TRẦN QUANG NGÂN
Hai Người Bạn
Truyện ngắn
Hai Người Bạn
Truyện ngắn
Có tiếng vỗ vai nhẹ, tôi quay lại thì chạm mặt hắn, hắn cười hề hề, râu tóc xồm xòam
- Chứng giấy cho con vào đại học hả, xong chưa? Ra quán Hai Mập làm vài ve đi.
- Mới nộp hồ sơ, chờ văn thư trình ký.
- Đưa đây lên ký cho, đợi biết chừng nào. Hắn gọi cô văn thư đưa xấp hồ sơ cầm thẳng lên Chủ tịch phường ký, chỉ trong chốc lát hắn mang xuống bảo văn phòng đóng dấu.
- Nè, lệ phí bao nhiêu cho chú đóng.
- Không bao nhiêu đâu, thôi cũng được chú.
- Cầm lấy đi, khỏi viết biên lai. Hắn đưa tờ năm chục ngàn rồi kéo tôi quay đi.
Ra khỏi ủy ban phường, tôi bảo hắn qua tiệm bên kia cắt tóc cạo râu, từ từ đi nhậu cũng đươc, làm gì như người đào vàng mới về vậy.
- Trồng dâu nuôi tằm tận núi Chúa, gặp lúc tằm ăn rỗi, phải đợi gỡ kén xong mới xuống núi. Hôm nay họp để chuẩn bị tổng kết hội nông dân nên tớ tranh thủ đấy thôi, lâu ngày gặp lại cậu, mình gật gù bữa cho vui. Đến quán Sáu Thu cho tiện, chứ ngồi quán Hai Mập biết mình về, lát nữa mấy đứa ủy ban ra bày trò nổi đình nổi đám suốt ngày mệt lắm. Bây giờ cậu lên đó trước, nhớ ngồi vào góc khuất chòi trong. Tớ qua tỉa vội cái ria mép rồi lên sau, đợi nó làm thức ăn là vừa, cậu cứ chọn thực đơn tùy thích có hai thằng đừng sợ hao tớ lo hết mà.
Tôi đến quán Sáu Thu đợi một lúc thì hắn tới, cũng vừa lúc hai em mặt hoa da phấn mang thức ăn ra.
- Cho hai em ngồi rót rượu mời hai anh nhé!
- Thôi khỏi, để tụi nầy nói chuyện. Hắn khoát tay xua hai con nhỏ đi.
- Cậu chán món này từ lúc nào vậy?
- Mấy chục năm rồi.
- Cậu vào núi sống với ai?
- Với núi rừng chim chóc!
- Cậu định vào đó ẩn tu à?
- Không hẳn vậỵ! Mình muốn vào đấy giữ cho tâm hồn an tịnh hơn.
- Hồi còn đi học, có lần cậu nói là muốn đi tu mà?
- Hồi ấy còn chiến tranh mình thấy cảnh chết chóc, tù đày mình chán ngán. Cũng may là mình con trai một trong gia đình, mẹ mình muốn mình lấy vợ sinh con để nối dõi. Thời học sinh tụi mình gần như đứa nào cũng thích tìm hiểu về tôn giáo, triết học, học thuyết, mơ mộng ảo huyền. Có đứa thích đi làm cách mạng. Nhưng có đứa nào ngồi đúng vị trí theo lý tưởng mình đâu, của César thì phài trả lại cho César vậy. Nhiều lúc mình nghĩ cuộc đời là một hí trường, có những khi chúng ta cũng phải là kịch sĩ, khóc cười tùy theo vai diễn để làm vừa lòng khán giả. Nhưng rời sân khấu lột hết lớp hóa trang phấn son, áo mão, hiện nguyên hình thì mới thấy mình là ai. Có điều phải biết mình đang ở ngoài hí trường chứ không phải ở trên sân khấu.
- Tớ hiểu tâm sự của cậu, mình gác chuyện ấy đi!
- Tớ chẳng trách gì cậu, vì tính cậu ít quan tâm những vấn đề ngoài xã hội. Mũ ni che tai trong thời buổi nầy cũng tốt, nhưng với thằng bạn thân ở đầu xã với cuối xã mà cậu chẳng biết gì tớ cả. Hơn hai mươi năm rồi mình mới có thời gian ngồi lại tâm sự với nhau. Cậu nhớ không? Hơn thời gian mấy bà chờ chồng tập kết về. Giờ nhìn hai mái đầu đứa nào râu tóc cũng đều bạc.
- Ừ…nhậu đi, đừng suy nghĩ nhiều nữa, cái gì đến nó sẽ đến. Mà cậu vào núi chúa thì mấy mẫu café ở nhà ai trông coi - tôi kéo hắn về thực tại.
- Trông coi con mẹ gì, thổ lai hoàn thổ! Sau ngày mình được hợp tác xã tung hô là anh nông dân sản xuất giỏi, có bằng khen cấp huyện tỉnh, rồi báo chí reo ca. Ngày liên hoan lãnh thưởng tưng bừng cậu biết đó, sau lần ấy, vài năm sau là mình xẹp bong bóng luôn đến giờ. Tớ nghĩ là cậu thừa biết chuyên ấy mà. Sau ba năm học tập cải tạo về, mình tình nguyện đi kinh tế mới, được ông anh họ làm cán bộ trên huyện kéo về đây. Nhân lúc thành lập hợp tác xã, họ cho tớ nhận khoán ba hecta café, cũng may là gặp giống café rất tốt, nhặt mắc và to trái. Thật ra là café đã cỗi rồi, mình hái được một mùa thì cưa phục hồi, lại được ban Chủ nhiệm ưu tiên cho ứng phân cá (xác nắm) chở từ Phan Rang Phan Thiết về, tấp vào. Lúc càfe có trái, được ứng thêm mấy tấn NPK Philippin, nói chung là phân thuốc được hợp tác xã lo cho tương đối dồi dào. Thêm vào đó liên tiếp ba năm càfe tăng giá, thế là mình trúng đậm, xây nhà, xây sân, tiệc tùng xả láng. Được chính quyền địa phương dựng lên làm lá cờ đầu trong phong trào xây dựng hợp tác xã, tha hồ tán phét nói trạng, hề…hề… Nói láo gặp chầu đi câu gặp chỗ, quắt mắt nhìn đời chỗ nào cũng dễ thương. Ba bốn năm sau đất bỏ phân cá, phân Tây quá nhiều thành ra thừa đạm. Cây càfé cháy rễ úa vàng, phục hồi cách nào cũng không lại sức, đành báo cáo hợp tác xã cho thanh lý để trồng chè cành, tốn hao bao nhiêu công sức, tiền của vẫn không lên nổi. Mình gọi kỹ sư nông nghiêp xuống, bày tỏ thực trạng canh tác cây trồng, họ bảo xới đât bỏ hoang ba năm trồng lại. Sau ba năm hoang hóa cỏ mọc, mình khai hoang lại từ đầu trồng chè cành. Lại gặp thằng kỹ sư giấy, dẻo miệng quảng cáo như Sơn Đông mãi võ cái giống chè Shan. Trồng bốn năm năm sau đến lúc thu hoạch, lên đọt chưa kịp hái đã nở xòe thành đọt điếc hết trọi, bỏ bao nhiêu phân cũng vậy. Thế là mất thêm chín năm công toi, thở phào nhẹ nhõm, kêu trả lại đất cho hợp tác xã lấy ít tiền hóa giá, vào núi chúa trồng dâu nuôi tằm, nuôi gà, nuôi ngan cho xong.
- Đi đêm có ngày rồi cũng găp ma, nói trạng một lần bị đọa ba năm mà cũng không chừa cái tật.
- Hề…cậu về quê có găp con Mai răng khểnh không? Con gái ở quê chắc giờ nầy cũng hom hem móm mém rồi chứ gì?
- Năm ngoái tớ về có gặp, hom hem thì không, móm mém thì hơi hơi, cái răng khểnh rụng từ hồi nào rồi. Ngược lại không như như cậu nghĩ đâu, còn hồng hào điệu đà ra vẻ con nhà thành thị lắm, bỏ quê ra tỉnh rồi. Vợ ông quan đầu tỉnh mà.
Nhắc lại con Mai răng khểnh hai đứa cười săc sụa. Hồi mới xong trung học phổ thông, con nhà nghèo không có tiền vào thành phố học tiếp. Tôi thì trốn lính, hắn vào làm cảnh sát áo trắng. Cứ mỗi chiều thứ bảy hắn chạy honda về, chở tôi đi lòng vòng ra tỉnh tán gẫu mấy em nữ sinh trường nữ trung học. Không biết từ đâu hắn phát hiện ra em Mai răng khểnh học lớp 12B. Hắn nói nó rất dễ thương và có duyên nhờ chiếc răng khểnh, nhưng chảnh và mơ cao lắm. Phải hoa mai trở lên, tệ lắm là anh- pha, chứ cánh gà là nó nguýt. Ngày mai chủ nhật nó về nhà, tớ biết nhà rồi, tớ sẽ đóng lên mũ, lên ve áo cái hoa mai, cậu đóng vai thầy giáo nhé! Trốn lính mà được núp bóng cảnh sát áo trắng đi chơi thì cũng thích. Sáng hôm sau hắn cân đai áo mão, chở tôi đi uống càfe, ăn bún giò bà Lưu. Rồi hắn ra phố mua đủ thứ, nào nước hoa, xà phòng tắm, bút pilot gói giấy hoa cẩn thận oai vệ bước vào. Em Mai răng khểnh thấy hắn đẹp trai cao ráo, ăn nói hoạt bát vui vẻ, lại thêm đóa mai rực rỡ trên áo nên hớn hở nhận quà. Từ đó chiều chiều rảnh rỗi hắn đưa đón em đi ngắm sông, ngắm biển…Yêu thương được thơì gian, đùng một cái đất nước thay đổi, tên hàng xóm thoát ly trên núi trở về, mở lời dạm ngỏ. Tên này với em Mai biết nhau từ thuở hai đứa còn tắm mương. Nghe em Mai quen với hắn, nó truy kích đến cùng. Hắn trình diện với địa phương khai là cảnh sát viên, nó đưa hình chụp hồi hắn tặng cho em Mai chứng minh hắn là sĩ quan, nên hắn phải đi học tập theo qui định của sĩ quan. Vào trại hắn được đưa vào làm xưởng mộc, nên khi mãn hạn về hắn xin làm công cho tổ hợp sản xuất đồ gỗ. Vì còn thời gian quản chế nên mỗi ngày hắn phải trình diện và khai báo viêc làm trong ngày của mình. Trong sổ kê khai của hắn, ngày nào cũng ghi cưa, khoan, đục lỗ, ráp vào, đóng đinh… Tay cán bộ thôn thấy ngồ ngộ, gọi hắn đến vặn hỏi, anh cưa với ai? Khoan vào đâu? Đục lỗ nào?... Nó hỏi cắc cớ thế, nhưng hắn vẫn bình thản trả lời:
- Thưa cán bộ, tôi làm thợ mộc nên chỉ cưa, khoan, đục vào gỗ thôi. Hết thời hạn quản chế hắn xin đi kinh tế mới vào Lâm đồng, nhờ người anh họ làm Cán bộ ở huyện nên hắn được địa phương chiếu cố. Tôi vào trước hắn mấy năm không ngờ hắn cũng là người cùng xã. Trước đại hội hợp tác xã vài hôm, họp ban chấp hành thì tình cờ gặp hắn, hắn được phân công làm trưởng ban văn nghệ, gặp tôi, hắn vô cùng mừng rỡ, vỗ mạnh vào vai tôi nói:
- Cậu mà cũng là xã viên xuất sắc à !
- Tớ chỉ làm thư ký đội chứ tớ có nhận khoán đất đâu mà xã viên xuất sắc.
- Tưởng đâu cậu mà xã viên xuất sắc thì các hợp tác xã của xã nầy có cơ may phát triển mạnh mẽ đấy.
- Chứ còn cậu, cậu học cày cuốc hồi nào vậy?
- Tớ được đào tạo ba năm ở trường lao động xã hội chủ nghĩa rồi chứ cậu tưởng, ngày kia là liên hoan văn nghệ, chuẩn bị mừng đại hội, có tiết mục ca múa nhạc, cậu tham gia với anh chị em cho vui nhá!
- Tớ có biết ca múa gì đâu mà tham gia!
- Đệm đàn, ngày xưa cậu chơi đàn guitar, mandolin mùi lắm mà!
- Mười mấy năm không cầm tới, tay chân cứng nhắc đàn gì được. Giờ chỉ còn chơi được một thứ đàn thôi!
- Hề...hề...thôi cậu rung thử bài “ lối về xóm nhỏ” tôi xem. Phà la la xí xí la la….tôi cầm cây đàn mandolin hắn đưa dạo thử.
- Được được! cậu cầm cây đàn về nhà dạo vài lần cho nhuyển, sáng ngày mai đến đây dạo cho các em nó múa.
Buổi khởi đầu đêm văn nghệ, nhà văn hóa xã cờ hoa hoành tráng, ánh sáng đèn màu nhấp nháy… Quan chức, cán bộ xã, huyện được mời về tham dự đầy đủ, đài truyền hình đia phương, phóng viên báo đài tỉnh đưa tin. Hắn mặc veston thắt cà vạt chểm chệ bước lên sân khấu dẫn dắt chương trình. Trước tiên là điệu múa đón chào quan khách của các cháu trường mẫu giáo Mầm non. Tiếp đến là lễ chào cờ, nhạc Tiến quân ca, tri ân các anh hùng liệt sĩ, giới thiệu đại biểu, các bà mẹ Việt nam anh hùng vv… rồi mới đến tiết mục văn nghệ, kèn trống nỗi lên rôm rả. Ca sĩ đa phần là các cô nuôi dạy trẻ của trường mẫu giáo, các thầy cô giáo trường cấp 1, cấp 2 các anh chị em xã viên và học sinh. Hắn nói nhỏ vào tai tôi:
- Cậu nghe được không?
- Như trả bài cô giáo!
- Cây nhà lá vườn mà!
Hắn quay sang bảo ban nhạc chơi hăng lên, tiếng trống, tiếng kèn đồng, guitar điện vang lên ầm ầm át tiếng hát. Ca sĩ nhà vườn vừa hát, vừa nhảy, lắc lắc, trông cũng vui nhộn, rộn ràng ra trò. Đến tiết mục múa bài “lối về xóm nhỏ”, đội múa gồm mười cô gái trẻ, năm kinh năm dân tộc, tầm vóc thì cũng ngang ngang, không đến nỗi vai u thịt bắp, có điều năm cô gái kinh thì trắng nõn trắng nà, còn năm cô dân tộc thì đen thủi đen thui, tất cả đều mặc váy trắng, áo trắng, vớ trắng mang giày bata trắng. Áo và váy để hở khúc giữa một đoạn, lả lơi như cò với diệc sa xuống cánh đồng, khi cả đoàn ra sân khấu, tôi đệm mandolin theo lời nhạc bài hát, còn trống, guitar đệm theo điệu bước nhảy. Thế mà khi múa thì đàn cứ theo đàn, còn chân thì cứ nhảy theo chân, cúi xuống thì trống lưng, ngước lên thì hở bụng. Dứt nhạc, nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng, có những tiếng vang to:
- A.A…múa rún...múa rún…
Tiếp tục chương trình là điệu nhảy hiphop, từ trong cánh gà một chàng trai trẻ bước ra, tóc chấm vai, quần rộng như cái bao tải đáy thòng tới đầu gối, tay chân rung rung lắc lắc, hết đứng rung lắc rồi tới ngồi xổm chống tay xoay xoay. Hết xoay, hết rung, thì chổng đít chổng chân lên trời đầu chúi ngược xuống sàn quay quay, bà lão ngồi dưới hội trường nhận ra thằng cháu nội mình hốt hoảng la:
- Chết.chết…cái thằng cháu nội tôi hôm nay nó làm sao vậy! Tự nhiên nó bị bệnh gì vậy, chốc ngược lộn đầu, lộn đít thế thì lộn gan lộn ruột chết mất thôi. Phía sau ban nhạc hai chàng trai, hai cô gái hát không ra hát, nói không ra nói xí lô, xí là vừa hát, vừa rung rung, lắc lắc theo điệu nhạc quay cuồng cùng dàn đèn pha quét vòng xanh, vàng, đỏ, tím. Cả hội trường vang vang nhộn nhịp. Dứt tiết mục, đèn bật sáng, chàng trai đứng dậy chào khán giả.
- Ối trời, nó không sao chứ!
Một góc hội trường cười ồ.
- Nó múa đấy mà!
- Múa gì như khỉ mắc phong vậy mà múa!
Xem xong cái đêm văn nghệ hôm ấy, tôi hỏi hắn học ở đâu mà bày lắm trò thế? Hắn nói mời đạo diễn ở nhà văn hóa huyện xuống luyện tập và tư vấn cho hắn thực hiện.
***
Nắng đã nghiêng bóng về chiều. Hắn rót đầy hai ly rượu đẩy tới tôi:
- Uống đi chứ! nghĩ gì vậy, hai thằng chỉ một chai đế vương từ sáng tới giờ chưa hết nửa. Uống xong mình ra thuê nhà nghỉ đánh một giấc tới chiều tớ vào núi.
- Chứ cậu không về nhà à!
- Nhà đâu mà về, bỏ lại cho vợ hết rồi! Vào núi ở cho yên thân, làm ăn thất bại tớ chẳng còn gì, chỉ còn con chó dẫn theo. Thôi, uống đi! Đời là c’est la vie, tình là c’est la mour, thầy chùa sans cheuveux… Uống đi..ha.ha…ha…!
- Chứng giấy cho con vào đại học hả, xong chưa? Ra quán Hai Mập làm vài ve đi.
- Mới nộp hồ sơ, chờ văn thư trình ký.
- Đưa đây lên ký cho, đợi biết chừng nào. Hắn gọi cô văn thư đưa xấp hồ sơ cầm thẳng lên Chủ tịch phường ký, chỉ trong chốc lát hắn mang xuống bảo văn phòng đóng dấu.
- Nè, lệ phí bao nhiêu cho chú đóng.
- Không bao nhiêu đâu, thôi cũng được chú.
- Cầm lấy đi, khỏi viết biên lai. Hắn đưa tờ năm chục ngàn rồi kéo tôi quay đi.
Ra khỏi ủy ban phường, tôi bảo hắn qua tiệm bên kia cắt tóc cạo râu, từ từ đi nhậu cũng đươc, làm gì như người đào vàng mới về vậy.
- Trồng dâu nuôi tằm tận núi Chúa, gặp lúc tằm ăn rỗi, phải đợi gỡ kén xong mới xuống núi. Hôm nay họp để chuẩn bị tổng kết hội nông dân nên tớ tranh thủ đấy thôi, lâu ngày gặp lại cậu, mình gật gù bữa cho vui. Đến quán Sáu Thu cho tiện, chứ ngồi quán Hai Mập biết mình về, lát nữa mấy đứa ủy ban ra bày trò nổi đình nổi đám suốt ngày mệt lắm. Bây giờ cậu lên đó trước, nhớ ngồi vào góc khuất chòi trong. Tớ qua tỉa vội cái ria mép rồi lên sau, đợi nó làm thức ăn là vừa, cậu cứ chọn thực đơn tùy thích có hai thằng đừng sợ hao tớ lo hết mà.
Tôi đến quán Sáu Thu đợi một lúc thì hắn tới, cũng vừa lúc hai em mặt hoa da phấn mang thức ăn ra.
- Cho hai em ngồi rót rượu mời hai anh nhé!
- Thôi khỏi, để tụi nầy nói chuyện. Hắn khoát tay xua hai con nhỏ đi.
- Cậu chán món này từ lúc nào vậy?
- Mấy chục năm rồi.
- Cậu vào núi sống với ai?
- Với núi rừng chim chóc!
- Cậu định vào đó ẩn tu à?
- Không hẳn vậỵ! Mình muốn vào đấy giữ cho tâm hồn an tịnh hơn.
- Hồi còn đi học, có lần cậu nói là muốn đi tu mà?
- Hồi ấy còn chiến tranh mình thấy cảnh chết chóc, tù đày mình chán ngán. Cũng may là mình con trai một trong gia đình, mẹ mình muốn mình lấy vợ sinh con để nối dõi. Thời học sinh tụi mình gần như đứa nào cũng thích tìm hiểu về tôn giáo, triết học, học thuyết, mơ mộng ảo huyền. Có đứa thích đi làm cách mạng. Nhưng có đứa nào ngồi đúng vị trí theo lý tưởng mình đâu, của César thì phài trả lại cho César vậy. Nhiều lúc mình nghĩ cuộc đời là một hí trường, có những khi chúng ta cũng phải là kịch sĩ, khóc cười tùy theo vai diễn để làm vừa lòng khán giả. Nhưng rời sân khấu lột hết lớp hóa trang phấn son, áo mão, hiện nguyên hình thì mới thấy mình là ai. Có điều phải biết mình đang ở ngoài hí trường chứ không phải ở trên sân khấu.
- Tớ hiểu tâm sự của cậu, mình gác chuyện ấy đi!
- Tớ chẳng trách gì cậu, vì tính cậu ít quan tâm những vấn đề ngoài xã hội. Mũ ni che tai trong thời buổi nầy cũng tốt, nhưng với thằng bạn thân ở đầu xã với cuối xã mà cậu chẳng biết gì tớ cả. Hơn hai mươi năm rồi mình mới có thời gian ngồi lại tâm sự với nhau. Cậu nhớ không? Hơn thời gian mấy bà chờ chồng tập kết về. Giờ nhìn hai mái đầu đứa nào râu tóc cũng đều bạc.
- Ừ…nhậu đi, đừng suy nghĩ nhiều nữa, cái gì đến nó sẽ đến. Mà cậu vào núi chúa thì mấy mẫu café ở nhà ai trông coi - tôi kéo hắn về thực tại.
- Trông coi con mẹ gì, thổ lai hoàn thổ! Sau ngày mình được hợp tác xã tung hô là anh nông dân sản xuất giỏi, có bằng khen cấp huyện tỉnh, rồi báo chí reo ca. Ngày liên hoan lãnh thưởng tưng bừng cậu biết đó, sau lần ấy, vài năm sau là mình xẹp bong bóng luôn đến giờ. Tớ nghĩ là cậu thừa biết chuyên ấy mà. Sau ba năm học tập cải tạo về, mình tình nguyện đi kinh tế mới, được ông anh họ làm cán bộ trên huyện kéo về đây. Nhân lúc thành lập hợp tác xã, họ cho tớ nhận khoán ba hecta café, cũng may là gặp giống café rất tốt, nhặt mắc và to trái. Thật ra là café đã cỗi rồi, mình hái được một mùa thì cưa phục hồi, lại được ban Chủ nhiệm ưu tiên cho ứng phân cá (xác nắm) chở từ Phan Rang Phan Thiết về, tấp vào. Lúc càfe có trái, được ứng thêm mấy tấn NPK Philippin, nói chung là phân thuốc được hợp tác xã lo cho tương đối dồi dào. Thêm vào đó liên tiếp ba năm càfe tăng giá, thế là mình trúng đậm, xây nhà, xây sân, tiệc tùng xả láng. Được chính quyền địa phương dựng lên làm lá cờ đầu trong phong trào xây dựng hợp tác xã, tha hồ tán phét nói trạng, hề…hề… Nói láo gặp chầu đi câu gặp chỗ, quắt mắt nhìn đời chỗ nào cũng dễ thương. Ba bốn năm sau đất bỏ phân cá, phân Tây quá nhiều thành ra thừa đạm. Cây càfé cháy rễ úa vàng, phục hồi cách nào cũng không lại sức, đành báo cáo hợp tác xã cho thanh lý để trồng chè cành, tốn hao bao nhiêu công sức, tiền của vẫn không lên nổi. Mình gọi kỹ sư nông nghiêp xuống, bày tỏ thực trạng canh tác cây trồng, họ bảo xới đât bỏ hoang ba năm trồng lại. Sau ba năm hoang hóa cỏ mọc, mình khai hoang lại từ đầu trồng chè cành. Lại gặp thằng kỹ sư giấy, dẻo miệng quảng cáo như Sơn Đông mãi võ cái giống chè Shan. Trồng bốn năm năm sau đến lúc thu hoạch, lên đọt chưa kịp hái đã nở xòe thành đọt điếc hết trọi, bỏ bao nhiêu phân cũng vậy. Thế là mất thêm chín năm công toi, thở phào nhẹ nhõm, kêu trả lại đất cho hợp tác xã lấy ít tiền hóa giá, vào núi chúa trồng dâu nuôi tằm, nuôi gà, nuôi ngan cho xong.
- Đi đêm có ngày rồi cũng găp ma, nói trạng một lần bị đọa ba năm mà cũng không chừa cái tật.
- Hề…cậu về quê có găp con Mai răng khểnh không? Con gái ở quê chắc giờ nầy cũng hom hem móm mém rồi chứ gì?
- Năm ngoái tớ về có gặp, hom hem thì không, móm mém thì hơi hơi, cái răng khểnh rụng từ hồi nào rồi. Ngược lại không như như cậu nghĩ đâu, còn hồng hào điệu đà ra vẻ con nhà thành thị lắm, bỏ quê ra tỉnh rồi. Vợ ông quan đầu tỉnh mà.
Nhắc lại con Mai răng khểnh hai đứa cười săc sụa. Hồi mới xong trung học phổ thông, con nhà nghèo không có tiền vào thành phố học tiếp. Tôi thì trốn lính, hắn vào làm cảnh sát áo trắng. Cứ mỗi chiều thứ bảy hắn chạy honda về, chở tôi đi lòng vòng ra tỉnh tán gẫu mấy em nữ sinh trường nữ trung học. Không biết từ đâu hắn phát hiện ra em Mai răng khểnh học lớp 12B. Hắn nói nó rất dễ thương và có duyên nhờ chiếc răng khểnh, nhưng chảnh và mơ cao lắm. Phải hoa mai trở lên, tệ lắm là anh- pha, chứ cánh gà là nó nguýt. Ngày mai chủ nhật nó về nhà, tớ biết nhà rồi, tớ sẽ đóng lên mũ, lên ve áo cái hoa mai, cậu đóng vai thầy giáo nhé! Trốn lính mà được núp bóng cảnh sát áo trắng đi chơi thì cũng thích. Sáng hôm sau hắn cân đai áo mão, chở tôi đi uống càfe, ăn bún giò bà Lưu. Rồi hắn ra phố mua đủ thứ, nào nước hoa, xà phòng tắm, bút pilot gói giấy hoa cẩn thận oai vệ bước vào. Em Mai răng khểnh thấy hắn đẹp trai cao ráo, ăn nói hoạt bát vui vẻ, lại thêm đóa mai rực rỡ trên áo nên hớn hở nhận quà. Từ đó chiều chiều rảnh rỗi hắn đưa đón em đi ngắm sông, ngắm biển…Yêu thương được thơì gian, đùng một cái đất nước thay đổi, tên hàng xóm thoát ly trên núi trở về, mở lời dạm ngỏ. Tên này với em Mai biết nhau từ thuở hai đứa còn tắm mương. Nghe em Mai quen với hắn, nó truy kích đến cùng. Hắn trình diện với địa phương khai là cảnh sát viên, nó đưa hình chụp hồi hắn tặng cho em Mai chứng minh hắn là sĩ quan, nên hắn phải đi học tập theo qui định của sĩ quan. Vào trại hắn được đưa vào làm xưởng mộc, nên khi mãn hạn về hắn xin làm công cho tổ hợp sản xuất đồ gỗ. Vì còn thời gian quản chế nên mỗi ngày hắn phải trình diện và khai báo viêc làm trong ngày của mình. Trong sổ kê khai của hắn, ngày nào cũng ghi cưa, khoan, đục lỗ, ráp vào, đóng đinh… Tay cán bộ thôn thấy ngồ ngộ, gọi hắn đến vặn hỏi, anh cưa với ai? Khoan vào đâu? Đục lỗ nào?... Nó hỏi cắc cớ thế, nhưng hắn vẫn bình thản trả lời:
- Thưa cán bộ, tôi làm thợ mộc nên chỉ cưa, khoan, đục vào gỗ thôi. Hết thời hạn quản chế hắn xin đi kinh tế mới vào Lâm đồng, nhờ người anh họ làm Cán bộ ở huyện nên hắn được địa phương chiếu cố. Tôi vào trước hắn mấy năm không ngờ hắn cũng là người cùng xã. Trước đại hội hợp tác xã vài hôm, họp ban chấp hành thì tình cờ gặp hắn, hắn được phân công làm trưởng ban văn nghệ, gặp tôi, hắn vô cùng mừng rỡ, vỗ mạnh vào vai tôi nói:
- Cậu mà cũng là xã viên xuất sắc à !
- Tớ chỉ làm thư ký đội chứ tớ có nhận khoán đất đâu mà xã viên xuất sắc.
- Tưởng đâu cậu mà xã viên xuất sắc thì các hợp tác xã của xã nầy có cơ may phát triển mạnh mẽ đấy.
- Chứ còn cậu, cậu học cày cuốc hồi nào vậy?
- Tớ được đào tạo ba năm ở trường lao động xã hội chủ nghĩa rồi chứ cậu tưởng, ngày kia là liên hoan văn nghệ, chuẩn bị mừng đại hội, có tiết mục ca múa nhạc, cậu tham gia với anh chị em cho vui nhá!
- Tớ có biết ca múa gì đâu mà tham gia!
- Đệm đàn, ngày xưa cậu chơi đàn guitar, mandolin mùi lắm mà!
- Mười mấy năm không cầm tới, tay chân cứng nhắc đàn gì được. Giờ chỉ còn chơi được một thứ đàn thôi!
- Hề...hề...thôi cậu rung thử bài “ lối về xóm nhỏ” tôi xem. Phà la la xí xí la la….tôi cầm cây đàn mandolin hắn đưa dạo thử.
- Được được! cậu cầm cây đàn về nhà dạo vài lần cho nhuyển, sáng ngày mai đến đây dạo cho các em nó múa.
Buổi khởi đầu đêm văn nghệ, nhà văn hóa xã cờ hoa hoành tráng, ánh sáng đèn màu nhấp nháy… Quan chức, cán bộ xã, huyện được mời về tham dự đầy đủ, đài truyền hình đia phương, phóng viên báo đài tỉnh đưa tin. Hắn mặc veston thắt cà vạt chểm chệ bước lên sân khấu dẫn dắt chương trình. Trước tiên là điệu múa đón chào quan khách của các cháu trường mẫu giáo Mầm non. Tiếp đến là lễ chào cờ, nhạc Tiến quân ca, tri ân các anh hùng liệt sĩ, giới thiệu đại biểu, các bà mẹ Việt nam anh hùng vv… rồi mới đến tiết mục văn nghệ, kèn trống nỗi lên rôm rả. Ca sĩ đa phần là các cô nuôi dạy trẻ của trường mẫu giáo, các thầy cô giáo trường cấp 1, cấp 2 các anh chị em xã viên và học sinh. Hắn nói nhỏ vào tai tôi:
- Cậu nghe được không?
- Như trả bài cô giáo!
- Cây nhà lá vườn mà!
Hắn quay sang bảo ban nhạc chơi hăng lên, tiếng trống, tiếng kèn đồng, guitar điện vang lên ầm ầm át tiếng hát. Ca sĩ nhà vườn vừa hát, vừa nhảy, lắc lắc, trông cũng vui nhộn, rộn ràng ra trò. Đến tiết mục múa bài “lối về xóm nhỏ”, đội múa gồm mười cô gái trẻ, năm kinh năm dân tộc, tầm vóc thì cũng ngang ngang, không đến nỗi vai u thịt bắp, có điều năm cô gái kinh thì trắng nõn trắng nà, còn năm cô dân tộc thì đen thủi đen thui, tất cả đều mặc váy trắng, áo trắng, vớ trắng mang giày bata trắng. Áo và váy để hở khúc giữa một đoạn, lả lơi như cò với diệc sa xuống cánh đồng, khi cả đoàn ra sân khấu, tôi đệm mandolin theo lời nhạc bài hát, còn trống, guitar đệm theo điệu bước nhảy. Thế mà khi múa thì đàn cứ theo đàn, còn chân thì cứ nhảy theo chân, cúi xuống thì trống lưng, ngước lên thì hở bụng. Dứt nhạc, nhiều tiếng vỗ tay tán thưởng, có những tiếng vang to:
- A.A…múa rún...múa rún…
Tiếp tục chương trình là điệu nhảy hiphop, từ trong cánh gà một chàng trai trẻ bước ra, tóc chấm vai, quần rộng như cái bao tải đáy thòng tới đầu gối, tay chân rung rung lắc lắc, hết đứng rung lắc rồi tới ngồi xổm chống tay xoay xoay. Hết xoay, hết rung, thì chổng đít chổng chân lên trời đầu chúi ngược xuống sàn quay quay, bà lão ngồi dưới hội trường nhận ra thằng cháu nội mình hốt hoảng la:
- Chết.chết…cái thằng cháu nội tôi hôm nay nó làm sao vậy! Tự nhiên nó bị bệnh gì vậy, chốc ngược lộn đầu, lộn đít thế thì lộn gan lộn ruột chết mất thôi. Phía sau ban nhạc hai chàng trai, hai cô gái hát không ra hát, nói không ra nói xí lô, xí là vừa hát, vừa rung rung, lắc lắc theo điệu nhạc quay cuồng cùng dàn đèn pha quét vòng xanh, vàng, đỏ, tím. Cả hội trường vang vang nhộn nhịp. Dứt tiết mục, đèn bật sáng, chàng trai đứng dậy chào khán giả.
- Ối trời, nó không sao chứ!
Một góc hội trường cười ồ.
- Nó múa đấy mà!
- Múa gì như khỉ mắc phong vậy mà múa!
Xem xong cái đêm văn nghệ hôm ấy, tôi hỏi hắn học ở đâu mà bày lắm trò thế? Hắn nói mời đạo diễn ở nhà văn hóa huyện xuống luyện tập và tư vấn cho hắn thực hiện.
***
Nắng đã nghiêng bóng về chiều. Hắn rót đầy hai ly rượu đẩy tới tôi:
- Uống đi chứ! nghĩ gì vậy, hai thằng chỉ một chai đế vương từ sáng tới giờ chưa hết nửa. Uống xong mình ra thuê nhà nghỉ đánh một giấc tới chiều tớ vào núi.
- Chứ cậu không về nhà à!
- Nhà đâu mà về, bỏ lại cho vợ hết rồi! Vào núi ở cho yên thân, làm ăn thất bại tớ chẳng còn gì, chỉ còn con chó dẫn theo. Thôi, uống đi! Đời là c’est la vie, tình là c’est la mour, thầy chùa sans cheuveux… Uống đi..ha.ha…ha…!