NGUYỄN NGỌC DANH


 
 GẦN BÙN MÀ CHẲNG TANH HÔI MÙI BÙN
 
               
 
Năm nay đi chụp hình hoa sen.  Nhưng hồ sen không cho  hoa đẹp. Vì thế tôi muốn thay đổi thói quen, muốn có cái gì đó cho mới mẽ.   Tôi chọn cái người khác không muốn hay không thích vì chúng không đúng với nền tư tưởng ăn sâu vào tâm khảm nên đã mất khá nhiều thời giờ mong có những tác phẩm thật đẹp.
 
Ở đây chúng ta nên có một câu hỏi cho vui : Tại sao các nước thuộc vùng Á Châu rất thích hoa Sen.  Trong khi các quốc gia Tây phương, Nam Mỹ hay Phi Châu họ không qúa xem trọng.  Chứng minh cho điều naỳ : Hồ sen nở rộ ngay giữa công viên  Sacramento, hay có thể nói ngay giữa lòng đất nườc Mỹ.   Nhưng hầu hết các nhiếp ảnh gia, các người thưởng lãm chung quanh hồ Sen là những người gốc Châu Á: Việt Nam, Tàu, Đại Hàn. Ngưòi Mỹ.  Tây Phương  có nhưng rất ít,  nếu có lướt một vòng rất nhanh, chụp cho vui với chiếc Iphone, không thấy các nhiếp ảnh gia nhà nghề. 
 
 Câu trả lời với tôi khá đơn giản : Hầu hết các qước gia Á Châu theo đạo Phật.   Vì đạo Phật lấy Hoa Sen làm biểu tượng cho sự thoát tục cuả Đức Phật. Hay là lời khen ngợi một ai đó có cuộc sống thanh cao, không vướng vào những  đam mê vật dục.  Bởi đó Việt Nam chúng ta mới có bài ca  dao như sau 
   
    Trong đẩm gì đẹp bằng sen'
    Lá Xanh bông trắng lại chen nhị vàng
    Nhị vàng bông trắng lá xanh
   Gần bùm mà chẳng tanh hôi mùi bùn.
 
Trong bốn câu ca dao  trên,  ba  câu đầu  tả hoa sen,  chẳng có gì xuất sắc, .  Nhưng chính  câu cuối (câu Bốn) :" Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn" .mới đưa câu ca dao tới cảnh giới thoát tục của tâm hồn , hay khen ngợi những ai có cuộc sống giữa đời nhưng gìn giữ được tâm hồn thanh cao, không bị hoen úa bởi dục vọng .
 
Tuy ca tụng "Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn".  Nhưng chúng ta có quyền đặc câu hỏi.  Nếu không có lớp bùn tanh hôi kia, Hoa sen có sinh tồn,  nảy chồi, nảy lộc để  cho những bông sen đẹp và đem lại hương vị vào  những chiều Hè không ?
 
Nếu thế nhân chúng ta chê bai bùn  tanh hôi, dơ bẩn.  Nhưng vào những ngaỳ mùa,   những  thửa ruộng không bùn, không  nước, bốc mùi hăng nồng của bùn thì chắc chắn người nông dân chỉ nhìn trời mà khóc .  Không bùn, không nước làm sao cây lúa sống mạnh, đơm hoa(đòng đòng) cho bông lúa nặng hạt, triũ cành.  Làm sao có cuộc sống ấm no. Từ đó có của cúng dường, làm từ thiện. v..v
 
Cáí của cúng dường, làm từ thiện ấy, chính là những sản phẩm xuất phát từ vùng bùn, từ ban tay lam lũ của những con người trôi lăn trong vũng bún tanh hôi. Nếu không có lương thực, tài chính, những lao công từ vũng bùn tanh hôi trong câu ca dao trên,  làm sao chúng ta có` những Nhà Thờ  Công Giào nguy nga, làm sao có những mái Chùa trang nghiêm dưới những tàng cây êm mát
 
Theo tinh thần  Kito giao, trần gian này chẳng phải là một vũng bùn tanh hôi, trần gian naỳ cũng chẳng là nơi chốn đáng kinh tởm cho con người.  Nhưng  người Kito hữu luôn xem trần gian là một tác phẩm  tuyệt vời, một món qùa vô giá  do Thiên Chúa tạo dựng ban cho  con người và  mọi sinh vật trên địa cầu này.  Nó đẹp hay xấu đều do cái nhìn tâm thức của mỗi người. Hay theo tinh thần Phật học là cái nhìn  Giác Ngộ của mỗi chúng sinh.  Nếu chúng ta  thấy cái mà người khác không thấy, Nghe cái mà người khác không nghe.  Đó là người chắc chắn có một tâm hồn thiện hảo bởi cái "Ngộ". Mà người Kito Giáo cho là  tìm thấy Thiên Chúa trong mọi tạo vật
 
Chúng ta hãy nhìn một con dao sắc bén, rất đẹp. Nếu biết xử dụng, nó sẽ trở thành  vật hữu dụng cho người nội trợ. Bà sẽ dùng nó để có một bữa ăn  đấy hạnh phúc cho gia đình.  Không biết dùng  sẽ có ngày đứt tay hoặc  trong một cơn giận nào đó thiếu sự kiềm chế  sẽ là vật đem đến sự sát hại. 
 
Bàì cao dao trên cho chúng ta một cái nhìn quá yếm thế về cuộc sống.  Một xã hội cứ mãi xem trần gian là một vũng bùn tanh hôi thì xã hôi đó không thể phát triễn.  Một xã hối nhìn cuộc sống  là cơ hội, là nơi cho thể chất và tâm hồn phát triển.  Xã hội đó sẽ có một nhịp sống sinh động và đưa con người tới một nấc thang tiên bộ về cả tâm linh và thể chất. 
 
Lang mang một chút , hay có thể nói  tìm cáí hay trong cái dỡ ẹt giữa cuộc sống này ngaỳ đầu năm.  Mời thưởng thức : video :  Nhịp Sống Quanh Hồ Sen. 
 
http://haibogiay.net/index.php?nv=video&op=Nguyen-Ngoc-Danh/Nhip-Song-Quanh-Ho-Sen-I-476
 
Đây chính là những gì tôi góp nhặt được quanh hồ sen.  Sự tương tác , giao hưởng trong cuộc sống giữa ao bùn, nứơc và biết bao sinh vât chung quanh.   Điều naỳ khẳng định. Bùn có những cái vô cùng kỳ diệu của nó.  Chúng ta nên có một tâm hồn mở rộng mới thấy được cái vi diệu của thượng đế ban tặng cho  mọi sinh vật.
 
Tôi chỉ đưa ra cái nhìn một chiều và khá chủ quan của bàì ca dao  và ước mong chúng ta có cái nhìn bao dung và đa chiều cho mọi thứ chung quanh.  Mặc nhiên không cho rằng bàỉ Ca dao lưu truyền trong dân gian là sai.
 
 
Ng Danh
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh