NGUYỄN NGỌC DANH


  Chân Nam Đá Chân Chiêu
                
Sau khi mua trọn bộ từ điển Nguồn Gốc Tiếng Việt của BS Nguyễn Hy Vọng , tôi gần như gắn liền với bộ từ điển trong những lần rãnh rỗi.  Bộ từ điển, lôi tôi từ ngõ ngách tối tăm của ngôn ngữ Việt ra chỗ sáng chói của nó.  Chúng soi rọi cho tôi bao nhiêu từ ngữ mà từ hồi còn bé tới tuổi thất thập cổ lai hy vẫn không hiểu nổi.  Một trong những cái vô cùng khó hiểu đó chính là cụm từ  “ Chân Nam, Đá Chân Chiếu”. mà tôi thường nghe các cụ hay dùng khi xưa, nhưng sau này  ít thấy hay cũng có thể nói là gần như biến mất.

Ngày  tôi khoảng 10 – 15 tuổi, người lớn thường dùng  câu này để diễn tả những vi  đàn ông vì ăn uống quá chén đâm ra say sưa,  không còn kiểm soát được hành động qua lời ăn tiếng nói, tay chân quờ quạng.   Do đó khi đi  ngoài đường  không kiểm soát được đôi chân . Lúc bước  bên này, lúc bước  bên kia hay chân nọ đá chân kia.  Gặp trường hơp như thế các cụ thường nói: “ Ông ấy say sưa rồ , đi  thì  “Chân nam đá chân chiêu”.
Tới đây có lẽ tất cả chúng ta đều hiểu cả nghĩa bóng và nghĩa đen của cụm từ trên Nhưng  có khi nào chúng ta đặt câu hỏi : Tại sao ông bà chúng ta  không nói là  “chân Phải đá chân Trái “ mà  “Chân Nam đá Chân Chiêu”.  Vây từ đâu mà có từ  "chân nam - chân chiêu"
Tìm về nguồn gốc ngôn ngữ, tôi mở bộ từ điển Nguồn Gốc Tiếng Việt của BS Nguyễn Hy Vọng  nơi trang 247.  Lúc đó tôi mới vỡ lẽ ra từ  Nam và Chiêu này  có nguồn gốc ngôn ngữ Khme :  
                                 Khme                  Việt
                           Chơng  sđam   :    Chân mặt
                           Chơng  chiêu   :     Chân trái
  
  Như vậy khi người Việt nói cụm từ  "Chân Nam Đá Chân Chiêu"  có nhhĩa   Chân Phải Đá Chân Trái để chỉ một người say (rượu) xỉn, hệ thần kinh ý thức hệ không kiểm soát được hành dộng đôi chân của mình, nên bước  loạng chọang. Tôi còn nhớ vùng Thanh Hóa khi chê người thuận (dùng) tay trái ( chiêu) là người yếu không làm được trò trống gì , nên có một vài câu vè nghe ngồ ngộ như  sau
 :
            Tay trái bóp d!.. i. không đau  (đau chết người đi chứ! Sao bảo không đau)
Hay     Tay Chiêu đâp niêu không vỡ
              Người thuận tay trái đập chiếc Niêu (nồi nhỏ bằng đất sét - đất thó) không vỡ
                          
Theo tinh thần tìm về nguồn gốc tiếng Việt của BS/ NHV.  Tiếng Việt có rất nhiều từ  “Cổ”  cùng nguồn gốc với các dân tộc anh em vùng Đông Nam như : Thái, Khme, Hmong, Nùng, Mom. Indo, Mã Lai, Chàm và một số dân vùng Hải Đảo qua ha
             Một thí dụ khác về giao lưu văn hoá và ngôn ngữ
 
                          Săn Sóc : Chăm lo cho sức khoẻ
                            Việt ;                                 Tháí
                           Săn  :   là theo dõi -            Sănth
                           Sóc      sức khoẻ                 sănth sok
   (Từ điển Nguồn Gốc Tiếng Việt-Viêtnamese Cognatic Dictionsry Dr Nguyễn Hy Vọng
 
  Từ ngàn xưa các dân tộc ấy sống kề cận nhau.  Sau đó qua dòng thời gian dài từ  vài ba chục ngàn năm tới hàng triệu năm do ảnh hưởng bởi nhiều điều kiện, thiên nhiên, địa lý, thổ ngơi, tâp tục địa phương, Qua các biến đổi đại lý ấy, dân dần các vùng đất  bị cách chia, xa nhau về khoảng cách địa giới. Sư phân chia địa giới do sông núi, biển là những hàng rao thiên nhiên không thể vươt qua. Vì thới xa xưa  phương tiên không có hoặc còn quá thô sơ, so với những cản trở thiên nhiên. Từ đó con người từng vùng, miền thay đổi theo khi hậu. Sự biến đổi sinh hoạt thường nhật cũng bắt buộc phải thay đổ theo thổ ngơi, khí hậu. Ngôn ngữ con người cũng bắt buộc phải biết đổi theo thời gian và không gian địa lý, thổ ngơi. Cách nay mấy triệu năm, vùng Đông Nam Á, là mảnh đất liền. Vì thế  ngôn ngữ  của các dân tộc vùng ĐNA có nhiều tương đồng qua âm và nghĩa.  Sau này sự thay đổi địa lý đã cắt chia thành nhiều phần, tạo thành các quốc gia.  Ngôn ngữ từ đó biết hình theo phong tục mỗi địa phương.   Trong đó cụm từ “Chân Nam Đá Chân Chiêu” là một điển hình trong việc giao lưu  ngôn ngử, tập qúa Viêt Nam và Kmer.
 
Trong một thuyết giả định có môt biến chuyển điạ lý trong tương lai. Vùng miền từ   Nghệ-Tĩnh tới QuãngTrị-Huế bi tách rời khỏi bản đồ VN thành một đảo ngoài biển khơi.   Sau vài ngàn năm tách rờ khỏi đất mẹ Việt Nam.  Hòn đảo ngoài vùng biền khơi naỳ nói một ngôn ngữ Miền Trung cũ bị biến đổi để thích họp với hoan cảnh đại lý mới.. Thứ ngôn ngữ thuộc hòn đảo này chắc chắn người vùng miền Trung Du Bắc Việt và miền Châu Thổ vủng Cửu Long sẽ không hiểu nổi , vỉ họ nói quá nhanh và như líu lưỡi. Nêu vài thì dụ điển hình, nếu đọc xin phát âm khá nhanh như người bị liú lưỡi
 
  Bựacơm hômni, cọthịt lờn lọt;    Bữa cơm hôm nay có thịt lợn luộc
Conkhái túiqua bắt contru thalên ngàn. Con cọp tối qua, băt con trâu tha lên rừng
 
Kết quả sự giao lưu vău hoá và ngôn ngữ của vùng miền là một mối tương giao lâu đời.  Có thể về yếu tố thay đổi địa hình traí đất, Việc phân chia  thành những phần khác nhau, ngăn cách bởi thiên nhiến, sông, núi, biển,thực phẩm tạo thành các đặc tình của quốc gia theo trào lưu và sự tiến hoá của con người.  Giống như anh em ruột.  Vì lý do nào đó như chiến tranh chẳng hạn, phảỉ cách chia.  Sau 40-50 năm mới đoàn tụ.  Từ bẩm sinh tánh khí mồi cá thể đã khác nhau.  Sau thời gian dài gần 50 năm. Tình gia đình không còn mặc nồng và tánh khí mỗi người bị ảnh hưởng bới vùng miền sinh sống đã tạo nên một khoảng cách vê tấm sinh lý khá lớn cho hai người,  Nhìn vào thới hiện tại.  Người cùng gia đình.  Nhưng bị ảnh hưởng thời cuộc và số phận.  Hai chị em, người sống ờ trời Tây. Người sống tại quê nhà. Sau hơn bốn mươi năm chia cách, một ngày đẹp trời hai chị em đoàn tụ, phút giây đầu gặp nhau trong nghẹ ngào.  Nhưng chữ nhưng rất người sau tuần lễ đầu.  Sự khá biệt về tập qúan, ý thức hê,  dần dần hé lộ sau hơn bốn mươi năm xa cách. Người tha hương bị chi phối quá nhiều về địa lý, thổ ngơi, tập quán, ẩm thực của nền vău hoá Âu Mỹ. Vì nếu không thay đổi họ sẽ bị đào thải khói xã hội nhập cư.  Người ở lại quê hương thì "Vũ như cẩn" vẫn như cũ. Có thay đổi cũng chỉ một chút.  Sự khác biệt lớn hay nhỏ tuỳ theo từng cá nhân.  Vì tế nhị có thể không nói ra. Nhưng bên trong đã ngầm chứa sự xung khắc . Nặng hay nhẹ tuỳ theo hai người đặc chúng lên bàn cân lý trí và tình cảm gia đình.  
 
 Chân Nam Đá Chân Chiêu chỉ là một trong muôn ngàn tế vi trong con người vốn rất phức tạp về tư duy và nếp sống. Ngày nay vẫn còn những quốc gia theo chế độ mẫu hệ, trong khi cả thế giới đã theo phụ hệ. Có những quốc gia rất trọng sự trinh tiết của phụ nữ.  Nhưng có những quốc gia xem rất nhẹ sự trinh tiết. Ở VN và Nam Hàn ăn thịt chó là nét vắn hoá ẩm thực.  Ờ Mỹ ăn thịt chó được xêp vào nếp sống thiết văn minh.  Ngươi Mỹ xem chó mào là một thú cưng và một thành viên trong gia đình.
 
Chủ đề  Chân Phải Đá Chân Trái nói lên nguồn gốc của từ ngôn ngữ Khme đã dược Việt hóa như đã được quãng diễn trên.  Cũng nói lên sự giao lưu văn hoá và ngôn ngữ thuộc vùng Đông Nam Á.  Việt, Miên Lào, Thái. Miến Điện.
 
Ngoc Danh
 
 
 
 
 
 
 
 
                                     
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh