NGUYỄN NGỌC DANH


Ngày xuân nói chuyện TRÀ


 
Tôi có một thông lệ là viết một đề tài nào đó vào dịp đầu năm.  Nguyên nhân thúc đẩy là tình quê hương và tình bằng hữu.    Chính vì vậy nên dù trong bất cứ hòan cảnh nào dù  bận bịu tới đâu tôi cũng ráng kiêm đề tài và thời giờ để viết cho xong, bằng không thì cứ như kẻ mang nợ chưa trả     Năm ngóai tôi đã viết về MAI đươc một số bạn bè yêu thích và khuyến khích.   Bởi cái duyên nghiệp với cây cỏ và viết lách , nhân dịp đầu Năm Mới, một biểu tượng linh thiêng  của Viêt tộc, tôi viết về một đề tài đã gắn bó với dân tộc trong suốt chiều dài của giòng lịch sử. - TRÀ.
 
  
                C ây Chè Hoang (ảnh Wikipedia)
 
 Vào khoảng năm 1935  người Anh tới vùng Assam thuộc Ấn Độ để khai thác đồn điền trà.  Họ đã gặp một loại cây cao tới 30 mét, mà chính người bản xứ cũng chẳng biết nó là lọai cây gì.  Sau khi nghiên cứu, các nhà thực vật học mới giật mình và họ tin rằng  đây chính là cây trà nguyên thủy  (Camelia sinensis),    Vì qua sự phân tích, chúng có tất cả những đặc tính như một cây trà đang được khai thác tại Trung Quốc.  Sau đó người ta còn tìm thấy những cây trà hoang trong trạng thái thiên nhiên tại các vùng biên giới Ấn - Tạng, Miém Điên, Vân Nam. Tới đây tôi xin mở một dấu ngoặc . Nếu theo bản đồ cổ của giống dân Lạc Việt từ thời Hùng Vương dựng nươc cho tới thời Hai Bà Trưng, thì Vân Nam còn  mang các tên như Nam Chiếu, Tây Thục, Đại Lý,  thì cũng thuộc về cương thổ của dân Lạc Việt.  
                          
                                                                                           Camellia Bonsai ( Wikipedia Net)
 
Những tên Nam Chiếu, Đại Lý chúng ta đã từng đọc và nghe qua  trong những  bộ tiểu thuyểt kiếm hiệp của Kim Dung  như :  Võ Lâm Ngũ Bá –Lục Mạch Thần Kiếm v .v . .   Đại Lý theo Kim Dung, đây là  giang sơn của lọai hoa Trà My, vương quốc của Đoàn Nam Đế,    Một ông vua hào hoa giám bỏ cả ngai vàng đi tìm những mối tình vụng trộm thật lãng mạn .   Đã có lần vì qúa si tình mà ông đã thề là sau này nếu có chết xin được chết bên cạnh người tình dưới những hàng hoa Trà MY.

Tôi xin đươc viết hoa chữ Trà My (Camélia theaceae) nơi dây vi khi ở quê nhà chúng ta chỉ được nghe qua truyên Kiều : Tiếc thay một đóa trà my……..hay cuốn tiểu thuyết nổi danh Trà hoa Nữ.-(La Fame aux Camelias – The Lady of Camellias của Alexander Dumas .Tôi không nhớ tác gỉa nào đã dịch qua tiếng Việt ) …  Nhưng phần đông  chúng ta chưa tưng được tận mắt nhìn tháy cây và hoa Trà my như thế nào.   Người Tây phương phiên âm chữ Trà My thành Camélia.  Nếu tôi không lầm thì  cây trà my đã đươc đưa vào nước Mỹ lần đầu tiên tai thành phố Sacamento thủ phủ của California.   Do đó vào trung tuần tháng Tư hàng năm tai đây có mở hội hoa Trà My mà chúng ta có dịp thưởng thức hàng ngàn loại Trà My được lai tạo đẹp vô cùng.    Riêng người viết cũng có bốn cây trồng thành bon sai, nhưng chỉ có một cây có hương.  Tối cũng xin được nhấn mạnh là cây hoa trà my có tên khoa học là Camelia theaceae, không phải là một loại trà cho lá uống( Camelia Sinensis), tuy răng tại Vân Nam cùng có một loại trà uống cho hoa rất nhiều và đep. Nếu có dip tôi sẽ viết riêmg một bài về hoa Trà My.
  
     Vào đầu mùa xuân năm 1973, tôi có một hạnh ngộ được uống trà vơi một vị thiền sư  tai Nha Trang .  Sau này tôi mới biết là do sự sắp xếp của một ngươi bạn Phật tử . Trong buổi trà đàm tôi có hỏi vị thiên sư  về trà và thiền tông có một mối dây liên hệ như thế nào mà trong các áng văn chương cũng như câu chuyện hàng ngày khi nói tới thiền  , chùa chiền và nhữmg nhà tu đạo hạnh Phật giáo đều không thể thiếu chén trà.  Ngươc lai khi nói tới nhà thờ, hoăc tiếp chuyện với các vị chân tu Thiên Chúa Giáo như linh mục, mục sư thì hầu như ít khi  nhắc tới trà.?  -

  -  Câu hỏi này thực sự từ trước tới giờ tôi chưa nghĩ tới. Xin hẹn anh vào một dip khác nếu chúng ta có duyên. Tôi sẽ tim hiểu thêm và sẽ  trả lời anh một cách xác đáng sau”.
Vị sư trả lời một cách khiêm tốn, thật thà làm tôi rất mến phục.   Sau đó vì chiến cuộc sôi động tôi không có dịp gặp lai ông.   Nhưng câu hỏi ấy cứ đeo đuổi tôi mãi cho tới một ngày trên vung đất tạm dung Hoa Kỳ  tôi đọc được một câu chuyện :

  - Theo huyền thoai của người Trung Hoa và Nhật Bản có một vị thiền sư người Tây Trúc đên Trung Hoa để hòanh dương đạo pháp.  Vì không muốn ngủ gục trong lúc tọa thiền  nên ngài đã cắt hai mí mắt liệng xuống đất.  Tự nhiên từ mặt đất mọc lên cây trà và chính vì thế các vị thiền sư là những người dùng trà đầu tiên.  Họ dùng trà để tâm trí được an định, tâm hồn được bình an và không bi buồn ngủ khi tọa thiền.   Vi thiền sư Tây Trúc đó chính là Bồ Đề Đạt Ma.  Qua câu truyên trên chúng ta thấy nó mang tính cách truyền kỳ, huyền thoại, nhưng qua tinh thần câu truyện đã cho chúng ta một yếu tố quan trọng là trà liên quan mật thiết rất lớn với thiền gia và đạo gia.  Có thể họ là những ngưồi uống trà đầu tiên và chính họ đã dạy ngươi Trung Hoa nói riêng và cả nhân loại nói chung biết uống trà, và cũng chính họ đã đưa việc uống trà lên hàng nghệ thuật. Còn đi xa hơn nữa  tại Nhật Bản nó đã trở thành trà đạo ( Chanoyu).  Các trà cụ của họ ngày nay đã có một nét  nghệ thuật rất đăc thù và thật độc đáo.
                        
 
                                                                                                    Tr à Đ ạo Nh ật B ản ( Wikipedia)
      
Thực sự mãi cho tới nay chúng ta cũng chưa có câu trả lời thích đáng là trà đã được con người biết dùng trà từ khi nào.   Dân tộc Hán hay Việt ai la người biết dùng trà đầu tiên?  Ngày nay nhờ vào cuốn Trà kinh của Lục Vũ đời Đường và Đại quan trà luận của vua Tống Huy Tông chúng ta biết rất rõ về trà và cách uống trà cánh nay 1300 năm.  Đời Đường là một triều đại vàng son rực rở của Trung Hoa và của nhân loại. Trong khi phàn lớn Âu Châu đang chìm trong cuộc sống du mục, võ biền thì tai Đông phương, nước Trung Hoa, Việt Nam đã vươn tới nền văn trị.  Văn hóa được đưa lên hang đầu. Giới văn học, sĩ phu được kính nể và trọng dung từ triều đình cho tới thôn dã.  Vào thời đó việc uống trà đã tiến lên buớc thang nghệ thuật trong khung cảnh hòang triều và các nơi danh gia vọng tộc.  
      
                                                                                                            ảnh Wikipedia
 
 Lục Vũ sinh đúng vào thời kỳ cực thịnh nay.  Ông sinh tai Cái Lăng, Huyên Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc. Ông vốn mồ côi từ nhỏ nên đươc Thiền sư Trí Tích nuôi dưỡng trong thiền viện. Tuy thế ông không xuất gia nhưng lai sống cuộc đời đầy đạo vị.   Ông được người đời xưng tụng là Trà Thần và cuốn Trà Kinh của ông là cuốn sách đầu tiên nói rõ vê trà, cách pha trà, nước pha trà, trà cụ và trà danh (các loại trà).
  
  Nhưng qua gần ba thế kỷ sống trong thời đại hòang kim  nhà Đường  đi dần vào chổ suy vong loạn lạc.  Hơn một nữa thế kỷ thiếp theo Trung Hoa bị mất vào tay các dân tộc du mục bắc phương.  Thời này thường được gọi là thời Ngũ Hồ ( người Trung Hoa gọi các dân tộc Bắc phưong là rợ Hồ ).  Sau đó Triệu Khuông Dẫn tức Tống  thái Tổ dành lại độc lập và mau chóng đưa quốc gia tới chổ phú cường thịnh vượng. Trong suốt thời đại nhà Tống, trà cũng theo bước tiến văn hóa thạnh trị nên đã chiếm một vị thế khá đậm nét trong văn học, kinh tế cũng như đã trở thành một tập quán đặc thù trong đời sống thường nhật của dân chúng. Trà thời đại này đã trở thành ngành sản xuất lớn để nhà Tống trao đổi, buôn bán với các dân tộc Tây Bắc (khối Ả Rập)  theo con đường tơ lụa.  Do đó chúng ta thấy xuất hiện một nhá vua được coi như là vị vua tài tử nhất trong lịch sử Trung Quốc đó là Tống Huy Tông (1101-1125) tác giả cuốn  Đại Quan Trà Luận.  Trong cuốn sách này ông đã phân tích rất kỹ về việc hái  trà,  sấy trà, lựa trà, trà cụ, pha trà và mầu sắc của từng loại trà.  Lẽ dĩ nhiên cách sao sấy cũng như pha trà rất khác ngày nay. Cách pha loại trà mạt và trà cụ mà người Nhật hiên dùng là hình ảnh còn lưu lai từ thời nha Tống.  Tống Huy Tông, vị vua cuối cùng của triều Tống người mà các sử gia gọi là kẻ giám đổi cả ngai vàng để đạt cho đươc những tác phẩm nghệt thuật tuyệt vời.  Phải chăng vì Đại Quan Trà Lụân - những bức tranh thủy mạc-  những vần thơ tuyệt tác- những nét chữ thần kỳ -  những nốt nhạc ly tao mà ông phải trả bằng một cái giá là ngai vàng?   Xứng  đáng lắm thay.   Nghệ thuật là cái chí thiện của hư không,  là cái vô cùng của tuyệt mỹ nó vượt thóat khỏi sự so đo, tính tóan của lòai người.  Trong lich sử lập quốc của Hoa Kỳ,  trà cũng mang một yếu tố quan trọng trong việc nổi dậy dành độc lập.  Vào ngày 16 thàng 12 năm 1773, phẩn nộ về viêc đánh thuế trà quá cao của chính quyền thuộc địa Anh, một số người tại Boston đã nhảy lên ba chiếc tầu của công ty Đông Ấn ( East India Co) phá hủy 342 rương trà và đổ tất cả xuống biển.  Lịch sử Hoa Kỳ gọi là Tea Party.   Ngọn lửa cách mạnh bắt đầu bùng nổ từ thời điểm này.  
    
    Qua đôi giòng khái quát trên, đã dẫn đưa chúng ta ngược về giòng lich sử của nhân loại từ Đông sang Tây để thấy rằng Trà đã có một vị trí khá quan trọng trong tiến trình văn minh của nhân loại cũng giống như Rượu của người Tây Phương  và Café của người Ả Rập.  Nhưng  rượu và café chưa bao giờ trở thanh yếu tố tác động trực tiếp tời chính trị như Trà.  Mặc dù từ nguyên thủy trà chỉ đươc dùng như một sản phẩm làm thanh thóat tâm hồn.
                                      
Từ trước tới nay chúng ta vẫn lầm tưởng Trung Quốc là nước sản xúất trà nhièu nhất.  Nhưng theo bảng thống kê thì Trung Quốc đứng hàng thứ tư sau Tích Lan, Ấn Độ và Keny (Cho tới khi viết bài này) thì Việt Nam không thấy xếp hạng.  Ngày nay khi bước vào các siêu thị, tiêm tạp hóa, cũng như các tiêm chuyên về trà chúng ta thấy trưng bày rất nhiều trà đến hoa cả mắt, nhưng tựu trung chỉ có ba loại trà : trà Xanh, trà O-Long hay Thiết quan Âm và Hồng trà.
 
Điểm Danh vài loại trà

- Trà Xanh (green tea) đây là loại trà mà hầu hết người Việt, Trung Hoa và Đại Hàn ưa thích. Đây là loại trà ngon nhất, mắc nhất nhưng lại qua tiến trinh biến chế đơn giản nhất. Khi pha, trà cho nước màu xanh nhạt. Loại này thường được nhắc tới nhiều nhất là trà Long Tỉnh.

   - O-Long trà Hay Thiết quan Âm.  Đây là loại trà nằm giữa hai loại Trà xanh và Hồng trà.   Nó không có tên riêng, nhưng vì O-Long là loại trà phổ thông nhất nên lấy tên O-Long để gọi chung cho loại trà hạng trung này. Đây cũng là loại trà mà hầu hết người A Đơng thường dùng.  Khi pha trà cho nước màu nâu nhạt.vì phải qua tiến trình ủ trà.

    -Hồng Trà hay Black tea hay trà Lipton.  Đây là loại trà mà đại đa số người Tây phương thường dùng.  Ấn Độ và Tích Lan  là hai quốc gia sản xuất nhiều nhất để cung ứng cho thị trường Âu Châu.  Khi pha trà cho ta nườc màu nâu sậm hầu như vô hương. Tôi nhớ có một thời trước năm 1975, người Miền NamViệt Nam chúng ta gọi trà Lipton của Mỹ là Café giât.  Sỡ dĩ nó có tên như vậy vì để tiên lợi cho việc uống trà  của người Âu Mỹ các nhà sản xuất nghĩ ra một phương thức rất tiện lợi là bỏ trà vào một chiéc túi vuông nhỏ, mỗi cạnh khỏang 02 inches, làm bằng một loại giấy đặc biệt bền, khi ngâm trong nước nóng  không bị rách,  phía nép túi có một sợi dây chỉ dài khoảng 3,5 inches, trên đầu bên kia sơi dây cột một miếng giáy nhỏ in chữ Lipton.  Khi muốn uống chỉ cần lấy một túi bỏ vào ly, đổ nước sôi vào, chờ cho trà thấm và hòa tan chúng ta cầm sợi dây kéo túi ra khỏi ly rồi bỏ đi.  Động tác này đã được đầu óc khôi hài của người Việt chúng ta gọi đùa là Café giật.    Trước thời 1975 hồi tôi còn là một cậu học sinh, vào tiêm giải khát gọi một ly trà Lipton chanh, đá (ice), đường là một mốt của thời thựơng.  Bây giờ sống trên đát Mỹ trà Lipton quá rẻ và gần như vô hương nên người Việt ít ai uống.  Nhưng vào những ngày hè nóng nực tại California, uống một ly trà Lipton, chanh, đá, đường cũng thú vị lắm.  Tuy không còn là cái mốt của thời thượng nhưng lại đưa ta về với những kỷ niệm êm đềm của một thời áo trắng xưa cũ thì Hồng Trà ơi! Tuy ngưoi không thanh tao, qúy phái như Long Tỉnh-  OO Long- Thiết Quan Âm  nhưng ta cũng cám ơn ngươi lắm lắm.

  -Trở lai cây trà nguyên thủy thì cây trà thực sự không có nguồn gốc tai Trung Quốc.  Nếu bây giờ chúng ta ngồi xuống vẽ lại bản đồ thời Tần, Hán, thì người Hoa lúc bấy giờ gọi là người Hán và cương vực của họ chỉ từ phía Bắc sông Dương Tử Giang trở lên.  Từ phía Nam sông Dương Tử Giang trở xuống thuộc lãnh địa của giống Bách Viẹt . Với đầu óc đày kỳ thị và hiếu chiến của giống người Hán, họ đã gọi các giống dân  phía Bắc là Rợ Hồ, Như ta thấy có câu :”Hồ mã tê Bắc phong”  Họ cũng gọi các chi Việt tộc phương Nam  là Nam man,  Nhưng trong các truyện tiểu thuyết kiếm hiệp thì gọi là vùng Giang Nam hay Lĩnh Nam. Không biết họ gọi như vậy  có phải  là  để chỉ vùng phía Nam sông  Dương Tử Giang hay không ? .   Tới đây tôi lai nhớ một câu chuyện đầy ngạo mạng của người Hán:  Huệ Năng, một vị thiền sư đại trí, đại dũng, tiêu biếu cho miền Lĩnh Nam, Bách Việt, vị tổ thứ Sáu của thiền phái Nam Tông.  Trên con đương tìm và học đạo ông đă bị người Hán bắc phương mạt sát là đồ Nam Man.  Trước nhũng lời lẽ đầy khinh miệt như vậy ông đã khẳng khái trả lời : “Chân lý không có biên giới.”  Điều đó chứng minh cho chúng ta thâý phong tục, tập quán, văn hóa của ngươi Giang Nam ( Lĩnh Nam ) chúng ta rất di biệt với giống người Hán nên mơi có sự xung khắc kỳ thị như trên.  Như vậy theo ý kiến của một số nhà thực vật học thì có thể cây trà của vùng Quể Lâm (Vân Nam, Nam Chiếu) đã được người Hoa lấy giống đem ương trồng tai các vung Triết Giang, Tứ Xuyên, An Huy và Triều Châu sau khi chiếm trọn miền Giang Nam để biến chế thành những đặc phẩm dâng tiến triều đình và cung ứng cho các tầng lớp danh gia vọng tộc từ thời Đường Tống.
                      
Kẻ từ thời Minh, Thanh trở về sau, trà đã trở nên phổ thông cho dân chúng tại Trung Quốc, nhưng lại là trân châu qúy hiếm tai các quốc gia bên trời Tây.  Dười thời nhà Thanh trong chiều hướng buôn bán với người Tây phương.  Trà đã được xuất cảng vá bày bán tại các cửa tiêm kim hòan ở Luân Đôn, Paris và một số đô thị lớn tai Âu Tây như là một loại quý kim. Chỉ có những bậc danh gia, người dư tiền dư vàng mới có đủ khả năng mua một hai lạng trà.   Ngày nay tuy trà đã đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu của mỗi địa phương, của từng quốc gia và cho moi tầng lớp xã hội, nhưng nếu muốn có một hai lạng trà ngon Long Tỉnh và một số danh trà khác ( loại Tiền minh hay Tiền Vũ  thì giá cũng không dưới hai ba chục đô la.  Mua uống thử đi may ra trở thành tiên ông tiên bà hay ít nhất cũng là khách tao nhã sau hớp trà danh tiếng và thanh tao từ cổ chì  kim này.
 
Uống trà mà nếu uống theo nhu cầu giải khát thì không gọi là thưởng trà, mà các cụ nhà mình gọi là ngưu ẩm đấy ( uống như trâu), câu nói này theo ý kiến của tôi không phải các cụ khó tính cố ý mắng mình đâu. Nhưng là để ngầm nói “ anh ơi, anh thuộc loại phàm phu tục tử đấy nhá!”  Cha ông chúng ta ngày xưa người bình dân uống chè lá còn gọi là chè xanh thì rất đơn giản. Nhưng nếu là những nhà trí thức  các cụ đồ Nho thì  khá cầu kỳ, kỹ lưỡng.  Nếu muốn biết rõ hãy đọc tuyện Những Chiếc Ấm Đất cuả nhà văn Nguyễn Tuân

    -Uống trà theo kiểu ngươi Nhật (Chanoyu) thì rất cầu kỳ.   Lý do là người Nhật đã suy tôn nó lên hàng trà đạo. Chữ Đạo nơi đây không mang ý nghĩa tôn gíáo (religion) nhưng là một nghi thức, một đường lối đặc thù. có tính cách khắc kỷ, thiền hành để đưa người thưởng trà vào cõi trầm tư tĩnh lặng.   Chủ trà thất được gọi là trà tượng, và khách là những người được tuyển chọn.  Bước vào trà thất khách phải sẵn sàng gạt bỏ hết mọi trần tục ngòai ngưỡng cửa, với một tâm hồn khiêm cung, an tịnh khách cúi mình bước qua một chiếc cửa hẹp, thấp.   Rồi chủ khách định vị tất cả đều trầm mình trong tĩnh lự giữa một không gian hạn hep, bày biện thô sơ thật tĩnh lặng.  Chén trà bây giờ không phải là chèn trà của hương của vị để thỏa mảm thèm muốn duc vọng, nhưng là chén trà hòan  tòan của Tâm, của Đạo  đày thiền tính.

  - Người Anh họ uống trà với sữa.   Lý do là khi người Anh khi tiếp xúc với lớp quý tộc và triều đinh Mãn Thanh- Tôi xin được mở dấi ngoặc ở đây – “ Sỡ dĩ chúng ta  gọi la Mãn Thanh bởi vì họ là người Mãn Châu (Manchu), khi chiếm trọn Trung Hoa họ chọn huy hiệu lả Thanh Triều.  Trong các cuốn tiểu tuyêt chưởng, kiếm hiệp của Kim Dung thì  ông ta gọi dân tộc Mãn Châu là  người  Kim” .   Người Anh đã được giống dân gốc gác du mục Mãn Châu( Manchu) này thiết đãi ăn và tập họ uống trà với sữa.   Đây là lối uống trà của các dân du mục sống trên các đại mạc, vì nước rất khan hiếm trên hoang mạc, nên họ đã dung sữa súc vật để giảm lượng sự tiêu dùng nước.    Người Anh đã du nhập cách uống trà sữa này vể bản quốc và sau đó đã theo chân giống dân chiếm thuộc địa này tới các vùng Bắc Mỹ : Boston, NewYork, Long island. v. v.  Nếu chúng ta có dịp ghé qua các tiểu bang này thì đừng qúa ngạc nhiên khi dân chúng ở đây  uống trà với sữa, và khi chúng ta là khách của họ thì sẽ được mời uống trà (loại Hồng trà- lipton) với một cup sữa trên khay trà.

     Nếu tôi không lầm thì tất cả mọi gia đình Việt Nam của chúng ta ai cũng có một hai loại trà trong tủ. Nhất là thời gian mấy năm gần đây, khi chúng ta có dịp về thăm quê hương, lúc trở lai Hoa Kỳ ai cũng mang theo ít trà để uống và làm quà biếu ban bè người thân.  Tôi cũng có được một ít trà quê hương nhưng thực tình mà nói phẩm chất quá kém.   Hương thì quá nồng, tôi nghĩ đây không phải là hương hoa thiên nhiên được ưởp bởi các loài hoa như : sứ, lài, sen, ngâu , nhưng đã được phun ướp với các mùi thơm hoa chất một cách quá lạm dụng cẩu thả làm mầt đi  hương vi tinh khiết của trà.  Nếu uống nhiều có thể bị khén hay rát cổ hoặc bị xốn mắt (Ở đây tôi chỉ xin đưa ra nhận xét rất thô thiển của minh vê một hai loại trà mà tôi đã thử qua mà thôi).    Kỹ thuật  sao sấy thì còn khét mùi than lửa.  Nghĩ tới điều này ngươi viết cảm thấy tủi hổ và thương cho dân tộc mình.  Đất nước đã thanh bình hơn ba chục năm rồi người dân vẫn còn chìm trong đau khổ chậm tiến.  Không biết đến bao giờ người dân lưu vong mới thưởng thức được những gói trà thơm tho, thanh khiết từ quê nhà gởi ra, để có dịp đươc ngưỡng mặt nói với người dân lân bang rằng : Trà của quê hương chúng tôi cũng không thua gì trà của các bạn đâụ.

  Năm hết, tết đến. ngày mang đầy sắc thái thiêng liêng và truyền thống của dân tộc Việt.  Và năm nay rơi đúng vào những ngày cuối tuần.  Đây là việc rất may và hiếm cho đồng bào ly hương để hưởng mồt cái Tết truyền thống mà không phải băn khoăn, bối rối về việc nên nghĩ hay đi làm vao ngày đầu năm.  Tơi cứ lâm bẩm một mình như vây.
  
Thức dậy từ 5 giờ sáng, nấu nước pha  trà.  Hôm nay tôi lại muốn uống thử loại trà Viêt Nam mà người bạn mới biếu chiều hôm qua.  Theo lời anh, đây là loại trà xanh mộc (không ướp hương) khi uống cho mình hương vị khác xa với các loại trà trước kia.  Cầm ly trá bốc khói nghi ngút trong tay, tôi đi lai cửa sổ, nhìn vào khoảng không gian tối mit và lanh giá của mùa Đông vùng Bắc California  nâng ly trà lên uống  một ngụm lớn, sùc sùc rồi nuồt trổng.   Đúng!  cái hương vị lạ thật.   Tôi mường tương ra hình như đã có một lần nào đó tôi được nếm cái hương vị chan chát thanh khiết của mùi lá non này rồi.

Cách  nay  khỏang  hơn năm mươi  năm, hôm đó vào cuối tháng mười hai âm lịch, tiết trời còn se lạnh và lún phún mưa phùn tai một vùng quê miền Thanh Hóa, mẹ  gọi tôi vào nhà, Bà mặc cho tôi chiếc áo mới. Vừa măc ao cho tôi bà vừa nói:  Con măc áo mới vào rồi theo mẹ lên tết ông bà ngoại.   “Hôm nay đã Ba Mươi rồi còn gì “, Mẹ  vừa mặc áo cho tôi vừa nói như vậy.   Mẹ tôi bưng cái rổ loại trung, trên đậy hai mảnh lá chuối còn tươi và lành lặn mới cắt sau vườn, trong rổ đựng những gì mà tôi nào có biết.   Con đường làng hôm đó nhộn nhịp hơn mọi ngày, tôi vừa đi vừa chơi,  thỉnh thoảng phải chạy lấp xấp theo cho kip mẹ tôi.  Tới nhà ngoại mẹ đặt chiểc rổ lên bộ phản đen bóng giữa nhà.  Xuống bếp mẹ lấy chiếc mâm đồng mới chùi sáng bóng, đặt tất cả qùa tết lên đó, ngay khi ấy bà ngoại tôi từ ngoài bước vào.

   -Thưa mẹ, con với cháu hôm nay lên đây tết thầy mẹ. Năm nay con mua đươc it trà Thái Nguyên làm qùa để thày mẹ uống tết- Bố đâu rồi mẹ!

  - Bố mày qua nhà  bác Hào cắt cành đào từ hồi trưa.  Trà Thái Nguyên thì ngon lắm. Mẹ chỉ còn vừa đúng một ít đủ để pha  mấy ấm trà cuối cùng. Trà mới pha đấy con uống thử đi.

   Me tôi rót ra ly, uống mơt hơi, còn lại cở một một phần ba, đưa cho tôi và bảo tôi uông . Nghe lời mẹ tôi dốc cạn ly trà vào miệng, nhưng nhổ phẹt ra ngay.

      -Chát quá mẹ ơi! Con uống không được.
      - Nó còn con nít bảo nó uống làm gì” bà tôi nói

  Hình ảnh ấy, hương vị ấy và nhất là chiếc bình tích của bà ngoại tôi thủa nào không ngờ hôm nay lại trở về với tôi vào một buổi sáng mùa Đông nơi xứ lạ quê người.  Tôi thích chiếc bình tích của bà tôi vì trên ấy có vẻ cảnh một cụ già da dẻ hồng hào, bộ râu dài, trắng như cước. Tay ông cầm chiếc gậy, phong cách của một tiên ông đạo cốt.  Bên phải phía trước mặt  là một người đàn bà trẻ, hơi khom mình kính cẩn bưng một chiếc khay trong đó có đựng một con chim.  Đứng bên cạnh bà là hai đứa bé bưng hoa quả dâng lên cho cụ.   Bên trái phía sau ông là một con nai vàng chấm sao trắng với cặp lộc nhung lớn trên đầu.   Bên trên đầu gậy hai con dơi đang bay lượn.  Hồi đó tôi thích nhìn ngắm hình ảnh này, nhưng thực tình chẳng hiểu ý nghĩa của nó như thế nào.   Mãi cho tới  khi tìm hiểu về giá trị đạo học Đông Phương, tôi mới đạt được ý nghĩa ẩn tàng trong ấy.   À thì ra đó là tấm Họa Chúc. HỌA chúc là cách vẽ cảnh để thay lời chúc tụng mà ở đây trên chiếc bình tích nước ( bình trà) của ngoại tôi mang ý nghĩa : Phúc, Lộc, Thọ.  Cụ già  râu tóc bạc phơ bên cạnh bày con cái là trường Thọ. Con nai tiếng Hán gọi là Lộc biểu tượng cho phúc lộc. Con Dơi tiếng Hán gọi là Phúc biểu tượng cho phúc đức.    Lấy hình ảnh và âm ngữ để diễn tả một lời chúc tụng  PHÚC – LỘC – THỌ  trên một bình tích uống trà.   Cổ  nhân thâm thúy lắm thay.
 
              \
                                                                                              hình Inter

       -Thanh Hóa ơi! sẽ có một ngày ta về, đứng dưới cơn mưa phùn, nhìn cành đào chớm nở trong gío Xuân, hồn ta sẽ thênh thang, bềnh bồng trong ngụm trà xanh Thái Nguyên ngày nào mà nghe như giòng linh khí của Tổ tiên, Dân tộc thấm dần trong từng mạch máu thớ thịt.

    Nguyễn N Danh
  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh