NINH HẠ
Ngày Của Mẹ
Theo thông lệ, ngày Chúa nhật thứ nhì của tháng 5 mỗi năm là “Ngày Của Mẹ” (Mother's Day). Lâu lắm rồi, “Ngày của mẹ” được người cổ Hy Lạp tổ chức vào mùa xuân để tỏ lòng tôn kính với thần Rhea là mẹ của các vị thần. Vào thế kỷ 17, người Anh vinh danh mẹ vào Ngày chúa nhật của Mẹ, Mothering Sunday, được cử hành vào ngày Chúa nhật thứ tư mùa Phục sinh.
Ở Hoa kỳ, ý tưởng về Ngày của Mẹ, “Mother's Day”, do bà Julia Ward Howe đề nghị vào năm 1872, được dành cho mục đích hoà bình. Về sau, Anna Jarvis ở Philadelphia được công nhận là người đã đưa Ngày Của Mẹ trở thành chính thức thừa nhận. Bà đã ráo riết vận động để ngày này dành tưởng nhớ người mẹ thương yêu của mình đã qua đời năm 1905. Mẹ bà là người vào cuối thế kỷ 19 đã cố gắng tổ chức Những Ngày Thân Hữu Của Mẹ, Mother's Friendship Days. Một nổ lực nhằm hàn gắn vết thương đau rạn nứt, di hậu của cuộc nội chiến tàn khốc của Hoa kỳ. Hai năm sau ngày mẹ mất, Javis tổ chức một buổi lễ ở Gaffon, West Virginia để vinh danh Mẹ. Sau đó, bà không ngừng vận động cho có được một ngày lễ chính thức tôn vinh các bà Mẹ. Năm 1910, West Virginia trở thành tiểu bang đầu tiên công nhận “Ngày của Mẹ” (Mother's Day). Chỉ một năm sau, hầu hết các tiểu bang đều chính thức ghi nhận ngày lễ này. Vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson công bố Mother's Day là ngày quốc lễ, đươc cử hành vào ngày Chúa nhật thứ nhì trong tháng Năm.
Sau đó không lâu, thành quả của Javis về Ngày của Mẹ trở thành cay đắng cho chính bà. Bất bình vì ngày lễ biểu hiện tình thương yêu cao thượng đã bị thương mại hoá, bà đệ đơn kiện xin đình chỉ “Ngày cuả Mẹ” vào năm 1923. Bà đã bị bắt giữ vì tôị gây rối loạn công cộng tại Hội nghị của các bà Mẹ thời chiến tranh, ở đó những người tổ chức đã gây quỹ bằng cách bán những bông hoa Cẩm chướng trắng, biểu tượng mà Javis trân trọng dành cho các bà mẹ. Bà nói. “Điều này nằm ngoài dự tính. Tôi mong muốn ngày này là một ngày của tình thương chứ không phải của lợi nhuận"
Năm 1948, bà nhắm mắt lìa đời vào tuổi 84 với nhiều nỗi mỉa mai chua xót. Bà chưa đưọc cái diễm phúc làm mẹ. Gia tài tinh thần dành cho các bà mẹ dấu yêu cũng tiêu tan vì bất lực trong việc ngăn chận thương mãi hoá một ngày lễ mà bà đã cố công xây dựng. Trước khi lìa đời, trả lời các nhà báo rằng bà hối tiếc đã từng phát động “Ngày của Mẹ”. Bà nói những lời cay đắng trên giường bệnh nhà dưỡng lão. Ở đó vào mỗi dịp Mother's Day, phòng bà tràn ngập hoa và thiệp mừng từ mọi nơi trên thế giới gởi về biểu lộ sự tri ân của những người thuộc mọi thế hệ và tuổi tác là những người ngưỡng mộ việc làm đáng ca ngơị của bà. Và hôm nay, cho dù bởi lòng mong muốn thúc đẩy ban đầu và nỗi tủi giận phản đối về sau, với tất cả nổ lực mâu thuẫn đó của bà Javis, Ngày của Mẹ, Mother's Day, đang được cử hành khắp thế giới tuy có nơi không cùng một ngày. Những nước như Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Bỉ có cùng Ngày của mẹ như ở Hoa kỳ.
Đối người Việt chúng ta thì chữ hiếu với mẹ cha là một tiêu chuẩn đạo đức. Đây là một trong những điều đẹp nhất của đạo lý Đông phương không những về mặt tinh thần mà cả thực tế. Điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào ở các nước văn minh thực dụng phương tây cũng mơ cũng muốn có. Người Việt chúng ta coi sự báo đáp dưỡng dục cha mẹ là đạo lý làm người cho dù đang sống ở quê nhà hay đang ở trên đất nước Hoa kỳ, nơi mà những xô bồ vật chất , những hối hả của ngày đời làm cho người làm con có lý do để bào chữa cho những thờ ơ đối với mẹ, với cha.
Chúng ta không có ngày riêng cho mẹ (Mother's Day), ngày riêng cho cha (Father's Day) như ở đây. Đối với chúng ta, cha mẹ là một gắn bó không tách lìa. Những người con Việt Nam không chỉ có một ngày cho mẹ mà thương mẹ, nghĩ về mẹ, săn sóc mẹ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Nhất là khi các cụ lớn tuổi mà phải sống xa quê hương, xa bà con lối xóm, xa mồ mã ông bà tổ tiên thì thật cô đơn biết bao! Xin dành cho mẹ, cho cha những tình cảm thiết tha nhất thể hiện qua sự quan tâm lo lắng.
Có khi cha mẹ không hiểu được con mà cũng có khi làm buồn lòng con cái. Điều này nếu có, cũng nhỏ nhoi tan biến trưóc tấm lòng trời biển, hy sinh chịu đựng nuôi dạy con khôn lớn.
Những ai đang còn mẹ, còn cha xin hưỏng niềm hạnh phúc và may mắn đó chứ đừng để qua đi những ngày tháng tuyệt vời trưóc mặt. Rồi một mai sẽ đọng lại trong ta niềm hối tiếc, ân hận ray rức bởi những điều không làm hay chưa làm được khi mẹ cha qua đời. Chúa nhật này là Ngày của Mẹ. Nếu đang ở cạnh mẹ, cha thì xin dành những đặc biệt chăm lo. Nếu ở xa, xin dành thời gian điện thoại thăm hỏi.
Kính chúc các mẹ, các cha Việt nam một ngày hạnh phúc vì có những đứa con hiếu thảo. Chúc những người con, dù tuổi đã lớn, trung niên hay trẻ tuổi mà có diễm phúc còn mẹ còn cha, một Ngày cuả Mẹ tràn đầy thương yêu hạnh phúc.
Sau đó không lâu, thành quả của Javis về Ngày của Mẹ trở thành cay đắng cho chính bà. Bất bình vì ngày lễ biểu hiện tình thương yêu cao thượng đã bị thương mại hoá, bà đệ đơn kiện xin đình chỉ “Ngày cuả Mẹ” vào năm 1923. Bà đã bị bắt giữ vì tôị gây rối loạn công cộng tại Hội nghị của các bà Mẹ thời chiến tranh, ở đó những người tổ chức đã gây quỹ bằng cách bán những bông hoa Cẩm chướng trắng, biểu tượng mà Javis trân trọng dành cho các bà mẹ. Bà nói. “Điều này nằm ngoài dự tính. Tôi mong muốn ngày này là một ngày của tình thương chứ không phải của lợi nhuận"
Năm 1948, bà nhắm mắt lìa đời vào tuổi 84 với nhiều nỗi mỉa mai chua xót. Bà chưa đưọc cái diễm phúc làm mẹ. Gia tài tinh thần dành cho các bà mẹ dấu yêu cũng tiêu tan vì bất lực trong việc ngăn chận thương mãi hoá một ngày lễ mà bà đã cố công xây dựng. Trước khi lìa đời, trả lời các nhà báo rằng bà hối tiếc đã từng phát động “Ngày của Mẹ”. Bà nói những lời cay đắng trên giường bệnh nhà dưỡng lão. Ở đó vào mỗi dịp Mother's Day, phòng bà tràn ngập hoa và thiệp mừng từ mọi nơi trên thế giới gởi về biểu lộ sự tri ân của những người thuộc mọi thế hệ và tuổi tác là những người ngưỡng mộ việc làm đáng ca ngơị của bà. Và hôm nay, cho dù bởi lòng mong muốn thúc đẩy ban đầu và nỗi tủi giận phản đối về sau, với tất cả nổ lực mâu thuẫn đó của bà Javis, Ngày của Mẹ, Mother's Day, đang được cử hành khắp thế giới tuy có nơi không cùng một ngày. Những nước như Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Bỉ có cùng Ngày của mẹ như ở Hoa kỳ.
Đối người Việt chúng ta thì chữ hiếu với mẹ cha là một tiêu chuẩn đạo đức. Đây là một trong những điều đẹp nhất của đạo lý Đông phương không những về mặt tinh thần mà cả thực tế. Điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào ở các nước văn minh thực dụng phương tây cũng mơ cũng muốn có. Người Việt chúng ta coi sự báo đáp dưỡng dục cha mẹ là đạo lý làm người cho dù đang sống ở quê nhà hay đang ở trên đất nước Hoa kỳ, nơi mà những xô bồ vật chất , những hối hả của ngày đời làm cho người làm con có lý do để bào chữa cho những thờ ơ đối với mẹ, với cha.
Chúng ta không có ngày riêng cho mẹ (Mother's Day), ngày riêng cho cha (Father's Day) như ở đây. Đối với chúng ta, cha mẹ là một gắn bó không tách lìa. Những người con Việt Nam không chỉ có một ngày cho mẹ mà thương mẹ, nghĩ về mẹ, săn sóc mẹ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Nhất là khi các cụ lớn tuổi mà phải sống xa quê hương, xa bà con lối xóm, xa mồ mã ông bà tổ tiên thì thật cô đơn biết bao! Xin dành cho mẹ, cho cha những tình cảm thiết tha nhất thể hiện qua sự quan tâm lo lắng.
Có khi cha mẹ không hiểu được con mà cũng có khi làm buồn lòng con cái. Điều này nếu có, cũng nhỏ nhoi tan biến trưóc tấm lòng trời biển, hy sinh chịu đựng nuôi dạy con khôn lớn.
Những ai đang còn mẹ, còn cha xin hưỏng niềm hạnh phúc và may mắn đó chứ đừng để qua đi những ngày tháng tuyệt vời trưóc mặt. Rồi một mai sẽ đọng lại trong ta niềm hối tiếc, ân hận ray rức bởi những điều không làm hay chưa làm được khi mẹ cha qua đời. Chúa nhật này là Ngày của Mẹ. Nếu đang ở cạnh mẹ, cha thì xin dành những đặc biệt chăm lo. Nếu ở xa, xin dành thời gian điện thoại thăm hỏi.
Kính chúc các mẹ, các cha Việt nam một ngày hạnh phúc vì có những đứa con hiếu thảo. Chúc những người con, dù tuổi đã lớn, trung niên hay trẻ tuổi mà có diễm phúc còn mẹ còn cha, một Ngày cuả Mẹ tràn đầy thương yêu hạnh phúc.