trở thành thành phố Thánh của dân Assyria trong vùng Lưỡng Hà thay cho Eridu.  Với sự lớn mạnh dưới triều vua Nebuchadnezzar II.   Tân đế quốc Babylon trở nên hùng mạnh.  Họ đem quân đi chiếm đánh khắp vùng Lưỡng Hà , trong đó có hai lần chiếm đánh thành Jerusalem.  Lần chiếm đánh thứ nhất vào vùng phía Bắc  thuộc 12 chi họ Levy năm 722 BC.  Lần chiếm đánh thứ hai  vào vùng phía nam Jerusalem  thuộc Giòng họ Judah khoảng giữa năm 612-539  BC (trước công nguyên).  Chính lần này người dân Do thái thuộc chi họ Judad bị bắt đi lưu đầy về Babylon.
  
Dân Do Thái Trở về Quê Hương




Sau 70 năm lưu đầy, người Do thái/Judah được tư do trở về quê quán .  Trở lại quê hương họ  quyết xây dựng lại vương quốc Judah/Jews.  Xây lại Đền thánh Jerusalem. Việc xây cất này  họ gặp rất nhiều sự chống đối và phá hoại của người Samaria.  Môt dòng giống pha trộn giữa dân bản địa Israel không bị lưu đầy với dân Assyria.  Người Do thái /Jews gọi họ là dân Ngoại, vì họ đã chối bỏ Thiên Chúa  thờ các Ngẫu tượng thần thánh của ngươi Assyria.  (Trong Tân Ước Chúa Giessu nhắn tới nhóm dân ngoại này nhiều lần )
 
 
           
Quốc Kỳ Do Thái
 
 
Môt điều cần lưu ý : Bgaỳ nay  chúng ta không nên lầm tưởng Dân  Do Thái Jews/Judah  và Israel / Israelites là một.  Qua lịch sử và Cựu Ước nêu trên vào khoảng 700 năm thứ trước Thiên Chúa thì  Judah/Jews và Israel /Israelies là hai vương quốc biệt lập như đã nói ở trên. .    Trong Kinh thánh cho biết Israel ( 10 chi họ phía Bắc)  đã nhiều lần liên minh với các vua khác tấn công Jews ( hai chị họ phía Nam).  
 
Tên Jews do từ Judah mà người Việt gọi là Do Thái chỉ xuất hiên từ lúc vương quốc Do thái phân chia thành hai phần Băc ) gồn 10 chi họ0 và Nam (gồn hai chi học Jews va Benjamen).   Ngày nay người Do thái xưng mình là dân Jews, không nhận mình là Israel.  Nhưng danh hiệu quốc gia  là Israel.  Dù sao  đi nữa dân Jews cũng là con cháu của Abraham  người đã lập nên dòng giống Israel từ kỷ nguyên thứ Ba trước công nguyên .  Nên họ lấy tên Israel làm danh hiệu Quốc Gia của người Do Thái hiện tại thì thật hợp lý vì họ không thể chối bỏ được cội nguồn của mình
 
 
Mùa Giáng Sinh 2012
 
Ngọc Danh
 
*Xin vào link :     http://tapbut.ngochieu.com/quoc-ca-do-thai/
 Nghe bản quốc ca cuả Do Th ái

* Lời bản nhạc River Babilon của Boney M
https://www.youtube.com/watch?v=vz6LRBLPKSM
 
* Thánh Nhạc Việt Nam :
https://www.youtube.com/watch?v=hMF8vwogC5M


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh