NGUYỄN NGỌC DANH


Ngày Xuân Nói Chuyện
"Thèo Lèo Cứt Chuột"

Để trả lời về câu hỏi của một số bạn : Tại sao một vài loại kẹo có tên "Thèo lèo cứt chuột vậy?   Để trả lời nghiêm chỉnh, bắt buột tôi phải trình bày theo tinh thần tham khảo, xem như một cuộc trà đàm cho câu chuyện ngày Xuân được vui vẻ, vì nó có liên quan tới việc uống trà.  Một sở thích của số động người Việt cả nam lẫn  nữ
 
Từ ngữ  Thèo lèo cứt chuột  này chắc chắn không phát xuất từ Miền Bắc cũng không miền Trung.  Nhưng là một từ ngữ đặc thù của người miền Nam, từ Sàigon xuống tới miền tây Nam Bộ, hay nói cho văn chương một chút là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.  Tới đây chúng ta lại đặt thêm hai câu hỏi :  “ Tại sao?  và nó xuất phát từ khi nào?”.  Đây chính là phần cốt lõi và thú vị của vấn đề. 
 
Chúng ta đều biết vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long xưa kia là vùng đất cùả dân tộc Khmer. Thuộc về lãnh thổ Việt Nam từ khi Nhà Nguyễn lập nghiệp. Người dân Việt ở đây là những người từ Miền Trung di dân vào, ban đầu sông tại Biên Hòa, theo kế họach của Bà Công Chúa Ngọc Vạn. Người con thứ Hai của chúa Sãi lấy vua Chiêm. Ở đây chúng ta thấy bóng dáng một  Trần Huyền Trân thú hai của Việt Nam khi dân Đại Việt có ý định bành trướng về phương Nam. Vì phương Bắc thì bất khả thi bởi nước Tàu  quá lớn mạnh.   Việt Nam sau khi ổn định và Miền Nam đã có một cuộc sống trù phú, thì bên Tầu (Nhà Minh) rơi vào tay người Mãn Châu lập nên nhà Thanh (Quing) chúng ta thường lấy hai từ Mãn của Mãn Châu và quốc hiệu là Thanh gộp lại thành nhà Mãn Thanh. Chính vì biến cố trọng đại này một số người Tàu không chịu sống dưới sự đô hộ ngọai tộc Nhà Mãn Thanh, nên đã dùng thuyền di tản ra khỏi đất Trung Hoa tới Việt Nam.  Họ được chúa Nguyễn cho phép lập nghiêp tại Miền Nam và một số ít tại Hội An.   Hầu hết họ là những nhà yêu nước vùng Phúc Kiến và Triều Châu mà  chúng ta thường gọi những người đàn ông này là chú Tiều, đọc trại từ Triều  của Tiều Châu.  Hay chúng ta thường goi họ là người Minh Hương có nghĩa là  người có gốc gác quê hương của Nhà Minh bên Trung Quốc.  Người Minh Hương đến đất nước chúng ta, đặc biệt Miền Nam mang theo nhiều phong tục tập quán, Chính sự giao lưu văn hóa Việt, Miên,Trung Hoa tạo nên một nét văn hoá đa dạng và đặc thù  Miền Nam 
 
Chình vì thế  ngày này chúng ta có những từ ngữ và một sốt tập quán mang tính cách đặc thù pha trộn này.   Xin đưa ra một vài thí dụ:  Ba má, còn gọi là Tía Má.  Nhậu là Nhậm= uống.  Một ly café là một Xây Chừng.
Chính cách trang phục và một sốt cốt truyện  trong nghệ thuật sân khấu Cải Lương cũng mang nhiều nét của Trung Hoa v..v..…  Trong bao nhiêu điều đó có “Thèo Lèo Cứt Chuột “ mà ta bàn tới hôm nay.
 
Người Trung Hoa giỏi buôn bán làm ăn.  Họ sống trong một quốc gia quá đông dân cư và giới  quan lại quá tham ô, nên họ triền miên sống trong thiếu thốn.  Do tính thực tế, họ biết rằng thực phẩm là một vấn đề sống chết của con người và chính nó là một nền kinh tế chiến lược sẽ làm khuynh đảo cả một quốc gia, nên đi tới đâu người Tầu cũng chú ý tới thực phẩm.  Do đó  ở bất cứ nơi nào trên hành tinh này, ở đâu có sự hiện diện của người Tàu ở đó có chợ búa, buôn bán và nhà nhà hàng (Restaurant).  Thèo Lèo Cứt Chuột là một nét quá nhỏ nằm trong vấn đề khổng lồ ẩm thực mà khi con người đạt tới sự ấm no, thịnh vượng mới có nhu cầu .  Ngưới Tầu rất giói làm các lọai bánh kẹo.  Họ tới nước ta ban đầu chỉ quảy một cái gánh, cái chảo và một vài thứ lặt vặt,  Miền Nam Việt Nam hồi đó là một vùng thừa mứa thức ăn.  Có một anh Chệt nào đó đánh mùi được khẩu vị của dân nghiền nước trà, mà trong giới mê linh thảo này gọi là Trà Tượng, cứ sau một cuộc trà, với chất vị : Tiền khổ - trung khổ - hậu cam cam ( Ban đầu chát (đắng) – nửa chừng hơi chan chát – cuối cùng có chất vị ngọt ngọt).  Ở đây cũng xin mở ngoặc một từ ngữ nữa “ Trái khổ qua , khổ = đắng, qua= dưa). Thói quen của người Việt và người Tàu sau khi uống trà thừờng phải ăn chút bánh kẹo ngọt để làm tăng chất ngọt nhẹ nhàng hậu vị trà.  Những thứ bánh kẹo dòn dòn, ngọt ngọt này người Tàu gọi là Trà Liệu, nhưng khi qua tiếng Việt thì Trà Liệu thành  Thèo Lèo. 
 
 Còn cứt chuột thì sao?  Trong lọại kẹo này thường có những hạt mè, (vừng) hay loại cốm nổ  màu đen.  Không biết màu đen này do họ pha chế hay từ gốc của chất liệu ngũ cốc hay mè (vừng) đen.  Những hạt mè, hạt cốm đen đen này trông chẳng khác chi cứt chuột thuờng lẫn lột trong thùng gạo, đồ ăn của người dân quê Việt Nam. Những thùng hay chỉnh gạo  không đậy điệm kỹ lưỡng nên loài chuột nhắt chui vào ăn,. Chuột lọt vào chĩnh gạo ăn no nê rồi chúng ị luôn trong đó nên chúng ta có ngạn ngữ :Chuột sa chĩnh gạo" là vậy.  Khi xúc gạo nấu cơm chúng ta phải nhặt những cục cứt chuột đen đen này ra. Chính vì loại  Trà Liệu= Thèo lèo này có nhũng hạt đen đen kia giống như cứt chuột, người dân Nam Bộ mới gọi nó là kẹo  “ Thèo Lèo Cứt Chuột”
 
 Không biết câu trả lời hơi dài dòng có làm vừa lòng môt số quý vị nào không?.  Kẻ hèn này chỉ biết chừng đó thôi.  Hỏi thêm sẽ  bị tịt ngòi. Tiếng thời thượng là  " Bó Tay.Com"
 
Ngoc Danh
 
*  Tài liệu tham khảo :  Bút khảo về Ăn của BS Lê Văn Lân – Làng Văn Xuất Bản
  
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh