NGUYỄN NGỌC DANH


            Thử Bàn Về Câu Ca Dao Hoa Sen
            Tặng  các Con, Cháu tại Mỹ và Việt Nam
                     
Trong nền văn chương bình dân của Việt nam, chúng ta có rất nhiều câu, bàì ca dao nói tới mọi khiá cạnh về cuộc sống ruộng đồng, nông canh. Nhiều bàì tình yêu nam nữ, tình yên gia đình, quê hương.  Những bài hay câu khuyên nhủ hay răn dạy cách sống và ứng xử của con cháu, dâu rể trong gia đình...Nói chung thì Ca Dao Việt Nam bao gồm mọi khía cạnh nhân sinh  thường nhật của người dân Việt. Khi ngồi laị và suy nghĩ thì chúng ta đều có nhận định : Đó chính là những cân văn mang tính bình dân được chắc lọc và tích luỹ bao nhiêu cái hay, bao nhiêu kinh nghiệm rồi truyền miệng từ đời naỳ qua đời khác nhằm để lại cái hay cái đẹp cho con cháu đời sau.  Bởi vì thời đó, lúc đó thiếu sách vở hay ngay cả chữ viết
 
Trong hàng ngàn câu, bài ca dao ấy, tôi đã thuộc lòng bàì Hoa Sen
 
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng tanh hôi mủi bùn.
 
Bài ca dao tôi thuộc lòng từ hồi còn nhỏ.  Nhớ lại người thầy dậy lớp Nhất 1954, tức  lớp Sáu ngày nay. Vì là trường tiều học Công Giáo, mỗi buổi sáng khi vào lớp, chúng tôi phải đứng nghiêm khoanh tay đọc kinh.  Trong khi đọc kinh, hầu hết cả lớp chú trọng tới bài hay câu ca dao thầy đã viết sẵn trên bảng đen. Đọc kinh xong, mọi người ngồi xuống trong thinh lặng mở tập vở ra chép nguyên văn bài ca dao trên bảng.  Sau đó Thầy giảng về ý nghĩa cuả câu, bàì ca dao.  Chính vì thế tôi thuộc khá nhiều Ca dao, trong đó bài về Hoa Sen theo tôi suốt cuộc hành trình cả đời mình.  Cho tới một hôm, sau khi ghi danh theo học lớp environment tôi mới vỡ cái cục ngu của mình. Rồi từ đó tôi đặt lại giá trị ca tụng sự cao đẹp và trong sạch của Hoa Sen trong câu ca dao mà thầy tôi đã giảng dạy hồi tôi còn là một chú học sinh tiểu học.  Nói như thế không có nghĩa tôi chê thầy tôi, người mà tôi đã danh rất nhiêù lòng ngưỡng mộ.  Nhưng tôi muốn nói lên cái gíá trị cuả một quan niệm hay cái nhìn về giá trị luân lý cũng sẽ thay đổi khi trí tuệ của con người ngày càng được khai mở.
 
Trong bài ca dao về Hoa Sen, chúng ta thấy 03 câu đầu chỉ là những câu tả về bản chất vật lý của hoa sen mà thôi : Lá xanh, bông, trắng, nhị vàng..nhưng qua câu cuối hay câu bốn, chính là câu kết luận và từ đó đưa ra một triết lý về cung cách và cách sống cuả Hoa Sen.  hay cũng là cái triết lý người xưa muốn truyền dạy cho đời, cho người như đoá Sen.  Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn.  Một cuộc sống như thế thật cao qúy và thanh nhã.   Phải chăng chính cha ông chúng ta đã quá thấm nhuẩn tư tưởng cuả Lão,  Khổng, Phật học. Lão học khuyên con người nên sống thuận theo thiên nhiên.  Khổng học daỵ con người nên sống sao như một người quân tử.  Phật dạy chúng ta nên xa lánh cuộc đời vì cuộc đời là bể khổ.
Ở đâu hay bất cứ thời gian không gian nào vẫn không thoát khỏi Sinh lão, Bệnh, Tử. Nghĩa là đời là bể khổ.   Trụ vàò cuộc đời là trụ vào cái: Bùn nhơ tanh hôi.  Haỹ cố thoát ra khỏi cái thế giới tanh hôi nhất để toả hương và đẹp lộng lẫy như đoá sen.
 
 Triết lý như thế người trần thế ai cũng muốn mình trở thánh một đóa sen để mọi người ca ngợi khen thầm.  Để cho người đời vì quá quý trọng nên đã cắt đem cắm vào bình đặt trước bàn thờ bên cạnh lư hương toả khói ngào ngạt.   Không còn gì cao sang và quý trọng hơn nữa.  Nhưng trong cái triết lý xem ra thâm sâu và ý nghĩa tuyệt vời dành cho Hoa sen.  Chúng ta có bao nhiêu người đặt lại vấn đề  ảnh hưởng tương tác rất thực và cần thiết cuả cuộc sống thực, đời thực  giữa Hoa Sen và  ao bùn hôi tanh hay không?
 
Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn.  Mới nghe thì thấy đó là ý nghĩa thâm sâu.
Nhưng đời thực và cuộc sống thực tại thì hoàn toàn khác. Nếu không có cái ao bùn tanh hôi kia, củ sen có sống nổi suốt mủa Đông hay không?  Nếu không có ao mà con người cho là bùn hôi tanh kia, mùa hè tới cây sen có sinh sôi naỷ nở ra một hay những đám sen xinh tươi tốt đẹp cho mọi người chiêm ngắm hay không?   Nếu không có cái ao bùn tanh hôi, đoá hoa sen xinh đẹp và trong sạch kia sống được bao nhiêu giờ, bao nhiêu ngày trong chu trình cuộc sống củạ một thủy sinh thực vật giữa đất trời hiền hoà. 

Nếu những chiếc ao, chiếc hồ kia, nước trong veo, dưới đáy tòan cát và đá cuội xinh đẹp. Ai cũng muốn tắm mát vùng vẫy trong đó. Thì sẽ không bao giờ chúng ta tìm thấy một bông sen xinh đẹp nào nở nơi ấy cả. Muốn có một bông sen đẹp, hương vị thanh khiết, xin vui lòng kính mời mọi người về chốn đồng quê, nơi ấy có ao hồ, trong ấy có bùn nhơ tanh hôi nuôi dưỡng những bông sen thanh cao mà con người đang mong ước được một nụ sen tươi thắm.
 
Cái ao nước và đầy bùn kia, dưới con mắt cuả kẻ phiến diện nhìn nó như chốn đầy tanh hôi, rồi khinh thường rẻ rúng:  bùn mà còn tanh hôi mùi bùn!  Nhưng nếu nhìn với con mắt của nhà sinh học, của một nhà nông mộc mạc, chân tình quanh năm sống gần ao bùn thì đó chính  là chốn thân thương, có thể nuôi sống người dân chân lấm tay bùn.  Vậy chúng ta có cần phải,  hay nên đặt lại vấn đề với bàì ca dao. 
 
Đọc lại bài cao dao, với sự suy nghĩ mang tính thực tế và sinh học, tôi thấy tôi nghiệp cho những chiếc ao, chiếc đầm chung quanh đời sống chúng ta. Gần bùn mà chẳng tanh hôi mùi bùn.  Chúng ta tự hỏi: Thực sự bùn có tanh, có hôi không ?  Bùn nó có cái mùi đặc vị của nó.  Nó không tanh bằng cá trê, cá chép đâu! Nhưng sao chúng vẫn ngon vẫn béo với bữa cơm gia đình.  Bùn nó không hôi bằng chính miệng của con người khi vừa thức dậy sau một đêm an giấc! Hay sau những câu chửi rủa, nhữnng câu đổ vạ cáo gian không ?.  Nhưng cái mà con người khích chê rẻ rúng kia, lại chính là một nhu yếu kỳ diệu để cây sen sinh tồn và mùa hè cho những đoá hoa vừa đẹp vừa thơm.  Với vẻ đẹp thanh thoát, hương thơm thanh khiết đến nỗi các cao nhân dùng nhụy hoa để ước trà "Trà Sen" tạo thanh thứ uống đặc vị cho những bậc trưởng giả, cao nhã mà đã từng nhiều lần chê bai cái nơi chốn với căn tính hiền hòa, nhẫn nhục của ao bùn do thiên nhiên  ban tặng.  Họ khinh thường cái mà chính nó đã sản sinh ra một vẻ đẹp một hương vị tuyệt vời để họ đưa chúng lên bàn thờ cúng tế, và được thưởng thức những ngụm trà "ướp sen"  cao  nhã. Một chén chè hạt sen thơm ngọt, bổ dưỡng chỉ có cho những kẻ quyền qúy cao sang
 
Nếu những chiếc ao, hồ , đầm,  dưới đáy là lớp cát và đá cuội tinh ròng. Chúng sẽ cho ta một nguồn nưóc trong lành, ai cũng muốn tắm mát.  Nhưng chúng sẽ không thể nào nuôi sống nổi một bụi sen tốt tươi đề mùa Hè cho những bông hoa tuyệt với, và chúng ta sẽ không khi nào có một đóa sen dâng cúng trên bàn thờ.  Những cao nhân mặc khách cũng sẽ chẳng bao giờ có một ly trà sen để thưởng lãm với bạn tâm giao..
 
Vây cái giá ý tưởng của câu ca dao ấy đã dẫn đưa chúng ta tới chỗ sai lầm về nhận thức sự vật.  Câu cao dao đề cao cái tâm tưởng nhưng quá xem thường cuộc sống thường ngày.  Nếu cho đây là chỉ lá  ý tưởng đề cao giá trị tinh thần, xa lánh những thói hư, dung tục, để nâng cao phẩm hạnh cao quý bởi xa lánh cuộc đời " thoát tục". Đó chính là một điều tốt.  Nhưng trong tinh thần câu ca dao cho chúng ta cản nhận một sự khinh chê cuộc sống hiện thực bởi cụm từ "Gần bùn" rồi "Tanh hôi".  Kết án cuộc đời như thế gần như là vơ đủa cả nắm. Cuộc đời này đẹp lắm, đáng sống lắm không hoàn toàn là "ao bùn" đâu.  Và cuộc đời này cũng không phải là chốn tanh hôi, lợm giọng (Nausée) như lão triết gia hiện sinh Pháp gàn dỡ, chế bầm: Jean Paul Sartre viết :  cuốn Nausée, Hell is other people. Nhưng sự thực chính ông đã sống nhờ.. ăn nhờ, nằm nhờ và hưởng thụ với cái mà ông gọi là Nausée ấy để có  những tác phẩm triết học hiện sinh đưa ông lên hàng ghế danh dự trên văn đàn Pháp.
 
Nhưng nếu trần thế này có nơi nào tanh hôi thì chính tư tưởng Thiền cũng đã dạy chúng ta "Thiền ở chỗ không Thiền mới là Thiền" mà .  Và chính đức Chúa Kito "Jesus" đã dạy cho các môn đệ của Ngài bài học khiêm tốn và yêu thương:.  Trong bữa tiệc ly, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ.  Và đã nhiều lần dùng bữa tại nhà những người thu thuế mà người Do Thái cho là những kẻ tội lỗi.  Ngài đã giải thoát  người đàn bà khỏi bị ném đá cho tới chết theo luật Moisen vì phạm tôi ngoại tình và sau đó Ngài  nói với bà: Ta cũng không kết án bà đâu.
 
Qua một vài nhận định trên, theo tôi, câu ca dao về hoa sen cho chúng ta một cái nhìn không mấy thiện cảm với lối sống có cái nhìn đời quá ư phiến diện và chật hẹp như thế.  Hệ thống luân lý nào đã dẫn đưa người xưa chúng ta có tư tưởng ấy?
Các nhà xã hội học, luân lý học, phong tục học cho tới nay vẫn chưa trả lời cho chúng ta về câu hỏi này.   Phải chăng đây chỉ là cái nhìn phiến diện của một số người qúa đề cao sự thanh cao tâm hồn để rổi kết án cuộc đời chỉ là  Ao hồ, bùn lầy tanh hôi.  
 
Nhưng nếu có người nói: Chính vì thấy cuộc đời tanh hôi nên có những tu sĩ xa lánh cuộc sống chay tịnh cho tâm hồn không vướng mắc. Sự thực họ là những vị thánh thiện, đắc đạo. Họ xa lánh cuộc đời, nhưng họ không khinh chê cuộc đời, không cho rằng cuộc đời là chốn tanh hôi, ghê tởm.  Họ xa lánh cuộc đời vì muốn thanh thản tâm hồn và hướng tâm hồn tới chốn cao đẹp hơn. Đó là sư chọn lựa của các Ngài.
Nhưng Cuộc đời này vẫn còn qúa nhiều cái đẹp, cái cao thượng cho chúng ta chiêm ngưỡng và thán phục. Cuộc sống nhân sinh, nếu không có kẻ nghèo làm sao chúng ta thấy được những bàn tay, những tâm hồn bác ái.  Nếu không có bóng tối làm sao chúng ta quý trọng ánh sáng. Chỉ khác một điều, chúng ta nhìn sự vật và sự việc với cái nhìn như thế nào.  Nhân loại hiện tnay hơn sáu tỷ người.  Nhưng kẻ hèn và người nghèo nhất trong ổ chuột ở Calcutta vẫn muốn sống.
 
Chúng ta có nên nhìn cuộc đời này là chốn bùn nhơ, tanh hôi hay không?  Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào cáí nhìn đầy triết lý về nhân sinh của từng người. Nhưng tôi hy vọng chúng ta sẽ không nhìn đời bằng cái nhìn đầy phiến diện của câu ca dao
Kết cho bàì viết, tôi xin hiến tặng độc giả bốn câu thơ con cóc:.
 
 
Lấy nét vô thường của mênh mông
Chúa đem tô thắm nụ sen hồng
Phật đi khất thực qua xóm vắng.
Đứng ngắm nụ cười nở hư không
                                                    Ng Danh

 
 
California May 20 2020
 
  Jos Ng Danh
 
 
 
 
 
 
 
 
 


  Trở lại chuyên mục của : Nguyễn Ngọc Danh