NGUYỄN NGỌC DANH


Bài Ca dao:
Con Cò Mà Đi Ăn Đêm
Viết cho ngày lễ Mẹ - Mother 'Day 2020
 
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi! Ông vớt tôi vaò
Tôi có lòng nào- ông hãy xáo măng
Có xáo thì xao nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

 
Ca dao là một nền văn học dân gian. Không chỉ Việt Nam chúng ta,  nhưng  nhiều quốc gia trên thế giới cũng có.  Có thể nói Viêt Nam là đất nước rất phong phú về ca dao tục ngữ.  Nhưng chúng ta đặt câu hỏi: Ai là tác giả những câu ca dao? Ca Dao xuất phát thừ khi nào, thời nào ở nước ta.  Mãi cho tới  nay, chưa có một câu trả lời thoả đáng nào cho hai câu hỏi trên!.
 
Đây chính là vấn đề làm nhiều học giả văn học nước nhà mong tìm câu trả lời..  Và tới nay câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ.   Nhưng câu trả lời chung chung và có thể chấp nhận : Ca dao là thể thơ văn vần, lục bát đã xuất hiện từ rất lâu, lúc mà đất nước chưa có chữ viết và sách vở ghi chép. Từ chỗ chưa có chữ viết và sách vở, nên con người tìm cách trao đổi tư tưởng qua những câu có vần điệu dễ nhớ. Đó là những câu, bàì cao dao  về phong tục, tập quán, thiên nhiên và cuộc sống thường nhật.  Chính đó đã hình thành  loại văn chương truyền khẩu.  Loại văn chương truyền khẩu này thường được truyền tải qua những câu thơ, câu vè  trong lúc trò chuyện, nhất là khi ru con, ru em ngủ trên môi võng.  Bàì ca dao  rất gần với đời thường ngaỳ trong các chế độ phong kiến ngày xưa.  Dễ nghe, dễ thuộc đó,  nhưng không dễ hiểu chút nào.  Cái tâm trạng tác giả bàì ca dao Con Cò muốn nói tới điều gì?  Luân lý, cuộc sống vất và của con cò,  đời  sống thuộc nông gia của giới lao động trong xã hội ?   Để có câu trả lời, Chúng ta thử, (thử thôi nhé) đi vào chốn sâu thẳm của tác giả để mò mẫm dò tìm chú ý.  Dù chúng ta chẳng biết một chút thông tin nào về cá nhân, cuộc sống tác giả.
 
Vây chúng ta đi vào từng câu trong bàì ca dao. Phân tích ý nghĩ và và mục đích tác giả muốn nhắm tới: Con Cò mà đi ăn đêm.
Trong nền ca dao Viêt Nam, con cò luôn luôn là hình ảnh ẩn dụ chỉ người đàn bà Việt Nam, ngưòi đàn bà đó đã có chồng, có con.  Một người Vợ và một người Mẹ.  Một hiện thân của âm thầm chịu lao khổ, dầm sương dãi nắng, bất kể ngày đêm để kiếm miếng cơm manh áo cho chông con.
Con cò lặn lội bờ sông -
gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non (Ca Dao)
 
Trong bài thơ  Thương Vợ  của cụ Trần Tế Xương:
Quanh năm buôn bán ở ven sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò nơi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông
Trong nền văn chương ca dao bình dân của chúng ta ngày xưa, các cụ luôn ví von, so sánh con Cò là hiện thân của  người đàn bà  (có chồng ). Lý do thân hình con cò mảnh dẻ, cô đơn, kiên nhẫn, chịu đựng nắng mưa kiếm ăn trên các cánh đồng, bờ nương.  Vì cuộc sống với nông canh nên con Cò hay người đàn bà luôn gắn bó với bờ nương thửa ruộng. Trên các cánh đồng Viêt Nam, thiếu vắng bóng cò, thiếu đi một nét chấm phá rất nhỏ trắng tinh, linh động giữa khoảng không gian mênh mông im lìm xanh mượt. chính là thiếu đi  nét đẹp  thật Viêt nam. Một nét đẹp không cao sang, nhưng quyến rũ lạ lùng. Cái hình dáng con Cò  mong manh, sự âm thầm, lặng lẽ chăm chỉ kiếm ăn biểu tượng cho những đức tính cao qúy của người Mẹ, người vợ Việt Nam.  Cái đức tính trân quý ấy ngày nay vẫn còn  nổi bật trên đời sống văn minh tại các quốc gia Tây Phương, nơi đó có bóng dáng người phụ nữ Việt Nam cư ngụ dù họ đã xa chốn chôn nhau cắt rốn hàng năm bảỷ ngàn dặm
 
Con Cò mà đi ăn đêm,  cái đức tính cần cù siêng năng ấy đã tạo nên một nét văn hóa đặc thù Việt Nam.  Cái đức tính của con Cò mang thân hình mỏng manh ấy lại có sức chịu đựng đế không ngờ.  Caí hình ảnh lặn lôi bất kể ngày đêm đã mang lại cho dân tộc Viêt biết bao bậc anh tài, ngay cả trên đất nước  ngày nay.  Cáí huy hoàng ấy cùa dân tộc chính là sức chịu đựng ghê hồn của những con cò mảnh dẻ Việt Nam. Như thi sĩ  Hồ DzếchViên đã viết:
Cô gáí Việt Nam ơi !
Nếu chữ Hy Sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gáí Việt Nam tươi
 
  Với câu:  Đậu phải cành mền , lôi cổ xuống ao.
Vì lao công mỏi mệt suốt ngày không đủ miếng ăn cho con cái, nên phải làm lụng cả ban đêm, nhiều khi vì sơ ý đã vi phạm vàò một vài quy định nhỏ " Đậu phải cành mềm" theo luật lệ hoặc phong tục, tập quán.  Nhưng vì luật lệ hay thói tục nghiêm cấm mà phải lâm vào chỗ  phạt vạ hay nhiều khi còn phải rơi vào chốn lao lý "Lộn cổ xuống ao".  Dù đó là một lỗi lầm nhỏ hay vô tình.
 
Ông ơi, ông vớt tôi vào - Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
 
Lời van xin,  kêu  cứu  của một người đàn bà chân quê, chất phát, chân lấm tay bùn là môt lời kêu chân thành " Tôi có lòng nào" .  Tôi chỉ mong ông haỷ vì công lý xét đoán "Xáo"  cái lỗi của tôi.
 
  Có xáo thì xáo nước Trong - Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
 
"Xáo" hay xào, một từ ngữ người miến Bắc dùng cho việc nấu ăn."Chiên  "Xáo nước đục (xào)". Ở đây ám chỉ việc xét xử. Và tôi người phụ nữ  (con Cò) khốn khổ vì nghèo đói, lặn lội nuôi con nên vấp phạm.   Xin ông vì công lý, một công lý ngay thẳng "Xáo nước trong" mà xét đoán.  Đừng vì một lý do nào ngoài sự ngay thẳng , công bằng (Xáo nước đục)  không những chính cá nhân con tôi (con Cò nay) phải gành chịu mà đàn con nhỏ bé khốn khổ ngây thơ phải đau lòng  mang tiếng nhơ nhuốc vì lỗi lầm  sơ xuất của Mẹ chúng.  Một con Cò vì nghèo, vì con phải quên mình làm cả ngaỳ lẫn đêm mà phải chịu xét đoán bất công.  Thì thật sự là một điều cay đắng cho kẻ thấp cổ bé miệng
Đừng Xaó Nước Đục, đau lòng cò con.
 
Bàì cao dao vỏn vẹn chỉ có sáu câu lục bát.  Đã nói lên hình ảnh  sự  hy sinh  cao quý của người Mẹ. Một người Mẹ mà thượng đế đã ban tặng cho muôn loài với bản tính được làm mẹ. Đặc biệt người Mẹ Việt Nam.  Một người Mẹ mà hiện nay đã, đang và sẽ cống hiến cho dân tộc những vị anh hùng, liệt nữ.  Ở những quốc gia nào trên thế giới có người Mẹ Việt Nam cư ngụ, họ cũng sẽ  cống hiến cho dân tộc ấy   những  người con Việt  thật đáng yêu, tài trí,  hữu ích cho xã hội trên mọi phương diện./.
 
 
California May 10 2020
    Jos   Ng Danh
 
 
  
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh