NGUYỄN NGỌC DANH


    Bản Nhạc Ca dao: Đêm Buồn
 
   
 
Đáng nhẽ tôi phải viết đôi lời về bài Đêm Buồn trong ca dao Việt Nam khi được nghe bản nhạc Đêm Buồn cuả cố nhạc sĩ văn Phụng do ca sĩ Thu Vàng trình bày trong CD Dạ Khúc.  Nhưng nghĩ lại và có lẽ do  tánh làm biếng cố hữu và cũng vì tuổi già một phần, nên bỏ qua. Nhưng sau khi đọc bàì bạt của Đặng Tiến, và nghe lại kỹ bản nhạc của Văn Phụng do chính ca sĩ Thu Vàng trình baỳ tôi nghĩ mình nên có đôi điều về bài Đêm Buồn,  Chứ chẳng liên quan gì tới sĩ Thu Vàng đâu nhé.
 
Xem trên Google, cho khá nhiều chi tiết về bài này.   Nhưng hầu hết những bài viết trên đều do một vài tác giả trích từ những sách về ca dao mới xuất bản tại quốc nội gần đây.  Đọc qua bài viết và nghe bản nhạc tôi nghĩ mình nên đưa ra một vàì nhận định  cá nhân như sau.
 
Toàn bài viết hầu hết các tác giả kể cả Đặng Tiên đều khẳng định đây là tâm tình của người  thiếu nữ than thở về thân phận xa quê rất có thể là theo chồng nên xa quê, xa cha mẹ
 
Thực ra toàn bài thơ chẳng đề cập tới giới tính của nhân vật " Đêm qua ra đứng bớ ao" . Tại sao các tác giả lại chứ khẳng định  là tâm sự của người thiếu nữ. Vậy người  con trai, đàn ông hay rất có thể một kiếm khách không có nỗi buồn xa quê hương sao!.  Họ không có quyền thổ lộ tâm tình mình qua thơ văn hay ca dao sao?   Các tác giả cứ khẳng định đó chính là tâm trạng buồn da diết cuả người thiếu nữ xa quê hương.   Phải chăng vì các tác giả hầu hết là đàn ông đã bị cái triết lý  què quặt, ngu xuần của "Tàu" và cũng  là di sản triết lý Tiểu Nhân, Quân Tử cuả Khổng Mạnh làm què quặt tâm lý, cho rằng người con trai, ai cũng phải hiên ngang hùng dũng không được uỷ mị.
 
Theo tôi, baì ca dao chỉ nói về tâm lý của một người xa quê, mà khung cảnh ở đấy là miền Bắc. Vì hầu hết những câu cao dao đầu tiên là từ phiá Bắc .  Sau này theo chân ngườii di dân vào Miền Trung và Miền nam. Những câu cao dao lúc đó mới mang đậm nét, đặc thù tâm tình, địa phương và không gian mới.  Vì họ chính là những người di dân, nên những  câu ca dao sau naỳ it mang tâm trạng xa quê.  Ngaỳ xưa, một người vì hoàn cảnh phải xa làng xã để tới một huyện, một tỉnh khác vì  lý do nào đó, thìhọ xem như là đã xa rời quê hương, mặc dù  khoảng cách không gian hai nơi chỉ vài ba chục Km hay cùng lắm là 100 Km.
 Tôi nhớ vào khoảng năm 1945 - 1950, anh tôi đi học và ở trọ tại Tỉnh Thanh Hoá , cách làng tôi ( nhà tôi)  khoảng 45 Km.  Thế mà ba mẹ tôi cho là  "thằng Hoàng" đã xa quê  hằng nữa năm mới về một lần. và chính anh tôi cũng mang tâm trạng như thế.
 
     Bàn về một vàì từ ngữ trong bài Đêm Buồn.
 
Ngày tôi còn mài đũng quần tại trường tiểu học, do qúy Frère Lasan dạy dỗ.   Vaò năm lớp Nhất (lớp saú bây giờ). Thẩy Joachin là thầy dạy  chính.  Mỗi buồi sáng khi chúng tôi sắp hàng vaò lớp thì đã thấy trên bảng có mấy câu ca dao.  Thầy không  viết, nhưng thường chọn thắng Lôc, đứa viết chữ đẹp nhất lớp viết. Sau khi đọc khinh, mọi người ngồi xuống , lấy vở ra chép những câu ca dao trên bảng.   Sau đó thầy giảng giãi ý nghĩa và bắt chúng tôi phải thuôc lòng.  Vì ca dao thường có hai câu hoặc bốn câu lục bát nên rất dễ nhớ.  Bọn tôi đứa nào cũng thuộc.  Chính vì thế tôi thuộc rất nhiều ca dao và biết khá rành về ý nghĩa từng câu, từng bài.   Chính vì lý do đó tôi xin đưọc ghi lại đây bài cao dao Đêm Buồn do chính tầy tôi ghi lại trong hồn tôi từ thủa còn là câu học trò tiểu học.
Đêm Buồn
Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá, cá lặng, trông sao, sao mờ
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao buồn .
 
Đêm đêm tưởng giải Ngân hà
Tính sao bác đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảỷ vẫn còn trơ trơ.
 
Bàì Đêm Buồn trên Google (net)  và trong bản nhạc của cố NS Văn Phụng  khác  nhau hai từ với bàì tôi học từ nhỏ ở câu
                       Trông cá, cá "lặn" trông sao sao mờ
Trong bàì  học từ Thầy tôi : Trông cá, cá lặng, trông sao sao mờ.  Theo lời cuả thấy Joachin, cá thì đương nhiên phải ở sâu dưới nước (ao), cá không phải lúc nào cũng ở trên mặt nước. Nên dùng từ lặn đối với loài các là sai với thực tế như thế hoàn toàn không đúng . Từ lặn chỉ dùng cho loài không sống dưới nước, nhưng thỉnh thoảng xuống nước, hoặc có thể dùng cho loài lưỡng thê.  Cả hai loài naỳ khi xuống nước thường bơi lội trên mặt hồ, mặt ao.  Chỉ khi nào cần kiếm ( mồi), hoặc trốn chạy do bị săn đuổi hay sơ hãi chúng mới lặn xuống khỏi mặc nước mà thôi.  Như những ai đã sống tại vùng quê nhà có ao hồ thì sẽ rõ điều này là  mặt nước ao hồ luôn luôn tĩnh lặng. mùa hè thường có mấy chú chuồn chuồn bay lượn trên đó để kiếm ruồi muỗi.  Thỉnh thoảng  đang bay chúng nhúng đuôi xuống mặc nước một chút thôi. Hoặc thỉnh thoảng thấy một hay vài con cá đớp mồi chúng  ta thường gọi là đởp bóng  rồi mất tiêu không thấy bóng dáng.  Nhưng đặc biệt ban đêm, không gian nơi thôn dã hoàn toàn tĩnh lặng, mặc nước ao hồ khoác lên sự tĩnh lặng lạ thường.   Thỉnh thoảng chỉ nghe một vài tiếng vẫy đuôi rất nhẹ do cá đuổi nhau, hặc đớp mồi là những con côn trùng  lỡ rới xuống nước.   Bới đó chúng ta thường thấy trong thơ văn có những đoạn tả sự tĩnh lặng cuả miền quê hay ao cá :" Chỉ ghe tiếng cá vãy đuôi hay đớp mồi".   Chính tiếng động vãy đưôi hay đởp mồi  rất nhẹ của loài cá nhỏ trong ao hồ cũng đủ phá tan được cái tĩnh lặng bao trùm cả không gian.  Và cũng chính sự tĩnh lặng hoàn toàn nơi không gian bên hồ ao mới đủ cho người đứng bên hồ nghe tiếng vẫy đuôi hay đớp bóng  trong đêm khuya.  Sau naỳ có dịp đóng quân tại các làng quê, bên ao hồ, tôi mới thầm cám người Thầy cuả tôi, dù ông là một thầy Dòng LaSan chuyên về Tây học, nhưng qúa rành và yêu thương nền văn hoá bình dân ca dao Việt nam nên mới bắt chúng tôu chép lại và giảng giải tỷ mỹ cái tinh tuý trong ca dao VN
 
Trong bàì Đêm Buồn chữ đầu  của câu Tám (08)  hoàn toà khác với bài tôi học của thầy tôi  ( xem chú thích phía dưới): 
                   Tính sao bắc đầu đã ba năm tròn
Nhưng trong bản nhạc cuả cố nhạc sĩ Văn Phụng và trong bàì
 trong Google là
                     Chuôi sao tinh đẩu đã ban năm tròn.
 
Tuy được xem là một  bài ca dao, nhưng đọc kỹ  chúng ta có thể được chia thành hai phần.
 
 Phần đầu-  từ câu  "Đêm qua...... Tới câu " Sao ơi sao hỡi.."
Có thể gọi là phần diễn đạt tâm ý.  Vì nhân vật nói lên tâm tình thương nhớ quê hương đến ray rức, nó lay động tới cả sinh vật chung quanh (con nhện) và không gia vũ trụ,trăng sao.  Mà sao đây là sao Mai.  Một ngôi sao chỉ thấy xuất hiện vào buổi sớm mai, nên người Việt mới gọi là sao Mai.  Điều nàỳ chứng tỏ người mang tâm trạng thương nhớ quê hương đã thức trắng đêm tới sáng hôm sau
 
Đêm qua ta đứng bờ ao
Trông cá, cá lặng, trông sao sao mờ
Buồn trông con nhệngiăng tơ
Nhệm ơi nhện hỡi nhện chớ mối ao
Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
 
Phần hai -
Đêm đêm tưởng giải ngân hà
  Tính {Chuôi sao } sao bắc đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước haỷ vẫn cò trơ trơ
  Đọc qua đoạn hai, ý cuả tác giả bài Đêm Buồn đã dẫn đưa chúng ta từ tâm ý nội tại tới tâm ý thời gian.  Từ "Chuôi" chữ đầu trong câu Tám :   Phải là "Tính".  "Chuôi' không nói lên được thời gian tính "Ba Năm Tròn"  cuả  sự xa cách 
Nếu bàì thơ dùng từ " Chuôi "  cho toàn câu thơ :
                  Chuôi sao sao tinh đẩu đã ba năm tròn
 thì hoàn toàn sai với thời gian.  Làm sao người buồn ra đứng  nhìn Chuôi sao tinh đẩu mà có thể biết được thời gian đã qua Ba năm tròn.  Và chúng ta chắc chắn rằng vaò thời điểm bàì ca dao naỳ ra đời, người ra đứng bên bờ ao không phải là nhà thiên văn học chuyên nghiên  cứu về vũ trụ, nên nhìn Chuối sao Tinh Đẩu mà biết được thời gian.  Hơn nữa chỉ có sao chổi mới có đuôi ( chùm vân tinh sáng bay theo sau sao chổi) mà thôi. Do dó baì Đêm Buồn phảỉ dùng từ "Tính" mới biết một cách chắc chắn là thời gian đã qua ba năm tròn .  Mặc dù chúng ta không biết người đó {cô hay cậu ấy} tính cách naò.  Nhưng chắc chắn là phải " tính hay đếm"tùng ngày, từng tháng , từng năm mới thấy hay cảm nhận đưọc lòng mình vẫn còn vương vấn với : người xưa, làng xã, cha mẹ, anh chị em  v..v..
Đá mòn nhưng dạ chẳng mò
Tào Khê nước chảy vẫn cò trơ trơ
 Thời gian có trôi qua , một, hai , ba năm hay mãi mãi, và  nưóc khe suối Tào Khê có làm cho đá mòn. Nhưng lòng thương nhớ quê hương sẽ mãi mãi trơ gan củng tuế nguyệt.  Phần tỷ giảo cách cuối bài đã khẳng định lòng tiếc nuối, thương nhớ quê hương, xóm làng hay với người thương làm cho hồn người đọc dâng lên nỗi buồn nhẹ nhàng, nhưng sâu lắng  vô cùng ray rứt
 
Viết tới đây tôi tự soi lòng mình. Đã hơn 40 năm qua, đầu đã bạc và thân xác chắc chắn sẽ nằm tại chốn tha hương.   Nhưng lòng mình chẳng khác chi  tác giả  khuyết danh trong bài
Đêm Buồn.   Xin cùng với người xưa có một tiếng thở dài cho lòng hoài hương.
 
Em về phố chợ vui chơi
Bỏ lại xóm vắng một trời mây bay
Em đi để lại chốn nàỳ
Dã quỳ ngã bệnh - trăng đầy lối đưa
Em đi để lại hồn xưa
Từ đường vắng lặng - gà trưa gáy buồn
Em đi xóm vắng -lầu chuông
Chờ em trở lại với nguồn cội xưa
    Ng Danh
 
 
 
Ngọc Danh 
 
California  August, 25, 2019
 
 Phần tham khảo trang Google
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ,
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai,
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,
Chuôi sao tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.

Nguồn:
1. Mã Giang Lân, Tục ngữ và ca dao Việt Nam, NXB Giáo dục, 1999 (tái bản lần thứ 5)
2. Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật, Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá thông tin
,      2001
 
  Địa chỉ Trang Google
 
https://www.thivien.net/Khuy%E1%BA%BFt-danh-Vi%E1%BB%87t-Nam/%C4%90%C3%AAm-qua-ra-%C4%91%E1%BB%A9ng-b%E1%BB%9D-ao/poem-mPLnqOB4knCOXfeVTG09og
 
 
 
 
 
 
 
 
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh